Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Tàu đổ bộ cỡ lớn được TQ coi trọng

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

>> Tàu đổ bộ cỡ lớn được TQ coi trọng

Trung Quốc có khả năng sẽ xây dựng lực lượng đặc nhiệm đổ bộ liên hợp, trong đó tàu đổ bộ đảm đương một phần chức năng của tàu sân bay.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu vận tải đổ bộ 071 Tỉnh Cương Sơn của Hạm đội Nam Hải - Hải quân Trung Quốc.

Xuất phát từ sự tính toán thực tế, mối quan tâm của Hải quân Trung Quốc đối với tàu đổ bộ cỡ lớn sẽ không thấp hơn sự coi trọng đối với việc cải tạo tàu sân bay Varyag. Việc trang bị kịp thời loại tàu chiến này đã đảm bảo cho Trung Quốc có thể triển khai lực lượng quân sự nhanh chóng ở khu vực tranh chấp.

Hoàn Cầu thời báo tự suy đoán và bình luận: Mức độ nóng bỏng của sự kiện đối đầu ở bãi cạn Scarborough giữa Trung Quốc và Philippines vẫn chưa mất đi, những thông tin về việc Hải quân Việt Nam xây dựng “Hạm đội Trường Sa” (?) cũng đã xuất hiện. Trong một thời gian, những câu chuyện liên quan đến việc Hải quân Trung Quốc xây dựng khả năng điều động lực lượng tầm xa đặc biệt là khả năng đổ bộ đã thu hút sự chú ý của những người yêu thích lĩnh vực quân sự.

Tờ báo này tiếp tục: Đối mặt với những đảo, bãi đá phân tán ở biển Đông rộng lớn (Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý, vô có căn cứ - PV), không có tàu đổ bộ đáng tin cậy, sẽ không thể thực hiện được các hành động chiến dịch, chiến thuật có ý nghĩa thực sự.

>> Tàu tấn công đổ bộ Type 081 của Trung Quốc "gia nhập" sân chơi Biển Đông
>> Lý do Trung Quốc xây dựng hạm đội tàu đổ bộ ?
>> Chiến hạm đổ bộ 071 Trung Quốc có sức mạnh đa năng

Tính năng và việc sử dụng trang bị đổ bộ thế hệ mới của Hải quân Trung Quốc cũng là điều quan tâm của các nhà quan sát quân sự quốc tế trong những năm gần đây. Có phương tiện truyền thông nước ngoài cho rằng, trang bị tác chiến biển xa, đại diện là tàu vận tải đổ bộ 071, sẽ trở thành hạt nhân của lực lượng đổ bộ của Quân đội Trung Quốc, nó không chỉ là vũ khí lợi hại bảo vệ quyền lợi biển đối với TQ, mà còn có thể phát huy tác dụng trong việc thực hiện nhiệm vụ an ninh phi truyền thống thời bình.

Tàu chiến mới có sức chiến đấu mạnh, giống như một căn cứ di động trên biển

Đầu năm nay, một số phương tiện truyền thông Trung Quốc cho biết, tàu vận tải đổ bộ 071 thứ tư của Hải quân Trung Quốc đã hạ thủy ở Thượng Hải.

“Mạng Chiến lược Toàn cầu” Mỹ bình luận, điều này cho thấy Trung Quốc sở hữu nguồn nhân lực và doanh nghiệp đóng tàu tốt, có thể tự thiết kế và chế tạo tàu tác chiến đổ bộ tiên tiến.

Theo trang mạng này, tàu vận tải đổ bộ 071 dài 210 m, lượng choán nước khoảng 20.000 tấn, đường băng phía sau thân tàu có thể chứa 4 máy bay trực thăng cất/hạ cánh, khoang rộng bên trong có thể mang theo 4 tàu đệm khí, đồng thời mang theo 800 binh sĩ lính thủy đánh bộ và ít nhất 20 xe tăng và xe bọc thép.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu vận tải đổ bộ 071 Côn Luân Sơn - Hạm đội Nam Hải tiến hành hộ tống tại vịnh Aden.

Bài báo cho rằng, tàu vận tải đổ bộ 071 có chức năng tương tự như tàu đổ bộ lớp San Antonio của Mỹ và tàu lớp Mistral của Pháp.

Hiện nay, chiếc tàu vận tải đổ bộ 071 đầu tiên mang tên Côn Luân Sơn đã được bàn giao cho Hạm đội Nam Hải - Hải quân Trung Quốc vào năm 2006, đã tham gia hoạt động hộ tống ở vùng biển Somalia, chiếc tàu thứ hai mang tên Tỉnh Cương Sơn cũng đã đưa vào biên chế, việc chế tạo và chạy thử trên biển chiếc tàu thứ ba và thứ tư cũng đang được đẩy nhanh triển khai.

Christian Le Miere, “Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế” London cho rằng: “Tàu đổ bộ cỡ lớn phản ánh rõ tham vọng khả năng điều động lực lượng của một quốc gia”, không có tàu đổ bộ thì Trung Quốc cơ bản không thể triển khai hiệu quả các hành động đổ bộ ở biển Đông cho đến Tây Thái Bình Dương.

Đặc biệt là hai năm gần đây, Trung Quốc và Nhật Bản tiến hành tranh cãi gay gắt xung quanh chủ quyền các hòn đảo ở biển Hoa Đông, Việt Nam và Philippines cũng tăng cường tuyên bố chủ quyền đối với các hòn đảo trên biển Đông, việc trang bị kịp thời các tàu vận tải đổ bộ đã giúp cho Trung Quốc có thể triển khai nhanh chóng lực lượng quân sự ở khu vực tranh chấp.

Một số nhà phân tích cho rằng, dưới sự dẫn dắt của chiến lược quốc phòng mới, Lầu Năm Góc tích cực can thiệp vấn đề biển Đông, có kế hoạch triển khai tàu chiến đấu duyên hải ở Singapore, đồng thời chuẩn bị đóng quân ở Philippines, đã gây ra sự lo ngại cho Bắc Kinh. Vì vậy, “tàu vận tải đổ bộ 071 của Trung Quốc hạ thủy là sự đáp trả các động thái trên của Mỹ”.

Nhưng, tàu chiến của Trung Quốc và Mỹ sẽ vẫn chưa xảy ra xung đột trực tiếp ở khu vực này, một mặt, Hải quân Trung Quốc tạm thời còn chưa phải là đối thủ của Mỹ, đồng thời, hai nước lớn này đều không muốn từ bỏ sự lựa chọn ngoại giao.

Việc xây dựng hải quân tầm xa mới bắt đầu

Sau năm 2008, cùng với tình hình eo biển Đài Loan dịu bớt, vấn đề quan tâm của Hải quân Trung Quốc đã có sự điều chỉnh tương đối lớn, bao gồm các nhiệm vụ như giữ gìn hòa bình, cứu trợ nhân đạo, cứu hộ thiên tai cho đến tấn công cướp biển ở vùng biển Somalia, hầu như đều không tách rời với việc điều động lực lượng tầm xa.

http://nghiadx.blogspot.com

Hoàn Cầu báo viết: trong khi các trang bị chủ lực còn có thứ cũ kỹ và số lượng chưa đầy đủ, tại sao Hải quân Trung Quốc lại tập trung nhấn mạnh việc xây dựng khả năng điều động tầm xa? Tạp chí “Quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương” của Đài Loan cho rằng, hai điểm dưới đây có lẽ là yếu tố làm cho Hải quân Trung Quốc kiên trì:

Trước hết, tìm kiếm cơ hội học tập và thử nghiệm công nghệ. Nhiệm vụ hộ tống ở vịnh Aden đem lại cơ hội cho Hải quân Trung Quốc tới thăm nhiều hơn các nước khác và tiến hành diễn tập chung với các nước, đồng thời còn có thể bảo vệ cụ thể hơn, hiệu quả hơn an toàn cho công dân Trung Quốc ở nước ngoài, trong đó có việc rút người Hoa ở Libya về nước năm 2011.

Các tài liệu công khai cho biết, trong ba hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc, Hạm đội Nam Hải và Hạm đội Đông Hải có tỷ lệ tàu chiến đi hộ tống cao nhất; còn Hạm đội Bắc Hải chủ yếu cử máy bay trực thăng tham gia hộ tống, mãi đến tháng 2/2012 mới cử tàu chiến thực hiện nhiệm vụ hộ tống ở vịnh Aden tốp thứ 11.

Lúc này, những phỏng đoán của dư luận bên ngoài về việc Hải quân Trung Quốc “không đủ tàu chiến” và “không đủ khả năng” cơ bản đã bị phủ nhận.

Thứ hai, cung cấp cơ sở lý thuyết cho việc “đóng tàu, bảo vệ chủ quyền”. Từ khi tàu vận tải đổ bộ 071 đầu tiên được trang bị cho đến chiếc thứ tư vừa hạ thủy như lời đồn, khoảng cách thời gian ngày càng ngắn, việc sử dụng chiến đấu thực tế của các tàu tiếp theo cũng ngày càng thành thạo.

Tạp chí “Quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương” cho rằng, tàu vận tải đổ bộ 071 được thiết kế tàng hình, đường băng dành cho máy bay trực thăng, ván cầu xe giữa tàu và khoang bên trong đều có dáng dấp “phong cách kiểu Mỹ”, cho thấy Hải quân Trung Quốc không chỉ có ý định bắt chước Mỹ về công nghệ đóng tàu và biên chế lực lượng, mà còn cố gắng học được khả năng cứu hộ khẩn cấp từ tiền lệ thành công của quân Mỹ, cố gắng tăng cường đồng bộ khả năng bảo vệ “lãnh thổ biển xanh” trong lĩnh vực an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống.

http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Trung Quốc tập trận đổ bộ.

Đối với Trung Quốc, việc xây dựng “hải quân tầm xa” mới chỉ bắt đầu. Dư luận bên ngoài nhận thấy, hạm đội tàu chiến Trung Quốc đã nhiều năm chạy xuyên qua “chuỗi đảo thứ nhất” đến Tây Thái Bình Dương diễn tập, phần lớn đều là sự phối hợp giữa tàu tác chiến thông thường và tàu hậu cần bình thường, ít có tàu ngầm đi theo, chưa xuất hiện mô hình phối hợp lực lượng đặc nhiệm đổ bộ liên hợp.

Tuy nhiên, tình hình này sẽ không mãi kéo dài. Kết luận này đã được chứng minh cách đây không lâu. Ngày 8/5, Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản xác nhận, 5 tàu chiến Trung Quốc dẫn đầu là tàu vận tải đổ bộ 071, ngày 6/5 đã ở vùng biển cách Okinawa 650 km về phía tây nam và chạy về hướng nam, trực tiếp chạy ra Thái Bình Dương (? - PV).

Đây cũng là lần đầu tiên tàu vận tải đổ bộ 071 thâm nhập Tây Thái Bình Dương theo hình thức biên đội, hoặc sẽ triển khai hoạt động huấn luyện tác chiến đổ bộ.

Mức độ coi trọng không thua kém tàu sân bay

Trong tiến trình hiện đại hóa, Quân đội Trung Quốc thực hiện đường lối kết hợp “phát triển kiểu nhảy vọt” và “theo đuổi, bắt chước”.

Lấy tác chiến đổ bộ làm ví dụ, một bản báo cáo trình Quốc hội Mỹ của Công ty RAND cho biết, tác chiến đổ bộ tuy không phải là “quan trọng trong quan trọng” của Hải quân Trung Quốc, nhưng xuất phát từ sự tính toán thực tế, mối quan tâm của Trung Quốc đối với tàu đổ bộ cỡ lớn không thể thấp hơn việc coi trọng cải tạo tàu sân bay Varyag, thậm chí không loại trừ khả năng Trung Quốc xây dựng lực lượng đặc nhiệm đổ bộ liên hợp trong tương lai, lấy tàu đổ bộ để đảm nhận một phần chức năng của tàu sân bay.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay trực thăng Z-9 phiên bản hải quân của Trung Quốc.

Lấy quân Mỹ làm tham chiếu, một lực lượng đặc nhiệm đổ bộ liên hợp có ít nhất 2 tàu tấn công đổ bộ, 1 tàu vận tải đổ bộ, 1 tàu vận tải, cộng thêm lực lượng tàu nổi, tàu ngầm và cảnh giới trên không.

Nói cách khác, khi dư luận bên ngoài sôi nổi dự đoán Trung Quốc sẽ chế tạo 3-4 tàu sân bay, hoặc có thể theo đó suy ra: nếu một cụm tấn công tàu sân bay bảo vệ một lực lượng đặc nhiệm đổ bộ, tổng cộng cần 12-16 tàu đổ bộ cỡ lớn.

Nhìn vào mức độ hoàn thiện công nghệ của tàu vận tải đổ bộ 071, đến năm 2020 Trung Quốc có thể hoàn thành mục tiêu này.

Cùng với việc tàu đổ bộ cỡ lớn liên tục đi vào hoạt động, khả năng điều động lực lượng trên biển của Quân đội Trung Quốc được nâng lên rõ rệt, nhưng chỉ có nó vẫn chưa đủ để thực hiện nhiệm vụ tác chiến cường độ cao, Hải quân Trung Quốc sẽ tận dụng cơ hội tích lũy kinh nghiệm chiến đấu thực tế như thế nào?

Theo quan sát, việc tham gia nhiệm vụ an ninh phi truyền thống quốc tế là sự lựa chọn tốt nhất. Trong nhiệm vụ chống cướp biển của lượt tốp thứ 6, tàu Côn Luân Sơn trở thành chủ lực của biên đội hộ tống, trong đó đã tiến hành diễn tập khoa mục đổ bộ ở biển Đông, kề sát vùng biển quần đảo Natuna của Indonesia.

http://nghiadx.blogspot.com
Ý tưởng tàu tấn công đổ bộ của Trung Quốc (theo dân mạng lưu truyền)

Ngoài ra, đầu năm nay, Quỹ Jamestown Mỹ đã đăng bài “Trung Quốc 2012: Bức tranh trong thay đổi”, cho rằng: “Cùng với việc tăng số lượng tàu đổ bộ 071, khả năng vận chuyển trên biển của Quân đội Trung Quốc ngày càng ấn tượng, trong tương lai còn cần có tàu tấn công đổ bộ có khả năng kiểm soát chiến trường”.

Xét tới tác chiến đổ bộ hiện đại cần sử dụng máy bay chiến đấu cất/hạ cánh thẳng đứng và máy bay trực thăng hạng nặng, từ đó vượt qua tuyến trước phòng thủ bờ biển của kẻ thù, bước tiếp theo Hải quân Trung Quốc có thể phát triển tàu tấn công đổ bộ trang bị trực thăng với đường băng thông suốt (LHA), tiếp tục đẩy nhanh “nhịp điệu” tác chiến đổ bộ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang