Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Lực lượng tác chiến đặc biệt

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Lực lượng tác chiến đặc biệt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lực lượng tác chiến đặc biệt. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011

>> Lực lượng tác chiến đặc biệt của Trung Quốc




Lực lượng tác chiến đặc biệt (SOF) của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) là lực lượng chuyên thực hiện các nhiệm vụ khó khăn phức tạp trong các điều kiện đặc biệt.


Cơ cấu tổ chức

Trung Quốc có 7 Đại quân khu. Trong mỗi Đại quân khu của Trung Quốc đều có 1 trung đoàn tác chiến đặc biệt trực thuộc Bộ Tư lệnh Đại quân khu. Đồng thời, ở mỗi cấp đều có các đơn vị đặc nhiệm riêng.

Đại Quân khu Thẩm Dương có đơn vị đặc nhiệm “Hổ Đông Bắc”, Đại Quân khu Bắc Kinh – “Thanh kiếm thần phía đông”, Đại Quân khu Nam Kinh – “Rồng bay” (thành lập năm 1992), Đại Quân khu Quảng Châu – “Thanh kiếm sắc phía Nam Trung Quốc” (thành lập năm 1988), Đại Quân khu Lan Châu – “Hổ đêm”, Đại Quân khu Tế Nam – “Diều hâu”, Đại Quân khu Thành Đô – “Chim ưng” (thành lập năm 1992).

Ngoài ra, các lực lượng tác chiến đặc biệt PLA còn có các đơn vị đổ bộ đường biển “Đổ bộ tấn công đường biển”, đổ bộ đường không “Thanh kiếm sắc của bầu trời xanh”, các đơn vị chống khủng bố “Con báo” và “Sói tuyết” và nhiều đơn vị khác.

Trong đó, đơn vị đặc nhiệm “Sói tuyết” đã từng đảm nhiệm nhiệm vụ bảo đảm an ninh trong Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008.



Trong mỗi Đại quân khu của Trung Quốc đều có 1 trung đoàn tác chiến đặc biệt trực thuộc Bộ Tư lệnh Đại quân khu


“Tinh hoa” của lực lượng tác chiến đặc biệt Trung Quốc là đơn vị chống khủng bố “phía Đông”. Đơn vị này được thành lập năm 1982, được bố trí bên cạnh sân bay Bắc Kinh. Tên gọi đầy đủ của đơn vị này là phân đội cảnh sát đặc nhiệm chống khủng bố №722 ISB thuộc trường chuyên đào tạo lính đặc nhiệm.

Trong thời gian tồn tại, trường này đã đào tạo được hơn 1.000 người, đa số trong số họ đều trở thành giảng viên dạy lính đặc nhiệm.

Ngoài lực lượng tác chiến đặc biệt của quân đội, Trung Quốc còn có các đơn vị tác chiến đặc biệt của Lực lượng Công an Vũ trang (một bộ phận của các lực lượng vũ trang Trung Quốc) và các đơn vị đặc nhiệm của lực lượng an ninh xã hội trực thuộc Bộ Công an.

Vũ khí

SOF của Trung Quốc được trang bị các loại vũ khí hiện đại hơn so với các lực lượng quân đội thông thường. Mỗi người lính đều được trang bị súng trường tấn công Type-95, súng bắn tỉa Tpe-88, súng máy Type-64, Type-79, súng lục Type-92 và súng phóng lựu chống tăng phản lực. Một trong số các loại vũ khí trên được trang bị hệ thống giản thanh để tham gia các chiến dịch đặc biệt.



SOF của PLA được trang bị các loại vũ khí hiện đại.

Ngoài ra, SOF của PLA còn được trang bị áo chống đạn, trạm vô tuyến liên lạc nội bộ để liên lạc giữa các thành viên trong nhóm và người chỉ huy với trung tâm, thiết bị nhìn đêm, hệ thống truyền hình xách tay, thiết bị đo xa bằng laser và hệ thống GPS/GLONASS…

SOF sử dụng trực thăng để tiến hành chuyển quân vào hậu phương địch với thời gian triển khai ngắn, các phương tiện vận tải siêu tốc để tiến hành các cuộc tấn công chớp nhoáng, các loại máy bay hoạt động ở tầm cực thấp để thâm nhập vào lãnh thổ đối phương.

Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo lực lượng tác chiến đặc biệt của quân đội và công an được tiến hành theo các phương pháp huấn luyện của Bộ Tổng tham mưu PLA. Tùy theo tính đặc thù của mỗi lực lượng mà đưa ra chương trình huấn luyện phù hợp với khả năng tâm lý và thể lực của người học.

Giới lãnh đạo SOF cho rằng, hiện nay trên thế giới không có chương trình huấn luyện chung về chuyên môn nghiệp vụ, tâm lý và thể lực của lính đặc nhiệm. Chương trình huấn luyện lính đặc nhiệm (đào tạo cơ bản và chuyên sâu), gồm tất cả các khâu mục: Rèn luyện thể lực, khả năng linh hoạt nhạy bén, tự vệ khi không có vũ khí, các kỹ năng nâng cao khả năng sống còn trong điều kiện chiến trường, dựng lều bạt, đào hầm trú ẩn dưới đất và tuyết, tự băng bó vết thương, cứu hộ, phương pháp phục kích và tấn công, đổ bộ, hoạt động trong điều kiện rừng núi dưới nước…



Và cơ động bằng các phương tiện chuyên dụng


Mặc dù không thuộc biên chế SOF, nhưng các tiểu đoàn sẵn sàng chiến đấu bao gồm tiểu đoàn 162 (trực thuộc tập đoàn quân 54), 163 (trực thuộc tập đoàn quân 21) và 149 (trực thuộc tập đoàn quân 13) có trách nhiệm huấn luyện các chương trình đào tạo cơ bản cho SOF với chương trình huấn luyện phức tạp hơn chương trình huấn luyện binh lính thông thường của PLA.

Chịu trách nhiệm huấn luyện các bài tập khó cho SOF là tập đoàn quân số 1 (Hàng Châu, Đại Quân khu Nam Kinh), tập đoàn quân 38 (89.000 người, Bảo Định, Đại Quân khu Bắc Kinh), tập đoàn quân số 39 (75.000 người, Dinh Khẩu, Đại Quân khu Thẩm Dương) và Tập đoàn quân 54 (89.000 người, Tân Hương, Đại Quân khu Tế Nam) thuộc lực lượng phản ứng nhanh (thời gian sẵn sàng từ 2-7 ngày đêm). Đảm nhiệm huấn luyện giai đoạn cuối cho SOF là 3 Tập đoàn quân tinh nhuệ, được trang bị các loại vũ khí hiện đại nhất của Trung Quốc.

Huấn luyện các kỹ năng sống còn

Mỗi nhóm huấn luyện gồm 6 người. Trang bị vũ khí gồm giày, dao, súng trường và mặt nạ. Mỗi người lính có thể mang theo 1kg gạo, 5 miếng bánh, muối và diêm. Trước khi lên đường, cả nhóm phải trải qua cuộc kiểm tra kỹ lưỡng, khám xét từ túi quần túi áo, không được mang các đồ vật thừa như tiền và nước.

Điều kiện hành quân và về đích: sau 7 ngày đêm nhóm phải băng qua cánh rừng nguyên sinh dài hơn 200km (một số nguồn cho là 300km). Gần 3 ngày đường phải đi vượt qua các ngọn núi ở độ cao 2.700m so với mực nước biển.



Luyện tập trong môi trường khắc nghiệt


Ở địa hình như vậy, nên đa số các nguồn nước đều không có lợi cho sinh hoạt, thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng nếu sử dụng. Binh lính cần xác định các nguồn nước để sử dụng theo các dấu vết của chim và động vật hoặc lấy nước từ cây và thực vật.

Khó khăn hơn nữa là, mặc dù trời rất nóng nhưng binh lính vẫn phải che, bịt kín các phần cơ thể bởi vì có rất nhiều rắn và côn trùng độc. Đoạn đường hành trình vượt núi gần 3 ngày đường, nhóm phải ăn những loại thức ăn như kiến, chuột và rắn. Ngoài ra, trên đường đi nhóm phải hoàn thành gần 20 bài tập (tấn công, vòng tránh các điểm phục kích của đối phương…). Các đợt diễn tập như vậy có thể được tổ chức từ 3-6 tháng/năm.

Huấn luyện thể lực của SOF được gọi một cách trìu mến là “xuống địa ngục”. Học viên dậy vào lúc 4h30 để luyện khí công. Sau đó đến 6h sáng, leo núi hoặc chạy dài.

Khi chạy, mỗi người mang theo ba lô chứa 10 viên gạch. Quãng đường chạy là 5km với khoảng thời gia hạn chế không được quá 25 phút… Sau đó nghỉ ngơi ăn sáng và thực hiện các bài tập theo chương trình huấn luyện. Vào buổi chiều, học viên phải chạy việt dã, trồng cây chuối 30 phút/ ngày… Lực lượng tác chiến đặc biệt

[BDV news]


Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

>> Vai trò mới của lực lượng đặc biệt SOF, Mỹ (kỳ 1)





Nhận thức của Mỹ về các lực lượng tác chiến đặc biệt (SOF), thuộc biên chế các lực lượng cơ bản trong chiến tranh, đang có sự thay đổi.
Từ đầu năm 1980, trong bối cảnh thế giới vẫn đối đầu trong chiến tranh lạnh, Bộ Quốc phòng Mỹ có ý định thành lập lực lượng tác chiến đặc biệt trên cơ sở các lực lượng đặc nhiệm được sử dụng sau chiến tranh thế giới 2 nhằm nhanh chóng can thiệp vào một số vùng khủng hoảng đang xảy ra trên thế giới.

Ngày 16/4/1987, Lực lượng tác chiến đặc biệt của quân đội Mỹ được thành lập trên cơ sở sắc lệnh Goldwater Nichols năm 1986 về tổ chức lại Bộ Quốc phòng Mỹ. Lực lượng này lúc đầu được gọi là "Lực lượng tác chiến trong chiến tranh không thông thường" sau đó đổi tên thành "Lực lượng tác chiến đặc biệt" (Special Operations forces - SOF).

Đến nay, SOF của quân đội Mỹ đã thành lập được hơn 20 năm. Tuy đều thống nhất, SOF là một bộ phận quan trọng của sức mạnh quốc gia nhưng các nhà lý luận và giới tướng lĩnh Mỹ vẫn tranh luận một cách gay gắt về quan điểm " SOF là gì?"

Lực lượng này có nhiệm vụ can dự sớm và phản ứng nhanh đối với những điểm nóng và các cuộc khủng hoảng trong thời bình và trong điều kiện chưa có chiến tranh và ở bất cứ khu vực nào trên thế giới nên SOF là lực lượng tác chiến có vai trò chiến lược và có tính toàn cầu cao. Trọng tâm các nhiệm vụ của SOF là công việc mà các lực lượng tác chiến thông thường khác không làm được hoặc không hiêụ quả, do vậy lực lượng này còn được gọi là lực lượng tác chiến không thông thường.

SOF được tổ chức thống nhất trong Bộ Chỉ huy tác chiến đặc biệt hợp chủng quốc và được tổ chức theo hệ thống dọc trong các quân chủng và trong 1 số Bộ tư lệnh chiến trường - khu vực với cơ cấu đa quân binh chủng, đa ngành.

Ngoài ra, SOF thể hiện tính đặc biệt của mình trong tổ chức, biên chế trang bị, tuyển chọn con người và phương pháp hành động trong các hoạt động quân sự trực tiếp, gián tiếp cũng như các hoạt động phi quân sự.

Sau sự kiện ngày 11/9/2001, các đơn vị SOF được đưa lên hàng đầu trong các hoạt động quân sự của Mỹ và đồng minh, ở những khu vực bất ổn trên thế giới như: Iraq, Afghanistan, Pakistan, Sudan, Congo, Ruwanda, Somali, Sri Lanka….

Đặc biệt, kinh nghiệm hoạt động quân sự của Mỹ và đồng minh ở Afghanistan và Iraq là cân nhắc đến việc hiện đại hóa và chuyển đổi các lực lượng SOF.

Trong chiến tranh thông thường, hoạt động của SOF đã thay đổi từ lực lượng “Vệ tinh” trong việc thực hiện các nhiệm vụ thông thường đến lực lượng quan trọng của chiến tranh khi thực hiện các mục tiêu an ninh quốc gia.



Sau vụ 11/9/2001 Mỹ đã thấy được vai trò quan trọng của các lực lượng tác chiến đặc biệt SOF, do đó Mỹ đang tập trung xây dựng lực lượng tác chiến đặc biệt này.


Tuy nhiên, do sự căng thẳng của các điểm nóng trên thế giới, có thể lực lượng SOF của Mỹ sẽ tiếp tục đóng vai trò ngang bằng với các lực lượng thông thường khác trong hiệp đồng tác chiến. Do đó cần phải tăng cường huấn luyện và phối hợp lực lượng.

Trong tương lai có thể xảy ra bất kỳ cuộc chiến tranh nào, và căn cứ vào những gì diễn ra ở Afghanistan và Iraq, tính chất các nhiệm vụ quân sự quan trọng có thể thay đổi rất nhanh từ thông thường sang không thông thường.

Điều này đòi hỏi SOF phải thích ứng nhanh hơn nữa với vai tròn thực hiện các hoạt động tác chiến thông thường. Ngoài ra, đòi hỏi chỉ huy và lực lượng ở các đơn vị thông thường phải có khả năng hoạt động hiệu quả nhất trong các hoạt động của SOF.

Do đó, các hoạt động phối hợp huấn luyện giữa lực lượng đặc biệt và lực lượng thông thường cần được tiến hành nhiều hơn trong các lực lượng quân sự Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Một số chuyên gia phân tích về SOF của Mỹ cho rằng: “Kinh nghiệm cở Afghanistan và Iraq cho thấy cần thiết phải có các công nghệ và thiết bị cải tiến nhằm tăng khả năng hoạt động tương tác của các nhóm SOF của Mỹ và đồng minh. Tuy vậy, các công nghệ cũ vẫn có thể phát huy được hiệu quả”.

Ví dụ, yêu cầu kỹ thuật đối với tác chiến ở những vùng hẻo lánh là kết hợp tập kích đường không với hoạt động của các đơn vị lục quân và không quân thông thường, trong đó bao gồm tìm kiếm, phát hiện, nhận dạng và phân tích điểm mạnh cũng như điểm yếu của mục tiêu nhằm quyết định loại vũ khí nào có thể được sử dụng để vô hiệu hóa mục tiêu nếu không thể diệt được mục tiêu.

Các sĩ quan và binh sỹ trong SOF của Mỹ và đồng minh phải thành thạo kỹ năng này và cũng phải tổ chức huấn luyện tốt cho các chỉ huy cũng như lực lượng địa phương.

Một yếu tố hết sức quan trọng là các lực lượng có thể hoàn thành được nhiệm vụ khi sử dụng cả công nghệ cũ lẫn công nghệ mới, kinh nghiệm của các đơn vị hoạt động ở Afghanistan và Iraq đã chứng minh điều đó. Các lực lượng của Mỹ và đồng minh trong bối cảnh tác chiến.



Các lực lượng tác chiến đặc biệt SOF của Mỹ cũng được trang bị hiện đại hơn.


Hiện đại và các nhóm SOF của Mỹ trên bộ có thể được thu hẹp nhờ công nghệ mới, thì rất có thể các công nghệ mới lại không thể hoạt động ở nhiều khu vực địa hình hiểm trở, điều đó có nghĩa là SOF phải dựa vào công nghệ cũ và các giải pháp thay thế như bản đồ, chỉ dẫn địa hình và thậm chí dùng sự phản chiếu của gương để đánh dấu mục tiêu.

Trong một số trường hợp, các công nghệ cũ và khái niệm cơ bản để ứng biến cho dù công nghệ hiện có vẫn là một phần trong chương trình huấn luyện của SOF.

Để thống nhất chỉ huy SOF, Bộ Quốc phòng Mỹ đã thành lập Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (United States Special Operations Command gọi tắt là USSOCOM).



Logo Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (United States Special Operations Command, gọi tắt là USSOCOM).


Tổng hành dinh của USSOCOM đặt tại Mac Dill AGB, Tampa, bang Florida.Trong hệ thống chỉ huy thống nhất điều hành quốc gia của Mỹ, USSOCOM là một trong 9 Bộ Tư lệnh tác chiến trực thuộc Tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng và chịu sự chỉ đạo của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân.

USSOCOM bao gồm, Bộ Chỉ huy tác chiến đặc biệt liên hợp JSOC, các đơn vị chiến đấu thường trực liên hợp và đơn vị cơ cấu C4I, chịu trách nhiệm chủ yếu về các hoạt động chung và hoạt động chống khủng bố.

Bộ Chỉ huy tác chiến đặc biệt Lục quân Hợp chủng quốc USASOC, bao gồm các lực lượng đặc biệt, biệt kích, không quân Lục quân, tâm lý chiến và hoạt động dân sự, đảm nhiệm các hoạt động đặc biệt của Lục quân gồm cả hoạt động nhân đạo và hỗ trợ các nước Thế giới thứ 3.

Bộ Chỉ huy tác chiến đặc biệt hải quân NAVSPEWARCOM bao gồm Bộ chỉ huy đặc nhiệm các vùng hải quân CNSWC, các đơn vị tàu xuồng chiến đấu và kiểm soát vùng biển SPECBOATRON, các nhóm tiến hành các hoạt động biệt kích-thám báo NSWG, trong đó nhóm phía Tây ( gồm SPECBOATRON1- NSWG1) hoạt động ở vùng biển Thái bình dương và nhóm phía Đông (gồm SPECBOATRON2-NSWG2)- hoạt động ở vùng biển Đại tây dương.

Trong các nhóm được tổ chức thành các đội liên hợp đặc biệt SEAL, có khả năng hành động trong môi trường biển, trên bộ hoặc trên không.

Bộ Chỉ huy tác chiến đặc biệt không quân AFSOC, bao gồm các đơn vị không quân chiến đấu và bảo đảm, có nhiệm vụ hỗ trợ cho các lực lượng đặc biệt khác thực hiện nhiệm vụ chuyên chở, yểm trợ chiến đấu, hỗ trợ kỹ thuật và các nhiệm vu đặc biệt khác.

Trung tâm nghiên cứu và phát triển nghiệp vụ đặc biệt SORDAC, có nhiệm vụ nghiên cứu, tổ chức và sắp xếp các phương tiện cần thiết cho các hoạt động nghiệp vụ đặc biệt cho SOF. Ngoài ra, trong thành phần của USSOCOM còn có 5 Bộ chỉ huy các lực lượng bảo đảm tác chiến : thông tin, quân cảnh, yểm trợ, tiềm lực và hậu cần.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang