Hải quân Trung Quốc hiện chưa có khả năng tác chiến chống tàu ngầm, "khát vọng đại dương vẫn xa vời" và nếu Mỹ can dự, tàu sân bay Varyag sẽ vô dụng. Ngày 6/9, tờ “The Australian” đăng bài của chuyên gia quân sự Anh và Australia là Josh và Townshend cho biết, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc hạ thủy có thể gây ra sự lo ngại chiến lược cho các nước châu Á, nhưng trên thực tế mối lo ngại này là không cần thiết, bởi vì tàu sân bay này chẳng thể nào tạo ra được mối đe dọa đối với sự ổn định trên biển, nó không chỉ rất yếu ớt, mà còn rất dễ đối phó. Siêu tàu sân bay của hải quân Mỹ Bài viết còn nhấn mạnh, tàu sân bay Varyag (Thi Lang) không thể tiếp nhận máy bay tiếp dầu hạng nặng hoặc máy bay do thám cánh cố định, điều này sẽ làm giảm mạnh khả năng tấn công của máy bay trên tàu sân bay, đồng thời khiến cho tàu sân bay dễ bị tập kích bởi tên lửa từ xa. Bài viết cho rằng, mặc dù Trung Quốc đã tiến hành đại tu đối với con tàu này, nhưng sau cải tạo tàu sân bay Varyag chỉ đạt tiêu chuẩn sơ cấp của tàu sân bay thế kỷ 21. Nhìn vào trọng tải, kích thước tàu Varyag chỉ bằng hơn một nửa siêu tàu sân bay Mỹ. Mỹ cho biết, họ sở hữu 11 tàu sân bay, hơn nữa còn đang chế tạo tàu sân bay mới. Tàu sân bay Nimitz có thể mang theo 90 máy bay, một lần nạp đủ nhiên liệu có thể hoạt động trên biển trên 20 năm. So sánh cho thấy, tàu sân bay Varyag nhiều nhất có thể mang theo 60 máy bay, chạy liên tục trên biển chỉ có thể đến 45 ngày. Từ giữa thập niên 30 của thế kỷ 20, hải quân Mỹ đã bắt đầu vận hành tàu sân bay, mà Trung Quốc đến nay vẫn chưa hoàn thành được việc kết hợp các vũ khí mới (phần lớn chưa thử nghiệm), máy cảm biến, trình tự vận hành và kỹ năng “thủy binh”. Tàu sân bay Varyag áp dụng cất cánh kiểu nhảy cầu, nên mang theo lượng máy bay J-15 hạn chế Báo Australia cho biết, máy bay trang bị cho tàu sân bay của Trung Quốc sẽ chịu sức ép to lớn. Khác với tàu sân bay Mỹ, tàu sân bay Varyag có đường băng cất cánh kiểu nhảy cầu, tức là máy bay chiến đấu phản lực cất cánh nhảy cầu trên đường băng. Do phải hạn chế về trọng lượng máy bay, tàu sân bay này chỉ mang theo duy nhất máy bay chiến đấu J-15, buộc phải giảm lượng vũ khí và nhiên liệu mang theo, điều này sẽ làm giảm bán kính tác chiến của chúng. Tàu sân bay Varyag không thể mang theo máy bay tiếp dầu trên không hoặc máy bay do thám cánh cố định, từ đó thu nhỏ hành trình của J-15, khiến cho tàu sân bay và máy bay mang theo dễ bị tập kích đường không từ xa. Ngoài hạn chế về công nghệ, tác chiến tàu sân bay là loại phức tạp nhất trong tất cả các hành động quân sự. Là vũ khí dễ bị phát hiện và tấn công, tàu sân bay chắc chắn phải được triển khai cùng một hạm đội. Nhưng, cho dù là hải quân mạnh nhất thế giới thì cũng phải mất nhiều năm tâm huyết mói có thể hoàn thành nhiệm vụ này. Do hải quân Trung Quốc sử dụng trình tự chỉ huy, kiểm soát và hậu cần kiểu mới, để làm tốt công tác chuẩn bị tác chiến, tàu sân bay Trung Quốc vẫn cần đến mấy chục năm. Báo Australia cho biết, hải quân Trung Quốc hiện nay vẫn không có khả năng tác chiến chống tàu ngầm, điều này có nghĩa là tàu ngầm tấn công của hải quân Mỹ vẫn có thể mặc sức tung hoành trong lãnh hải của Trung Quốc, mà không bị bất cứ sự trừng phạt nào. Đài Loan đang triển khai tên lửa hành trình chống hạm nội địa có thể tiêu diệt tàu sân bay di động ở Eo biển Đài Loan. Tàu ngầm hạt nhân mang theo tên lửa hành trình Ohio của hải quân Mỹ Ở vùng biển xa hơn, tàu sân bay Trung Quốc thiếu mạng lưới dịch vụ hậu cần, chưa kể đến mạng lưới tác chiến, vì vậy làm cho “khát vọng đại dương” của Bắc Kinh vẫn rất xa vời. Mục đích tác chiến là gì? Nếu có, thì tàu sân bay Varyag của Trung Quốc có đạt được hay không? Có quan điểm cho rằng, tàu sân bay có thể đóng vai trò nhất định trong chiến tranh ở Eo biển Đài Loan, bởi vì nó có thể làm cho Trung Quốc điều động lực lượng trên không và trên biển từ nhiều hướng, chứ không chỉ vượt qua Eo biển Đài Loan. Nhưng, duyên hải đông nam của Đại lục đã sở hữu hơn 1.300 quả tên lửa, vì vậy rất khó nhìn ra giá trị của tàu sân bay Varyag. Do chiến tranh Eo biển Đài Loan (nếu xảy ra) sẽ có sự can dự của Mỹ, khi đó tàu sân bay sơ cấp của Trung Quốc sẽ chẳng làm nên trò trống gì. Báo Australia cho biết, có một quan điểm khác cho rằng, Bắc Kinh có thể sử dụng tàu sân bay để răn đe các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Việc sử dụng tàu Ngư chính để dọa nạt và ngăn cản tàu thương mại của đối phương chỉ là một chuyện. Nếu điều tàu sân bay đến thì sẽ làm cho tình hình leo thang một cách nhanh chóng. Bởi vì hành động này sẽ thúc đẩy các nước ASEAN dựa gần hơn vào Washington, Bắc Kinh không thể sử dụng cách thức dùng nắm đấm để điều tàu sân bay Varyag. Cho dù tàu sân bay của Trung Quốc cuối cùng sẽ được triển khai ở biển Đông, nhưng vẫn dễ bị đe dọa bởi các cơ sở quân sự ven bờ và trên biển. Mấy năm gần đây, Malaysia đã đặt mua 2 tàu ngầm lớp Scorpene, năm nay Indonesia có kế hoạch mua 2 tàu ngầm; Philippines tìm kiếm sở hữu 1 tàu ngầm. Ngoài tên lửa chống hạm của chúng, mặc dù chưa tính đến hải quân ngày càng mạnh lên của Ấn Độ và Nhật Bản, những sát thủ tàu sân bay này cũng là một “cơn ác mộng” đối với Bắc Kinh. Nhiều nước trong khu vực đang tăng cường lực lượng có khả năng tiêu diệt tàu sân bay, tạo ra "cơn ác mộng" cho tàu Varyag. Trong hình là tàu ngầm động cơ thông thường Scorpene được hải quân Malaysia đặt mua của Pháp Báo Australia viết, Trung Quốc cải tạo tàu sân bay Varyag có ý nghĩa gì? Một mặt tàu sân bay Varyag sẽ là một tàu sân bay huấn luyện hiệu quả, giúp hải quân Trung Quốc nâng cấp khả năng học hỏi. Được biết, Trung Quốc có một chương trình tàu sân bay nội địa, chương trình này được lợi rất nhiều từ khóa trình hiện nay. Giá trị thực sự của tàu sân bay Varyag có thể là nó có lợi cho việc nâng cao danh tiếng cho Bắc Kinh. Một cuộc tranh luận về sức mạnh trên biển ở Trung Quốc nhấn mạnh, một nước lớn cần có một lực lượng hải quân mạnh, mà một lực lượng hải quân mạnh cần 1 tàu sân bay. Trung Quốc là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an duy nhất chưa sở hữu tàu sân bay được vận hành hoàn toàn. Đây là một “nỗi nhục” của người Trung Quốc. Sau khi tàu sân bay chạy thử, Đài Loan trưng bày tên lửa chống hạm mới nhất của họ, trong hình ảnh còn vẽ một tàu sân bay bị tên lửa bắn bốc cháy. Sau 4 ngày, tàu sân bay USS George Washington lại đến thăm Biển Đông đã gây ra một luồng tình cảm dân tộc mới ở Trung Quốc. Tàu sân bay đầu tiên Varyag của Trung Quốc có khả năng rất hạn chế nên dễ đối phó Tuy rằng Mỹ và đồng minh bắt tay để làm suy yếu khả năng tấn công của hải quân Trung Quốc, nhưng họ buộc phải thừa nhận lợi ích trên biển của Bắc Kinh. Sự công nhận này cần quan tâm đến tự do ở vùng biển quốc tế, song cũng phải nhấn mạnh, sự ổn định của khu vực là điều kiện cần thiết cho sự phát triển và tiến bộ của Trung Quốc. Cho dù tàu sân bay Varyag đã tăng thêm sự cân bằng trên biển cho Trung Quốc, nhưng cũng là thách thức lớn nhất của châu Á. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lãnh hải Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lãnh hải Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011
>> Tàu ngầm Mỹ có thể mặc sức tung hoành ở lãnh hải quanh TQ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)