Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Học viện Quốc phòng Australia

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Học viện Quốc phòng Australia. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Học viện Quốc phòng Australia. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

>> Chỉ tìm nơi đồn trú?



Theo Giáo sư Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Australia), Mỹ sẽ không thiết lập căn cứ thường trực ở Đông Nam Á vì các căn cứ quân sự sẽ là gánh nặng.

Trong một bài phỏng vấn, GS Carl Thayer cho biết, nhiều năm qua Mỹ đã theo đuổi cách tiếp cận “địa điểm không phải căn cứ (thường trực)”. Singapore đã đồng ý cho tàu tuần duyên của Mỹ tới đồn trú, nhưng vấn đề này ở Philippines vẫn chưa tìm được câu trả lời. “Có những điều rất nhạy cảm ở Philippines khi đề cập tới việc cung cấp cơ sở hạ tầng cho quân đội nước ngoài mà có thể được hiểu là căn cứ quân sự”, ông nói. Việc triển khai 2.500 lính thủy đánh bộ đến căn cứ huấn luyện gần Darwin chỉ là luân chuyển quân định kỳ. Họ không đóng quân lâu dài tại đây và Mỹ cũng không lập căn cứ thường trực tại Australia.

Những điều chỉnh này là kết quả của bản báo cáo đánh giá tình hình lực lượng Mỹ về việc làm thế nào để sử dụng hiệu quả nhất lực lượng và trang thiết bị ở châu Á - Thái Bình Dương. Một trong những động thái chiến lược chủ chốt dẫn đến việc Mỹ đưa tàu đến đồn trú tại Singapore và luân chuyển quân tới Darwin là sự trỗi dậy của khu vực hàng hải Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó gồm cả Ấn Độ Dương, vùng biển Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Sự hiện diện của Mỹ tại Singapore và Australia giúp củng cố thêm mối quan hệ an ninh - quốc phòng vốn đã bền chặt giữa các nước, nhằm đảm bảo lợi ích về tự do và an toàn hàng hải, hàng không ở biển Đông Nam Á, trong đó có biển Đông.


http://nghiadx.blogspot.com
Giáo sư Carl Thayer.


PV - Liệu Mỹ có tái lập căn cứ quân sự ở Đông Nam Á như Subic và Clark trước đây không, thưa GS? Trong trường hợp đồn trú ở Singapore, tàu chiến Mỹ có phạm vi ảnh hưởng đến đâu, xét dưới góc độ địa lý?

GS Carl Thayer - Mỹ sẽ không thiết lập căn cứ quân sự tại Đông Nam Á. Trong thời đại này, các căn cứ quân sự sẽ là gánh nặng và có thể trở thành mục tiêu tấn công của những nước sở hữu tên lửa đạn đạo. Chẳng hạn, tên lửa từ Trung Quốc có thể đe dọa các căn cứ của Mỹ tại Nhật Bản và Guam. Mỹ đang tìm kiếm sự linh hoạt về hành động để đối phó với những thách thức mới nổi trong trật tự khu vực. Tàu tuần duyên sẽ cho phép Mỹ triển khai tới những vùng nước tương đối nông của Biển Đông. Những tàu này có thể được sử dụng để chống tàu ngầm, săn ngư lôi và chở quân.

Singapore đã cho phép Mỹ tiếp cận các cơ sở của mình khi Philippines chắc chắn đóng cửa căn cứ ở Subic và Clark. Philippines coi sự hiện diện về quân sự của Mỹ là đảm bảo cho sự ổn định, vì thế họ đã đề nghị Mỹ đưa tàu chiến và máy bay đến đây. Tàu chiến Mỹ có thể tham gia những hoạt động duy trì sự ổn định không chỉ ở Biển Đông mà cả Eo biển Malacca và Singapore.

Theo GS, quyết định của Mỹ sẽ tác động tới môi trường và cấu trúc an ninh khu vực như thế nào?

Cán cân sức mạnh Mỹ chủ yếu dựa vào 3 nhóm tàu sân bay và gần 60% tàu ngầm hạt nhân (tấn công và được trang bị tên lửa đạn đạo). Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã nói, dù ngân sách quốc phòng có bị cắt giảm, cũng không ảnh hưởng đến tương quan lực lượng Mỹ tại châu Á. Mỹ sẽ tiếp tục duy trì sức mạnh hải quân mạnh nhất tại châu Á - Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ tới, cho dù Trung Quốc đang hiện đại hóa hải quân. Bên cạnh đó, Mỹ có liên minh hải quân mạnh với Nhật Bản và Australia.

Sự hiện diện của lực lượng Mỹ được coi là để ngăn chặn Trung Quốc. Ngoài ra, nó cũng đồng nghĩa với việc Mỹ có thể thúc đẩy quá trình xây dựng tiềm lực và huấn luyện của hải quân các nước khu vực, và phản ứng nhanh hơn trước những nguy cơ đe dọa an ninh.

Đã nhiều lần Mỹ khẳng định họ sẽ đứng ngoài tranh chấp về chủ quyền ở biển Đông. Những tranh chấp này phải được các bên liên quan giải quyết. Mỹ phản đối bất cứ nước nào sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp. Và Mỹ có thể cung cấp lực lượng quân sự để chống lại những hành động như thế. Cuối cùng, trong trường hợp nỗ lực đàm phán giữa Trung Quốc và các bên liên quan thất bại, Mỹ sẽ đưa ra một giải pháp ngoại giao.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục RSS Supreme của Singapore (trước) và tàu USS Chung-Hoon của Mỹ (sau) trong diễn tập CARAT năm 2011.


Các nước khu vực sẽ điều chỉnh chính sách ra sao để thích ứng với bối cảnh mới, thưa GS?

Gần đây, Trung Quốc đã hé lộ một phần chiến lược của mình. Họ sẽ tăng cường tuyên truyền để thuyết phục mọi người rằng: Mỹ là nước bên ngoài, vì thế không nên can dự vào các vấn đề khu vực, và rằng Mỹ là nguyên nhân gây ra căng thẳng về an ninh. Trung Quốc cũng sẽ cảnh báo các nước như Việt Nam, Philippines rằng họ “đang đùa với lửa”. Nỗ lực tuyên truyền của Trung Quốc nhằm ngăn chặn các nước trong khu vực hợp tác với Mỹ. Đồng thời, Trung Quốc sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch hiện đại hóa và chuyển đổi lực lượng hải quân để có thể triển khai ở Tây Thái Bình Dương vượt ra ngoài chuỗi đảo thứ nhất. Trung Quốc sẽ theo đuổi chiến lược gây khó khăn cho Mỹ trong việc tiếp cận với Tây Thái Bình Dương, đặc biệt là vùng biển xung quanh đảo Đài Loan.

Mỹ cùng với các đồng minh và các đối tác chiến lược sẽ tiếp tục hiện đại hóa và nâng cao khả năng phối hợp hành động. Các nước khác như Indonesia, Việt Nam sẽ thận trọng hơn, nhưng đồng thời cũng tăng cường tiềm lực để tự vệ. Các nước này sẽ phát triển mối quan hệ quân sự, nhưng ở mức độ hạn chế hơn, với cả Trung Quốc và Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác và đối ngoại quốc phòng với các nước khu vực, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống.

Xin cảm ơn GS!
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang