Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Giáo sư Carl Thayer

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo sư Carl Thayer. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo sư Carl Thayer. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

>> Chỉ tìm nơi đồn trú?



Theo Giáo sư Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Australia), Mỹ sẽ không thiết lập căn cứ thường trực ở Đông Nam Á vì các căn cứ quân sự sẽ là gánh nặng.

Trong một bài phỏng vấn, GS Carl Thayer cho biết, nhiều năm qua Mỹ đã theo đuổi cách tiếp cận “địa điểm không phải căn cứ (thường trực)”. Singapore đã đồng ý cho tàu tuần duyên của Mỹ tới đồn trú, nhưng vấn đề này ở Philippines vẫn chưa tìm được câu trả lời. “Có những điều rất nhạy cảm ở Philippines khi đề cập tới việc cung cấp cơ sở hạ tầng cho quân đội nước ngoài mà có thể được hiểu là căn cứ quân sự”, ông nói. Việc triển khai 2.500 lính thủy đánh bộ đến căn cứ huấn luyện gần Darwin chỉ là luân chuyển quân định kỳ. Họ không đóng quân lâu dài tại đây và Mỹ cũng không lập căn cứ thường trực tại Australia.

Những điều chỉnh này là kết quả của bản báo cáo đánh giá tình hình lực lượng Mỹ về việc làm thế nào để sử dụng hiệu quả nhất lực lượng và trang thiết bị ở châu Á - Thái Bình Dương. Một trong những động thái chiến lược chủ chốt dẫn đến việc Mỹ đưa tàu đến đồn trú tại Singapore và luân chuyển quân tới Darwin là sự trỗi dậy của khu vực hàng hải Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó gồm cả Ấn Độ Dương, vùng biển Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Sự hiện diện của Mỹ tại Singapore và Australia giúp củng cố thêm mối quan hệ an ninh - quốc phòng vốn đã bền chặt giữa các nước, nhằm đảm bảo lợi ích về tự do và an toàn hàng hải, hàng không ở biển Đông Nam Á, trong đó có biển Đông.


http://nghiadx.blogspot.com
Giáo sư Carl Thayer.


PV - Liệu Mỹ có tái lập căn cứ quân sự ở Đông Nam Á như Subic và Clark trước đây không, thưa GS? Trong trường hợp đồn trú ở Singapore, tàu chiến Mỹ có phạm vi ảnh hưởng đến đâu, xét dưới góc độ địa lý?

GS Carl Thayer - Mỹ sẽ không thiết lập căn cứ quân sự tại Đông Nam Á. Trong thời đại này, các căn cứ quân sự sẽ là gánh nặng và có thể trở thành mục tiêu tấn công của những nước sở hữu tên lửa đạn đạo. Chẳng hạn, tên lửa từ Trung Quốc có thể đe dọa các căn cứ của Mỹ tại Nhật Bản và Guam. Mỹ đang tìm kiếm sự linh hoạt về hành động để đối phó với những thách thức mới nổi trong trật tự khu vực. Tàu tuần duyên sẽ cho phép Mỹ triển khai tới những vùng nước tương đối nông của Biển Đông. Những tàu này có thể được sử dụng để chống tàu ngầm, săn ngư lôi và chở quân.

Singapore đã cho phép Mỹ tiếp cận các cơ sở của mình khi Philippines chắc chắn đóng cửa căn cứ ở Subic và Clark. Philippines coi sự hiện diện về quân sự của Mỹ là đảm bảo cho sự ổn định, vì thế họ đã đề nghị Mỹ đưa tàu chiến và máy bay đến đây. Tàu chiến Mỹ có thể tham gia những hoạt động duy trì sự ổn định không chỉ ở Biển Đông mà cả Eo biển Malacca và Singapore.

Theo GS, quyết định của Mỹ sẽ tác động tới môi trường và cấu trúc an ninh khu vực như thế nào?

Cán cân sức mạnh Mỹ chủ yếu dựa vào 3 nhóm tàu sân bay và gần 60% tàu ngầm hạt nhân (tấn công và được trang bị tên lửa đạn đạo). Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã nói, dù ngân sách quốc phòng có bị cắt giảm, cũng không ảnh hưởng đến tương quan lực lượng Mỹ tại châu Á. Mỹ sẽ tiếp tục duy trì sức mạnh hải quân mạnh nhất tại châu Á - Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ tới, cho dù Trung Quốc đang hiện đại hóa hải quân. Bên cạnh đó, Mỹ có liên minh hải quân mạnh với Nhật Bản và Australia.

Sự hiện diện của lực lượng Mỹ được coi là để ngăn chặn Trung Quốc. Ngoài ra, nó cũng đồng nghĩa với việc Mỹ có thể thúc đẩy quá trình xây dựng tiềm lực và huấn luyện của hải quân các nước khu vực, và phản ứng nhanh hơn trước những nguy cơ đe dọa an ninh.

Đã nhiều lần Mỹ khẳng định họ sẽ đứng ngoài tranh chấp về chủ quyền ở biển Đông. Những tranh chấp này phải được các bên liên quan giải quyết. Mỹ phản đối bất cứ nước nào sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp. Và Mỹ có thể cung cấp lực lượng quân sự để chống lại những hành động như thế. Cuối cùng, trong trường hợp nỗ lực đàm phán giữa Trung Quốc và các bên liên quan thất bại, Mỹ sẽ đưa ra một giải pháp ngoại giao.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục RSS Supreme của Singapore (trước) và tàu USS Chung-Hoon của Mỹ (sau) trong diễn tập CARAT năm 2011.


Các nước khu vực sẽ điều chỉnh chính sách ra sao để thích ứng với bối cảnh mới, thưa GS?

Gần đây, Trung Quốc đã hé lộ một phần chiến lược của mình. Họ sẽ tăng cường tuyên truyền để thuyết phục mọi người rằng: Mỹ là nước bên ngoài, vì thế không nên can dự vào các vấn đề khu vực, và rằng Mỹ là nguyên nhân gây ra căng thẳng về an ninh. Trung Quốc cũng sẽ cảnh báo các nước như Việt Nam, Philippines rằng họ “đang đùa với lửa”. Nỗ lực tuyên truyền của Trung Quốc nhằm ngăn chặn các nước trong khu vực hợp tác với Mỹ. Đồng thời, Trung Quốc sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch hiện đại hóa và chuyển đổi lực lượng hải quân để có thể triển khai ở Tây Thái Bình Dương vượt ra ngoài chuỗi đảo thứ nhất. Trung Quốc sẽ theo đuổi chiến lược gây khó khăn cho Mỹ trong việc tiếp cận với Tây Thái Bình Dương, đặc biệt là vùng biển xung quanh đảo Đài Loan.

Mỹ cùng với các đồng minh và các đối tác chiến lược sẽ tiếp tục hiện đại hóa và nâng cao khả năng phối hợp hành động. Các nước khác như Indonesia, Việt Nam sẽ thận trọng hơn, nhưng đồng thời cũng tăng cường tiềm lực để tự vệ. Các nước này sẽ phát triển mối quan hệ quân sự, nhưng ở mức độ hạn chế hơn, với cả Trung Quốc và Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác và đối ngoại quốc phòng với các nước khu vực, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống.

Xin cảm ơn GS!

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

>> Hải quân Trung Quốc với tới đâu thế giới bất an tới đó





Những hình ảnh về các tàu chiến Trung Quốc tăng tốc giữa các đảo Nhật Bản tại Thái Bình Dương cho cuộc diễn tập nhanh chóng được lưu hành vào tuần trước, và nhấn mạnh những gì mà Bộ trưởng Quốc phòng Nhật gọi là "lo ngại nghiêm trọng".

Việt Nam và Philippines liên tiếp đưa ra cáo buộc với các tàu thuyền Trung Quốc vi phạm chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông. Những vụ việc riêng biệt phản ánh một thực trạng mới và có khả năng bất ổn. Khi chính phủ và lực lượng hải quân đang hiện đại hóa nhanh chóng của Trung Quốc mở rộng "tầm với" trên biển, các nước láng giềng bất an đã phải dõi theo hoạt động của các tàu Trung Quốc gồm tàu quân sự và tàu giám sát, tàu của lực lượng ngư chính và thậm chí là cả tàu cá, đồng thời phản ứng với bất kể hành động nào gây hấn.




Trong vài tuần nay, Việt Nam, Philippines và Nhật Bản đều thể hiện sự quan ngại hay chính thức phản đối các động thái hàng hải của Trung Quốc. Một số bên đã triển khai tau và máy bay tới vùng biển tranh chấp. Mỹ, lực lượng quân sự chiếm ưu thế ở Thái Bình Dương cũng đang chăm chú theo dõi tình hình và tìm cách củng cổ liên minh của mình trong khu vực.

Sự tự tin ngày càng lớn của Hải quân Trung Quốc được thể hiện một cách công khai. Tại cảng Thanh Đảo, nơi diễn ra cuộc thao diễn hải quân đầy ấn tượng năm 2009, các tàu khu trục và một tàu ngầm đã neo đậu lại để người dân được chứng kiến tận mắt sức mạnh của hải quân. Và tại thành phố ven biển xa hơn ở phía bắc, Đại Liên, hải quân đang gấp rút nâng cấp và hoàn thành tàu sân bay thời Liên Xô mang tên Varyag, với hy vọng hạ thủy trong năm nay.

Các quan chức Mỹ nói rằng, một trong những mục tiêu chính của Hải quân Trung Quốc trong nỗ lực hiện đại hóa là hoạt động ở khu vực mà Mỹ chiếm ưu thế về hải quân: vùng biển phía tây Thái Bình Dương thường gọi là "chuỗi đảo thứ nhất".

"Ở một mức độ nào đó, đây là động thái mới một cách bình thường", Lyle Goldstein, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc tại Trường Hải quân Mỹ viết trong thư điện tử. "Nó đặc biệt đúng đối với nhóm tàu hải quân của quân đội Trung Quốc khi đi qua chuỗi đảo đầu tiên để tiến hành cuộc tập trận quy mô trung bình". Những cuộc diễn tập như thế sẽ trở nên thông thường hơn, và thậm chí là lớn hơn, ông nhất mạnh, "đặc biệt là khi Trung Quốc đưa thêm tàu sân bay vào đội tàu này".

Tuần trước, bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố, các tàu nước này xuất hiện ở khu vực giữa các đảo Okinawa và Miyako của Nhật là phù hợp với luật pháp quốc tế. Mục tiêu là tiến hành "cuộc tập trận thông thường" và "theo kế hoạch hàng năm" của quân đội Trung Quốc.

Theo Kyodo, thứ Sáu trước, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Toshimi Kitazawa, cho hay, hành động của các tàu Trung Quốc ngày càng gia tăng ở vùng biển gần Okinawa kể từ năm 2008. "Chúng ta nên quan tâm tới việc liệu họ có đi xa hơn nữa hay không", ông nói. Tháng 4/2010, một đội tàu của Trung Quốc đã đi qua vùng biển Okinawa, và một trực thăng nước này đã lượn sát một trong hai tàu khu trục Nhật.

Tháng 9 năm ngoái, cuộc khủng hoảng ngoại giao đã xảy ra giữa Trung Quốc và Nhật Bản khi phía Nhật bắt giữ một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc. Vị này bị cáo buộc đã cố tình đâm vào hai tàu tuần tra của Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật khi tàu tuần tra các đảo tranh chấp dưới sự quản lý của Nhật. Không có bằng chứng nào xác thực việc có liên quan giữa vị thuyền trưởng tàu cá và Hải quân Trung Quốc. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, các tàu dân sự Trung Quốc ngày càng hành động như được sự "ủy nhiệm" của hải quân để cố gắng khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở các vùng biển tranh chấp.

Bernard D. Cole, cựu quan chức Hải quân Mỹ giảng dạy tại trường hải quân nói rằng, ông đã nghe về việc Hải quân Trung Quốc đang nỗ lực mở rộng sự kiểm soát thông qua Ngư chính và các tổ chức khác kiểu như phòng vệ bờ biển.

Các kiểu tàu nói trên cũng là trung tâm tranh cãi trong những năm gần đây ở Biển Đông - vùng biển giàu tài nguyên mà Trung Quốc và bốn nước Đông Nam Á đều tuyên bố chủ quyền với một phần hay toàn thể. Các quan chức ngoại giao và giới phân tích cho rằng, những vụ đụng chạm năm nay rất có khả năng trở thành một xung đột quân sự. "Tình hình dường như đang leo thang theo những cách nguy hiểm", ông Goldstein nói.

Ngày 26/5 và 9/6, các tàu Trung Quốc đã cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam. Việt Nam đã chính thức phản đối việc này, với tuyên bố các tàu thăm dò hoạt động trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Trung Quốc thì nói tàu ở bên ngoài phạm vi ấy.

Người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm 7/6 đã quả quyết rằng: "Trung Quốc có chủ quyền không tranh cãi với các đảo và vùng biển lân cận tại Biển Đông". Mặc dù Trung Quốc không khoanh định rõ ràng về tuyên bố chủ quyền của họ, nhưng các nhà chỉ trích trong khu vực nói rằng, họ trông cậy vào một bản đồ, vẽ ra từ thời chính phủ cũ Quốc dân đảng và được chính phủ Trung Quốc hiện tại ủng hộ. Bản đồ này thể hiện hầu như toàn bộ Biển Đông thuộc về chủ quyền của Trung Quốc. Trong khi phát ngôn, ông Hồng nói, quan điểm Trung Quốc về vùng biển này "vẫn không thay đổi trong nhiều thế kỷ" và cảnh báo Việt Nam, Philippines ngừng thăm dò dầu khí tại đây.

Quan chức Philippines cho hay, Trung Quốc đã tạo ra năm đến bảy sự cố với nước họ trong năm nay, ông Carlyle A. Thayer - giáo sư tại Học viện Quốc phòng Australia nói. Một trong những vụ việc nghiêm trọng nhất là vào ngày 2/3, khi hai tàu hải giám Trung Quốc "lệnh" cho một tàu thăm dò Philippines rời khỏi khu vực gần Reed Bank và đe dọa con tàu. Philippines sau đó đã điều động máy bay quân sự tới khu vực. Và người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tuyên bố, Philippines nên "ngừng các hoạt động đơn phương ảnh hưởng tới chủ quyền và các quyền hàng hải của Trung Quốc".

Nhưng theo ông Thayer, trách nhiệm thuộc về Trung Quốc. Ông nói: "hàng loạt hành động đơn phương của Trung Quốc đã làm gia tăng căng thẳng nghiêm trọng và có thể đặt Trung Quốc vào một quá trình dẫn tới va chạm với Việt Nam và Philippines".

Giới phân tích bình luận, căng thẳng sẽ là một phép thử với Mỹ. Năm ngoái, Mỹ đã đứng về phía các quốc gia Đông Nam Á trong một hội nghị khu vực khi Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton khẳng định về một "lợi ích quốc gia" ở Biển Đông và thúc giục giải pháp cho các tranh chấp.

[BDV news]


Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

>> “ASEAN sẽ buộc Trung Quốc tuân thủ những cam kết về Biển Đông"



Indonesia sẽ chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào tháng 10 với sự tham gia lần đầu tiên của Mỹ. Giới phân tích cho rằng điều này sẽ giúp ASEAN có thêm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế để buộc Trung Quốc tuân thủ những cam kết ở Biển Đông.


Ngay từ những năm 2002, Trung Quốc và ASEAN đã ký kết Tuyên bố Ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) - một tuyên bố về cách hành xử ở Biển Đông, trong đó cả hai bên cam kết sẽ không dùng đến vũ lực.


Hải quân Việt Nam trên quần đảo Trường Sa.


Cuối năm ngoái, trong cuộc họp nhóm làm việc hỗn hợp Trung Quốc - ASEAN bàn về việc triển khai DOC, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã tuyên bố chính quyền Bắc Kinh và các nước ASEAN cam kết sẽ duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực biển Biển Ðông. Thông cáo từ Bắc Kinh cho hay tất cả các bên tại cuộc họp này nhấn mạnh tầm quan trọng của DOC đồng thời cam kết biến Biển Đông thành một khu vực hòa bình, hợp tác và hữu nghị.

Nhưng ngay sau đó, Ðô đốc Robert Willard, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ, nhận định rằng Trung Quốc đang xúc tiến triển khai hệ thống tên lửa “chống tàu sân bay”. Vị chỉ huy này cũng nhận định rằng Trung Quốc nhắm mục tiêu trở thành một cường quốc quân sự toàn cầu bằng cách mở rộng ảnh hưởng ra “bên ngoài lãnh hải khu vực”, ngoài những vùng biển mà Bắc Kinh hiện đặt trọng tâm, trong đó có Biển Đông.

Mặc dù Trung Quốc cho rằng họ luôn tôn trọng hòa bình tại vùng Biển Đông, những động thái có tính khẳng định một cách mạnh mẽ chủ quyền của Bắc Kinh trong khu vực này khiến nhiều quốc gia trong khu vực e ngại.

Nhận định về vai trò của ASEAN trong việc hòa giải các vụ tranh chấp lãnh thổ này, Giáo sư Carl Thayer thuộc Ðại Học New South Wales (Australia) - một chuyên gia nghiên cứu quân sự kiêm giám đốc diễn đàn Nghiên Cứu Quốc Phòng, cho biết Indonesia, với tư cách là chủ tịch ASEAN đã có những bước đi chủ động.

Theo ông, Indonesia sẽ chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào tháng 10 tới với sự có tham gia lần đầu tiên của Mỹ. Điều này sẽ giúp ASEAN có thêm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, buộc Trung Quốc phải tuân thủ theo những ký kết của mình.

Trong tuyên bố mới nhất từ Nhà trắng, Mỹ đã kêu gọi giải quyết các căng thẳng trên Biển Đông bằng giải pháp hòa bình. “Mỹ và cộng đồng quốc tế nói chung đều quan tâm đến việc duy trì an ninh hàng hải trong khu vực, để bảo đảm sự tự do lưu thông, phát triển kinh tế và tôn trọng công pháp quốc tế”, người phát ngôn Nhà trắng hôm 10/6 nói.

Cuối tuần trước, tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cũng đã cảnh báo là xung đột có thể bùng nổ trên Biển Đông, trừ phi các quốc gia tranh chấp chủ quyền thông qua một cơ chế giải quyết một cách hòa bình.

Hải quân Mỹ cũng vừa triển khai tàu USS Chung-Hoon, một khu trục hạm có trang bị tên lửa, đến khu vực Biển Đông và Biển Sulu (tây nam Philippines ) trong tuần này để kiểm tra việc thực hiện quyền tự do lưu thông hàng hải tại các vùng biển này.

Về mặt chính thức, theo thông báo của đại sứ quán Mỹ ở Manila, USS Chung-Hoon là một trong những chiến hạm của Hải quân Mỹ được mời tham gia cuộc tập trận thường niên Mỹ-Philippines trong khuôn khổ hiệp định quốc phòng song phương.

Trong khi đó, Đại sứ Mỹ tại Manila Harry Thomas Jr. vừa lên tiếng bảo đảm là Mỹ sẽ yểm trợ Philippines “chống lại mọi đe dọa đối với an ninh của nước này”.


[Vitinfo news]



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang