Tờ Washington Post cho biết kể từ sau các vụ tấn công 11/9/2001, hệ thống tình báo mật vụ của Mỹ đã phát triển đến mức hiện không ai biết chi phí chính xác của hoạt động này là bao nhiêu, hay có bao nhiêu người tham gia vào công tác này. Washington Post nói gần 2000 công ty tư nhân và 1270 cơ quan chính phủ đã tham gia vào công tác chống khủng bố tại 10 ngàn địa điểm trên toàn đất nước. CIA chỉ là một trong số hơn một chục cơ quan tình báo của Mỹ Báo cáo này, mang tên Hoa Kỳ Tối mật (Top Secret America), được đưa ra sau hai năm điều tra của Washington Post. Các quan chức được trích dẫn thừa nhận rằng hệ thống này còn nhiều thiếu sót, nhưng họ cũng đặt các câu hỏi về kết luận của tờ báo. Trước khi báo cáo được đưa ra, Nhà Trắng nói với tờ Washington Post rằng họ biết có các vấn đề trong việc thu thập tình báo của Mỹ và đang tìm cách xử lý. Cồng kềnh Báo cáo này nói việc phát triển ngành an ninh - với các hợp đồng trị giá hàng tỉ dollar được đưa ra cho nhiều cơ quan chính phủ và nhà thầu tư - đã kéo theo một hệ thống khó sử dụng, thiếu giám sát trong khi lại lãng phí và trùng lặp cao. Theo tờ Washington Post: Khoảng 854 ngàn công dân Mỹ được phép tiếp cận các thông tin bí mật cao. 1/5 trong số các tổ chức chống khủng bố ở Mỹ là được tạo ra kể từ sau các vụ tấn công 11/9/2001. Hơn 250 cơ quan an ninh được lập ra hoặc tái cơ cấu kể từ sau vụ 11/9. Hơn 30 khu tổ hợp với diện tích chừng 1.6 triệu mét vuông được xây dựng cho tình báo mật tại khu vực Washington kể từ sau vụ tấn công. Nhiều cơ quan ấn hành rất nhiều báo cáo mà các quan chức chẳng bao giờ sờ tới. Kể từ sau các vụ tấn công 11/9, hệ thống tình báo và theo dõi của Mỹ đã thay đổi mạnh, với nhiều cải cách - như việc tạo ra Ban Giám đốc Tình báo Quốc gia để theo dõi 16 cơ quan hoạt động tình báo - và tiêu tốn rất nhiều nguồn lực. Các quan chức Mỹ thì nói những cải cách này đã kéo theo những cải thiện lớn. Phóng viên BBC về quốc phòng và an ninh, Nick Childs, nhận định các sự cố gần đây - như vụ đánh bom máy bay không thành tại Detroit vào tháng 12 năm ngoái, và vụ tấn công bất thành ở quảng trường Times ở New York vào tháng Năm - tiếp tục cho thấy những yếu kém và thất bại của hệ thống tình báo. Không lộ danh tính Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates nói sự cồng kềnh của hệ thống thu thập tình báo Mỹ không phải là không quản lý nổi, nhưng đôi khi người ta khó mà có được thông tin chính xác. Tháng trước, Tổng thống Barack Obama chỉ định tướng về hưu James Clapper, vốn là quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc, lên thay cho đô đốc Dennis Blair làm lãnh đạo ngành tình báo trong thời gian tới. Báo cáo Hoa Kỳ Tối mật do phóng viên đoạt giải Pulitzer, Dana Priest soạn thảo với sự cộng tác của hơn hai chục phóng viên khác, và được ấn hành làm ba phần trong tuần này. Washington Post nói cuộc điều tra của họ dựa trên các tài liệu của chính phủ, hồ sơ công và hàng trăm cuộc phỏng vấn với các quan chức tình báo, quân sự và kinh doanh cùng các cựu quan chức. Theo Washington Post, đa phần những người được phỏng vấn yêu cầu giữ bí mật danh tính, do họ không được phép nói công khai hoặc sợ bị trả đũa tại nơi làm việc. [Vietnamdefence news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoa Kỳ Tối mật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoa Kỳ Tối mật. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011
>> Những điểm yếu của tình báo Mỹ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)