Phòng không Việt Nam được trang bị hệ thống trinh sát đường không có thể “tóm cổ” mọi máy bay tàng hình tối tân nhất thế giới. >> Tìm hiểu tổ hợp radar VERA-E Ngày nay, tàng hình trước các hệ thống radar trinh sát đã trở thành một xu hướng mới trong thiết kế, chế tạo các hệ thống vũ khí. Từ tàu chiến, tiêm kích, máy bay ném bom.. các nhà thiết kế đều cố gắng trang bị cho chúng khả năng tàng hình trước sóng điện từ nhằm tạo sự bất ngờ về mặt chiến thuật. Trong các vũ khí được thiết kế với khả năng tàng hình, máy bay tàng hình được đánh giá là vũ khí cực kỳ lợi hại bởi tốc độ di chuyển nhanh chóng, khả năng đánh đòn phủ đầu chớp nhoáng khiến đối phương không kịp trở tay. Máy bay tàng hình trước các biện pháp trinh sát điện từ chủ yếu nhờ vào thiết kế khí động học độc đáo giúp làm giảm tối đa diện tích phản xạ sóng radar (RCS). Ngoài ra máy bay còn được phủ một lớp sơn đặc biệt có khả năng hấp thu sóng điện từ cùng với các biện pháp che chắn hồng ngoại toàn diện. Máy bay tàng hình thực sự là đối thủ "khó nhai" với bất kỳ một lực lượng phòng không quốc gia nào trên thế giới. Ảnh minh họa Phần lớn sóng điện từ do các radar phát đi sẽ bị tán xạ trong không khí do thiết kế khi động học của máy bay hoặc bị hấp thụ bởi lớp sơn đặc biệt. Điều đó khiến cho máy bay trở nên “tàng hình” trước các biện pháp trinh sát điện từ chủ động. Các radar chủ động gặp bất lợi lớn trong việc phát hiện các máy bay có khả năng tàng hình từ xa. Tuy nhiên, máy bay tàng hình không hẳn là không có điểm yếu, máy bay tàng hình bay trong đội hình phải trao đổi thông tin liên lạc với nhau, mở radar phát sóng để tìm kiếm mục tiêu tạo nên những bức xạ điện từ trong không khí. Đây chính là “nhược điểm lớn nhất” máy bay tàng hình, qua đó một số quốc gia đã phát triển thành công các hệ thống trinh sát điện từ (tìm kiếm, bắt tín hiệu điện từ phát ra từ máy bay tàng hình) chuyên trị loại vũ khí nguy hiểm này. Một trong những quốc gia đang đạt được nhiều thành tựu lớn trong lĩnh vực này là Ukraine với hệ thống trinh sát điện từ thụ động Kolchuga. Kolchuga được hợp tác phát triển giữa Cục thiết kế các thiết bị radar đặc biệt, Đại học Kỹ thuật Quốc gia Donetsk và Tập đoàn Xuất khẩu Vũ khí Nhà nước Ukrainae Ukrspetsexport. Quá trình phát triển hệ thống kéo dài trong 8 năm từ năm 1993-2000. Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình và Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng với Ukraine mua 4 hệ thống trinh sát điện từ thụ động Kolchuga với tổng giá trị 54 triệu USD. Việc chuyển giao được hoàn tất trong năm 2012. Các thành phần trong hệ thống trinh sát điện từ thụ động Kolchuga chuyên bắt máy bay tàng hình. Kolchuga được coi là một trong những hệ thống cảnh báo sớm đường không đặc biệt hiệu quả. Nó có thể phát hiện các loại máy bay tàng hình hiện có hoặc sẽ được trang bị trong tương lai thông qua sóng điện từ (thiết bị vô tuyến liên lạc, radar hoạt động sinh ra) phát từ máy bay. Đồng thời, nó cũng có thể phát hiện các loại máy bay tàng hình nhờ sóng điện từ phát ra từ động cơ. Mỗi hệ thống trinh sát điện từ Kolchuga gồm: 3 đài thu tín hiệu sóng điện từ có thể bố trí cách nhau 10km; 1 đài điều khiển xử lý tín hiệu trung tâm, có thể phát hiện và bám sát các loại phương tiện bay bằng việc giao hội sóng điện từ giữa 3 đài thu tín hiệu. Kolchuga có thể cùng lúc bám sát tín hiệu của 32 mục tiêu với đủ 3 tham số (cự ly, góc tà và phương vị). Các đài thu và trạm điều khiển trung tâm đều được đặt trên khung gầm xe vận tải bánh lốp Kraz 6x6. Theo tính toán, nếu hệ thống được đặt ở độ cao 100m (so với mặt đất) và mục tiêu bay ở độ cao 10km thì tầm phát hiện mục tiêu tới 450km, còn mục tiêu bay ở độ cao 20km thì cự ly phát hiện đạt 620km. Với Kolchuga, phòng không Việt Nam có khả năng bắn hạ được máy bay tàng hình nếu phải đối đầu. Như vậy, Kolchuga có thể hoạt động như một hệ thống cảnh báo sớm tầm xa hiệu quả. “Mắt thần” Kolchuga sẽ đảm đương nhiệm vụ cảnh giới phát hiện sớm các mục tiêu xâm nhập bầu trời Việt Nam, cung cấp tham số về mục tiêu cho các hệ thống phòng không sẵn sàng tiêu diệt bất cứ mục tiêu nào. Mặt khác do không chủ động phát sóng mà chỉ thu nhận tín hiệu điện từ phát ra từ máy bay đối phương nên nó “miễn nhiễm” với các loại tên lửa chống radar hoạt động theo nguyên lý bám theo cánh sóng radar. Kolchuga cùng với Tamara và Vera của Cộng hòa Czech là các hệ thống trinh sát điện tử thụ động hiện đại nhất hiện nay. Các chuyên gia về vũ khí cho rằng Kolchuga có tính năng vượt trội hơn so với hệ thống 85V6-VEGA tương tự của Nga. (Nguồn: Báo Kiến Thức) |
Hiển thị các bài đăng có nhãn máy bay tàng hình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn máy bay tàng hình. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013
>> Mắt thần "tóm cổ" máy bay tàng hình của Việt Nam
Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012
>> Khắc tinh của máy bay tàng hình (Kỳ 2)
Muốn đấu tranh thì trước hết phải tồn tại. Do đó, để tránh các đòn chí tử từ các chiến dịch chế áp đường không, các trạm radar thụ động được quan tâm và đề cao. >> Khắc tinh của máy bay tàng hình (Kỳ 1)
‘Mâu’ và ‘thuẫn’ trong thời đại tàng hình
Khác với radar chủ động, radar thụ động không thể xác định được khoảng cách đến mục tiêu. Tuy nhiên, bằng việc sử dụng một ăngten rất cao để thu những sóng dài và sóng viba, nó có thể xác định nguồn của bức xạ một cách chính xác cũng như phân biệt được các mục tiêu gần. TAMARA-tiền thân của Vera-E. Ảnh: Ausairpower Hiểu rõ bất cập của việc sử dụng radar chủ động, đặc biệt khi công nghệ tàng hình được áp dụng triệt để cho máy bay chiến đấu, các nhà khoa học đã để tâm nghiên cứu radar thụ động, có khả năng thu bắt được những tín hiệu điện từ trường, dù nhỏ nhất của vật thể bay trong khi tăng khả năng sống sót cho hệ thống trinh sát radar trước chiến thuật SEAD. Không có trạm phát nhưng sử dụng từ 3-4 trạm thu, radar thụ động đo độ chênh lệch về thời gian của các xung điện từ do mục tiêu phát ra, người ta có thể phát hiện và theo dõi mục tiêu cả trên không, trên biển và đất liền. Tổ hợp radar thụ động đầu tiên xuất hiện là KOPAC, gồm 4 cabin đặt trên xe rơ-mooc, có khả năng theo dõi từ 1-6 mục tiêu cùng lúc. Tiếp sau đó là sự ra đời của RAMONA và các biến thể. Tổ hợp này có khả năng phát hiện mục tiêu trên cạn, trên không và dưới biển bằng việc phân tích các xung điện từ ở tần số từ 0,8-18 GHz. Nó có khả năng phát hiện và theo dõi đến 20 mục tiêu trong vòng 100 độ so với trạm trung tâm của tổ hợp. Sau đó, TAMARA ra đời đã đáp ứng được yêu cầu chiến thuật và chiến lược của hệ thống phòng không. Tổ hợp này có thể phát hiện ra máy vô tuyến định vị, tổ hợp nhận diện “bạn-thù”, máy phát vô tuyến điện, máy đo khoảng cách DME, hệ thống trao đổi thông tin chiến thuật JTIDS, máy tạo nhiễu… hoạt động ở dải tần từ 0,82-18 GHz. Thành tựu mới nhất và hứa hẹn nhất của tổ hợp radar bị động là PSS VERA, với biến thể xuất khẩu là VERA -E. Trong báo cáo thực hiện năm 2011 của mình, Barry Watts, thuộc Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách Mỹ, đã gọi VERA-E là giải pháp “đầy hứa hẹn” của công nghệ chống tàng hình. Khắc tinh của “siêu phẩm” F-22 Theo một số nguồn tin thì Vera-E có khả năng phát hiện được cả những loại máy bay tàng hình tiên tiến như B-2, F-117 và thậm chí là cả F-22 và F-35, có thể tự động theo dõi 300 mục tiêu cùng lúc. Vậy điều gì mang lại khả năng kỳ diệu này cho Vera-E. Tổ hợp VERA điển hình gồm 3 đài thu ESM bố trí theo hình tam giác đều (trường hợp lý tưởng), mỗi đài bao quát một vùng quạt rộng 120 độ (3 đài là 360 độ) và một đài thu trung tâm được đặt ở giữa (gồm thiết bị xử lý tín hiệu và máy thu ESM thực hiện vai trò như một đài thu thứ cấp, đồng thời cũng là trạm thu tín hiệu tổng hợp do 3 đài thứ cấp truyền về). VERA có thể phát hiện và theo dõi các xung điện từ phát ra từ mục tiêu dựa vào phương pháp đo khoảng thời gian trễ nhận được xung. Đài thu hoạt động ở dải tần rất rộng, từ 1 - 18 Ghz và thường tận dụng các hệ thống thu phát của radar giám sát thứ cấp (SSR) như, radar trên không, radar thời tiết, hệ thống thu phát dẫn đường chiến thuật hàng không (TACAN), hệ thống dẫn đường có các thiết bị đo xa (DME), tín hiệu truyền thông số và các tín hiệu nhiễu xung do đối phương phát ra để tính toán tọa độ mục tiêu. Ăng ten trạm thu của Vera-E. Ảnh: Defence Studies Bằng cách so sánh thời gian tới của tín hiệu thu được ở 3 xung, hệ thống có khả năng tìm ra mục tiêu (lấy giao thoa của các mặt hipeboloite tạo ra từ xung thu được để xác định khoảng cách và góc phương vị cũng như độ cao của mục tiêu; sau đó dùng phương pháp định vị “vi sai thời gian tới của tín hiệu” để xác định toạ độ mục tiêu), đồng thời gửi thông tin đó cho các đài radar hoả lực của tên lửa phòng không để tiêu diệt mục tiêu khi thích hợp. Ngoài Czech, VERA hiện đã có mặt tại Mỹ, Estonia. Dù tỏ ra rất quan tâm đến tổ hợp này giống như Ai Cập, Malaysia, Pakistan… nhưng Trung Quốc hiện vẫn chưa được toại nguyện dưới sức ép từ Washington. Việt Nam cũng đang tiến hành thảo luận để mua tổ hợp radar thụ động này và theo giới truyền thông Czech, việc mua bán dường như không hề gặp trở ngại gì đáng kể. Bên cạnh phương pháp dùng radar, người ta còn dùng các sensor hồng ngoại để phát hiện các dấu hiệu hồng ngoại của mục tiêu tàng hình (chủ yếu là tên lửa) ở cự li ngắn và dùng các sensor quang điện trên máy bay tiêm kích để phát hiện các phương tiện bay tàng hình. Hiện Mỹ đã thử nghiệm hệ thống sử dụng sự hỗn tạp của các loại sóng điện từ có bước sóng dài hiện bao phủ trái đất (gọi chung là tiếng ồn điện tử) để phát hiện mục tiêu di động, thay cho các trạm radar quân sự. Hệ thống này có khả năng phát hiện những mục tiêu di động có kích thước từ 10 m2 trở lên trong phạm vi 190km. Ưu thế của hệ thống này là nó không có máy phát radar của chính mình nên không thể bị phát hiện, do đó, không lo bị đối phương đánh trả hoặc chế áp. |
Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012
>> Khắc tinh của máy bay tàng hình
Chiếu xạ mục tiêu và nhận tín hiệu phản hồi để bám, bắt các vật thể bay là nguyên tắc làm việc chính của các loại radar chủ động. Chiếu xạ mục tiêu và nhận tín hiệu phản hồi để bám, bắt các vật thể bay là nguyên tắc làm việc chính của các loại radar chủ động. Ngay cả trong thời đại tàng hình, với một chút thay đổi, nguyên tắc này vẫn được phát huy hiệu quả. >> Tìm hiểu tổ hợp radar VERA-E Để "biến mất" khỏi sự theo dõi của các lực lượng radar trinh sát, chiến thuật đầu tiên mà các nhà kỹ thuật quân sự sử dụng là giảm tiết diện phản xạ radar bằng các thiết kế góc cạnh. Khi chùm tia điện từ của radar chiếu vào mục tiêu, gặp các bề mặt góc cạnh sẽ bị tán xạ và khiến radar nhận được tín hiệu phản hồi yếu ớt. Chế độ làm việc mới Thường để vô hiệu hóa chiến thuật này, người ta phát lên mục tiêu nhiều năng lượng hơn bằng anten radar lớn hơn và máy phát mạnh hơn hoặc phải có máy thu nhạy hơn để phát hiện năng lượng này. Tuy nhiên không phải lúc nào 2 cách này cũng khả thi. Vì có thể làm tăng giá thành radar, tăng kích thước radar khiến hệ thống giảm độ linh hoạt, hoặc là gặp rắc rối với việc xử lý tạp âm. Giraffe sử dụng sóng phát đa búp kéo dài thời gian theo dõi mục tiêu. Nguồn: d.i.d Thay cho các giải pháp kinh điển đó, các nhà thiết kế cho thử nghiệm các chế độ hoạt động mới của radar như dùng tốc độ quét điện tử để ghi lại tín hiệu nghi ngờ bằng các trị số nằm dưới ngưỡng cài đặt cho mục tiêu thực, sau đó kiểm tra lại chúng. Giải pháp này đã được áp dụng cho radar ba chiều Giraffe. Để tránh mất thời gian bắt bám các mục tiêu giả, các nhà khoa học đã sử dụng khái niệm "bám trước khi phát hiện" và sử dụng các thuật toán để phát hiện các mục tiêu tàng hình. Theo đó, radar sẽ tiến hành xử lý tất cả các tín hiệu mà nó thu nhận được và xây dựng thành các đường bám thử. Dựa vào hành trình của các mục tiêu mà ta xác định được đâu là mục tiêu thật, đâu là mục tiêu giả. Cũng vẫn những hệ thống radar đó, nhưng thay vì sử dụng các tần số cao, người ta để radar hoạt động ở dải tần UHF và VHF (tần số thấp, sóng dài). Những nghiên cứu mới đây đều chứng minh rằng, sóng dài đặc biệt có hiệu quả trong việc phát hiện các mục tiêu tàng hình, nhất là khi bước sóng bằng 2 lần kích thước mục tiêu. Radar băng VHF Nitel 55G6 do Nga sản xuất là minh chứng cho điều này. Hoạt động ở băng tần VHF, radar có thể bám các mục tiêu có tiết diện phản xạ radar thấp, như tên lửa hành trình và máy bay tàng hình, với độ chính xác cao. Để đạt được hiệu quả cao nhất, người ta thường sử dụng radar đa tần: ở tần số thấp để quan sát cự li xa, ở tần số cao để xác định chính xác các tham số mục tiêu trong không gian, sau đó kết hợp với các biện pháp khác để đưa ra kết luận chính xác về mục tiêu. Biến mạng di động thành radar Để đối phó với thủ đoạn này, sử dụng radar 2 trạm, với trạm thu và trạm phát đặt tại những vị trí khác nhau, là một biện pháp hiệu quả. Trạm thu thường đặt ở trận địa cách xa máy phát, khi đó khả năng thu được sóng phản xạ năng lượng sẽ lớn hơn nhiều, đồng nghĩa với việc thu được nhiều dấu hiệu của mục tiêu hơn. Sử dụng radar hai trạm đang là xu thế tại nhiều nước trên thế giới. Ngoài hiệu quả trong việc thu bắt tín hiệu mục tiêu tàng hình, người ta có thể lợi dụng sóng của các đài phát thanh, truyền hình, thậm chí là mạng điện thoại và các nguồn bức xạ điện từ (kể cả nhiễu của đối phương) làm trạm phát, giúp giảm đáng kể tiền đầu tư vào radar. Đối với mạng điện thoại di động, trạm gốc điện thoại di động sẽ biến thành máy phát. Tín hiệu thu từ "máy phát" này sẽ được diễn giải trên máy thu có kích cỡ rất nhỏ. Không chỉ phát hiện ra vị trí mục tiêu tàng hình nhờ tính toán khác biệt về pha, với bản chất đa hướng của mình, hệ thống còn có thể phân biệt được máy bay và tên lửa tàng hình. Biến mạng điện thoại di động thành các mạng radar là một hướng đi nhiều triển vọng bởi khi đó hệ thống radar lúc này sẽ có độ dự phòng lớn (phạm vi khai triển rộng) trong khi khó bị gây nhiễu và khả năng bị phá huỷ lại cực kì thấp (phải phá hủy toàn bộ hệ thống điện thoại di động hoặc khóa tất cả máy thu). Hiện nay trên thế giới đã phát triển một loại radar cao tần hai căn cứ, cự ly phát hiện lên đến vài chục km, tín hiệu điện tử có thể phát hiện được tên lửa hành trình tàng hình, máy bay ném bom tàng hình, máy bay lên thẳng và máy bay không người lái tàng hình. Nitel 55G6 do Nga sản xuất. Nguồn: Ausairpower Đưa radar lên trời Một biện pháp hiệu quả khác phát hiện các phương tiện tàng hình là đưa trạm radar lên không. Bởi các biện pháp tàng hình cho máy bay hoặc tên lửa hành trình thường chú trọng đối phó với hệ thống radar mặt đất mà ít quan tâm đến những trạm radar trên trời - trên vệ tinh hoặc trên vũ trụ. Đây là lý do khiến các nhà khoa học quân sự nghĩ đến việc nâng cấp hệ thống radar theo dõi trên mặt đất thành hệ thống chống tàng hình đặt trên vũ trụ hay trên các khí cầu tầng không cao. Đối với những máy bay lên thẳng tàng hình, người ta dùng radar laser để phát hiện. Loại radar này được cấu thành từ kính nhìn xa kiểu phát xạ, máy laser, máy đo dò, máy xử lý dữ liệu và máy hiện hình. Nó hoạt động dựa trên nguyên tắc của radar thông thường, chiếu laser đến mục tiêu, rồi thu nhận tín hiệu phản xạ và phân tích. Radar laser đặc biệt nhạy cảm với nồng độ khí hidrocacbon trong luồng khí thoát ra từ máy bay lên thẳng bởi nồng độ này cao gấp 100 lần nồng độ khí quyển. Đây là căn cứ để hệ thống radar phát hiện máy bay tàng hình lên thẳng khi đang hoạt động ở chế độ bay bám hay chế độ bay treo. |
Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012
>> Siêu phẩm F-35 có dễ dàng bị phát hiện
“T-50 của Nga có thể dễ dàng đánh bại F-35 của Mỹ, radar kiểu mới của Nga và Trung quốc có thể dễ dàng phát hiện F-35 của Mỹ”.
Chiếc máy bay F-35 đầu tiên và cũng lần đầu tiên trưng bày công khai tại Fort Worth, bang Texas, Mỹ. Theo tờ “The Australian”, cơ quan quốc phòng độc lập Australia “Không quân” gần đây cho biết, Không quân Australia trông đợi quá nhiều vào tính năng tàng hình của máy bay chiến đấu F-35, hơn nữa khả năng chiến đấu của loại máy bay chiến đấu này cũng đã bị thổi phồng. Người sáng lập “Không quân” Peter Kwan nhấn mạnh, trong chiến đấu trên không (không chiến), máy bay chiến đấu tàng hình T-50 của Nga có thể dễ dàng đánh bại máy bay chiến đấu F-35. Ông còn cho rằng, radar kiểu mới của Nga và Trung Quốc có thể dễ dàng phát hiện được máy bay chiến đấu F-35. Khi nói đến động cơ của máy bay F-35, Peter Kwan cho biết: “Tải trọng hiệu quả của loại máy bay này (F-35) mà chúng tôi muốn mua chỉ là 900 kg”. Được biết, Australia muốn mua 100 máy bay chiến đấu F-35A (phiên bản cất/hạ cánh trên mặt đất), đồng thời đã có kế hoạch ký hợp đồng mua lô 14 chiếc đầu tiên vào năm 2012. Radar cảnh báo sớm quân sự cỡ lớn của Trung Quốc Căn cứ vào kế hoạch hiện nay, Quân đội Australia hy vọng nhận được lô 2 máy bay đầu tiên vào năm 2014 (trước hết sẽ để ở Mỹ dùng cho huấn luyện phi công), năm 2017 hoàn thành bàn giao lô 14 máy bay đầu tiên. Tình hình hiện nay cho thấy, mặc dù nội bộ Australia luôn tồn tại sự hoài nghi, nhưng kế hoạch mua máy bay chiến đấu F-35 của Quân đội Australia sẽ không có sự thay đổi căn bản. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith gần đây cho biết, Quân đội Australia có thể điều chỉnh thời gian biểu mua máy bay chiến đấu F-35. Trung Quốc đã có mấy chục năm kinh nghiệm phát triển radar mảng. Trong hình là radar kiểu cơ động của Trung Quốc Radar phát hiện tầm xa JYL-1 của Trung Quốc Radar JLG-43D của Công ty TNHH Công trình Hệ thống Điện tử Cẩm Giang-Thành Đô-Trung Quốc Radar theo dõi tầm xa JLP-440 của Công ty TNHH Công trình Hệ thống Điện tử Cẩm Giang-Thành Đô-Trung Quốc Radar Vera của Séc có thể phát hiện máy bay chiến đấu tàng hình |
Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012
>> Mỹ sẽ triển khai máy bay ném bom tàng hình để đối phó Trung Quốc
Vào giữa thập niên 20 tới, Mỹ có khả năng sản xuất được khoảng 100 máy bay ném bom tàng hình kiểu mới được trang bị vũ khí laser hiện đại.
Ngày 6/1, tạp chí “Tuần san Hàng không” Mỹ có bài viết cho rằng, gần đây chiến lược quân sự mới của Mỹ cùng với việc đang tiến hành điều chỉnh trọng điểm chi tiêu quốc phòng, sẽ đẩy nhanh phát triển máy bay ném bom tàng hình kiểu mới từng bị đình trệ trước đây, gia tăng đầu tư cho nghiên cứu phát triển máy bay do thám kiểu mới. Điều này sẽ làm cho công nghiệp hàng không Mỹ được lợi rất nhiều.
Máy bay ném bom tàng hình B-2 hiện nay của quân đội Mỹ Được biết, Quốc hội Mỹ đã đồng ý cắt giảm 487 tỷ USD ngân sách chi tiêu quân sự trong 10 năm tới, hơn nữa nếu mức độ cắt giảm nợ công Liên bang vào tháng 1/2013 không đủ 1.200 tỷ USD, chi tiêu quân sự của Mỹ sẽ tiếp tục cắt giảm 600 tỷ USD. Điều đã xác định là, chi tiêu cho Lục quân và Lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ bị cắt giảm, nhưng đầu tư cho lực lượng tác chiến chiến lược tầm xa sẽ được tăng cường, để đáp ứng nhu cầu tác chiến ở các khu vực như Trung Quốc, Iran, CHDCND Triều Tiên. Đối với vấn đề này, Không quân Mỹ sẽ gia tăng mức độ đầu tư cho chương trình máy bay ném bom tàng hình kiểu mới. Ngay từ đầu năm 2011, Không quân Mỹ đề xuất cần đầu tư 3,7 tỷ USD trong 5 năm tới để phát triển loại máy bay ném bom tàng hình tầm xa kiểu mới này. Nếu được thúc đẩy thuận lợi, có triển vọng vào giữa thập niên 20 của thế kỷ này, sẽ sản xuất được khoảng 100 máy bay ném bom tàng hình kiểu mới, mục đích chủ yếu là tăng cường lớn sức mạnh chiến lược cho Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương. Máy bay do thám MC-12W Các nguồn tin từ Không quân Mỹ cho biết, trong tương lai có thể trang bị vũ khí laser hiện đại cho máy bay ném bom kiểu mới này. Có phương tiện truyền thông phỏng đoán, việc phát triển và triển khai loại máy bay ném bom này chủ yếu nhằm vào Trung Quốc. Mỹ còn tăng cường đầu tư vào máy bay do thám để hỗ trợ cho kế hoạch tác chiến chống bạo loạn và chống du kích. Hiện nay, “Kế hoạch Tự do” của Không quân Mỹ đã bàn giao một lô máy bay do thám MC-12W, nó sẽ phát huy tác dụng lâu dài. Đồng thời, Lục quân Mỹ cũng có hệ thống do thám trên không tăng cường của mình. Ngân sách quốc phòng được điều chỉnh như thế nào đối với phương án vốn cho lực lượng trinh sát/do thám trên không của Lục quân Mỹ vẫn còn chưa xác định. Nhưng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta nhấn mạnh, công nghệ không gian dùng cho do thám, máy bay không người lái và hệ thống mạng sẽ đều tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của ngân sách quốc phòng. Máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ Một nhiệm vụ phát triển quan trọng của Không quân Mỹ chắc chắn là máy bay chiến đấu F-35. Hiện nay vẫn chưa rõ việc phát triển F-35 có bị cắt giảm ngân sách theo sự điều chỉnh mới về chính sách quốc phòng hay không. Có chuyên gia cho rằng, máy bay chiến đấu F-35 sẽ được nghiên cứu phát triển 3 phiên bản, nhưng sản lượng trong 5 năm tới sẽ giảm đi. Hiện nay, Nhật Bản và Israel đều đang tích cực tìm kiếm mua sắm máy bay chiến đấu F-35, điều này ở mức độ nào đó làm giảm vấn đề dành nguồn vốn ngân sách của Mỹ cho nó. |
Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011
>> Các tiêu chuẩn của tiêm kích thế hệ 6
Theo các nhà phát triển và phân tích quân sự, máy bay thế hệ thứ 6 cần phải có một số nét đặc trưng và tiên tiến vượt bậc so với máy bay các thế hệ trước đó. Trước tiên, máy bay thế hệ thứ 6 sẽ có “siêu hình dạng” với những đường chuyển tiếp mượt mà của cánh và thân máy bay. Theo một số thông tin không chính thức, công ty Sukhoi của Nga đang phát triển máy bay thế hệ thứ 6 với sơ đồ “con vịt” có cánh hình mũi tên ngược được tích hợp hoàn toàn với thân của máy bay và có đuôi đứng 2 sống. Còn các nhà sản xuất Boeing của Mỹ thì đang phát triển các máy bay F/A-XX mà không có đuôi đứng, giống như kiểu “cánh bay” của B-2. Trên các máy bay tương lai sẽ được trang bị các động cơ với lực đẩy vector, máy bay có khả năng cất và hạ cánh trên đường băng ngắn. Tiêu chí thứ hai cho máy bay thế hệ thứ 6 là tốc độ cao, tất cả các máy bay thế hệ thứ 6 sẽ có tốc độ thông thường ở mức siêu âm. Người Nga, đại diện là Sukhoi đang phát triển máy bay chiến đấu có tốc độ tuần tiễu Mach 1,26. Mục tiêu thứ ba máy bay phải có khả năng cơ động ở tốc độ siêu âm. Người Nga dự định sẽ sử dụng động cơ điều khiển lực đẩy vector ± 20 độ, cho phép máy bay có thể cơ động dễ dàng ở góc tấn công 60 độ, còn trên F/AXX của Mỹ cũng sẽ có khả năng siêu cơ động. Tiêu chí tiếp theo của các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 là khả năng tấn công tầm xa. Trên máy bay chiến đấu F/AXX sẽ được trang bị vũ khí laser công suất lớn và vũ khí điện từ, ngoài ra còn trang bị các tên lửa có tốc độ bay siêu thanh. Mục tiêu thứ năm là máy bay thế hệ mới sẽ cho phép tích hợp với tất cả các hệ thống kiểm soát và phá huỷ quân sự từ mặt đất, trên không, trên biển, ngầm dưới biển và trên khoảng không vũ trụ. Tiêu chí cuối cùng để phát triển máy bay thế hệ thứ 6 là máy bay có thể tích hợp cả 2 chế độ, có người lái và không người lái, công nghệ này đang được phát triển trên F/A-XX. Cho đến giờ, các chuyên gia quân sự Nga vẫn chưa phát triển hết khái niệm máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6. Ngược lại, các nhà quân sự Mỹ đã xác định rất rõ chủ đề máy bay thế hệ thứ 6. Mỹ đang có kế hoạch sẽ trang bị cho lực lượng không quân và hải quân của mình các máy bay thế hệ mới nhất vào giai đoạn 2030-2050. |
Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011
>> Radar Nga 'kết án tử’ máy bay tàng hình Mỹ
Thành trì công nghệ cao vững vàng trong hàng thập kỷ qua của Không quân Mỹ có thể sụp đổ trong vài năm nữa. Ngày nay, công nghệ Stealth (tàng hình) mang lại cho các máy bay Mỹ khả năng dễ dàng xâm nhập qua hệ thống phòng không đối phương. Nhưng chẳng bao lâu nữa, Không quân Mỹ sẽ mất đi ưu thế này - đó là tuyên bố chấn động nêu trong báo cáo của cựu Barry Watts, cựu Giám đốc Chương trình Phân tích và đánh giá (Program Analysis and Evaluation) thuộc Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và nay là chuyên viên cao cấp của Trung tâm Đánh giá chiến lược và ngân sách (Center for Strategic and Budgetary Assessments). Theo ông, việc hoàn thiện các cảm biến phòng không có thể vô hiệu hóa những ưu thế của công nghệ Stealth, điều này đặc biệt có liên quan tới các máy bay tàng hình có người lái. Một tuyên bố như vậy có vẻ rất choáng bởi lẽ Không quân Mỹ chủ yếu dựa vào công nghệ tàng hình và dự định chi cho các công nghệ này 500 tỷ USD trong 30 năm tới. Dựa trên các đánh giá chuyên gia, ông Barry Watts cho rằng, trong tương lai sắp tới, tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ radar sẽ triệt tiêu hoàn toàn ưu thế độ bộc lộ radar thấp của các máy bay như B-2, F-22 và F-35. Mẫu máy bay F-117A đã "xưng hùng, xưng bá" vào thời kỳ đầu của công nghệ tàng hình. Hiện nay, Nga và Trung Quốc đang phát triển các loại radar VHF và UHF, có khả năng phát hiện và bám các máy bay tàng hình. Các chuyên gia Czech cũng chế tạo các hệ thống thụ động (không phát bức xạ) phát hiện bức xạ của radar, máy thu hình, điện thoại di động và các tín hiệu khác phản xạ từ bề mặt máy bay tàng hình. Những hệ thống phát hiện tương tự có thể triệt phá hoàn toàn ưu thế kéo dài 30 năm qua của Mỹ trong đột phá phòng không mà họ tạo lập được sau khi đưa vào trang bị máy bay F-117 vào cuối thập kỷ 1980 và sau đó củng cố ưu thế đó bằng các máy bay B-2 và F-22. Hiện nay, USAF có vài trăm máy bay tàng hình và dự định mua hơn 1.700 tiêm kích tàng hình F-35 và 100 máy bay ném bom tàng hình mới. Ở ý nghĩa nào đó, chỉ tới lúc này, khi quân đội được trang bị ồ ạt kỹ thuật mới, công nghệ Stealth mới đạt đến đỉnh cao. Tuy nhiên đỉnh cao này lại trùng với sự xuất hiện của các phương tiện phát hiện mới khiến người ta nghi ngờ tính xác đáng của việc hy sinh những tính năng chiến đấu quan trọng để đổi lấy độ bộc lộ thấp (tàng hình). Khác với Không quân Mỹ, Hải quân Mỹ tiếp cận vấn đề đột phá phòng không theo một cách khác: Dựa vào tác chiến điện tử và tiêu diệt nhanh chóng các phương tiện phát hiện của kẻ địch bằng tên lửa có điều khiển. Chính vì vậy, Hải quân Mỹ ưa thích sử dụng các tiêm kích cũ trang bị nặng. Tuy nhiên, ngay cả Hải quân Mỹ cũng dự định mua sắm tiêm kích tàng hình F-35C, loại máy bay rút cục có thể không có hiệu quả như trù định. F-35C, thiết kế lận đận của công nghệ quốc phòng Mỹ. Dĩ nhiên, giới quân sự Mỹ đang cố gắng tìm cách loại trừ mối đe dọa xuất phát từ các thiết kế mới của Nga và Trung Quốc. Trước hết, đó là khả năng trong tương lai của thiết bị điện tử hàng không của F-35 sẽ cho phép điều chỉnh ở thời gian thực quỹ đạo bay để đáp lại mối đe dọa bất ngờ. Cả F-117 và B-2 đều không có tính năng này. Trên thực tế, F-35 phải phát hiện nhanh radar và bay vòng qua khu vực nguy hiểm hoặc ra tay sử dụng vũ khí tấn công phủ đầu. Thật khó nói, thủ đoạn này sẽ ứng phó ra sao với các hệ thống phát hiện thụ động, ngoài ra ưu điểm chính của công nghệ Stealth là “lọt qua” trường radar dày đặc của đối phương mà không bị phát hiện cũng mất đi. Một biện pháp khác để “cứu vãn” F-35 là khả năng dùng radar của nó với anten quét điện tử (anten mạng pha) để chế áp phòng không đối phương: rải nhiễu và thậm chí phát tán phần mềm độc hại vào hệ thống điều khiển/chỉ huy. Tuy nhiên, đó là trong tương lai, hơn nữa, không khả năng nào trong số đó giải thích được vậy thì chế tạo ra cấu trúc bộc lộ thấp mà vì nó người ta phải hy sinh nhiều tính năng quan trọng cho một máy bay quân sự như tải trọng chiến đấu và dự trữ nhiên liệu để làm gì. Công nghệ tàng hình của Mỹ chỉ thích hợp với các máy bay như Х-47B. Barry Watts lưu ý rằng, Nga và Trung Quốc đã bắt đầu chương trình chế tạo tiêm kích tàng hình của họ, nhưng theo ông, sự suy giảm vai trò của máy bay tàng hình có người lái sẽ là tất yếu cùng với nhiều thay đổi to lớn khác trên chiến trường tương lai gần. Rõ ràng, ông muốn nói đến tiềm năng của các máy bay tiến công không người lái dạng như Х-47B hay Phantom Ray. Chỉ có máy bay không người lái mới có khả năng hiện thực hóa tối đa tiềm năng của độ bộc lộ thấp dù dù chỉ vì kích thước của chúng và những yêu cầu không thật cao về các phẩm chất bay. [BDV news] |
Nhãn:
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ,
Công nghệ quốc phòng,
Công nghệ Stealth,
Hải quân Mỹ,
Không quân Mỹ,
Máy bay F-117A,
máy bay tàng hình,
Phantom Ray,
Radar Nga,
Х-47B
Thứ Ba, 1 tháng 2, 2011
>> Mỹ nghiên cứu máy bay ném bom tàng hình mới
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, ông Robert Gates và Tư lệnh không quân Mỹ, ông Tony cho biết: quân đội Mỹ sẽ bắt đầu thiết kế thế hệ máy bay ném bom tàng hình mới Máy bay ném bom tàng hình B-2. Máy bay ném bom B-1B. Máy bay ném bom siêu âm XB-47. Mô hình máy bay ném bom FB-22. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)