Các tàu chiến “Aegis Trung Hoa”, “sát thủ đa diện/kiếm sắc vô ảnh trên biển”… đã được Trung Quốc xây dựng thành một “lá chắn thép”. >> Tàu hộ tống NS Satpura - "Át chủ bài" của Hải quân Ấn Độ Tờ “Tin tức Trung Quốc” dẫn nguồn tin tức “Giải phóng quân báo” cho biết, 10 năm trước, tàu khu trục Thanh Đảo, tàu chiến chủ lực thế hệ thứ hai do Trung Quốc tự sản xuất, cùng với tàu tiếp tế tổng hợp Thái Thương, hợp thành biên đội, đã vượt 3 đại dương, hành trình 33.000 hải lý, thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái đất lần đầu tiên của Hải quân Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc diễn tập trên biển. 10 năm sau, hiện nay, khi tuần tra hộ tống ở vùng biển Somalia, tàu Thanh Đảo đã là một “lính cũ” trong lực lượng tàu chiến của Hải quân Trung Quốc. Báo Trung Quốc tuyên truyền, gần 10 năm trở lại đây, Hải quân Trung Quốc liên tiếp cho hạ thủy tàu chiến thế hệ mới, nhanh chóng hình thành sức chiến đấu. Các tàu khu trục tên lửa kiểu mới như tàu Quảng Châu, Vũ Hán, Hải Khẩu, Lan Châu đã lần lượt đưa vào sử dụng, chúng được dân mạng Trung Quốc gọi là “Aegis Trung Hoa” nhờ “khả năng phòng không khu vực và tấn công vượt tầm nhìn xuất sắc”; hơn 10 tàu hộ vệ tên lửa kiểu mới như tàu Từ Châu, Châu Sơn, Sào Hồ… cũng lần lượt đưa vào biên chế, được báo Trung Quốc gọi là “sát thủ đa diện trên biển” kiêm nhiệm phòng không, đối hải, săn ngầm; thuyền máy tên lửa kiểu mới có tính tàng hình, tính cơ động mạnh, khả năng đột kích lớn, được báo Trung Quốc gọi là “kiếm sắc vô ảnh trên biển”; tàu vận tải đổ bộ Côn Luân Sơn, Tỉnh Cương Sơn, tàu đổ bộ đệm khí kiểu mới, tàu quét mìn kiểu mới, tàu bảo đảm cỡ lớn đã lần lượt trang bị… Trung Quốc đã dựng lên một “lá chắn thép” trên biển. Tàu khu trục Thanh Đảo, Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc. Tàu chiến hiện đại hóa là biểu tượng của trình độ tổng thể phát triển khoa học công nghệ quốc gia. Trong giai đoạn mới, các tàu chiến kiểu mới của Trung Quốc đã ra sức vươn ra các đại dương trên thế giới: Năm 2001, tàu khu trục tên lửa Thâm Quyến đến thăm Đức, Anh, Pháp và Italia, đây là lần đầu tiên tàu chiến Hải quân Trung Quốc đến Địa Trung Hải, lần đầu tiên đi qua eo biển Gibraltar đến Đại Tây Dương, lần đầu tiên đi qua kinh tuyến 0 độ của Trái đất. Tháng 8/2007, tàu khu trục tên lửa Quảng Châu, tàu tiếp tế tổng hợp tầm xa Vi Sơn Hồ tạo thành một biên đội huấn luyện tầm xa, đến thăm 4 nước châu Âu, đi xuyên qua eo biển Skagerrak giữa Đan Mạch và Thụy Điển, lần đầu tiên đến biển Baltic. Tháng 1/2009, các tàu khu trục Vũ Hán, Lan Châu lần đầu tiên thực hiện nhiệm vụ hộ tống ở vịnh Aden, vùng biển Somalia. Đây là lần tiếp theo biên đội tàu Trung Quốc xuất hiện ở vùng biển này, sau hơn 600 năm tàu Trịnh Hòa thời Minh, Trung Quốc đến Tây Dương (phương Tây). Tháng 2/2011, Trung Quốc đã điều tàu hộ vệ tên lửa Từ Châu đến vùng biển lân cận Libya, rút nhân viên Trung Quốc về nước. Trong thời gian không đến 2 năm, con tàu này từng 2 lần vượt qua Ấn Độ Dương, tới vịnh Aden, tiến thẳng Địa Trung Hải, thời gian hộ tống biển xa dài 347 ngày, chiếm một nửa thời gian hạ thủy sử dụng. Đối với Hải quân Trung Quốc, đảo Lưu Công ở biển Hoàng Hải là một tọa độ lịch sử có hàm ý bi thương. Ngày 23/4/2009, Hải quân Trung Quốc đã tổ chức lễ duyệt binh lớn kỷ niệm tròn 60 năm tại đây. Trung Quốc đã phô diễn sức mạnh quân sự với thế giới bằng 25 tàu chiến các loại gồm tàu ngầm hạt nhân, tàu thông thường, tàu khu trục kiểu mới, tàu hộ vệ kiểu mới, tàu vận tải đổ bộ kiểu mới, thuyền máy tên lửa kiểu mới… Tàu khu trục tên lửa Thạch Gia Trang, Hải quân Trung Quốc Tàu chiến Trung Quốc phóng tên lửa. Tàu hộ vệ tên lửa 054A Châu Sơn, Hải quân Trung Quốc. Tàu tiếp tế tổng hợp Thái Thương, Hải quân Trung Quốc. Tàu vận tải đổ bộ 071 Côn Luân Sơn Tàu hộ vệ tên lửa Sào Hồ Tàu khu trục tên lửa Hải Khẩu. Tàu khu trục tên lửa Thâm Quyến. Tàu khu trục tên lửa Quảng Châu Tàu quét mìn kiểu mới của Trung Quốc. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lá chắn thép. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lá chắn thép. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012
>> Trung Quốc khoe "lá chắn thép" trên biển
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)