Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Không quân Philipines

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Philipines. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Philipines. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

>> 2 át chủ bài của Không quân Philippines

Trong tương lai gần, Không quân Philippines sẽ trang bị hai máy bay chiến đấu hiện đại tăng cường đáng kể sức mạnh trên không sau nhiều năm bị “bỏ rơi”.

>> Chán 'đồ cũ' của Mỹ, Philippines tậu Su-30K mới từ Nga?



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích đa năng kiêm huấn luyện chiến đấu TA-50 mang hai tên lửa đối không AIM-9 ở đầu mút cánh và hai tên lửa không đối đất AGM-65 trên hai giá treo ở cánh.

Hôm 22/9, Quốc hội Philippines duyệt chi ngân sách năm 2013 cho chương trình hiện đại hóa toàn diện Lực lượng Vũ trang Philippines (AFP). Theo đó, Quân đội Philippines được cấp kinh phí mua hàng loạt vũ khí tối tân tập trung chủ yếu hiện đại hóa Hải quân – Không quân.

Cụ thể, Hải quân Philippines mua hai khinh hạm lớp Maestrale từ Italy và hiện đại hóa tàu chiến Hamilton. Không quân Philippines được sắm hàng chục máy bay cánh bằng và trực thăng vũ trang, vận tải, tìm kiếm cứu nạn.

Quan trọng hơn cả, Philippines sẽ lại có máy bay chiến đấu trong biên chế sau 7 năm bị “bỏ rơi” – không có chiến đấu cơ. Theo danh sách được công bố, trong vài năm tới, Không quân Philippines sẽ trang bị 12 máy bay TA-50 (Hàn Quốc) và 6 máy bay EMB-314 Super Tucano (Brazil).

“Đại bàng vàng” TA-50

Máy bay huấn luyện chiến đấu - tiêm kích đa năng TA-50 Golden Eagle (Đại bàng vàng) do Hàn Quốc chế tạo nhằm mục đích phục vụ một phần yêu cầu đào tạo phi công cho Không quân Hàn Quốc và hướng ra thị trường thế giới.

Dự án phát triển TA-50 bắt đầu từ năm 1992 với sự hợp tác giữa Chính phủ hàn Quốc (chi 70% kinh phí), Korea Aerospace Industries - KAI (17%) và Tập đoàn Lockheed Martin (13%).

TA-50 thiết kếtheo tiêu chuẩn hiện đại phù hợp huấn luyện phi công lái máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 như F-15 và F-16 trong Không quân Hàn Quốc. Buồng lái được số hóa với màn hình tinh thể lỏng hiển thị thông tin kỹ thuật, giúp phi công dễ theo dõi tình trạng máy bay – đặc điểm thường thấy trên máy bay hiện đại ngày nay.
TA-50 lắp một động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy F404 cho phép đạt tốc độ Mach 1,4-1,5, tầm bay gần 2.000km, trần bay hơn 16.000m. TA-50 là một trong số ít máy bay huấn luyện đạt vận tốc siêu thanh.

>> Philippines luôn thổi phồng sức mạnh quân sự

Ngoài vai trò huấn luyện chiến đấu, TA-50 còn được xem như một tiêm kích đa năng với khả năng mang vũ khí đối không, đối đất chính xác cao.

TA-50 thiết kế 7 giá treo mang vũ khí trên thân và cánh để mang: tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9, tên lửa đối không tầm trung AIM-120, tên lửa không đối đất AGM-65, bom có điều khiển bằng laser, rocket có điều khiển 70mm.

Với tính đa năng trong thiết kế, đáp ứng việc huấn luyện cũng như chiến đấu. Vàhơn hết, TA-50 có giá tương đối rẻ, 21 triệu USD/chiếc. Đây là những nhân tố chính làm “xiêu lòng” các nhà lãnh đạo Philippines quyết định chọn sản phẩm Hàn Quốc.

Máy bay chiến đấu cánh quạt hiện đại

Loại máy bay thứ 2 mà Không quân Philippines trang bị trong tương lai gần làEMB-314 Super Tucano. Có thể nói, EMB-314 là thiết kế chiến đấu cơ “độc” trên thế giới. Điểm độc ở đây không phải về kiểu dáng mà nó dùng động cơ cánh quạt.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Buồng lái hiện đại, tiện nghi của máy bay chiến đấu cánh quạt EMB-314 Super Tucano.

Máy bay chiến đấu dùng động cơ cánh quạt mất đi chỗ đứng kể từ khi máy bay phản lực xuất hiện cuối những năm 1950. Từ đó, trên thế giới hầu như không còn bất kỳ quốc gia nào phát triển máy bay cánh quạt cho vai trò chiến đấu.

Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, một vài quốc gia lại quay trở lại phát triển máy bay chiến đấu cánh quạt. Một trong số đó, hãng Embraer Brazil với thiết kế EMB-314 Super Tucano cho vai trò cường kích hạng nhẹ, hỗ trợ tấn công tầm gần, trinh sát, tuần tra.

Dù là máy bay cánh quạt, nhưng EMB-314 mang “hương vị hiện đại” vì ứng dụng nhiều công nghệ điện tử hàng không của máy bay chiến đấu phản lực thế hệ thứ 4.

Điều đó thể hiện rõ nhất trong buồng lái EMB-314 lắp hai màn hình màu tinh thể lỏng, màn hình HUD, máy tính quản lý chiến đấu, hệ thống điều khiển HOTAS. Máy bay được hỗ trợ hệ thống định vị quán tính INS và định vị toàn cầu GPS.

Vòm kính buồng lái máy bay thiết kế kiểu vỏ sò, kính chắn gió chống chịu sức gió lên tới 560km/h. Buồng lái trang bị hệ thống ghế phóng thoát hiểm khẩn cấp cho phi công.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Việc Philippines lựa chọn EMB-314 có lẽ vì một phần giá rẻ, 9-10 triệu USD/chiếc nhưng vẫn đảm bảo khả năng chiến đấu cao.

Điểm nhấn thứ 2, tính đa năng trong nhiệm vụ chiến đấu không thua kém máy bay chiến đấu phản lực. EMB-314 thiết kế hai súng máy cỡ 12,7mm ở trên cánh và 5 giá treo mang 1.500kg vũ khí gồm:

Tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9L (tầm bắn 35km), Python 3/4 (tầm bắn 15km); tên lửa không đối đất AGM-65 (tầm bắn 22km); bom dẫn đường bằng laser, rocket.

EMB-314 trang bị một động cơ tuốc bin cánh quạt PT6A-68A cho phép máy bay đạt tốc độ tối đa 593km/h, tầm bay tới 4.800km, trần bay hơn 10.000m. Trên lý thuyết, máy bay hoạt động liên tục trên không 6 tiếng rưỡi, phù hợp với nhiệm vụ tuần tra tầm xa.

Máy bay trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực đa chế độ AN/APG-67(V)4 có tầm phát hiện mục tiêu 150km, theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu.

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

>> Philippines chi đậm mua máy bay đối phó Trung Quốc

Cách đây vài hôm nhiều tờ báo quân sự của Mỹ đưa tin, Philippines đang duyệt khoản ngân sách khoảng 1,6 tỉ USD (khoảng 35 nghìn tỷ đồng) để mua khoảng 2 phi đội máy bay chiến đấu nhằm đối phó với Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Philippines sẽ mua 16-24 máy bay huấn luyện nhằm thay thế những chiếc F-5 của rích của mình


Theo đó tờ báo này cho biết: Chính quyền Philippines chi khoản ngân sách lớn chưa từng có trong lịch sử quân đội nước này để mua từ 16-24 máy bay huấn luyện và có thể nâng cấp khả năng thành máy bay chiến đấu nhằm rút ngắn khoảng cách về lực lượng với quân đội Trung Quốc trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa hai nước vẫn chưa có chiều hướng hạ nhiệt.

>> Tàu đổ bộ cỡ lớn được TQ coi trọng
>> Mỹ điều thêm tàu chiến tới biển Đông 


Hiện nay theo nhiều thông tin cho biết Philippines đang hướng tới các nhà cung cấp máy bay huấn luyện của Châu Âu để chọn lựa sản phẩm phù hợp với điều kiện tác chiến của quân đội nước này.

Dự án trên của quân đội Philippines nằm trong tiến trình hiện đại hóa quân đội của nước này, ‘ đây chỉ là bước đầu tiên của dự án trên’ một quan chức quân sự cấp cao của Philippines cho biết hôm 21/5.



http://nghiadx.blogspot.com
Philippines đang muốn mua các loại huấn luyện chiến đấu đời mới như: máy bay phản lực huấn luyện M346 của Italy, máy bay huấn luyện chiến đấu AMX-ATA của Brazil hay loại T-50 của Hàn Quốc.

Các loại máy bay huấn luyện chiến đấu mới của Philippines trong tương lai phải có khả năng tác chiến tốt trên biển, ngoài ra nước này còn muốn thông qua các loại máy bay huấn luyện mới nay sẽ nâng cao trình độ của phi công, vốn sử dụng chủ yếu các loại máy bay cũ từ những năm 70-80 thế kỷ trước của Mỹ.

Hiện nay đã có một vài hãng máy bay huấn luyện chiến đấu của Châu Âu đang chào hàng như máy bay phản lực huấn luyện M346 của Italy, máy bay huấn luyện chiến đấu AMX-ATA của Brazil hay loại T-50 của Hàn Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Trong bối cảnh trên, Bộ Quốc phòng Philippines còn muốn mua của Nhật Bản 10 tàu tuần tra mới cho Lực lượng Cảnh sát biển. Các tàu sẽ được bố trí tại vùng biển phía tây Philippines

 Hiện nay vũ khí chủ lực của không quân Philippines chủ yếu là các loại chiến đấu cơ F-5A loại máy bay chiến đấu thịnh hành vào những năm 70-80 của thế kỉ trước.

Theo ước tính không quân Philippines có 11 chiếc F-5A (trong đó 6 chiếc là do nước này mua của Mỹ, 6 chiếc còn lại được Hàn Quốc viện trợ năm 1997 nhưng 1 cái bị tai nạn nên hiện nay chỉ còn 5 chiếc.

Ngoài ra nước này còn có 24 máy bay tấn công OV-10 Bronco của Mỹ, 2 máy bay F27 Mk200 máy bay tuần tra hàng hải, 1 chiếc Cessna 310 máy bay liên lạc, 2 chiếc Cessna 210 và 1 chiếc Cessna 180 cùng 12 chiếc máy bay liên lạc U-17A/B có hai máy bay vận tải C-130B, 3 chiếc C-130H Hercules và còn 2 chiếc S-70A-5 máy bay trực thăng vận tải (UH-60 Black Hawk)…

http://nghiadx.blogspot.com
Philippines đang đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa quân đội nhắm đối phó với nguy cơ từ Trung Quốc

Trong bối cảnh trên, Bộ Quốc phòng Philippines sẽ mua của Nhật Bản 10 tàu tuần tra mới cho lực lượng cảnh sát biển.

Các tàu sẽ được bố trí tại vùng biển phía tây Philippines. Các loại tàu tuần tra cụ thể Philippines sẽ mua, chưa được tiết lộ. Chỉ biết chiều dài của tàu là khoảng 40 mét, và trọng tải khoảng 1.000 tấn. Bộ Quốc phòng Philippine hy vọng sẽ nhận được 10 tàu đầu tiên vào cuối năm nay.

Từ năm 2010, Bộ Quốc phòng Philippines khởi xướng một chương trình hiện đại hóa các lực lượng vũ trang. Lý do cho điều này là gia tăng tình hình căng thẳng báo động trong quan hệ với Trung Quốc, tranh chấp ở biển Biển Đông với Philippines.

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

>> Lần đầu tiên Philippines không mua trực thăng của Mỹ



Bộ Quốc phòng Philippines đã ký hợp đồng mua 8 trực thăng đa nhiệm W-3A Sokol của Công ty PZL Swidnik (Ba Lan).


Flightlobal cho biết, hợp đồng chuyển nhượng 8 trực thăng Sokol cho Philippines sẽ có giá 2,8 tỷ peso Philippines, tương đương 64,5 triệu USD.

Theo các điều kiện của đồng, Philippines sẽ nhận 4 chiếc trực thăng đầu tiên vào tháng 11/2011, số còn lại sẽ được bàn giao vào quý 2 năm 2012.



Trực thăng W-3A Sokol. Ảnh galerie.paluzga.net

Theo bình luận của các chuyên gia quân sự nước ngoài, mục đích các nhà quân sự Philippines mua trực thăng của Ba Lan là dùng để chiến đấu trong đội hình của các thăng UH-1H/V Iroquois, loại trực thăng có vai trò vận chuyển là chính.

Hiện, trong trang bị của Không quân Philippines có tất cả 88 chiếc trực thăng UH-1H/V Iroquois, trong đó phần lớn được sử dụng từ những năm 1970.

Đầu tháng 11/2010, Philippines đã được Mỹ “cho không” 5 chiếc UH-1 đã qua sử dụng.

Có thể thấy rằng, đây là lần đầu tiên Philippines mua trực thăng quân sự mà không phải do Mỹ sản xuất. Điều này có thể cho thấy ý định của Chính phủ Philippines trong tương lai là muốn đa dạng hoá các loại máy bay cho không quân.



Trực thăng W-3A Sokol có thể nâng tải nặng 2 tấn. Trực thăng W-3A Sokol có thể chở được 12 người, tăng tốc đến 260 km/h và tầm hoạt động lên tới 745km.



Philippines đang xem xét khả năng hiện đại hoá các trực thăng tấn công hạng nhẹ MD Helicopters MD 520.

Theo kế hoạch cải tiến, trực thăng MD Helicopters MD 520 sẽ được nâng cấp hệ thống điện tử, lắp đặt thiết bị quan sát đêm và thay động cơ cũ bằng động cơ có công suất lớn hơn.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, các yêu cầu về việc hiện đại hoá loại trực thăng trên chưa được chính thức thông qua.

W-3A Sokol là loại trực thăng đa nhiệm do Công ty PZL Swidnik của Ba Lan sản xuất, trên cơ sở trực thăng đa nhiệm Kania. Nhà sản xuất bắt đầu thiết kế 5 chiếc W-3A Sokol thử nghiệm vào năm 1978.

Trong đó chiếc đầu tiên thực hiện chuyến bay đầu tiên vào 16/11/1979, chiếc thứ hai – 6/5/1982, sản xuất hàng loạt bắt đầu vào năm 1985. Lô hàng đầu tiên gồm 50 chiếc được chế tạo vào năm 1991.
[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang