Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Bãi cạn Scarborough

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bãi cạn Scarborough. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bãi cạn Scarborough. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

>> Asean trước "thuốc thử" Trung Quốc

Tại sao bàn tay của chúng ta không nắm lại thành sức mạnh mà cứ xòe ra để kẻ mạnh lợi dụng bẻ hết ngón này đến ngón khác?




http://nghiadx.blogspot.com
Bức ảnh chụp hai tàu hải giám của Trung Quốc gần bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham trong tháng trước. Ảnh: AFP


Đã đến lúc ASEAN phải đổi mới phát triển

>> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (kỳ 1)
>> Việt Nam sẽ mua vua tàu ngầm Amur của Nga ?

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập năm 1967 với sự tham gia lúc đầu của 5 nước: Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore và Philippines.

Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Trong giai đoạn đầu, ASEAN là một tổ chức lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.

Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Indonesia) với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali).

Hiệp ước Bali xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước như: Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với nhau; Giải quyết các bất đồng hay tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.

Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên của mình. Năm 1992 Việt Nam tham gia Hiệp ước Bali và năm 1995 trở thành thành viên chính thức.

Năm 1999, ASEAN là tổ chức có 10 thành viên gồm tất cả các nước ở Đông Nam Á.

Tính thống nhất và sự đoàn kết trong ASEAN

Các thành viên của ASEAN thì chỉ có một điểm chung là các nước nhỏ và chỉ trừ Thái Lan là chưa là thuộc địa của ai (chẳng qua, trong phân chia, các nước lớn thỏa thuận với nhau coi Thái Lan là vùng đệm) còn lại đều đã từng là thuộc địa của đế quốc trong thời gian dài.

Và, vì thế, nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển là đương nhiên. Cho nên, tiếng nói của ASEAN trên trường quốc tế không có nhiều trọng lượng.

Sự khác biệt giữa các thành viên thì lại rất nhiều, đặc biệt là sự khác nhau về chế độ chính trị.

Chính sự khác biệt này, các thành viên, tất yếu sẽ có những mối quan hệ, tương tác với bên ngoài vì lợi ích quốc gia khác nhau, nên khi đặt vào trong tổ chức của ASEAN thì độ “kênh” quá lớn. Giống như những hòn đá đầy góc cạnh thì không thể xếp thành khối được trừ phi mài bớt các góc cạnh ấy đi.

Sức mạnh của một tổ chức biểu hiện bởi sự đoàn kết và tính kỷ luật. Nhưng khi trong một tổ chức mà không thống nhất về quyền lợi, không thống nhất về ý chí và hành động thì rõ ràng là thiếu sự đoàn kết nhất trí.

Trong khi đó biện pháp chế tài, trừng phạt các thành viên vi phạm không có, nói cách khác kỷ luật không nghiêm, ai thích làm gì thì làm…

Một tổ chức mà thiếu sự đoàn kết, tổ chức lỏng lẻo thì làm sao có thể là mạnh được?

Hãy xem Thái Lan và Campuchia. Nguyên tắc quan hệ của các thành viên trong khối theo Hiệp ước Bali là: Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đối với nhau…

Thế nhưng gần đây, 2 thành viên này đem đại bác ra nói chuyện với nhau. Mức độ quyết liệt được Thủ tướng Campuchia coi đó là một cuộc chiến tranh biên giới giữa 2 nước.

Đặc biệt gần đây, trước việc Trung Quốc thi hành chính sách của mình trên biển Đông, với hành động chèn ép, bắt nạt, đe dọa dùng vũ lực hòng đoạt gần trọn biển Đông, gây nên tình hình căng thẳng, lo ngại bất an của các nước thành viên trong ASEAN thì ASEAN càng bộc lộ sự không đoàn kết của mình.

Các nước không có tuyên bố chủ quyền trên biển gây tranh chấp với Trung Quốc thì im lặng, mặc cho Trung Quốc đe dọa, tự tung tự tác với các nước có tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, im lặng cũng còn tốt, không những thế, có những nước thành viên vì lợi ích quốc gia lại quay sang ủng hộ Trung Quốc.

Cuộc tranh chấp bãi cạn Scarborough giữa Philippines và Trung quốc đang diễn ra căng thẳng, quyết liệt, có thể dẫn đến xung đột quân sự bất cứ lúc nào. Philippines đang chịu một sức ép cực lớn bởi Trung Quốc từ lời lẽ đe dọa dùng vũ lực cho đến những hành động sẵn sàng dùng vũ lực.

Dư luận tiến bộ trên thế giới coi hành động của Trung Quốc là chèn ép, cậy thế nước lớn, có tham vọng phi lý, đều đứng về phía Philippin. Trong khi đó ASEAN im lặng. Duy nhất chỉ có Việt Nam là không im lặng.

Chính phủ Việt Nam tuyên bố: “Việt Nam hết sức quan tâm, lo ngại về tình hình tranh chấp bãi cạn Scarborough… các bên liên quan cần kiềm chế, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông và khu vực".

Tuyên bố này có điểm đặc biệt là nó cũng chính là mục đích, yêu cầu của Philippines khi đề nghị cách giải quyết tranh chấp với Trung Quốc (Trung Quốc biết đuối lý nên không chấp nhận).

Rõ ràng, đây là sự ủng hộ Philippines về mặt pháp lý, tinh thần và về cách giải quyết. Có thể nói là rất khôn khéo, rất bản lĩnh của Việt Nam.

Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” và cũng có câu: “Chơi với dao có ngày đứt tay”, các thành viên trong ASEAN chắc cũng có câu tương tự. Lẽ ra họ phải biết rằng, cái “lợi ích quốc gia” mà họ có được từ Trung Quốc không phải được phát cho không.

Trung Quốc chưa và không bao giờ có cách hành xử như vậy. (Philippines đã từng chống quan điểm của Việt Nam và Malaysia, đi theo quan điểm của Trung Quốc và nay thì…như đã biết)

Với tính thống nhất không cao, sự đoàn kết nhất trí không có, kỷ luật lỏng lẻo, lại nghèo và nhỏ, ASEAN không mạnh và không là chỗ dựa như ta tưởng và mong đợi cho bất kỳ một thành viên nào.

Vì vậy Trung Quốc vốn coi ASEAN không ra gì, thậm chí ngay cả những điều họ đã đặt bút ký như DOC cũng như để mua vui. Họ chuyên lợi dụng để biến thành diễn đàn cho họ.

Đổi mới để phát triển hoặc tồn tại không bền vững là sự lựa chọn bắt buộc với các thành viên trong tổ chức này.

Liên minh các quốc gia có tuyên bố chủ quyền trên biển.

Trước sự chèn ép, bắt nạt, cậy thế nước lớn, không còn cách nào khác, các nước nhỏ có cùng lợi ích trong ASEAN hãy liên minh lại với nhau tạo thành “nhóm lợi ích”. Đó là biện pháp tự cứu mình trước.

Điều gì sẽ xảy ra khi những nước có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông xây dựng một hiệp ước phòng thủ chung để bảo vệ vùng biển của mình trên cơ sở Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982? Chắc chắn sẽ tạo nên thế và lực rất lớn mà các nước lớn không thể coi thường. Đặc biệt là thế trận.

Với thế địa lý của những nước có tuyên bố chủ quyền, nó tạo ra một thế trận tấn công vô cùng hiểm hóc, liên hoàn không những trên phương diện quân sự mà cả kinh tế. Bất kỳ một nước lớn nào cũng sẽ không dám mạo hiểm.

Muốn vậy, các nước có tuyên bố chủ quyền phải thống nhất nhận thức tư tưởng là: Trong giải quyết tranh chấp quốc gia này hay quốc gia kia có thể mất chút này chút nọ nhưng chúng ta cùng được và được rất nhiều, còn hơn là chúng ta tỵ nạnh nhau để bị mất sạch.

Để có thể liên minh, hợp tác…thì điều trước tiên các nước có tuyên bố chủ quyền phải giải quyết ổn thỏa việc tranh chấp với nhau bằng cách căn cứ vào Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Có thể dùng Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc (CLSC) làm trọng tài hoặc giám sát.

Đây là điều kiện rất thuận lợi vì phù hợp với chủ trương, nguyên tắc giải quyết tranh chấp trên biển của các nước có tuyên bố chủ quyền, trừ Trung Quốc.

Vậy, tại sao chúng ta không ngồi lại cùng nhau để giải quyết chuyện này? Tại sao bàn tay ta không nắm lại thành quả đấm mà cứ xòa ra để kẻ mạnh cứ lần lượt bẻ hết ngón này đến ngón khác?

Sẽ rất khó khăn khi ASEAN thống nhất với nhau để ra một bản Tuyên bố về tình hình tranh chấp trên biển. Sự khó khăn càng lớn khi bản Tuyên bố, nếu có này, được Trung Quốc chấp thuận. Vì thế, những vấn đề nào dễ thống nhất ta làm trước, chuẩn bị sẵn sàng mọi tình huống.

Khi chúng ta đã thỏa thuận với nhau, được CLSC công nhận thì có nghĩa chúng ta đã hoàn chỉnh về mặt pháp lý. Và chúng ta có thể bắt đầu “cùng nhau” từ đây, xây dựng một tổ chức nhỏ trong lòng một tổ chức lớn ASEAN.

Có thể đó là một tổ chức các quốc gia có tuyên bố chủ quyền biển mà trong đó sự ràng buộc có thể là Hiệp ước, Hiệp định hoặc các Tuyên bố chung…tùy theo tình hình diễn biến để xác định nội dung.

Thời gian không chờ đợi chúng ta.



(Nguồn :: Lê Ngọc Thống - Báo phunutoday.vn)

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

>> Tàu chiến Trung Quốc rợp biển Đông

Doãn Trác cho biết, ngay tới đây Trung Quốc sẽ xây dựng trạm quan sát khí tượng trên bãi Scarborough và cho rằng còn phải tăng cường cái gọi là "lực lượng chấp pháp" trên biển Đông, hoàn thiện cái gọi là "căn cứ pháp lý". Về lâu dài, Trung Quốc phải tính đến việc xây sân bay, cầu cảng trên biển Đông, đồng thời thống nhất chỉ huy và quản lý thông tin cho các "lực lượng chấp pháp".



http://nghiadx.blogspot.com
Philippines đang đau đầu nghĩ cách đối phó với các hành động lấn lướt của Trung Quốc (ảnh: Trụ sở bộ Ngoại giao Philippines, hình minh họa)

Theo thông tin mới nhất từ bộ Ngoại giao Philippines, tính đến 7 giờ sáng ngày 21/5 đã phát hiện được 5 tàu "công vụ" Trung Quốc mang các số hiệu CMS-71, CMS-84, FLEC-301, FLEC-303 và FLEC-310 đang hoạt động (trái phép) bên trong đầm phá bãi Scarborough cùng với 10 chiếc tàu cá Trung Quốc, một động thái leo thang mới của Bắc Kinh trong hơn một tháng qua.

6 tàu cá Trung Quốc khác được Philippines phát hiện đang hoạt động trên vùng biển Bajo de Masinloc thuộc Philippines. Cũng trong ngày 21/5 có 56 tàu cá Trung Quốc trang bị nhiều phương tiện hiện đại đã được phát hiện, trong đó 27 chiếc bên trong, 29 chiếc hoạt động ngoài đầm phá bãi Scarborough.

>> Chiến lược 'chống tiếp cận' của Trung Quốc đã bị hóa giải
>> Tàu đổ bộ cỡ lớn được TQ coi trọng

Con số tàu thuyền Trung Quốc tăng nhanh từng ngày, sang ngày thứ Ba, 22/5 đã có 16 tàu cá và 76 tàu "đa phương tiện" của Trung Quốc bị Philippines phát hiện đang hoạt động trái phép tại Scarborough.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Trung Quốc ngày càng xuất hiện dày đặc trên biển Đông, nhất là khu vực bãi cạn Scarborough (ảnh: lực lượng "chức năng" Trung Quốc tràn ra sàn tàu quan sát bãi cạn Scarborough và cảnh xua đuổi tàu thuyền Philippines

"Thật đáng tiếc rằng những hành động trên lại xảy ra đúng thời điểm Trung Quốc đã nối lại đàm phán và hai bên đã và đang thảo luận với nhau làm thế nào để xoa dịu tình hình căng thẳng trong khu vực", bộ Ngoại giao Philippines vừa phát đi thông điệp này ngày hôm nay cho giới truyền thông địa phương.

"Những hành động gần đây của Trung Quốc là vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc, cụ thể là Điều 2.4", bộ Ngoại giao Philippines nêu rõ, Philippines phản đối những hành động này của Trung Quốc, Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền và quyền tài phán đối với bãi cạn Scarborough và vùng đặc quyền kinh tế của Philippines bao gồm vùng biển xung quanh Bajo de Masinloc.

http://nghiadx.blogspot.com
Người phát ngôn bộ Ngoại giao Philippines, Raul Hernandez

Philippines lo ngại rằng sự gia tăng liên tục của các tàu Trung Quốc trên bãi Scarborough sẽ làm gia tăng căng thẳng.

Manila đã gửi kháng nghị chính thức đến chính phủ Trung Quốc thông qua đại sứ quán Philippines tại Bắc Kinh để phản đối vấn đề này ngay trong hôm thứ Hai, 21/5.

Dù đã dự báo trước về các động thái leo thang của Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough ngay từ khi Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát Scarborough bằng tàu Ngư chính 310, Hải giám 75 và Hải giám 81, sau đó lại ban hành cái lệnh quái gở và phi pháp, vô hiệu "cấm đánh bắt cá" trên biển Đông, đặc biệt nhằm vào bãi Scarborough thì kiểu gì Trung Quốc cũng sẽ kéo cả dàn tàu các loại ra khu vực này, nhưng khó ai ngờ rằng tàu Trung Quốc xuất hiện nhiều và nhanh như vậy.

http://nghiadx.blogspot.com
Doãn Trác, thiếu tướng hải quân Trung Quốc tự cho mình có quyền dùng vũ lực quân sự trên biển Đông, tỏ ra "hí hửng" với việc xây cầu tàu, sân bay (trái phép - PV) trên biển Đông

Bất ngờ hơn, Nhân dân nhật báo bản điện tử của Trung Quốc hôm nay 23/5 đăng bài xã luận của Doãn Trác, thiếu tướng hải quân - một trong 5 gương mặt "học giả" đeo lon thiếu tướng theo đuổi quan điểm hiếu chiến trên biển Đông từng được điểm mặt, đã kêu gọi: "(Trung Quốc) trên thực tế đã kiểm soát Scarborough rồi, cần tăng ngay "lực lượng chấp pháp" trên biển Đông!"

Doãn Trác cho biết, ngay tới đây Trung Quốc sẽ xây dựng trạm quan sát khí tượng trên bãi Scarborough và cho rằng còn phải tăng cường cái gọi là "lực lượng chấp pháp" trên biển Đông, hoàn thiện cái gọi là "căn cứ pháp lý". Về lâu dài, Trung Quốc phải tính đến việc xây sân bay, cầu cảng trên biển Đông, đồng thời thống nhất chỉ huy và quản lý thông tin cho các "lực lượng chấp pháp".=

http://nghiadx.blogspot.com
Hoạt động diễn tập của hạm đội Nam Hải trên biển Đông đang có dấu hiệu ngày một gia tăng về tần suất và mức độ, quy mô (hình minh họa, nguồn Quân giải phóng)

 Bất ngờ ở đây không chỉ là sự trùng lặp giữa hành động lấn lướt trên thực địa ở biển Đông với các luận điệu, thông tin tuyên truyền bóp méo sự thật (về chủ quyền lãnh thổ và những cái gọi là “hoạt động chấp pháp trên biển” – PV) của Trung Quốc mà còn ở mức độ trắng trợn, táo tợn trong những nước cờ tiếp theo nhằm củng cố thực lực trên vùng biển Trung Quốc vừa chiếm được quyền kiểm soát.

Về chiến lược dài hạn hơn, hôm nay tờ Quang Minh báo xuất bản tại Bắc Kinh dẫn nguồn tin “tình báo Mỹ” trích dẫn trong báo cáo Lầu Năm Góc trình Quốc hội Mỹ về tình hình quân sự Trung Quốc cho hay, hiện có 3 chiếc tàu ngầm của hải quân Trung Quốc có những “hoạt động bất thường” ở khu vực cảng Tam Á, đồng thời “trận địa phóng tên lửa” mà Bắc Kinh xây dựng trên đảo Hải Nam sẽ giúp Bắc Kinh tăng sức mạnh khống chế trên biển Đông.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hải quân Trung Quốc diễn tập trên biển (ảnh minh họa, nguồn CCTV)

Việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh kiểm soát và xây dựng các cơ sở, kết cấu trên các bãi đá, đảo chìm hay rặng san hô mà họ vừa chiếm được từ nước khác là một nước cờ tất yếu theo chiến thuật lấn đến đâu, cắm chốt đến đấy.

Đây là một bài học cảnh giác cho tất cả các bên đang có tranh chấp lãnh hải, lãnh thổ với Trung Quốc và các bên cần tính toán cách đối phó với sự tham lam không cùng này của Bắc Kinh.

Điều này sẽ càng gia tăng hơn nữa những khó khăn cho Philippines vẫn đang theo đuổi thiện chí giải quyết tranh chấp bằng đàm phán, đồng thời cũng làm bộc lộ rõ bản chất, âm mưu thôn tính các vùng biển tranh chấp với chiến lược gặm nhấm từng mảng, tằm ăn dâu của Bắc Kinh.

>> Philippines chi đậm mua máy bay đối phó Trung Quốc

Cách đây vài hôm nhiều tờ báo quân sự của Mỹ đưa tin, Philippines đang duyệt khoản ngân sách khoảng 1,6 tỉ USD (khoảng 35 nghìn tỷ đồng) để mua khoảng 2 phi đội máy bay chiến đấu nhằm đối phó với Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Philippines sẽ mua 16-24 máy bay huấn luyện nhằm thay thế những chiếc F-5 của rích của mình


Theo đó tờ báo này cho biết: Chính quyền Philippines chi khoản ngân sách lớn chưa từng có trong lịch sử quân đội nước này để mua từ 16-24 máy bay huấn luyện và có thể nâng cấp khả năng thành máy bay chiến đấu nhằm rút ngắn khoảng cách về lực lượng với quân đội Trung Quốc trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa hai nước vẫn chưa có chiều hướng hạ nhiệt.

>> Tàu đổ bộ cỡ lớn được TQ coi trọng
>> Mỹ điều thêm tàu chiến tới biển Đông 


Hiện nay theo nhiều thông tin cho biết Philippines đang hướng tới các nhà cung cấp máy bay huấn luyện của Châu Âu để chọn lựa sản phẩm phù hợp với điều kiện tác chiến của quân đội nước này.

Dự án trên của quân đội Philippines nằm trong tiến trình hiện đại hóa quân đội của nước này, ‘ đây chỉ là bước đầu tiên của dự án trên’ một quan chức quân sự cấp cao của Philippines cho biết hôm 21/5.



http://nghiadx.blogspot.com
Philippines đang muốn mua các loại huấn luyện chiến đấu đời mới như: máy bay phản lực huấn luyện M346 của Italy, máy bay huấn luyện chiến đấu AMX-ATA của Brazil hay loại T-50 của Hàn Quốc.

Các loại máy bay huấn luyện chiến đấu mới của Philippines trong tương lai phải có khả năng tác chiến tốt trên biển, ngoài ra nước này còn muốn thông qua các loại máy bay huấn luyện mới nay sẽ nâng cao trình độ của phi công, vốn sử dụng chủ yếu các loại máy bay cũ từ những năm 70-80 thế kỷ trước của Mỹ.

Hiện nay đã có một vài hãng máy bay huấn luyện chiến đấu của Châu Âu đang chào hàng như máy bay phản lực huấn luyện M346 của Italy, máy bay huấn luyện chiến đấu AMX-ATA của Brazil hay loại T-50 của Hàn Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Trong bối cảnh trên, Bộ Quốc phòng Philippines còn muốn mua của Nhật Bản 10 tàu tuần tra mới cho Lực lượng Cảnh sát biển. Các tàu sẽ được bố trí tại vùng biển phía tây Philippines

 Hiện nay vũ khí chủ lực của không quân Philippines chủ yếu là các loại chiến đấu cơ F-5A loại máy bay chiến đấu thịnh hành vào những năm 70-80 của thế kỉ trước.

Theo ước tính không quân Philippines có 11 chiếc F-5A (trong đó 6 chiếc là do nước này mua của Mỹ, 6 chiếc còn lại được Hàn Quốc viện trợ năm 1997 nhưng 1 cái bị tai nạn nên hiện nay chỉ còn 5 chiếc.

Ngoài ra nước này còn có 24 máy bay tấn công OV-10 Bronco của Mỹ, 2 máy bay F27 Mk200 máy bay tuần tra hàng hải, 1 chiếc Cessna 310 máy bay liên lạc, 2 chiếc Cessna 210 và 1 chiếc Cessna 180 cùng 12 chiếc máy bay liên lạc U-17A/B có hai máy bay vận tải C-130B, 3 chiếc C-130H Hercules và còn 2 chiếc S-70A-5 máy bay trực thăng vận tải (UH-60 Black Hawk)…

http://nghiadx.blogspot.com
Philippines đang đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa quân đội nhắm đối phó với nguy cơ từ Trung Quốc

Trong bối cảnh trên, Bộ Quốc phòng Philippines sẽ mua của Nhật Bản 10 tàu tuần tra mới cho lực lượng cảnh sát biển.

Các tàu sẽ được bố trí tại vùng biển phía tây Philippines. Các loại tàu tuần tra cụ thể Philippines sẽ mua, chưa được tiết lộ. Chỉ biết chiều dài của tàu là khoảng 40 mét, và trọng tải khoảng 1.000 tấn. Bộ Quốc phòng Philippine hy vọng sẽ nhận được 10 tàu đầu tiên vào cuối năm nay.

Từ năm 2010, Bộ Quốc phòng Philippines khởi xướng một chương trình hiện đại hóa các lực lượng vũ trang. Lý do cho điều này là gia tăng tình hình căng thẳng báo động trong quan hệ với Trung Quốc, tranh chấp ở biển Biển Đông với Philippines.

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

>> Điểm mặt 5 'lưỡi kiếm' của Trung Quốc đang chĩa vào Philippines

Trong một diễn biến mới xoay quanh những căng thẳng gần đây tại bãi đá Hoàng Nham/Scarborough, Trung Quốc đã điều động 5 tàu chiến tới một địa điểm chưa xác định gần Philippines.


Tuy phía Trung Quốc cho biết 5 tàu này được điều tới khu vực đó tham gia khóa huận luyện, nhưng cũng có thể sẽ điều động để hỗ trợ cho tàu đánh cá Trung Quốc ở khu vực bãi cạn Hoàng Nham/Scarborough.

>>Hải quân Trung Quốc có thực sự đáng lo ngại?
>> Trung Quốc tung thế cờ hiểm ở Biển Đông

Ngoài ra, sự xuất hiện của 5 tàu chiến Trung Quốc này có thể là nhằm đáp trả việc Mỹ điều động tàu ngầm hạt nhân tiến công lớp Virginia (USS North Carolina) neo đậu tại vịnh Subic (cách Hoàng Nham/Scarborough) hơn 200km.

Hoặc cũng có thể, hành động này nhắm tới việc Philippines sắp tiếp nhận tàu tuần duyên lớp Hamilton thứ hai từ Mỹ - được xem tàu chiến lớn nhất, hiện đại nhất của lực lượng Hải quân Philippines già nua.

Dưới đây là một số thông tin về 3 loại tàu Hải quân Trung Quốc xuất hiện gần Philippines:


http://nghiadx.blogspot.com
Trong số 5 tàu được điều động tới vùng biển, có sự góp mặt của 2 khu trục lớp Lữ Giang I Type 052B (số hiệu 168 và 169). Lớp Lữ Giang I thiết kế để đáp ứng nhiệm vụ phòng không, chống hạm và chống tàu ngầm.


Lữ Giang I có lượng giãn nước khoảng 6.500 tấn, dài 154m. Thủy thủ đoàn trên tàu 280 người.


http://nghiadx.blogspot.com
Lữ Giang I có năng lực phòng không khá mạnh với tổ hợp tên lửa đối không tầm trung 9M317 Shtil (48 quả) với 2 bệ phóng đặt ở phía sau tháp pháo tàu và một ở trên nóc hangar chứa trực thăng.

Tên lửa được dẫn đường bằng đầu tự dẫn radar bán chủ động, tầm bắn chống máy bay 38km, chống tên lửa hành trình 20km.

Tên lửa được điều khiển bằng radar MR90 (trên tàu trang bị 4 radar), loại radar này có thể cung cấp 2 kênh dẫn 2 tên lửa đồng thời tiến công mục tiêu.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Ngoài ra, khả năng phòng không còn được bổ sung bằng 2 tổ hợp pháo phòng không tầm ngắn Type 730. Tổ hợp trang bị một pháo 7 nòng cỡ 30mm có tầm bắn lớn nhất khoảng 3.000m và radar điều khiển hỏa lực cùng thiết bị ngắm quang – điện.

http://nghiadx.blogspot.com
Lữ Giang 1 trang bị hệ thống định vị thủy âm lắp dưới thân tàu để kết hợp cùng thiết bị hỏa lực đối phó với các mối nguy hiểm dưới lòng biển.

Hỏa lực chống ngầm gồm 2 bệ phóng rocket săn ngầm 6 nòng cỡ 240mm Type 87 đặt ngay trước tháp pháo 100mm (ảnh trên).

Và 2 cụm máy phóng ngư lôi (mỗi cụm 3 ống) loại 324mm bắn ngư lôi hạng nhẹ Yu-7 có tầm bắn ngắn 7,3km, xuyên sâu xuống mặt nước 400m (ảnh dưới).

Bên cạnh đó, khả năng săn ngầm của tàu còn có sự hỗ trợ từ một trực thăng Kamov Ka-28 hoặc trực thăng nội Z-9C.

http://nghiadx.blogspot.com
Hỏa lực chống hạm của Lữ Giang I thực sự nguy hiểm (các tàu chiến của Philippine không bao giờ có thể là đối thủ). Tàu trang bị tới 16 tên lửa hành trình đối hạm tầm xa YJ-83 có tầm bắn tới 180km, đầu đạn nặng 165kg.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ hiện đại Giang Khải I Type 054A.

Hai tàu tiếp theo trong đội tàu 5 chiếc của Trung Quốc thuộc lớp tàu hộ vệ hiện đại Giang Khải I Type 054A. Tàu có lượng giãn nước hơn 4.000 tấn, dài 134m. Chiếc tàu thiết kế tác chiến đa nhiệm vụ: phòng không, chống hạm và chống ngầm

Tuy xếp vào lớp tàu hộ vệ (frigate) nhưng hỏa lực của Giang Khải I giống hệt Lữ Giang I nhưng số lượng ít hơn. Ngoài ra, thay vì dùng pháo hạm 100mm thì Giang Khải I dùng pháo hạm 76mm.

http://nghiadx.blogspot.com

Đặc biệt, Giang Khải I thiết kế hệ thống ống phóng thẳng đứng chứa 32 tên lửa đối không tầm trung 9M317 Shtil hoặc cũng có thể là biến thể hải quân HQ-16 do Trung Quốc tự sản xuất sao chép 9M317.

Nhìn chung, 2 tàu Lữ Giang I và 2 tàu Giang Khải I được điều động tới gần Philippines đều có năng lực tác chiến phòng không mạnh tương đối.

Dường như nó nhắm đến “vô hiệu hóa” sức mạnh của tàu ngầm hạt nhân tiến công lớp Virginia với vũ khí chống hạm chủ yếu là 12 tên lửa hành trình tầm xa UGM-109 Tomahawk hoặc tên lửa tầm ngắn UGM-84 Harpoon.

Còn nếu nói về khả năng chống ngầm thì rõ ràng Lữ Giang I và Giang Khải I khó sờ được tới Virginia. Trong khi đó, nếu chỉ xét thông số kỹ thuật thì Virginia với ngư lôi hạng nặng Mark 48 (cự ly 40-50km) vượt trội hơn hẳn.

http://nghiadx.blogspot.com

Chiếc cuối cùng trong đội tàu 5 chiếc của Hải quân Trung Quốc trên khu vực không xác định gần Philippines là tàu đổ bộ đa năng Type 071. Đây là tàu đổ bộ lớn nhất của Hải quân Trung Quốc từ trước đến nay với lượng giãn nước khoảng 17.000-20.000 tấn.

http://nghiadx.blogspot.com

Tàu thiết kế với boong phóng máy bay lớn ở phía sau giành cho trực thăng vận tải hạng trung, hạng nặng hạ cánh.

http://nghiadx.blogspot.com

Cận cảnh cửa đuôi tàu Type 071 với các tàu đổ bộ đệm khí bên trong, thiết kế này giống hết tàu đổ bộ hiện đại của Mỹ - Pháp. Type 071 có thể chở theo một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ cùng 15-20 xe bọc thép lội nước.

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

>> Trung Quốc tung thế cờ hiểm ở Biển Đông

Không đánh giá về tầm chiến lược của vụ tranh chấp. Có thể nói, chiến thuật “dùng Hải quân răn đe, sử dụng lực lượng bán vũ trang, dân sự “lấy thịt đè người” xua đuổi, chiếm giữ khu vực tranh chấp… là một nước cờ hiểm hóc mà Trung Quốc đã thi thố với Philipines. Lưỡi bò đã “liếm” ngon lành bãi cạn Scarborough mà không bị cái “gai” nào đâm vào lưỡi.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hải giám Trung Quốc tác oai tác quái trên biển Đông

Diễn biến vụ tranh chấp bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham giữa Trung Quốc và Philippines, cho thấy sách lược của Trung Quốc như một nước cờ hiểm hóc, khó đối phó làm cho các nước có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông lo ngại.

Với Philippines, mức độ hiểm hóc là một thì các nước khác là rất nhiều lần, bởi lẽ, đối với Philippines, lực lượng Hải quân Trung Quốc chỉ có trách nhiệm răn đe, vì họ không muốn Mỹ nhảy vào can thiệp.
Còn đối với các nước khác việc Hải quân Trung Quốc vào cuộc là điều có thể xảy ra bởi sức ép của chủ nghĩa dân tộc cực đoan và bởi những cái đầu nóng, hiếu chiến như 5 ông tướng nọ chẳng hạn,

Chính vì thế, các nước khác, ngoài việc đối phó với chiến thuật “lấy thịt đè người”, còn phải sẵn sàng đối đầu với Hải quân Trung Quốc nên thình thế sẽ khó khăn cho những quốc gia nhỏ bé.

>> “Philippines ăn hiếp Trung Quốc”

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là Việt Nam, Malaysia, Bruney…chịu thúc thủ để cho Trung Quốc chiếm trọn biển Đông? Nhất định không.

Trước hết, nước cờ này Trung Quốc áp dụng đầu tiên vào ngay Philippines là có cơ sở.

Thứ nhất: So với các khu vực tranh chấp khác trên biển Đông thì bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham là gần Trung Quốc nhất, chỉ cách 1200km. Cho nên nếu có điều chi thì họ dễ hỗ trợ.

Thứ hai là: Philippines là nước yếu nhất trong số các nước có tranh chấp với Trung Quốc. Họ yếu không những về Hải quân mà cả lực lượng chấp pháp trên biển. Do đó chỉ cần Philippines không đưa Hải quân vào cuộc là Trung Quốc đạt yêu cầu.

Làm sao để Philippines nhụt chí không đưa Hải quân vào cuộc thì công việc của giới truyền thông và các ông tướng “sực nức mùi nước hoa”. Còn lại, lực lượng gồm 34 tàu các loại của họ dư sức “lật úp” các tàu của Philippines.

Tính đến thời điểm này, Trung Quốc đã thành công về chiến thuật. Khu vực tranh chấp đã do họ kiểm soát, khống chế.

Còn đối với Việt Nam.

Việt Nam là nước có tuyên bố chủ quyền căng thẳng với Trung Quốc. Khu vực Trung Quốc muốn tranh chấp là 2 quần đảo của Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa. Ngoài ra còn liên quan đến đường “lưỡi bò” mà Trung Quốc công bố cũng vi phạm chủ quyền Việt Nam.

Trong thời điểm hiện nay, đụng độ trên 2 quần đảo trên về quân sự là khó xảy ra bởi lực lượng phòng thủ biển của Việt Nam không phải là “đội” dễ chơi, đặc biệt trên “sân nhà” Việt Nam.

Nhưng việc các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam đụng độ với các lực lượng tàu chấp pháp của Trung Quốc là không tránh khỏi vì cái “lưỡi bò” tai hại, gây mất đoàn kết của Trung Quốc mà ra.

Vậy, liệu Trung Quốc có áp dụng nước cờ hiểm này không?



http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc đang triển khai ra Biển Đông đội tàu hùng hậu đóng vai trò như một tổ hợp chế biến hải sản di động. Giữ vị trí trung tâm của đội tàu này là tàu Hải Nam Bảo Sa 001 có trọng tải 32.000 tấn. Ảnh: Dwnews

Lực lượng tàu ngư chính và hải giám Trung Quốc đang được tăng lên cả về số lượng lẫn trang bị. Hiện tại, Trung Quốc đã có 300 tàu hải giám, năm tới tăng thêm 36 chiếc nữa. Hải giám là lực lượng cảnh sát của Cục Hải dương Trung Quốc (giống Cảnh sát biển VN)

Với việc chuẩn bị lực lượng như thế này thì khả năng sử dụng chiến thuật “lấy thịt đè người” để đe dọa ngư dân ở diện rộng trên biển có thể sẽ xảy ra.

Tuy nhiên Việt Nam không phải là Philipines.

Thứ nhất: Để bảo vệ chủ quyền, từ xưa tới nay, Việt Nam chưa biết sợ là gì. Việt Nam đã quá quen nghe những lời đe dọa. Chính vì thế mà dân Việt Nam nói chung và ngư dân Việt Nam nói riêng luôn thể hiện khí phách của mình “một tấc không đi, một ly không rời”.

Bám biển là bảo vệ và khẳng định chủ quyền, gìn giữ tài sản của ông cha để lại, đó không những là ý chí quật cường của ngư dân đảo Lý Sơn mà là ngư dân cả nước Việt.

Thứ hai: Việt Nam đã nhận rõ âm mưu, chiến thuật này từ lâu và đã chuẩn bị đối phó kỹ càng về xây dựng lực lượng và biện pháp đối phó.

Về lực lượng.

Không khó đoán khi Việt Nam tăng cường lực lượng Cảnh sát biển về số lượng và chất lượng. Hỗ trợ cho ngư dân đóng tàu sắt để đánh bắt xa bờ và trang bị những thứ cần thiết cho ngư dân để bảo vệ chủ quyền.

Biện pháp đối phó.

Lực lượng chuyên trách của chúng ta phải tăng cường kiểm tra xua đuổi ngư dân nước khác khi xâm phạm vào khu vực ta tuyên bố chủ quyền.

Ưu thế của đối phương là lực lượng đông và mạnh nhưng thất thế bởi khu vực tranh chấp cách xa căn cứ gấp nhiều lần so với Việt Nam.

Vì vậy, ta phải vận dụng sáng tạo nghệ thuật sử dụng lực lượng, khi cần thiết tại những khu vực cần thiết phải tập trung lực lượng nhiều, mạnh hơn đối phương để trấn áp nhanh, gọn.

>> Trung Quốc tấn công tổng lực

Ngư dân đi khai thác phải tập trung, có tổ chức. Cảnh giác, phát hiện sớm hành động của đối phương. Cảnh sát biển hỗ trợ kịp thời, cùng với ngư dân tổ chức đội hình sẵn sàng với một tinh thần kiên quyết bảo vệ chủ quyền tổ quốc.

Khi cần thiết, không còn có sự lựa chọn nào khác, sẵn sàng tạo ra những “đâm va hàng hải”.

Hải giám Trung Quốc xua đuổi tàu cá Việt Nam bằng cách nào? Việc đối phương có nhiều lựa chọn và họ có dám chấp nhận lựa chọn của ta hay không thì tùy thuộc vào tình thế, ý chí, bản lĩnh.

Họ sẽ không dám mạo hiểm bởi những “đâm va hàng hải” có thể xảy ra bởi lẽ họ không thể chịu đựng nổi cái giá phải trả.

Trước những bãi thủy lôi phong tỏa dày đặc trên biển, chúng ta vẫn anh dũng vượt qua.

Trước Hạm đội 7 Mỹ săm soi băm nát biển Đông mà Hải quân Việt Nam vẫn sẵn sàng quyết tử đưa hàng vào miền Nam thành công thì ngày nay Việt Nam không ngại điều gì.

Những bài học này từ Việt Nam không thiếu và đây chính là những “đám gai” trên biển sắc nhọn, có tẩm độc. Rất nguy hiểm khi “liếm” bị găm vào “lưỡi”.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang