Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) của Mỹ là các hệ thống liên hợp chiến lược của quân đội để bảo vệ đất nước, chống lại sự thâm nhập của các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa. >> Bí mật chiến lược Xây dựng hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ (Kỳ 1) >> Tương lai của phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Á Bệ phóng tên lửa PAC-3. Các tên lửa có thể bị chặn bằng các tên lửa khác (hoặc cũng có thể bằng kỹ thuật laser) ở gần bệ phóng, trong giai đoạn bay ngoài tầm khí quyển hoặc ở giai đoạn cuối. Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ được thiết kế và triển khai để bảo vệ lãnh thổ của Mỹ và đồng minh trước mối đe dọa tấn công bằng tên lửa đạn đạo. Ban đầu, Lầu Năm góc nghiên cứu phát triển công nghệ phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) để đối phó với mối đe dọa hạt nhân của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, đến thế kỷ 21, hệ thống này đã chuyển trọng tâm sang phòng thủ và ngăn chặn các cuộc tấn công tiềm tàng từ một số đối thủ trong khu vực, đặc biệt là Iran và Bắc Triều Tiên. Tháng 3.2013, Lầu Năm góc tuyên bố sẽ củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa trên bờ biển phía tây của Mỹ để đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên ngày càng gia tăng, cùng lúc quyết định hủy bỏ giai đoạn cuối của kế hoạch triển khai tên lửa đánh chặn ở Châu Âu trong thập kỷ tới. Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) Tên lửa đạn đạo có thể được phóng từ nhiều vị trí khác nhau, như từ hầm chứa, xe cơ động, xe lửa, tàu ngầm, tàu chiến và máy bay. Tên lửa được phân chia thành bốn loại cơ bản dựa trên tầm bắn tối đa: Tầm ngắn (dưới 1.000m), tầm cận trung (1.000 - 3.000 km), tầm trung (3.000 - 5.500km); tên lửa đạn đạo liên lục địa, hoặc ICBM (hơn 5.500km). Hành trình của tên lửa đạn đạo được phân chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn tăng tốc, bắt đầu phóng và kéo dài cho đến khi kết thúc động cơ tên lửa đẩy; giai đoạn giữa- giai đoạn dài nhất- từ khi tên lửa vào quỹ đạo parabol cho tới mục tiêu; giai đoạn cuối, khi đầu đạn tên lửa được tách ra, thông thường giai đoạn này chỉ mất chưa đầy một phút thì phát nổ. Căn cứ vào các đặc điểm nêu trên của tên lửa, quân đội Mỹ đã hình thành bốn chức năng cơ bản để đối phó với một tên lửa đạn đạo thông qua hệ thống phòng thủ. Bốn chức năng cơ bản của hệ thống phòng thủ tên lửa là: Phát hiện; phân biệt (phân biệt giữa mục tiêu là tên lửa với các mục tiêu khác); điều khiển hỏa lực (xác định chính xác điểm đánh chặn); tiêu diệt (tấn công mục tiêu bằng một số loại tên lửa đánh chặn). Tuy nhiên, hiệu quả của hệ thống BMD trong các lần thử nghiệm còn khác nhau và các nhà phân tích quốc phòng tiếp tục nghi ngờ về khả năng tác chiến thực sự của tên lửa trong điều kiện chiến đấu thực tế. Các hệ thống phòng thủ tên lửa chính Cơ quan phòng thủ tên lửa của Mỹ (MDA) đang phát triển một số hệ thống có khả năng đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo. Các hệ thống này không được thiết kế để phòng thủ trước các cuộc tấn công hạt nhân quy mô lớn từ Nga và Trung Quốc. Tính từ năm 2002 đến nay, MDA đã chi khoảng 90 tỉ USD vào hệ thống phòng thủ tên lửa và có kế hoạch sẽ chi cho hệ thống này khoảng 8 tỉ USD/năm đến năm 2017 - tương đương khoảng 2% ngân sách quốc phòng. Mô hình phân chia giai đoạn tên lửa. Các nhà phân tích quốc phòng cho rằng, cho đến nay, hầu hết công nghệ BMD vẫn chưa được minh chứng, thường chậm tiến độ, có chi phí quá lớn, khả năng tác chiến thực sự có thể còn hạn chế khi xảy ra tình huống thực tế. Trong năm 2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lần đầu tiên yêu cầu xem xét đánh giá toàn diện về BMD, trong đó, ngoài việc nêu rõ các mối đe dọa và chiến lược phát triển, thì Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ còn phải tìm cách cải thiện các chương trình thử nghiệm, giám sát và hiệu quả chi phí đối với BMD. Chính quyền của Tổng thống Obama cũng hủy bỏ ba chương trình BMD, gồm: Phương tiện tiêu diệt đa năng (tháng 4.2009); tên lửa đánh chặn năng lượng Kinetic (tháng 5.2009) và tên lửa laser đường không (tháng 2.2012). Hiện tại, quân đội Mỹ đang sở hữu bốn chương trình BMD bao gồm: Hệ thống đánh chặn tên lửa trên mặt đất (GMD); hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis; hệ thống đánh chặn tên lửa giai đoạn cuối (THAAD); hệ thống đánh chặn tên lửa tầm thấp giai đoạn cuối (PAC-3). Hệ thống đánh chặn tên lửa trên mặt đất (GMD) GMD là thành phần phức tạp và tốn kém nhất trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, được thiết kế để tiêu diệt tên lửa đạn đạo chiến lược tầm xa giai đoạn giữa bằng các tên lửa đánh chặn triển khai trên mặt đất. Cấu trúc hệ thống GMD. Tính đến mùa xuân năm 2013, quân đội Mỹ đã triển khai 30 tên lửa đánh chặn trong các hầm chứa ở căn cứ Fort Greely, bang Alaska và căn cứ Vandenberg, bang California. Đồng thời, Mỹ có kế hoạch tăng con số này lên 44 tên lửa đánh chặn vào năm 2017. MDA thông báo, cho đến nay, có 7 trong tổng số 14 lần thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn loại này. Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis Hệ thống Aegis được coi là thành phần hiệu quả nhất trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Hệ thống Aegis thường được triển khai trên biển để đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm cận trung sau khi được phóng hoặc ngay trước khi tấn công mục tiêu. Tàu chiến Mỹ thử nghiệm hệ thống Aegis. Tính đến mùa xuân năm 2013, quân đội Mỹ có 24 hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis triển khai trên các tàu chiến của lực lượng hải quân, với phần lớn biên chế hoạt động trong Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Quân đội Mỹ có kế hoạch triển khai lên đến 38 tàu lớp Aegis vào năm 2015. Tính đến tháng 2.2013, Lầu Năm góc thông báo có 24 lần thử nghiệm thành công trong tổng số 30. Hệ thống đánh chặn tên lửa giai đoạn cuối (THAAD) THAAD là hệ thống phòng thủ tên lửa cơ động trên đất liền, có khả năng đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm cận trung. Mỗi hệ thống tên lửa THAAD có chứa tám tên lửa đánh chặn và được bắn từ một bệ phóng gắn trên xe cơ động. Theo báo cáo thử nghiệm và đánh giá tác chiến năm 2008, Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ có ý định triển khai hệ thống THAAD “để bảo vệ các cơ sở quan trọng trên toàn thế giới”. Xe phóng hệ thống THAAD với 8 ống phóng tên lửa. Vào tháng 4.2013, Lầu Năm góc công bố kế hoạch triển khai một trong ba khẩu đội tên lửa THAAD tới Guam để bảo vệ các lực lượng Mỹ đóng trên lãnh thổ đảo Thái Bình Dương. Hệ thống đánh chặn tên lửa tầm thấp giai đoạn cuối (PAC-3) PAC-3 là sự kế thừa của các hệ thống phòng thủ tên lửa được triển khai trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và là hệ thống phát triển hoàn thiện nhất trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. PAC-3 được triển khai nhanh chóng trên các bệ phóng cơ động, sử dụng các bộ cảm biến để theo dõi và đánh chặn tên lửa tầm thấp giai đoạn cuối (thấp hơn so với các hệ thống THAAD). PAC-3 đã được sử dụng rất thành công trong cuộc chiến ở Iraq năm 2003. Hiện nay, các khẩu đội tên lửa PAC-3 đã được triển khai tại một số quốc gia như Hàn Quốc, Afghanistan và Thổ Nhĩ Kỳ... |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu tên lửa Aegis. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu tên lửa Aegis. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013
>> Tìm hiểu hệ thống tên lửa đạn đạo của Mỹ
Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013
>> Khi tàu khu trục Aegis Nhật Bản và "Aegis Trung Quốc" so găng
Báo Kanwa khen đánh giá Aegis của Nhật Bản nhiều hơn, trong khi báo Trung Quốc tự khen mình. >> Bộ ba khu trục hạm tên lửa chủ lực của Hải quân Nhật Bản Tàu khu trục Aegis lớp Atago của Nhật Bản. Tờ “Thanh niên trực tuyến” Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, tàu Aegis của hai nước Trung Quốc có mạnh, yếu khác nhau, nhưng vai trò thực tế của chúng vẫn phải quan sát khi đặt trong hệ thống tác chiến của hai nước. Những năm gần đây, tình hình Trung Quốc chế tạo tàu khu trục mà họ khoa trương là “Aegis Trung Hoa” được dư luận các nước quan tâm. Hơn nữa, nước láng giềng Nhật Bản từ lâu đã trang bị tàu chiến có tính năng tương tự, có người cho rằng, cuộc chạy đua hải quân ở Đông Á đang nhanh chóng bước vào “thời đại Aegis”. Xét thấy Trung Quốc và Nhật Bản hiện sở hữu “tàu Aegis” với số lượng nhiều nhất (ngoài Mỹ), gần đây, tờ “Kanwa Defense Review” đã tiến hành so sánh, phân tích về kỹ chiến thuật giữa hai loại tàu chiến này của Trung Quốc và Nhật Bản. “Aegis Trung Hoa” Tờ “Kanwa” cho rằng, hiện nay, Hải quân Trung Quốc đã trang bị 4 tàu “Aegis Trung Hoa” 052C, ngoài ra 2 chiếc khác đang lắp ráp thiết bị, 2 năm nữa sẽ đưa vào hoạt động. Đồng thời, Trung Quốc đẩy nhanh các bước nâng cấp “tàu Aegis”, trên nền tảng tàu 052C, phát triển tàu Type 052D. Kích thước ngoại hình của tàu mới tăng lên, lượng giãn nước có thể đạt 8.000-9.000 tấn. Tàu khu trục "Aegis Trung Hoa" Type 052C Hải Khẩu số hiệu 171 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc. “Kanwa” cho rằng, tàu Type 052C/D trang bị tên lửa chống hạm tầm xa dòng YJ-62, được biết tầm phóng của nó đạt 280 km, độ cao hành trình khoảng 30 m, trước khi bắn trúng mục tiêu sẽ hạ thấp xuống 7-10 m, đầu đạn nặng 300 kg, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cũng là một đối tượng. Báo “Kanwa” nhấn mạnh thực lực tổng thể của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có ưu thế hơn Hải quân Trung Quốc, nhưng họ cũng thừa nhận, Hải quân Trung Quốc ít nhiều đã có tiến bộ công nghệ trong các trang bị tác chiến mặt nước quan trọng, đã cải thiện rất lớn năng lực tấn công chiến dịch. Công nghệ lõi của tàu chiến Nhật Bản hoàn thiện hơn Mặc dù dành nhiều lời khen cho “tàu Aegis” Trung Quốc, nhưng “Kanwa” vẫn cho rằng, tàu khu trục Aegis các lớp Kongo, Atago hiện có của Nhật Bản có khả năng phòng không mạnh hơn tàu khu trục 052C/D của Trung Quốc. Tàu khu trục Aegis lớp Kongo của Nhật Bản Bài báo giải thích cụ thể là, tàu Type 052C Trung Quốc chỉ trang bị 48 quả tên lửa hạm đối không, trong khi đó 2 loại “tàu Aegis” với số lượng 6 chiếc của Nhật Bản, mỗi chiếc có 90 máy phóng thẳng, số lượng có khoảng cách rõ rệt. Về tính năng vũ khí, tàu Type 052C Trung Quốc trang bị tên lửa HHQ-9 có tầm phóng tối đa 125 km, còn tàu Nhật sử dụng tên lửa SM-2 do Mỹ chế tạo, có tầm phóng 167 km, tên lửa hạm đối không SM-3 lượng nhỏ mà Nhật nhập khẩu còn có khả năng phòng thủ tên lửa, “có khoảng cách cũng rõ rệt”. Ngoài ra, nói đến radar mảng pha của tàu Type 052C/D, “Kanwa” cho rằng, loại radar này chỉ tiên tiến về nguyên lý kỹ thuật, vẫn không thể so sánh với radar mảng pha quét điện tử chủ động FCS-3 do Nhật Bản vừa đưa ra; đồng thời, kích hước và trọng lượng của radar Trung Quốc cũng lớn hơn sản phẩm của Nhật Bản, cộng với độ cao kiến trúc tầng trên của tàu Type 052C/D (lắp radar) hạn chế, vị trí lắp đặt radar hơi thấp, sẽ hạn chế khoảng cách và hiệu quả dò tìm đối với các mục tiêu siêu thấp trên không, gây ảnh hưởng bất lợi cho khả năng phòng thủ tên lửa chống hạm lướt biển tấn công. Trái lại, radar mảng pha SPY-1D của “tàu Aegis” Nhật Bản được Hải quân Mỹ sử dụng rộng rãi, công nghệ hoàn thiện, khoảng cách dò tìm 500 km và khả năng theo dõi 200 mục tiêu “hoàn toàn đủ dùng đối với tác chiến trên biển-trên không hiện nay”. Nói một cách tổng hợp, kết luận của tờ “Kanwa” là: tàu Type 052C/D Trung Quốc ngoài có ưu thế về tầm phóng tên lửa chống hạm, các phương diện khác như năng lực phòng không, hệ thống tự động hóa, phối hợp hạm đội và tốc độ đều có khoảng cách với “tàu Aegis” Nhật Bản. Trung Quốc đang phát triển tàu khu trục Aegis 052D Báo Trung Quốc cho rằng, tuy báo Canada đã tiến hành phân tích và so sánh cụ thể đối với “tàu Aegis” của Trung Quốc và Nhật Bản, nhưng kết hợp các thông tin công khai khác cho thấy, chỉ đơn thuần so sánh về việc “tàu Aegis” của hai bên đều trang bị radar mảng pha thì chưa chắc đã khoa học. Theo bài báo, các tàu chủ lực của Trung Quốc và Nhật Bản có những điểm mạnh khác nhau thực ra còn có liên quan tới tư tưởng chỉ đạo và sự “định vị” của lực lượng trên biển hai bên. Bài báo tự khen mà rằng, về công nghệ cốt lõi của tàu chiến cùng loại – radar mảng pha, trình độ radar mảng pha quét điện tử chủ động của tàu Type 052C/D Trung Quốc “chắc chắn dẫn trước một bậc” so với “tàu Aegis” Nhật Bản! Mặc dù ưu thế tính năng radar của tàu Type 052C/D hiện còn chưa rõ ràng, nhưng xét thấy radar dòng SPY-1 của tàu chiến Nhật đã phát triển đến giai đoạn tương đối hoàn thiện, không gian nâng cấp tiếp theo không lớn, trong khi đó radar tàu chiến Type 052C/D còn đang ở giai đoạn đầu phát triển, trong tương lai có triển vọng liên tục đưa ra các phiên bản cải tiến, tính năng sẽ tiếp tục tăng cường. Về tên lửa hạm đối không, tuy thông số tên lửa SM-3 (do Mỹ chế tạo trang bị cho tàu Nhật) khả quan, nhưng nó chủ yếu dùng để đối phó tên lửa đạn đạo, cơ bản không sử dụng được khi phòng thủ các cuộc tấn công của tên lửa chống hạm thông thường trong chiến tranh trên biển. Tàu chiến Aegis Nhật Bản Trên phương diện kiểm soát biển, ít có nhà quan sát nghi ngờ ưu thế của “tàu Aegis” Trung Quốc, điều này cho thấy hai loại tàu chiến này có sự “định vị” khác nhau khi sử dụng: Nhiệm vụ của “tàu Aegis” Nhật Bản rõ ràng và đơn nhất, chủ yếu làm hạt nhân cho phòng không biên đội, còn “tàu Aegis” Trung Quốc được vận dụng linh hoạt hơn. Nhật Bản được lợi từ sự giúp đỡ của Mỹ, trình độ tự động hóa của “tàu Aegis” Nhật vẫn tốt hơn tàu chiến Trung Quốc. Nhưng, tờ “Kanwa” không đề cập tới một điểm là, công nghệ then chốt của tàu chiến Nhật Bản do Mỹ kiểm soát, tức là bất kỳ hoạt động nâng cấp, cải tiến nào của họ đều phải được phía Mỹ đồng ý. Ngoài ra, Nhật Bản không có đầy đủ các “mắt xích” chi viện khi “tàu Aegis” tác chiến, như khả năng cảnh báo sớm và khả năng tấn công tầm xa. Trong kế hoạch tác chiến của Mỹ, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản là một lực lượng mang tính hỗ trợ, nếu họ tách khỏi sự hỗ trợ của hệ thống tác chiến Mỹ, “tàu Aegis” Nhật Bản với số lượng có hạn hoàn toàn không có vai trò làm thay đổi tình hình chiến sự. Sự “định vị” của Hải quân Trung Quốc khác với Hải quân Nhật Bản, vì vậy không tồn tại vấn đề về cơ bản trên. Tính độc lập về công nghệ cốt lõi cũng không phải lệ thuộc vào Mỹ như Nhật Bản. Vì vậy, khi tiến hành nâng cấp công nghệ và trang bị, Hải quân Trung Quốc cơ bản có thể hoàn thành dựa vào sức mạnh tự thân. (Theo Đông Bình - Báo Giáo Dục Việt Nam) |
Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012
>> Trung Quốc khoe "lá chắn thép" trên biển
Các tàu chiến “Aegis Trung Hoa”, “sát thủ đa diện/kiếm sắc vô ảnh trên biển”… đã được Trung Quốc xây dựng thành một “lá chắn thép”. >> Tàu hộ tống NS Satpura - "Át chủ bài" của Hải quân Ấn Độ Tờ “Tin tức Trung Quốc” dẫn nguồn tin tức “Giải phóng quân báo” cho biết, 10 năm trước, tàu khu trục Thanh Đảo, tàu chiến chủ lực thế hệ thứ hai do Trung Quốc tự sản xuất, cùng với tàu tiếp tế tổng hợp Thái Thương, hợp thành biên đội, đã vượt 3 đại dương, hành trình 33.000 hải lý, thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái đất lần đầu tiên của Hải quân Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc diễn tập trên biển. 10 năm sau, hiện nay, khi tuần tra hộ tống ở vùng biển Somalia, tàu Thanh Đảo đã là một “lính cũ” trong lực lượng tàu chiến của Hải quân Trung Quốc. Báo Trung Quốc tuyên truyền, gần 10 năm trở lại đây, Hải quân Trung Quốc liên tiếp cho hạ thủy tàu chiến thế hệ mới, nhanh chóng hình thành sức chiến đấu. Các tàu khu trục tên lửa kiểu mới như tàu Quảng Châu, Vũ Hán, Hải Khẩu, Lan Châu đã lần lượt đưa vào sử dụng, chúng được dân mạng Trung Quốc gọi là “Aegis Trung Hoa” nhờ “khả năng phòng không khu vực và tấn công vượt tầm nhìn xuất sắc”; hơn 10 tàu hộ vệ tên lửa kiểu mới như tàu Từ Châu, Châu Sơn, Sào Hồ… cũng lần lượt đưa vào biên chế, được báo Trung Quốc gọi là “sát thủ đa diện trên biển” kiêm nhiệm phòng không, đối hải, săn ngầm; thuyền máy tên lửa kiểu mới có tính tàng hình, tính cơ động mạnh, khả năng đột kích lớn, được báo Trung Quốc gọi là “kiếm sắc vô ảnh trên biển”; tàu vận tải đổ bộ Côn Luân Sơn, Tỉnh Cương Sơn, tàu đổ bộ đệm khí kiểu mới, tàu quét mìn kiểu mới, tàu bảo đảm cỡ lớn đã lần lượt trang bị… Trung Quốc đã dựng lên một “lá chắn thép” trên biển. Tàu khu trục Thanh Đảo, Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc. Tàu chiến hiện đại hóa là biểu tượng của trình độ tổng thể phát triển khoa học công nghệ quốc gia. Trong giai đoạn mới, các tàu chiến kiểu mới của Trung Quốc đã ra sức vươn ra các đại dương trên thế giới: Năm 2001, tàu khu trục tên lửa Thâm Quyến đến thăm Đức, Anh, Pháp và Italia, đây là lần đầu tiên tàu chiến Hải quân Trung Quốc đến Địa Trung Hải, lần đầu tiên đi qua eo biển Gibraltar đến Đại Tây Dương, lần đầu tiên đi qua kinh tuyến 0 độ của Trái đất. Tháng 8/2007, tàu khu trục tên lửa Quảng Châu, tàu tiếp tế tổng hợp tầm xa Vi Sơn Hồ tạo thành một biên đội huấn luyện tầm xa, đến thăm 4 nước châu Âu, đi xuyên qua eo biển Skagerrak giữa Đan Mạch và Thụy Điển, lần đầu tiên đến biển Baltic. Tháng 1/2009, các tàu khu trục Vũ Hán, Lan Châu lần đầu tiên thực hiện nhiệm vụ hộ tống ở vịnh Aden, vùng biển Somalia. Đây là lần tiếp theo biên đội tàu Trung Quốc xuất hiện ở vùng biển này, sau hơn 600 năm tàu Trịnh Hòa thời Minh, Trung Quốc đến Tây Dương (phương Tây). Tháng 2/2011, Trung Quốc đã điều tàu hộ vệ tên lửa Từ Châu đến vùng biển lân cận Libya, rút nhân viên Trung Quốc về nước. Trong thời gian không đến 2 năm, con tàu này từng 2 lần vượt qua Ấn Độ Dương, tới vịnh Aden, tiến thẳng Địa Trung Hải, thời gian hộ tống biển xa dài 347 ngày, chiếm một nửa thời gian hạ thủy sử dụng. Đối với Hải quân Trung Quốc, đảo Lưu Công ở biển Hoàng Hải là một tọa độ lịch sử có hàm ý bi thương. Ngày 23/4/2009, Hải quân Trung Quốc đã tổ chức lễ duyệt binh lớn kỷ niệm tròn 60 năm tại đây. Trung Quốc đã phô diễn sức mạnh quân sự với thế giới bằng 25 tàu chiến các loại gồm tàu ngầm hạt nhân, tàu thông thường, tàu khu trục kiểu mới, tàu hộ vệ kiểu mới, tàu vận tải đổ bộ kiểu mới, thuyền máy tên lửa kiểu mới… Tàu khu trục tên lửa Thạch Gia Trang, Hải quân Trung Quốc Tàu chiến Trung Quốc phóng tên lửa. Tàu hộ vệ tên lửa 054A Châu Sơn, Hải quân Trung Quốc. Tàu tiếp tế tổng hợp Thái Thương, Hải quân Trung Quốc. Tàu vận tải đổ bộ 071 Côn Luân Sơn Tàu hộ vệ tên lửa Sào Hồ Tàu khu trục tên lửa Hải Khẩu. Tàu khu trục tên lửa Thâm Quyến. Tàu khu trục tên lửa Quảng Châu Tàu quét mìn kiểu mới của Trung Quốc. |
Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011
>> Tàu Aegis đầu tiên của Trung Quốc
Trung Quốc đang âm thầm phát triển một tàu khu trục trang bị hệ thống chiến đấu tương tự tàu khu trục Aegis của Mỹ. AEGIS - Airbonne Early-waring Ground Intergration Segment: Bộ phận hợp nhất thông tin cảnh báo sớm đường không trên mặt đất. Công việc phát triển tàu khu trục Aegis này được diễn ra bên trong một nhà xưởng khổng lồ có mái che nhằm che mắt các phương tiện trinh sát bằng vệ tinh của Mỹ. Các bức ảnh về sự phát triển của loại tàu khu trục này được công bố trên trang web Milchina. Quan sát các bức ảnh cho thấy tàu khu trục này có kiểu bố trí cấu trúc thượng tầng tương tự như tàu khu trục Arleigh Burke của Hải quân Mỹ. Như vậy, sự đồn đoán về sự phát triển của một loại tàu khu trục mới được gọi là Type-052D có lẽ đã sáng tỏ phần nào. Mô hình tàu khu trục Type-052D xuất hiện cách đây không lâu Ảnh: Chinadefence Theo quan sát các bức ảnh cho thấy, con tàu đã được hoàn thành cơ bản, các hệ thống radar và vũ khí đã được lặp đặt. Tàu khu trục Type-052D có kiểu bố trí các radar mảng pha đa chức năng tương tự như kiểu bố trí của radar A/N SPY-1 trên tàu khu trục Aegis của Mỹ. Theo một số thông tin, loại radar mãng pha đa chức năng này được sao chép từ radar mảng pha đa chức năng Sampson của loại tàu khu trục Type-45 của Anh. Hiện tại, thông số kỹ thuật của loại tàu này đang được bảo mật rất chặt chẽ, tuy nhiên theo một số thông tin rò rỉ trên các diễn đàn quốc phòng của Trung Quốc, tàu khu trục Type-052D được trang bị đến 96 tên lửa phòng không HHQ-9 phiên bản hải quân của loại HQ-9 sao chép từ S-300 của Nga. Hệ thống tên lửa đối không này được bố trí trong 2 cụm phóng thẳng đứng một ở phía trước ngay sau pháo chính và một ở phía sau phía trước nhà sàn đáp cho trực thăng. Type-052D cũng được cho là sẽ được trang bị hai cụm phóng với 8 tên lửa chống hạm mới, biến thể của tên lửa chống hạm YJ-62 có tầm bắn lên đến 500km. Dự kiến tàu khu trục mới này có lượng giãn nước từ 8.000-10.000 tấn, và đây được cho là tàu khu trục Aegis đúng nghĩa nhất của Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chưa xây dựng được hệ thống vệ tinh hỗ trợ cho hoạt động định vị và dẫn đường cho tên lửa đánh chặn. Tương tự như hệ thống chiến đấu Aegis thực thụ của Hải quân Mỹ. Tuy vậy, đây là một bước tiến với Hải quân Trung Quốc trong việc tăng cường năng lực phòng không trên hạm. Điều đó cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho các nước trong khu vực. Một khi năng lực phòng không hạm đội được tăng cường, khả năng tác chiến biển xa của Hải quân Trung Quốc sẽ được tăng lên đáng kể. Tạo thêm áp lực chạy đua vũ trang tại khu vực châu Á. Dưới đây là một số hình ảnh về tàu khu trục này: Tàu khu trục Type-052D đã hoàn thành về cơ bản, phần được che bạt là nơi bố trí các radar mảng pha đa chức năng. Tàu được âm thầm đóng mới bên trong một nhà xưởng có mái che. Trung Quốc đang dự định đóng mới 4 tàu khu trục Type-052D. [BDV news] |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)