Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: liên quân NATO

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn liên quân NATO. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn liên quân NATO. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011

>> 3 con át chủ bài trong canh bạc cuối của Gaddafi



Dưới 3 sức ép lớn – các cuộc không kích của NATO, các cuộc tấn công của phe nổi dậy và lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự quốc tế, Gaddafi vẫn không khuất phục. Để giữ được sự bình tĩnh đó, hẳn trong tay nhà lãnh đạo Libya còn có “át chủ bài”.


http://nghiadx.blogspot.com

Hàng vạn dân chúng thủ đô Tripoli biểu tình ủng hộ Gaddafi


Gần đây, sau khi Pháp cung cấp vũ khí cho phiến quân Libya, Gaddafi đã đưa ra lời đe dọa sẽ tấn công Châu Âu nhằm trả thù các hành động của NATO tại Libya. Thế giới đều nghi ngờ về khả năng này hoặc quyết tâm thực hiện khả năng này của Gaddafi.

Tuy nhiên, điều không thể nghi ngờ là bài phát biểu này ít nhất cho thấy ý chí của Gaddafi không hề thay đổi. Dưới ba sức ép lớn – các cuộc không kích của NATO, các cuộc tấn công của phe nổi dậy và lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự quốc tế, Gaddafi vẫn cứng đầu không khuất phục, có lẽ vì tin rằng trong tay mình còn có “át chủ bài”.

Át chủ bài lòng dân

Bất chấp phiến quân tại miền đông gọi Gaddafi là “đồ tể”, bất chấp quân đội chính phủ đánh chết người biểu tình tại tỉnh Benghazi là chuyện có thật; xuất phát từ yêu cầu thống trị, Gaddafi vẫn “ban” những ân huệ cho những bộ lạc trung thành và tin tưởng rằng có thể nhận được sự “báo đáp” từ những bộ lạc này.

Điều này có thể được kiểm chứng từ 2 phương diện: thứ nhất, khi NATO bắt đầu triển khai các cuộc không kích, Gaddafi đã phát vũ khí cho người dân tại thủ đô Tripoli mà không hề e sợ rằng dân chúng có thể lật đổ ông bằng chính những vũ khí này; thứ hai, mấy tháng nay, hàng vạn dân Tripoli không ngừng biểu tình ủng hộ Gaddafi.


Đối với một quốc gia dân số chỉ trên 6 triệu người thì sự ủng hộ này đủ khiến Gaddafi đắc ý. Người ta có lí do để phản biện rằng đây chỉ là sự thao túng của nhà độc tài đối với dân chúng; tuy nhiên, vấn đề ở chỗ: Tại sao cũng là nhà độc tài nhưng Mubarak lại không có bản lĩnh này?

Át chủ bài quân sự

Hồi đầu tháng, chỉ huy hành động của NATO tại Libya, Trung tướng Canada Charles Bouchard tuyên bố: "Chúng tôi đã tiêu diệt quân lực của Gaddafi trên diện rộng; hiện nay, Gaddafi đã không còn khả năng tấn công”.

Hiện nay, tình hình quân sự có thể chứng thực vế sau trong lời phát biểu của tướng Bouchard, còn về tiêu diệt quân lực của lãnh đạo Gaddafi trên diện rộng như thế nào thì không ai có thể nói rõ.

Còn nhớ trong hành động không kích của NATO đối với Nam Tư năm 1999, cường độ không kích mạnh hơn rất nhiều so với hiện nay; khi đó, NATO tuyên bố quân đội Nam Tư bị tổn thương nghiêm trọng. Tuy nhiên, sau khi các cuộc không kích kết thúc, quân đội Nam Tư gần như hoàn hảo không hề bị thương tổn xuất hiện chỉnh tề trên đường phố đã khiến truyền thông phương Tây kinh ngạc: “Đây nào phải đoàn quân bại trận, rõ ràng là quân đội khải hoàn”.


http://nghiadx.blogspot.com

Trung tướng Charles Bouchard: "Gaddafi đã không còn khả năng tấn công".


Cũng chính tướng Bouchard thừa nhận rằng: “Quân đội chính phủ Libya đang áp dụng chiến thuật quân đội trà trộn vào nhân dân, gây khó khăn cho hành động tấn công của NATO”. Đoạn phim tướng Bouchard cho phóng viên đài BBC xem cho thấy, một dàn phóng tên lửa gồm nhiều ống phóng được đưa vào nhà ở của dân, nữ chủ nhân của ngôi nhà này và những đứa con phơi quần áo trên dàn phóng tên lửa này.

Phương pháp phòng ngự này đang khiến quân đội NATO hết sức lúng túng.

Ngoài ra, sức mạnh quân đội được phản ánh từ tinh thần binh sĩ. Mặc dù sau các cuộc không kích của NATO, liên tục xuất hiện hiện tượng quan chức Libya đào tẩu, trong đó bao gồm cả quan chức quân đội chính phủ, nhưng hiện tượng chia rẽ trong nội bộ quân đội chính phủ đến nay vẫn chưa hề xảy ra. Điều này nói rõ sĩ khí quân đội chính phủ vẫn còn.

Đội quân vẫn còn sức mạnh, chưa mất sĩ khí tất nhiên khiến Gaddafi cảm thấy bản thân còn sức mạnh.

Át chủ bài tuyên truyền

Mấy ngày trước, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Nga, con trai Gaddafi Saif đã lên án: "Phương Tây can thiệp vào công việc nội bộ Libya, mục đích chính là khống chế và cướp dầu mỏ và những nguồn tài nguyên khác của đất nước này".

Mặc dù những lời cáo buộc như thế này không hề mới, nhưng lại có thể gây cộng hưởng trong thế giới Ả rập. Cách đây không lâu, trang web Đài truyền hình Ả rập có đăng bài viết nhận định: Những năm gần đây, thái độ của các quốc gia phương Tây như Anh, Pháp đối với Gaddafi thay đổi nhanh chóng, từ tôn lên thượng khách đến dồn vào chỗ chết; bởi họ đã để ý đến hai “món hời” từ Libya là lượng dầu mỏ dữ trữ chất lượng cao gần 45 tỉ thùng và vốn đầu tư gần 100 tỉ USD.


http://nghiadx.blogspot.com

Con trai Gaddafi Saif: "Mục đích chính của phương Tây là khống chế và cướp dầu mỏ và những nguồn tài nguyên khác của Libya".


Bài viết còn chỉ ra: “Sự tàn bạo của Gaddafi không phải bây giờ mới bắt đầu. Năm 1996, khi trấn áp bạo loạn tại một nhà tù ở Tripoli, Gaddafi hạ lệnh giết gần 1200 người; nhưng tại sao khi đó phương Tây không có phản ứng?”

Tháng 3 năm nay, trả lời phỏng vấn của đài BBC, trí thức cánh tả Mỹ Noam Chomsky tiết lộ: hồi tháng 9 năm ngoái, khu vực Tây Sahara tại bờ biển phía tây Bắc Phi nổ ra cuộc biểu tình của dân chúng, quân đội Morocco chiếm đóng khu vực này 30 năm trước đã trấn áp hết sức tàn bạo đối với quần chúng biểu tình; sau đó, sự kiện này lên đến Liên Hợp Quốc, các bên liên quan yêu cầu điều tra nhưng lại bị Pháp lờ đi; bởi Pháp là nước bảo hộ chủ yếu của Morocco.

Như vậy, mặc dù bản thân Gaddafi không phải vẻ vang gì; nhưng việc vạch trần bản chất quan tâm đến lợi ích hơn là chính nghĩa, tự cho mình quyền hô mưa gọi gió của ông này với một số nước lớn, vô hình trung đã kéo các nước trong liên minh phương Tây đang ở trên cao xuống đất trũng, khiến các quốc gia này không thể không cân nhắc trong hành động của mình.

Xét cho cùng, ở nhiều khía cạnh, đó cũng là bài học chung của các nước lớn khi định dùng sức mạnh quân sự để áp đặt các nước nhỏ.

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2011

>> Phía sau vụ Pháp rút tàu Charles de Gaulle



Dù cứng rắn đe dọa "Gaddafi sẽ không có ngày nghỉ" những việc tàu sân bay Charles de Gaulle về Pháp không che dấu nổi sự bế tắc của liên quân NATO chống chế độ Gaddafi.



http://nghiadx.blogspot.com

Tàu sân bay Charles de Gaulle ngoài khơi bờ biển Libya hồi tháng 6/2011 Ảnh: AP


Vắng mặt vài tháng

Theo thông báo từ phía Bộ Quốc phòng Pháp, tàu sân bay Charles de Gaulle đã chính thức tạm ngưng thực hiện các phi vụ tấn công tại chiến trường Libya để lên đường trở về cảng Toulon từ ngày hôm qua 4/8. Tàu sân bay lớn nhất châu Âu sẽ trở về cảng Tuolon vào ngày 10/8.

Công việc bảo trì tàu sân bay này sẽ mất khoảng vài tuần. Một số trang mạng của Hải quân Pháp cho biết, công tác bảo trì tàu sân bay có thể sẽ mất đến vài tháng để hoàn thành công việc.

Tuy nhiên, Pháp khẳng định "ông Gaddafi sẽ không có được những ngày nghỉ ngơi". Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Gerard Longuet nhấn mạnh, Pháp sẽ duy trì cam kết của mình cho sứ mạng tại Libya, ông nói

“Ông Gaddafi không nên trông đợi vào thời gian nghỉ ngơi sau khi tàu sân bay rút khỏi Libya, máy bay chiến đấu của Pháp sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc không kích cùng các chuyến bay trinh sát từ các căn cứ mặt đất”.

Khí thế nản dần sau 4 tháng

Khi bắt đầu tham gia các chiến dịch không kích Libya theo nghị quyết số 1973 của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Các đồng minh trong khối NATO từng hy vọng sẽ kết thúc chiến dịch quân sự tại đây chỉ trong vài tuần.

Tuy nhiên chiến dịch quân sự tại đây đã kéo dài hơn 4 tháng mà vẫn chưa giải quyết được vấn đề gì. Các đồng minh trong chiến dịch không kích do Pháp và Anh dẫn đầu đã bắt đầu chùn bước.

Na Uy đã thông báo rút toàn bộ chiến đấu cơ của mình đang làm nhiệm vụ tại Libya về nước. Italy, quốc gia gần Libya nhất cũng đã thu hẹp sự tham gia của mình trong các chiến dịch không kích bằng cách rút tàu sân bay Garibaldi.

Sau khi Na Uy thông báo rút quân, Anh đã thông báo tăng cường thêm 4 máy bay cường kích Tornado nhằm bổ sung cho số máy bay của Na Uy rút khỏi đây. Từ khi bắt đầu chiến dịch không kích Libya từ ngày 19/3/2011 đến nay. Tổng cộng có 17.566 phi vụ, trong đó có 6.648 phi vụ ném bom đã được thực hiện.

Sau hơn 4 tháng không kích, tình hình trên chiến trường Libya vẫn không hề thay đổi, lực lượng nỗi dậy với sự hậu thuẫn của NATO vẫn không thể làm được gì thêm ngoài những khu vực đã chiếm đóng trước khi nổ ra các cuộc không kích.

Lực lượng nỗi dậy chẳng những không thay đổi được tình hình mà trọng nội bộ của chính họ cũng trở nên rối ren hơn. Cùng với sự nản lòng của các đồng minh trong khối NATO điều đó càng cho thấy, chiến dịch quân sự tại Libya đang lâm vào ngõ cụt.

Một lần nữa cho thấy, tình hình tại các chiến trường như Iraq, Afghanistan đang tái diễn tại chiến trường Libya, Anh, Pháp 2 quốc gia dẫn đầu chiến dịch quân sự tại đây đang trên đường rơi vào vết xe đổ mà Mỹ đã gặp phải tại Iraq và Afghanistan.

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

>> Arab Saudi muốn phát triển vũ khí hạt nhân?



Phát ngôn viên chính thức của Lực lượng Tên lửa Chiến lược (SMF) của Nga Sergei ShoArab Saudi sẽ sở hữu vũ khí hạt nhân nếu Iran có được vũ khí đó.


Theo báo chí Anh, đó là lời cảnh báo đối với phương Tây do hoàng thân Turki al–Faisal, người được coi là sẽ giữ chức bộ trưởng Ngoại giao đưa ra trong tháng 6.

Hoàng thân Turki al–Faisal.


Các chuyên gia của “Báo Độc lập” cho rằng tín hiệu do Turki al– Fêisal đưa ra là phản ứng trước tin tức từ Iran về việc nước này sẽ tăng công suất làm giàu nguyên liệu hạt nhân và vì sự mất ổn định trong khu vực.

Lời cảnh báo của hoàng thân Arab Saudi, Al– Fêisal, người đã từng đứng đầu cơ quan tình báo của Vương quốc được đưa ra trước một cử toạ hẹp. Vị hoàng thân này hôm 8/6 đã đến căn cứ không quân Anh Molsuort, nơi các chuyên gia của NATO thu thập và xử lý tin tức về Cận Đông và Địa Trung hải.

al–Faisal đã thông báo với các sĩ quan cao cấp của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương rằng trong trường hợp Iran có bom nguyên tử có thể làm nổ ra xung đột hạt nhân trong khu vực.

Hoàng thân đã diễn tả một cách rất ngoại giao: Sự hiện diện của một vũ khí như vậy ở Iran chắc sẽ buộc Arab Saudi thực thi một chính sách có thể dẫn đến những hậu quả khó mô tả và có thể bi đát.

Hoàng thân đã không giải thích chi tiết chính sách này nhưng hôm 30/6/2011, báo Guardian của Anh đã trích lời một quan chức cấp cao thân cận với Al– Fêisal cho rằng: “Nếu Iran có vũ khí hạt nhân, chúng tôi sẽ không thể chấp nhận được và chúng tôi sẽ bị buộc phải lấy đó làm gương”.

Arab Saudi do gia đình Al–Saud theo phái Suni điều hành, thường xuyên thể hiện sự lo ngại vì tình hình an ninh ở khu vực, nơi Iran theo phái Shia đòi nắm quyền quốc gia dẫn đầu.

Nếu tin vào thông tin của mạng WikiLeaks, Quốc vương Arab Saudi, Abdulla năm 2008 đã bí mật ám chỉ với Washington là tất cả các nước vùng Vịnh Persian sẽ tìm kiếm vũ khí hạt nhân nếu Iran có được nó.

Liệu Riyadh có thực hiện sự cảnh báo của mình? Phương trình này có mấy ẩn số.

Đó là Iran, nước luôn khẳng định là chương trình hạt nhân của mình chỉ phục vụ mục đích hoà bình. Đó cũng là Israel, nước đã nhiều lần vô hiệu hoá nguy cơ hạt nhân tiềm tàng đối với nước mình bằng các đòn tấn công bằng không quân vào lãnh thổ các nước thù địch (Iraq năm 1981 và Sirya năm 2007). TelAviv coi Iran có vũ khí hạt nhân là nguy cơ đe doạ cho sự tồn tại của mình.

Cuối cùng là Hoa Kỳ, đồng minh thân cận nhất của Israel, đã mấy năm nay luôn dẫn đầu cuộc vận động nhằm bóp chết chương trình hạt nhân của Iran bằng các biện pháp trừng phạt và không loại trừ phương án dùng vũ lực.

Dẫu sao cũng thấy rõ là nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân đang ngày một tăng lên. Các trường hợp của Iraq, Iran, Triều Tiên, Libya cho thấy sự kiểm soát quốc tế đối với việc buôn bán các vật liệu và công nghệ hạt nhân trong khuôn khổ Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân có hiệu quả thấp.

Do vậy, các chuyên gia cho rằng vấn đề khí hậu và sự thiếu hụt dự báo được của nhiên liệu hydrocacbon đang trở nên gay gắt định trước sự gia tăng mạnh mẽ năng lượng hạt nhân thế giới trong những thập niên tới, bao gồm cả việc phổ biến các công nghệ của chu trình nhiên liệu hạt nhân và vật liệu hạt nhân.

Trong bối cảnh đó, nhu cầu về năng lượng hoá ra là tấm bình phong thuận lợi cho nhiều nước ở những vùng không ổn định triển khai các chương trình hạt nhân của mình.

Theo các phương tiện thông tin đại chúng Arab, Arab Saudi đã có kế hoạch đến năm 2030 xây dựng ít nhất 16 lò phản ứng hạt nhân. Lý do chính thức là để đảm bảo an ninh năng lượng.

Tổng giám đốc tập đoàn Các nguồn lực Công nghiệp Nguyên tử Andrei Cherkasenko của Nga tuyên bố với Báo Độc lập: “al–Faisal là một tín hiệu đáng lo ngại, bởi vì đây là sự phổ biến tiềm tàng các công nghệ hạt nhân của thế kỷ trước. Thế kỷ 20 đã tạo ra một số lượng lớn các nhà khoa học thuộc nhiều dân tộc và quan điểm nhưng có đủ tri thức để chế tạo bom nguyên tử”.

Theo ông, Vương quốc có nguồn tài chính dồi dào, về mặt lý thuyết, Arab Saudi hoàn toàn có khả năng chế tạo loại vũ khí này. Tuy nhiên, để hiện thực hóa ý đồ thì cần phải có các cơ sở hoá học và làm giàu nguyên liệu hạt nhân mà sự xuất hiện của chúng ở Vương quốc này có thể bị cộng đồng quốc tế phát hiện.

Trong những điều kiện nhất định, cộng đồng này khả dĩ có thể ngăn cản sự phát triển nguy hiểm của chương trình hạt nhân của Arab Saudi.

Về phần mình, trung tướng Ghennadi Evstafiyev, người từng tham gia thương lượng giải trừ quân bị Liên Xô – Mỹ giả định rằng, có thể, Riyadh sẽ nhờ Pakistan giúp đỡ. Tuy nhiên, ông cho rằng, “Đã nhiều năm Arab Saudi có quan hệ tin cậy với Islamabad. Do vậy, không thể loại trừ là đã đạt được sự thoả thuận nào đó về vấn đề hạt nhân trong những năm 1970 khi Pakistan dưới quyền Zulfikar Ali Bhuto”.

Nhưng xem ra Riyadh kỳ vọng một cách vô ích vào Pakistan: Trong trường hợp khẩn cấp Mỹ có thể thực hiện những hành động phòng ngừa nhằm chiếm lấy các mục tiêu hạt nhân của Pakistan.

Tuy nhiên, không thể xem xét tuyên bố của Riyadh tách rời khỏi diễn biến chung. Cách đây 10 ngày, Iran đã tiến hành một cuộc thử tên lửa lớn. Iran chuẩn bị phóng vệ tinh vào vũ trụ. Evstafiyev đánh giá việc phóng vệ tinh thành công chứng tỏ tấm bắn của tên lửa Iran đã tăng lên đáng kể.

Tương tự Iran dự kiến sẽ chuyển trung tâm làm giàu uranium từ Natanz sang địa điểm khác, nơi sẽ lắp đặt các máy ly tâm mạnh hơn.

Sau cùng, Arab Saudi cảm thấy khó chịu trước tình hình các chế độ trong thế giới Arab bị lật đổ. Ghennadi Evstafiyev kết luận: “Riyadh sẽ tăng sức ép chính trị và tinh thần đối với các đồng minh phương Tây của mình để họ phải khẳng định sự ủng hộ bất di bất dịch chế độ hiện nay ở Arab Saudi".


[BDV news]


Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

>> Vai trò mới của lực lượng đặc biệt SOF, Mỹ (kỳ 1)





Nhận thức của Mỹ về các lực lượng tác chiến đặc biệt (SOF), thuộc biên chế các lực lượng cơ bản trong chiến tranh, đang có sự thay đổi.
Từ đầu năm 1980, trong bối cảnh thế giới vẫn đối đầu trong chiến tranh lạnh, Bộ Quốc phòng Mỹ có ý định thành lập lực lượng tác chiến đặc biệt trên cơ sở các lực lượng đặc nhiệm được sử dụng sau chiến tranh thế giới 2 nhằm nhanh chóng can thiệp vào một số vùng khủng hoảng đang xảy ra trên thế giới.

Ngày 16/4/1987, Lực lượng tác chiến đặc biệt của quân đội Mỹ được thành lập trên cơ sở sắc lệnh Goldwater Nichols năm 1986 về tổ chức lại Bộ Quốc phòng Mỹ. Lực lượng này lúc đầu được gọi là "Lực lượng tác chiến trong chiến tranh không thông thường" sau đó đổi tên thành "Lực lượng tác chiến đặc biệt" (Special Operations forces - SOF).

Đến nay, SOF của quân đội Mỹ đã thành lập được hơn 20 năm. Tuy đều thống nhất, SOF là một bộ phận quan trọng của sức mạnh quốc gia nhưng các nhà lý luận và giới tướng lĩnh Mỹ vẫn tranh luận một cách gay gắt về quan điểm " SOF là gì?"

Lực lượng này có nhiệm vụ can dự sớm và phản ứng nhanh đối với những điểm nóng và các cuộc khủng hoảng trong thời bình và trong điều kiện chưa có chiến tranh và ở bất cứ khu vực nào trên thế giới nên SOF là lực lượng tác chiến có vai trò chiến lược và có tính toàn cầu cao. Trọng tâm các nhiệm vụ của SOF là công việc mà các lực lượng tác chiến thông thường khác không làm được hoặc không hiêụ quả, do vậy lực lượng này còn được gọi là lực lượng tác chiến không thông thường.

SOF được tổ chức thống nhất trong Bộ Chỉ huy tác chiến đặc biệt hợp chủng quốc và được tổ chức theo hệ thống dọc trong các quân chủng và trong 1 số Bộ tư lệnh chiến trường - khu vực với cơ cấu đa quân binh chủng, đa ngành.

Ngoài ra, SOF thể hiện tính đặc biệt của mình trong tổ chức, biên chế trang bị, tuyển chọn con người và phương pháp hành động trong các hoạt động quân sự trực tiếp, gián tiếp cũng như các hoạt động phi quân sự.

Sau sự kiện ngày 11/9/2001, các đơn vị SOF được đưa lên hàng đầu trong các hoạt động quân sự của Mỹ và đồng minh, ở những khu vực bất ổn trên thế giới như: Iraq, Afghanistan, Pakistan, Sudan, Congo, Ruwanda, Somali, Sri Lanka….

Đặc biệt, kinh nghiệm hoạt động quân sự của Mỹ và đồng minh ở Afghanistan và Iraq là cân nhắc đến việc hiện đại hóa và chuyển đổi các lực lượng SOF.

Trong chiến tranh thông thường, hoạt động của SOF đã thay đổi từ lực lượng “Vệ tinh” trong việc thực hiện các nhiệm vụ thông thường đến lực lượng quan trọng của chiến tranh khi thực hiện các mục tiêu an ninh quốc gia.



Sau vụ 11/9/2001 Mỹ đã thấy được vai trò quan trọng của các lực lượng tác chiến đặc biệt SOF, do đó Mỹ đang tập trung xây dựng lực lượng tác chiến đặc biệt này.


Tuy nhiên, do sự căng thẳng của các điểm nóng trên thế giới, có thể lực lượng SOF của Mỹ sẽ tiếp tục đóng vai trò ngang bằng với các lực lượng thông thường khác trong hiệp đồng tác chiến. Do đó cần phải tăng cường huấn luyện và phối hợp lực lượng.

Trong tương lai có thể xảy ra bất kỳ cuộc chiến tranh nào, và căn cứ vào những gì diễn ra ở Afghanistan và Iraq, tính chất các nhiệm vụ quân sự quan trọng có thể thay đổi rất nhanh từ thông thường sang không thông thường.

Điều này đòi hỏi SOF phải thích ứng nhanh hơn nữa với vai tròn thực hiện các hoạt động tác chiến thông thường. Ngoài ra, đòi hỏi chỉ huy và lực lượng ở các đơn vị thông thường phải có khả năng hoạt động hiệu quả nhất trong các hoạt động của SOF.

Do đó, các hoạt động phối hợp huấn luyện giữa lực lượng đặc biệt và lực lượng thông thường cần được tiến hành nhiều hơn trong các lực lượng quân sự Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Một số chuyên gia phân tích về SOF của Mỹ cho rằng: “Kinh nghiệm cở Afghanistan và Iraq cho thấy cần thiết phải có các công nghệ và thiết bị cải tiến nhằm tăng khả năng hoạt động tương tác của các nhóm SOF của Mỹ và đồng minh. Tuy vậy, các công nghệ cũ vẫn có thể phát huy được hiệu quả”.

Ví dụ, yêu cầu kỹ thuật đối với tác chiến ở những vùng hẻo lánh là kết hợp tập kích đường không với hoạt động của các đơn vị lục quân và không quân thông thường, trong đó bao gồm tìm kiếm, phát hiện, nhận dạng và phân tích điểm mạnh cũng như điểm yếu của mục tiêu nhằm quyết định loại vũ khí nào có thể được sử dụng để vô hiệu hóa mục tiêu nếu không thể diệt được mục tiêu.

Các sĩ quan và binh sỹ trong SOF của Mỹ và đồng minh phải thành thạo kỹ năng này và cũng phải tổ chức huấn luyện tốt cho các chỉ huy cũng như lực lượng địa phương.

Một yếu tố hết sức quan trọng là các lực lượng có thể hoàn thành được nhiệm vụ khi sử dụng cả công nghệ cũ lẫn công nghệ mới, kinh nghiệm của các đơn vị hoạt động ở Afghanistan và Iraq đã chứng minh điều đó. Các lực lượng của Mỹ và đồng minh trong bối cảnh tác chiến.



Các lực lượng tác chiến đặc biệt SOF của Mỹ cũng được trang bị hiện đại hơn.


Hiện đại và các nhóm SOF của Mỹ trên bộ có thể được thu hẹp nhờ công nghệ mới, thì rất có thể các công nghệ mới lại không thể hoạt động ở nhiều khu vực địa hình hiểm trở, điều đó có nghĩa là SOF phải dựa vào công nghệ cũ và các giải pháp thay thế như bản đồ, chỉ dẫn địa hình và thậm chí dùng sự phản chiếu của gương để đánh dấu mục tiêu.

Trong một số trường hợp, các công nghệ cũ và khái niệm cơ bản để ứng biến cho dù công nghệ hiện có vẫn là một phần trong chương trình huấn luyện của SOF.

Để thống nhất chỉ huy SOF, Bộ Quốc phòng Mỹ đã thành lập Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (United States Special Operations Command gọi tắt là USSOCOM).



Logo Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (United States Special Operations Command, gọi tắt là USSOCOM).


Tổng hành dinh của USSOCOM đặt tại Mac Dill AGB, Tampa, bang Florida.Trong hệ thống chỉ huy thống nhất điều hành quốc gia của Mỹ, USSOCOM là một trong 9 Bộ Tư lệnh tác chiến trực thuộc Tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng và chịu sự chỉ đạo của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân.

USSOCOM bao gồm, Bộ Chỉ huy tác chiến đặc biệt liên hợp JSOC, các đơn vị chiến đấu thường trực liên hợp và đơn vị cơ cấu C4I, chịu trách nhiệm chủ yếu về các hoạt động chung và hoạt động chống khủng bố.

Bộ Chỉ huy tác chiến đặc biệt Lục quân Hợp chủng quốc USASOC, bao gồm các lực lượng đặc biệt, biệt kích, không quân Lục quân, tâm lý chiến và hoạt động dân sự, đảm nhiệm các hoạt động đặc biệt của Lục quân gồm cả hoạt động nhân đạo và hỗ trợ các nước Thế giới thứ 3.

Bộ Chỉ huy tác chiến đặc biệt hải quân NAVSPEWARCOM bao gồm Bộ chỉ huy đặc nhiệm các vùng hải quân CNSWC, các đơn vị tàu xuồng chiến đấu và kiểm soát vùng biển SPECBOATRON, các nhóm tiến hành các hoạt động biệt kích-thám báo NSWG, trong đó nhóm phía Tây ( gồm SPECBOATRON1- NSWG1) hoạt động ở vùng biển Thái bình dương và nhóm phía Đông (gồm SPECBOATRON2-NSWG2)- hoạt động ở vùng biển Đại tây dương.

Trong các nhóm được tổ chức thành các đội liên hợp đặc biệt SEAL, có khả năng hành động trong môi trường biển, trên bộ hoặc trên không.

Bộ Chỉ huy tác chiến đặc biệt không quân AFSOC, bao gồm các đơn vị không quân chiến đấu và bảo đảm, có nhiệm vụ hỗ trợ cho các lực lượng đặc biệt khác thực hiện nhiệm vụ chuyên chở, yểm trợ chiến đấu, hỗ trợ kỹ thuật và các nhiệm vu đặc biệt khác.

Trung tâm nghiên cứu và phát triển nghiệp vụ đặc biệt SORDAC, có nhiệm vụ nghiên cứu, tổ chức và sắp xếp các phương tiện cần thiết cho các hoạt động nghiệp vụ đặc biệt cho SOF. Ngoài ra, trong thành phần của USSOCOM còn có 5 Bộ chỉ huy các lực lượng bảo đảm tác chiến : thông tin, quân cảnh, yểm trợ, tiềm lực và hậu cần.

[BDV news]


Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011

>> Afghanistan sắp nhận 440 xe bọc thép mới





Mỹ sẽ chuyển giao cho quân đội Afghanistan 440 xe bọc thép MASV vào tháng 11 tới. Đây là loại xe bọc thép được tăng cường cho chiến xa hạng nhẹ Humvees

Xe bọc thép MASV

Các sĩ quan quân đội Afghanistan đòi hỏi loại xe bọc thép đa năng, có khả năng chở được 8 binh sĩ.

Xe MASV dòng xe thiết giáp gồm 9 biến thể với thiết kế đặc biệt, đáp ứng các chức năng khác nhau của quân đội Afghanistan như chỉ huy, tuần tra, cứu thương, chiến đấu, sửa chữa, kĩ thuật, trinh sát...

”MASV dựa trên xe M117 của Mỹ – loại xe thiết giáp đã được kiểm chứng sức mạnh qua 2 cuộc chiến tranh tại Iraq và Afghanistan”, Đại tá David Bassett, Quản lý dự án phương tiện chiến thuật Mỹ cho biết.

Trung tướng Gen. William Caldwell – Người đứng NATO về huấn luyện quân sự tại Afghanistan nói rằng: “Trang bị cho lực lượng an ninh quốc gia Afghanistan (ANSF) và xây dựng cơ sở hạ tầng chỉ là một phần của giải pháp quân sự. Bên cạnh đó phải khiến các binh sĩ có nghĩa vụ bảo quản, duy trì tốt các trang thiết bị cũ để chúng có thể sử dụng lâu dài”.

Hợp đồng mua bán này được thực hiện bởi công ty Textron Marine & Land Systems – công ty Afghanistan đầu tiên đặt mua loại xe này.

Thương vụ có trị giá khoảng 543 triệu USD và sẽ do lực lượng an ninh Afghanistan thanh toán. Các quan chức của công ty Textron tiết lộ phải mất 18 tháng để hoàn thành đơn hàng. 240 chiếc xe bọc thép đầu tiên sẽ đến vào Afghanistan vào tháng 6/2012.

[BDV news]


Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

>> 'Khát dầu', Trung Quốc phiêu lưu ở Biển Đông



Một đất nước với dân số lên đến 1,341 tỷ người, tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc loại nhanh nhất thế giới, năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đạt 10,3%.


Điều đó đã đặt ra những áp lực ghê gớm đối với việc đảm bảo năng lượng cho phát triển kinh tế bền vững cũng như các vấn đề ổn định nền kinh tế vĩ mô, các giải pháp an sinh xã hội.

Để đáp ứng năng lượng cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này, Bắc Kinh không ngừng mở rộng và tăng cường khai thác tài nguyên khoáng sản để phục vụ cho nền kinh tế.

Ngoài việc tăng cường hết công suất các dự án khai thác tài nguyên trong nước, Bắc Kinh còn nhanh chóng vươn ra khắp thế giới để tăng cường khai thác tài nguyên, đặc biệt là khu vực châu Phi.

Đầu năm 2011, biến cố chính trị tại Trung Đông và Bắc Phi, đặc biệt là cuộc chiến NATO gây ra ở Libya khiến Bắc Kinh chịu nhiều thiệt hại kinh tế to lớn.

Chiến sự biến quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 4 khu vực châu Phi rơi vào cuộc nội chiến đẫm máu. Đã 3 tháng sau khi chiến dịch không kích Libya được bắt đầu, tình hình ở đây ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Theo số liệu được công bố bởi China Africa Real Story, trước khi xảy cuộc không kích của NATO chống lại chính quyền của Tổng thống Libya Gaddafi: Có khoảng 36.000 lao động Trung Quốc đang làm việc tại Libya cùng với 75 công ty đang triển khai các dự án khai thác dầu mỏ và các dịch vụ liên quan. Tổng cộng có hơn 125 công ty, với 50 dự án lớn cùng với 60.000 lao động Trung Quốc đang làm việc tại các quốc gia Bắc Phi.

Cuộc nội chiến giữa quân đội chính phủ và lực lượng nổi dậy, tiếp đến là chiến dịch không kích Libya khiến toàn bộ dự án đang dang ở của Trung Quốc cũng như một số quốc gia khác phải đóng cửa.

Toàn bộ số lao động nói trên buộc phải sơ tán khỏi Libya để trở về Trung Quốc, tạo thêm áp lực để giải quyết công ăn việc làm cho số lao động này. Hơn 75 công ty Trung Quốc đang làm việc tại Libya buộc phải để lại số tài sản có giá trị tại đây.



Việc phải di tản khỏi Bắc Phi đã tạo ra một cú "sốc" với kinh tế Trung Quốc.


Theo một báo cáo, cuối năm 2010, Trung Quốc hợp tác đầu tư nước ngoài với 16.000 công ty trên khắp thế giới, hơn 1.400.000 lao động đang làm việc, tổng giá trị tài sản nước ngoài đạt hơn 1.200 tỷ USD. Hiện tại, Trung Quốc chưa có biện pháp cụ thể nào để bảo vệ số tài sản này trong trường hợp xảy ra chiến tranh.

Số tài sản này gần như mất trắng bởi chiến tranh tại đây, chưa hết thiệt hại to lớn hơn cả đó là nguồn cung cấp dầu thô từ Libya gần như bị cắt đứt. Các nhà máy lọc dầu tại Trung Quốc bị “đói nguồn cung”

Biến cố này có thể coi là một cú “sốc” đối với nền kinh tế Trung Quốc, cùng với đó, sự can thiệp quân sự ngày càng sâu rộng của NATO tại Libya khiến cơ hội quay trở lại với các dự án khai thác dầu mỏ dang dở tại đây gần như bằng 0.



Việc thiếu kho dự trữ dầu mỏ chiến lược khiến nền kinh tế Trung Quốc dễ bị tổn thương từ việc gián đoạn nguồn cung. Ảnh minh họa

Hiện tại, Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ, nhưng khác với Washington, Bắc Kinh thiếu một kho dự trữ dầu mỏ chiến lược đủ để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong trường hợp xảy ra khủng hoảng nguồn cung như Mỹ hay EU.

Theo một báo cáo được đăng tải bởi Financial Times, Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng kho dự trữ dầu mỏ chiến lược với trữ lượng khoảng 500 triệu thùng. Đủ dùng cho khoảng 100 ngày sau khi gián đoạn nguồn cung.

Thế nhưng, phải đến tận năm 2020, kho dự trữ chiến lược này mới hoàn thành. Ngay cả vậy, các chuyên gia kinh tế dự đoán, kho dự trữ này cũng chỉ đáp ứng được khoảng 75-85 ngày sau nhập khẩu. Biến cố tại Libya đã làm cho kế hoạch này bị gián đoạn và chưa biết khi nào mới hoàn thành.

Theo Economist, trước khi xảy ra chiến tranh Libya, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 150.000 thùng dầu thô mỗi ngày từ Libya, chiếm 3% tổng sản lượng dầu thô của Libya. Con số này sẽ tăng cao hơn nữa sau khi các dự án mới hoàn thành.

Việc nguồn cung dầu mỏ từ Libya bị cắt đứt càng làm cho áp lực năng lượng cho phát triển kinh tế của Trung Quốc thêm trầm trọng.




Áp lực năng lượng cho phát triển kinh tế khiến Bắc Kinh trở nên liều lĩnh hơn, trong ảnh tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm lãnh hải Việt Nam.


Việc công bố chủ quyền đường “lưỡi bò” chiếm 80% diện tích biển Đông đang gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của các quốc gia ASEAN đặc biệt là các quốc gia có tranh chấp trực tiếp với Bắc Kinh về chủ quyền biển đảo.

Khi tham vọng của mình chưa đạt được, Bắc Kinh trở nên “nóng mặt” khi thấy các quốc gia ASEAN tăng cường các dự án khai thác tài nguyên ở nơi đây.

Tài nguyên khoáng sản trên biển là có giới hạn, Bắc Kinh hiểu rõ điều này, và họ bất chấp thủ đoạn để cản trở hoạt động khai thác hợp pháp của các nước khác, thậm chí sử dụng tới các giải pháp “nhỏ nhen” là phá rối các hoạt động thăm dò dầu khí.Chỉ trong thời gian ngắn, tàu hải giám và tàu cải trang thành tàu đánh cá của Trung Quốc đã 2 lần xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để phá hoại hoạt động thăm dò dầu khí trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Mưu đồ của Bắc Kinh là quá “thô thiển”, cản trở các hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam, kéo dài quá trình triển khai khai thác dầu khí. Tạo tâm lý ức chế cho Việt Nam và hòng làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài đang hợp tác với PetroViet Nam.

Bắc Kinh đang cố tình biến phần biển Đông nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ một vùng biển bình yên thành nơi sóng gió.

Vì vậy, đối phó với “mưu đồ” này của Trung Quốc, ASEAN cần thể hiện tinh thần đoàn kết hơn nữa, hợp tác chặt chẽ với nhau vì lợi ích chung. Cần có các chính sách hợp lý để bảo vệ tài sản của quốc gia cũng như của nhà đầu tư nước ngoài.



[BDV news]



Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

>> 'NATO đẩy Nga quay lại thời Chiến tranh Lạnh'



Thế giới sẽ chứng kiến một cuộc chạy đua vũ trang mới nếu Mỹ quyết định theo đuổi kế hoạch lá chắn tên lửa ở châu Âu.


Đây là lời khẳng định của Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga, Tướng Nikolai Makarov trong cuộc gặp gỡ với các nhà quân sự nước ngoài vào ngày 20/5 vừa qua.

Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Nga - Mỹ không lấy gì làm mặn nồng sau khi nỗ lực của cả hai bên trong việc giải quyết vấn đề xây dựng lá chắn tên lửa ở châu Âu không có tiến triển.



Câu trả lời cho những nỗ lực của Nga và NATO vẫn đang bỏ ngỏ.

Tướng Nikolai Makarov kêu gọi Washington nên thay đổi kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ và NATO tại châu Âu để không đe dọa đến lực lượng hạt nhân của Nga. “Nếu Mỹ cứ khăng khăng thực hiện kế hoạch của mình thì Nga buộc phải dùng các biện pháp đối phó và tiến hành một cuộc chạy đua vũ trang mới”, ông Makarov nói.

Theo ông Makarov, vào năm 2015, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ càng có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo của Nga và đến 2020, thế cân bằng hạt nhân bị phá vỡ. Đương nhiên, Nga sẽ tìm cách chống lại hệ thống đó. Vì vậy, các quốc gia châu Âu sẽ phải tăng chi tiêu cho quốc phòng.

Tướng Makarov cũng khẳng định, khoảng 5-6 năm nữa, một cuộc chạy đua vũ trang tồi tệ sẽ bắt đầu và cuộc đua này có thể sẽ không có điểm dừng, không xác định kẻ thắng người thua.

Cảnh báo của ông Makarov có nội dung tương tự như những lời cảnh báo được Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tuyên bố nhiều lần. Theo ông Medvedev, thế giới có thể quay lại thời Chiến tranh Lạnh nếu NATO không “mềm mỏng” trong việc hợp tác với Nga về vấn đề lá chắn tên lửa.

Nga coi kế hoạch lá chắn phòng thủ tên tên lửa của NATO do Mỹ khởi xướng là mối đe doạ đối với an ninh quốc gia của nước này.

Mùa thu năm 2010, Nga đã chấp thuận xem xét đề xuất của NATO về việc hợp tác xây dựng lá chắn tên lửa chung, nhưng yêu cầu trong việc quản lý hệ thống này hai bên phải có quyền như nhau, nghĩa là có thể sử dụng chung.

Trước yêu cầu của Nga, NATO đã ngay lập tức bác bỏ và hiện nay thoả hiệp về vấn đề này vẫn còn bỏ ngỏ.
[BDV news]


Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

>> Pakistan đồng ý trả xác trực thăng bí ẩn



Thượng nghị sỹ John F. Kerry cho biết Mỹ đã chính thức yêu cầu và Pakistan đồng ý sẽ trao trả phần đuôi chiếc trực thăng quân sự của Mỹ bị nạn trong cuộc tấn công tiêu diệt bin Laden.

Động thái giảm căng thẳng quan hệ

Ông Kerry coi đây là một phần trong “một loạt những bước đi cụ thể” nhằm giảm căng thẳng trong quan hệ hai nước.

Trước đó, Thượng nghị sỹ Kerry nói rằng quan hệ của Mỹ với Pakistan đang ở trong “giai đoạn quan trọng” sau khi bin Laden bị giết và việc Pakistan trao trả cho phía Mỹ phần đuôi còn lại của chiếc trực thăng là một trong những kết quả cụ thể nhằm giảm thiểu căng thẳng.

Quan hệ hai nước đã tích tụ những căng thẳng từ lâu và trở nên tồi tệ sau khi đặc nhiệm Mỹ giết bin Laden trong thành phố quân sự của Pakistan.



Ông John Kerry trả lời phỏng vấn trong cuộc họp báo tại Pakistan.

Pakistan đã tự ái và diễu cợt hành động của Mỹ vì không được thông báo trước về cuộc tấn công, trong khi các quan chức Mỹ đã công khai đặt câu hỏi liệu các quan chức Pakistan có thông đồng với bin Laden.

Là Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, ông Kerry đã tìm cách giảm nhẹ những cáo buộc này, nói rằng việc ông đến Pakistan để "điều chỉnh lại" mối quan hệ, chứ không phải để phán xét xem Pakistan có chứa chấp khủng bố hay không. Ông cũng cho biết đã thảo luận một số điểm còn tranh cãi, bao gồm tin cáo buộc Pakistan đã hỗ trợ cho quân nổi dậy Afghanistan đóng trên đất của mình.

“Môi hở răng lạnh” dù còn nhiều mâu thuẫn

Trong mấy ngày qua, giới chức quân sự và dân sự Pakistan tỏ bất bình quanh vụ tấn công bin Laden, điều mà họ gọi là vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Pakistan. Quốc hội Pakistan cũng thông qua một nghị quyết lên án vụ đột kích, yêu cầu CIA chấm dứt các vụ không kich bằng UAV và dọa sẽ chấm dứt các tuyến đường tiếp tế của NATO qua đất Pakistan.

Vì vậy trong chuyến thăm, ông Kerry phải nhấn mạnh với lãnh đạo của Pakistan rằng bí mật xung quanh cuộc hành quân vào Abbottabad không phản ánh sự bất tín của Mỹ. Do suýt thất bại trong vụ bắt bin Laden ở Afghanistan năm 2001, Mỹ quyết định bằng bất kỳ giá nào cũng phải tránh tiết lộ trong lần này, thậm chí, chỉ một số quan chức cấp cao của Mỹ được thông báo trước về cuộc đột kích này.

Trong bản thuyên bố chung Kerry nói ông đảm bảo với phía Pakistan rằng Mỹ “không có ý đồ nào” về kho vũ khí hạt nhân. Tuyên bố chung cũng không đả động gì đến các cuộc không kích của máy bay không người lái mà Pakistan ngầm cho phép nhưng công khai phản đối.

Trong những ngày tới, một số quan chức cấp cao của Nhà Trắng sẽ đến thăm Islamabad để thảo luận “một lộ trình” mà kết quả sẽ quyết định cho chuyến thăm Pakistan của Ngoại trưởng Hillary Clinton. Ông Kerry loại bỏ khả năng quan hệ hai nước có thể bị đổ bể.

Ông Kerry cho rằng quan hệ Mỹ - Pakistan đi xuống là “con đường rất nguy hiểm cho mọi người – nguy hiểm cho Pakistan, nguy hiểm cho lợi ích của Mỹ, nguy hiểm cho các dân tộc ở nước này và của khu vực này”.

Mỹ đang sử dụng Pakistan như trung gian tiếp tế chủ yếu cho Quân đội Mỹ tại Afghanistan. Nếu cắt đứt quan hệ với Pakistan, Islamabad có thể sẽ bất ổn và kho vũ khí hạt nhân của Pakistan có thể rơi vào tay các phần tử Hồi giáo cực đoan.

Trong khi đó, Pakistan cần viện trợ của Mỹ giúp trang bị cho quân đội và chống đỡ nền kinh tế đang chao đảo của mình. Bất chấp tâm lý chống Mỹ đang lan rộng ở Pakistan, nước này vẫn muốn quan hệ với một siêu cường.

[BDV news]


Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011

>>'Sentinel R1 ' - 'Cú vọ' soi mói' Libya



Khi Mỹ ít can dự vào cuộc không kích Libya, các máy bay trinh sát của Anh được dịp thể hiện vai trò của mình.

Trong các chiến dịch không kích Libya, đảm trách nhiệm vụ trinh sát cho Không quân Hoàng gia Anh (RAF) là những chiếc máy bay trinh sát Sentinel R1.

Trước những chỉ trích của dư luận Libya và quốc tế về việc Liên quân lạm dụng Nghị quyết 1973 của Liên Hợp Quốc xa rời nhiệm vụ bảo vệ dân thường mà chỉ tập trung truy sát ông Gaddafi hoặc bắn giết bừa bãi, hãng BCC đã cử một nhóm phóng viên tác nghiệp trên một chuyến bay Sentinel R1 của Không quân Hoàng gia Anh, nhằm chứng tỏ, NATO đã "cân nhắc" và rất chắc chắn trước khi quyết định tấn công một mục tiêu nào đó ở Libya.

Dưới đây là bài viết của BBC quảng bá cho năng lực của máy bay trinh sát Sentinel R1 và cơ sở cho các quyết định không kích các mục tiêu ở Libya của NATO:

Đây là loại máy bay được hoán cải từ máy bay thương mại và có khả năng cung cấp những bức ảnh thời gian thực từ chiến trường với độ chính xác cao.

Trong tình hình chiến sự phức tạp giữa hai phe trung thành và đối lập với Đại tá Gaddafi hiện nay tại Libya, không có bộ binh tham chiến, làm thế nào để NATO có thể lựa chọn chính xác mục tiêu và đảm bảo không vi phạm các điều luật tham chiến của Liên Hợp Quốc? Câu hỏi được giải đáp bởi cách mà họ thu thập tin tức tình báo.

Một buổi chiều muộn tại căn cứ không quân RAF Akrotiri, đảo Cyprus trên biển địa Trung Hải, các nhân viên mặt đất đang kiểm tra lần cuối chiếc máy bay.

Họ được chuyển đến đây từ phi đội 5 đóng tại căn cứ Waddington khi NATO quyết định thiết lập vùng cấm bay trên không phận Libya.

Nhiệm vụ của những người này là đảm bảo cho chiếc máy bay thuộc loại máy bay trinh sát duy nhất của nước Anh - Sentinel R1 có thể hoạt động hoàn hảo.



Máy bay R1 Sentinel tại căn cứ

Phía dưới thân của chiếc máy bay là các thiết bị radar có thể rà soát hàng ngàn km2 trong một phút. Vì giống như một chiếc xuồng nên bộ phận chứa radar này được đặt tên là “canoe”, có nghĩa là chiếc xuồng.

Nguyên mẫu của chiếc máy bay trinh sát này là loại máy bay thương mại, có khả năng tùy chỉnh nội thất dễ dàng thường được các chính trị giá hay các siêu sao mua dưới dạng máy bay cá nhân.

Bên trong chiếc máy bay này được trang bị 3 bộ bàn ghế quay về phía cánh máy bay. Ngoài ra, còn có hàng loạt máy vi tính, một chiếc bàn nhỏ và ghế dành cho 4 hành khách.



Bố trí máy móc bên trong một chiếc R1 Sentinel

Truy tìm vũ khí hạng nặng

Trong thông báo lần chót, phi đội bay được nghe lại về nhiệm vụ của mình. Họ sẽ bay qua bầu trời Libya, tập trung vào các vùng bờ biển và các thành phố như Brega hay Sirte.

Công việc của họ là thu thập thông tin về nhất cử nhất động của Quân đội Libya, bất kỳ vũ khí hạng nặng nào cũng như việc di chuyển của những thường dân và các thay đổi trong cảnh quan.



Ảnh chụp từ độ cao 15 km của máy bay trinh sát R1 Sentinel

Sau khi họ đã xây dựng được bức tranh toàn cảnh về tình hình dưới mặt đất, thông tin sẽ được chuyển qua cho chỉ huy NATO đảm bảo an ninh vùng cấm bay.

Trung tá Anne-Marie Houghton, sĩ quan chỉ huy phi đội A, phi đoàn viễn chinh số 907 đóng tại đảo Cyprus giải thích: “Toàn bộ các chiến dịch phụ thuộc rất nhiều vào các ảnh chụp về từ máy bay trinh sát. Dựa vào các bức ảnh của chúng tôi cung cấp, họ sẽ biết tiếp theo phải làm gì và sử dụng thông tin một cách hiệu quả nhất. Quân đội Mỹ cũng có năng lực không kém nhưng chỉ quân đội Anh mới có những chiếc R1 Sentinel”.

'Bay theo' Sentinel R1 trinh sát Libya

Khi màn đêm buông xuống, nhóm phóng viên và toàn thể phi đội chiếc R1 cất cánh từ căn cứ Akrotiri, từng thành viên trong phi đội nhanh chóng về chỗ của mình, ngay phía dưới một ngăn bếp nhỏ được đánh số đang hâm nóng bữa ăn của họ.

Ngoài ra, họ cũng được phục vụ chè và cà phê trong suốt chuyến bay dài, có thể kéo dài đến 11 giờ. Toàn bộ phi đội chỉ dùng tên không kèm họ để gọi nhau vì các lý do an ninh.

Theo cơ trưởng James, đây là một chiếc máy bay có khả năng bay rất tốt. Vị cơ trưởng cho biết phi đội của anh có những chiến thuật và phương pháp đặc biệt để đối phó với các hệ thống phòng không. Chỉ cần có mối nguy hiểm xuất hiện trên màn hình, phi công sẽ biết cách đối phó với nó.

“Giá như chúng tôi có những chiếc bàn nạm vàng và ghế bành da thì tốt hơn, tuy nhiên thế này cũng đủ cho chúng tôi làm việc rồi” - James đùa. Sau vài giờ, ánh đèn từ thành phố Benghazi đã rõ ràng phía dưới chúng tôi và radar liên tục quét từ trên xuống dưới khu bờ biển.

Giải mã các bức ảnh

Trong toàn bộ khối NATO, chỉ có Mỹ và Anh mới có khả năng cần thiết để thực hiện các vụ trinh sát không ảnh này, và giá cả của nó cũng không rẻ chút nào.

Riêng tiền trang bị radar ASTOR cho năm chiếc Sentinel đã ngốn của nước Anh 1 tỷ bảng (1,64 tỷ USD). Số tiền này bao gồm mua mới và bảo trì chúng trong suốt 10 năm hoạt động.

Thực ra vẫn có rất nhiều vấn đề an ninh nhạy cảm nên nhóm phóng viên BBC không được xem các bức ảnh chụp mặt đất đang được "giải mã" ngay tại chỗ trên 2 máy phân tích đặt trên máy bay.

Tuy nhiên, từ khoảng cách hơn 11 km phía trước, chiếc radar vẫn đang thu thập các bức ảnh để máy phân tích so sánh với những bức ảnh đã được chụp trước đó để phát hiện các dấu hiệu chuyển động.

Thông tin này sẽ được chuyển đến cho chỉ huy chiến trường để quyết định chọn mục tiêu nào, hay không chọn mục tiêu nào nhằm tránh thương vong cho dân thường.

Đại úy Jim, chỉ huy nhiệm vụ nàny cho biết họ đang tìm các dấu hiệu chuyển quân của lực lượng trung thành với ông Gaddafi tại phía đông đất nước: “Chúng tôi liên tục phân tích cập nhật tình hình trong thời gian thực, tất cả những nỗ lực này chỉ nhằm mục đích bảo vệ tính mạng dân thường dưới mặt đất”.

Chris, một chỉ huy nhiệm vụ khác cho biết thông tin họ thu thập được là tối cần thiết cho chiến dịch: “Nhằm đảm bảo an ninh vùng cấm bay, chúng tôi phải chắc chắn hiểu khu vực mà chung tôi đang phải tác chiến.

Mặc dù không thể tránh khỏi nguy cơ cho phi đội từ các bệ phóng tên lửa phòng không của Libya, nhưng mọi người đều cho rằng các chuyến bay trinh sát này đều xứng đáng vì thông tin mà chúng thu thập được.

Sau 10 tiếng trinh sát, chiếc máy bay quay đầu trở về căn cứ trên đảo Cyprus.

Máy bay R1 Sentinel có khả năng hoạt động đến hơn 10 giờ đồng hồ liên tục.
Những bức ảnh do radar thu được sẽ được so sánh với những bức ảnh chụp bằng vệ tinh.

Tuy hiện đại và được việc nhưng những chiếc Sentinel R1 sẽ ngừng phục vụ sớm từ năm 2015 để tiết kiệm tiền, tính ra, thời gian phục vụ của chúng chỉ vỏn vẹn 8 năm.

Loại máy bay này vẫn hàng ngày bay lượn trên bầu trời Libya và Afghanistan, cung cấp thông tin tình báo giúp bảo vệ sinh mạng của nhiều binh lính trên chiến trường.

R1 Sentinel là loại máy bay được hoán cải từ máy bay thương mại Global Express. Chúng có chiều dài 30,3m, sải cánh 28,5m và cao 8,2m. Máy bay này có thể đạt tốc độ tới 1.100 km/h, bay liên tục hơn 10 giờ, có tầm hoạt động 9.250 km và có trần bay 15 km.

Máy bay được trang bị hệ thống trinh sát không ảnh ASTOR, radar SAR/MTI phát hiện chuyển động. Phi hành đoàn trên máy bay có năm người bao gồm một phi công chính, một phi công phụ, một chỉ huy nhiệm vụ và hai nhân viên phân tích ảnh.

Giá thành cả phi đội 5 chiếc R1 Sentinel và hệ thống các xe tiếp sóng mặt đất lên tới 1,56 tỷ USD.
[BDV news]


Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011

>> Thế giới lao vào cuộc đua tàu sân bay



Mặc dù xuất hiện tranh cãi ngày một lớn về chi phí và sự phù hợp của các tàu sân bay, nhưng hải quân các nước vẫn tiếp tục gia tăng đội tàu của mình với tốc độ chưa từng thấy kể từ Thế chiến II.

Trình diễn sức mạnh

Mỹ - nước có số tàu sân bay nhiều hơn mọi quốc gia khác cộng lại - thiết lập được sức mạnh hải quân như Anh, Pháp và Nga đang theo đuổi. Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi cũng không ngừng tăng tốc.

"Toàn bộ ý tưởng nhằm trình diễn sức mạnh, quyền lực”, phó Đô đốc Philippe Coindreau, chỉ huy đội đặc nhiệm của hải quân Pháp dẫn đầu cuộc không kích vào Libya từ 22/3, cho biết.

Tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp. Ảnh: AP


"Một tàu sân bay hoàn toàn phù hợp với các kiểu xung đột này, và con tàu ấy đã chứng tỏ nó mỗi ngày”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn thực hiện tại tàu sân bay Pháp Charles de Gaulle, mang sứ mệnh tấn công vào các lực lượng của lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi kể từ cuộc can thiệp của liên quân vào Libya bắt đầu ngày 22/3.

Tàu sân bay hạt nhân trọng tải 42.000 tấn đã cùng tham gia chiến dịch với một tàu nhỏ hơn - tàu Giuseppe Garibaldi của Italy 14.000 tấn. Không có tàu sân bay nào của Mỹ tham gia cho dù lực lượng Mỹ có mặt trong cuộc chiến này ở giai đoạn đầu tiên.

Hải quân Mỹ vẫn sở hữu 11 tàu sân bay hạt nhân, hầu hết là tàu lớp Nimitz có trọng tải lên tới 100.000 tấn. “Pháo đài nổi” trở thành xương sống sức mạnh biển của Mỹ sau Thế chiến II, trình diễn sức mạnh quân sự Mỹ trong các cuộc khủng hoảng khắp thế giới như Triều Tiên, Iraq, Kosovo và Afghanistan.

Theo Lee Willett, phụ trách chương trình nghiên cứu hàng hải tại Viện nghiên cứu Royal United Services có trụ sở ở London, cho hay, cuộc chiến tại Libya đã minh chứng cho tính hữu ích của các tàu sân bay.

Pháp và Italy, hai quốc gia thành viên NATO gần gũi nhất bờ biển Bắc Phi, đã chọn cách triển khai các tàu trong chiến dịch cho dù họ có các căn cứ không quân gần hơn, ông nhấn mạnh. "Trên khắp thế giới, những cường quốc hải quân hay lực lượng hải quân chưa lớn lắm đều tìm kiếm việc tạo lập sức mạnh không quân trên biển”, Willett nói. "Họ có thể không muốn là những cường quốc toàn cầu, nhưng chắc chắn mong muốn có sức mạnh trong khu vực”.

Căn cứ không quân di động

Rất khó xác định số lượng chính xác các tàu sân bay đang hoạt động trên khắp thế giới vì sự tồn tại của các tàu này được phân thành nhiều loại khác nhau như tàu chiến đổ bộ, tàu sân bay trực thăng hay tàu khu trục - nhưng tóm lại tàu sân bay được xem như là một căn cứ không quân di động có bãi đáp cho máy bay cất cánh, hạ cánh.

Trong số này, 8 tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp trọng tải 41.000 tấn của Mỹ. Tàu lớp Mistral của Pháp; HMS Ocean của Anh và Juan Carlos I của Tây Ban Nha đều được coi là các tàu sử dụng đa mục đích, có thể mang máy bay chiến đấu, trực thăng và hàng trăm lính thủy đánh bộ cho các chiến dịch đổ bộ. Thậm chí các tàu khu trục lớp Hyuga của Nhật cũng được coi là các tàu sân bay hiệu quả. Tàu này có thể mang nhiều trực thăng trên boong và có hầm chứa máy bay phía dưới.

"Nói chung, tàu sân bay trở nên phổ biến vì đây là những nền tảng rất linh hoạt có thể được sử dụng cho nhiều nhiệm vụ, không chỉ trong chiến tranh”, Nate Hughes, giám đốc phân tích quân sự tại tổ chức cố vấn Stratfor, Mỹ cho biết.

Hải quân Mỹ dự kiến sẽ giới thiệu Gerald R. Ford, tàu chỉ huy của nhóm ba 3 siêu tàu sân bay lớp mới, vào năm 2015. Mỗi chiếc có trị giá khoảng 9 tỉ USD.

Các nước khác trong NATO đang bổ sung thêm cho hạm đội tàu sân bay của họ gồm Anh, hiện đang đóng hai chiếc, và Pháp đang cân nhắc mua tàu sân bay hạt nhân thứ hai. Tây Ban Nha và Italia vừa đưa ra hai tàu sân bay mới.

Trung Quốc và Ấn Độ đều trong quá trình nâng cấp các tàu sân bay xây dựng thời Liên Xô. Ấn Độ cũng đang phát triển tàu sân bay nội địa đầu tiên. Nga sẽ hiện đại hóa tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov trong năm tới để gia tăng thời hạn hoạt động của tàu sau năm 2030 và lên kế hoạch tậu các tàu lớp Mistral của Pháp.

Brazil đã hoàn tất quá trình nâng cấp tàu sân bay Foch gần đây mua từ Pháp, giờ đổi tên là Sao Paolo. Con tàu này giờ đây trở thành tàu đô đốc của Hải quân Brazil. “Hải quân các thành viên BRIC đặc biệt chú tâm tới tàu sân bay”, Willett nói.

Một số chuyên gia quân sự vẫn tiếp tục tranh cãi về sự phù hợp của tàu sân bay. Theo các người phê bình, khái niệm căn cứ không quân trên biển giờ đây đã lỗi thời. Họ lập luận rằng, tiến bộ trong các vũ khí chống hạm khiến cho tàu sân bay trở nên quá tốn kém và rủi ro cao trong một cuộc chiến.

Trong khi các tàu sân bay mang máy bay, tên lửa được xem là “pháo đài bất khả chiến bại”, thì thực tế là, kể từ Thế chiến II, phần lớn chúng được sử dụng trong các cuộc xung đột với những đối thủ yếu hơn nhiều. Chúng chưa từng chạm mặt những lực lượng hải quân hiện đại với tên lửa đạn đạo “sát thủ tàu sân bay”, siêu ngư lôi hay tên lửa siêu thanh.

"Những công nghệ mới khiến cho các vũ khí hiện đại dễ dàng hơn trong tiếp cận mục tiêu tàu sân bay từ khoảng cách lớn hơn nhiều”, Benjamin Friedman, nhà nghiên cứu tại Viện CATO ở Washington nói. "Công nghệ ấy có khả năng tấn công nhanh hơn việc phòng thủ, nghĩa là trong hai thập niên tới, tàu sân bay có thể không tồn tại”.
[Vietnamnet news]


Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

>> NATO méo mặt vì xài sang



NATO đang điều chỉnh để hạn chế hiện tượng sử dụng các loại vũ khí đắt tiền để tiêu diệt các mục tiêu rẻ tiền.

"Hố đen" của nền kinh tế các nước NATO

Đơn giá thấp nhất cho một quả bom dẫn đường bằng laser được NATO dùng để không kích Libya là 25.000 USD. Đơn giá này có thể thay đổi tùy thuộc vào số lượng đặt hàng, chi phí có thể cao hơn nhiều với các loại bom dẫn hướng phức tạp và linh hoạt hơn.

Còn đơn giá ban đầu cho bộ dẫn hướng cho bom thông minh JDAM là 40.000 USD. Do số lượng đặt hàng tăng lên nên đơn giá giảm xuống còn 25.000 USD. Còn bộ dẫn hướng laser cho bom Paveway II có đơn giá tới 12.000 USD cách đây 10 năm, hiện tại đơn giá này đã tăng gấp 3-4 lần.

Để sản xuất một quả bom Paveway III với đầy đủ bộ dẫn hướng và các thiết bị điện tử liên quan có đơn giá dao động từ 40.000-70.000 USD/quả. Nếu trang bị thêm bộ dẫn hướng GPS đơn giá còn cao hơn nữa. Ngay như biến thể EGBU-16 sản xuất tại châu Âu cũng có đơn giá tới 40.000 USD mỗi quả.




Các binh sĩ đang lắp bộ dẫn hướng cho bom thông minh JDAM.

Trong vòng một thập kỷ qua, chỉ tính riêng việc bán bom dẫn hướng laser đã mang về cho Tập đoàn Raytheon 2 tỷ USD lợi nhuận. Hiện tại, dây chuyền sản xuất bom điều khiển bằng laser đang hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu của các quốc gia NATO.

Với bom thông minh JDAM của Boeing, dù có sự sụt giảm về giá từ 40.000 xuống còn 25.000 USD. Song do số lượng bán ra tăng chóng mặt, Boeing cũng đã bỏ túi hơn 2 tỷ USD trong thập kỷ qua.

Ngoài Mỹ, không quân một số nước châu Âu cũng đang tính đến giải pháp sử dụng bom dẫn hướng siêu chính xác SPICE của Israel có đơn giá cỡ “khủng”, khoảng 480.000 USD.

Các cuộc xung đột tại Trung Đông và Trung Á làm tăng gấp đôi nhu cầu bom thông minh JDAM. Boeing đang tung ra một loại bom JDAM đường kính nhỏ có đơn giá khoảng 40.000 USD.

Chi phí không đi kèm với hiệu quả

Thực tế cho thấy rằng, dù sử dụng rất nhiều vũ khí công nghệ cao có đơn giá hàng chục thậm chí hàng trăm nghìn USD nhưng những vũ khí công nghệ cao đắt đỏ chỉ tiêu diệt được các mục tiêu vài ngàn thậm chí là vài trăm USD, như những chiếc xe bán tải gắn súng phòng không 12,7mm.




NATO sử dụng vũ khí công nghệ cao để tiêu diệt các mục tiêu không mấy giá trị.

Chắc chắn giá trị hiện tại của những chiếc xe này không quá 10.000 USD, để tấn công những chiếc xe liên tục di chuyển này không phải là chuyện đơn giản. Để tiêu diệt nó, cần đến ít nhất 1 một quả bom dẫn đường laser, nếu không thì phải 2-3 quả. (Đơn giá cho mỗi quả bom dẫn đường laser thấp nhất cũng 40.000 USD như đã nói ở trên). Cũng có trường hợp quả bom được ném xuống nhưng chẳng trúng mục tiêu nào.

Nếu xét ở góc độ chiến lược, tiêu diệt một chiếc xe như vậy hầu như không ảnh hưởng đến khả năng tác chiến của Quân đội Libya.

Dù NATO từng tuyên bố tiêu diệt được 50% hệ thống vũ khí của quân đội chính phủ. Tuy nhiên, chỉ là báo cáo đơn phương từ phía NATO. Trên thực tế, Quân đội Libya đang tấn công dồn dập vào thành phố Misrata.

Với tình hình hiện tại, nếu cuộc chiến kéo dài thêm, NATO sẽ không còn vũ khí công nghệ cao để tấn công nữa. Chính phủ các nước tham chiến cũng đang “méo mặt” vì vũ khí công nghệ cao làm cho chi phí cuộc chiến đang đè nặng lên ngân sách vốn đang gặp nhiều khó khăn vì khủng hoảng.

Giải pháp tình thế

Đối mặt với tình trạng sử dụng vũ khí công nghệ cao làm gia tăng chi phí cho cuộc chiến, nhưng hiệu quả tác chiến mang lại không như mong muốn. Trong khi đó nếu sử dụng các loại vũ khí thông thường sẽ làm tăng nguy cơ thương vong cho thường dân.

Hiện tại, NATO ngưng sử dụng các loại tên lửa hành trình tấn công chính xác như Tomahawk, Storm Shaddow do quá tốn kém. Một giải pháp nữa đang được áp dụng là giảm số lần tấn công các mục tiêu, các mục tiêu giá trị thấp bị loại bỏ, chỉ tấn công các mục tiêu có giá trị cao như các trạm radar hay bệ phóng tên lửa.

Đồng thời, khối quân sự này đang chọn giải pháp tình thế là gắn bộ dẫn đường lên các loại bom "ngu" đường với một vài sửa đổi để giảm chi phí.



Pháp đang tính thay thế bom dẫn đường laser bằng loại tên lửa AASM.


Riêng Không quân Pháp đang xem xét một giải pháp khác, sử dụng một loại vũ khí dẫn đường chính xác được sản xuất trong nước là loại tên lửa AASM. Đây là loại tên lửa không đối đất được dẫn hướng kết hợp quán tính và GPS với chỉ số CEP là 10m.

Circular Error Probability: Sai số vòng tròn xác suất (50% số điểm chạm có thể nằm trong hoặc ngoài đường tròn khi ném bom, bắn tên lửa hoặc pháo kích); xác suất sai số tuần hoàn của tổ hợp vũ khí

Không quân Pháp tin rằng, sử dụng vũ khí mới sẽ giảm chi phí, bởi khả năng tấn công cực kỳ chính xác nên không phải sử dụng nhiều quả để tấn công một mục tiêu. Tuy nhiên hiện tại đơn giá của nó vẫn ở “trên trời” khoảng 300.000 USD.
[BDV news]


Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

>> Trò hề 'giết người, cướp của' dưới cờ Liên hiệp quốc



Cuộc chiến của NATO chống Libya lâm vào bế tắc khiến Mỹ, Anh, Pháp... phải dùng trò hạ lưu là ám sát Gaddafi và gia đình ông. Mục đích biện minh cho phương tiện, nên một sinh viên 29 tuổi và 3 đứa cháu dưới 12 tuổi của anh ta bị giết vì bị Thủ tướng Anh coi là những người ra lệnh cho quân đội Libya.



Trả lời phỏng vấn của BBC, Thủ tướng Anh David Cameron, khẳng định việc máy bay NATO bắn tên lửa giết hại Saif al-Arab, con trai út ông Muammar Gaddafi, và con đứa con của Saif là không vi phạm nghị quyết của LHQ.






Theo ông Cameron, nghị quyết 1973 cho phép tiêu diệt sức mạnh chiến đấu của đối phương: xe tăng, bệ phóng tên lửa, các vũ khí trang bị khác, cũng như những ai ra mệnh lệnh để ngăn chặn sự giết chóc dân thường. Vì thế ông Cameron, cho rằng, cái chết của Gaddafi con và 3 con anh ta nằm trong hiệu lực của đoạn cuối nghị quyết.

Bên cạnh đó, ông Cameron vẫn bai bải: “Các nhân vật cụ thể không phải là mục tiêu của các cuộc không kích của NATO vào lãnh thổ Libya”

Ông Cameron cũng nói ông Gaddafi từng vừa tuyên bố muốn đình chiến, nhưng ngay sau đó đã hạ lệnh cho nổ cảng Misurata, nơi đón nhận các tàu chở hàng trợ giúp nhân đạo đến thành phố này.

Tuy nhiên, ông Cameron không nói rõ, liệu vũ khí, đạn dược do những con tàu này chở đến cho quân nổi dậy ở Misurata có phải là “hàng trợ giúp nhân đạo” hay không.



Cuộc không kích đêm 30.4 rạng sáng 1.5 nhằm vào một biệt thự ở Bab al-Azizya, Tripoli, trong đó có mặt các thành viên gia đình nhà lãnh đạo Gaddafi và vợ ông, giết chết con trai út và 3 đứa cháu của ông Gaddafi, làm bị thương một số họ hàng và bạn bè ông, song vợ chồng ông Gaddafi đã may mắn thoát chết.

Saif al-Arab Gaddafi, 29 tuổi, sinh ngày 1.1.1982, là con trai út của ông Muamamar Gaddafi. Mẹ anh ta là người vợ thứ hai của ông Muammar Gaddafi là Safia Farkash. Saifđang học kinh tế tại một trường đại học ở Đại học kỹ thuật Munich, Đức, chỉ mới trở về sau khi bạo loạn bắt đầu ở Libya và không đóng vai trò gì trong đời sống chính trị Libya. Khác với các anh mình, Saif al-Arab, không phải là một chỉ huy quân đội hay quan chức tuyên truyền cao cấp.


David Cameron: Giết con trai và các cháu của Gaddafi không vi phạm nghị quyết LHQ ???


David Cameron: Giết con trai và các cháu của Gaddafi không vi phạm nghị quyết LHQ Đây không phải lần đầu tiên con cái ông Gaddafi bị chết trong các vụ không kích. Năm 1986, cuộc không kích của Mỹ nhằm vào Tripoli đã giết chết con gái nuôi của ông Muammar Gaddafi.

Đại diện NATO xác nhận sự việc không kích, song nhấn mạnh, họ chỉ không kích “các mục tiêu quân sự”.

Bài viết của Shashank Joshi trên BBC cho rằng, nếu đúng là Saif bị chết thì nhiều khả năng điều đó cho thấy NATO áp dụng chiến thuật quyết liệt hơn nhằm thoát khỏi thế bế tắc ở Libya. Song việc giết hại Saif Al-Arab Gaddafi trong một cuộc không kích là một sai lầm chiến lược trầm trọng, vô nghĩa về mặt quân sự nhưng tai hại về mặt ngoại giao.

Từ cuối tháng 4.2011, NATO loay hoay giở thêm các bài mới ở Libya, ví dụ: Anh, Pháp, Italia cử cố vấn quân sự tới giúp phe nổi loạn, Mỹ cử máy bay không người lái làm nhiệm vụ ‘tìm-diệt’ các lãnh đạo Libya; không kích các mạng lưới chỉ huy, kiểm soát, truyền tin và tình báo.

Bài báo đặt câu hỏi: Nhưng liệu cuộc tấn công có còn là vụ ám sát không?
Việc ám sát một nguyên thủ quốc gia là bất hợp pháp theo luật quốc tế và bị nhiều sắc lệnh tổng thống Mỹ nghiêm cấm. Cuộc tấn công này và cái chết của Saif al-Arab mang lại kết quả quân sự nhỏ nhoi nhưng với cái giá ngoại giao và tượng trưng rất lớn đối với NATO.

Dư luận cho rằng, cái chết của con và cháu ông Gaddafi có thể gây chia rẽ trong hàng ngũ kẻ thù của Libya, bôi nhọ nặng nề hình ảnh của phương Tây.

NATO đang muốn đánh đòn tâm lý nhằm khuất phục ông Gaddafi dù biết trước khả năng “giết nhầm”. Vấn đề là cái chết của những người không liên quan đến giới lãnh đạo chính trị và quân sự sẽ làm gia tăng sự phản đối ngoại giao đối với cuộc chiến từ phía Nga, Trung Quốc và những nước khác, sẽ làm các thành viên liên minh kém tích cực như Đức và Thổ Nhĩ Kỳ, nổi giận, gây phẫn nộ trong dư luận Arab và châu Phi. Cuối cùng, nó có thể khiến Anh và Pháp phải đơn độc gánh vác cuộc chiến với sự giúp đỡ khiêm tốn và hạn chế của chính quyền Mỹ vốn khôn ngoan phó mặc cuộc chiến cho các đồng minh châu Âu.

Bộ Ngoại giao Nga đã bày tỏ nghi ngờ các mục tiêu mà NATO tấn công đều là các mục tiêu quân sự và cho rằng, mục tiêu thật sự của NATO là giết hại ông M. Gaddafi, đồng thời chỉ trích NATO đã vượt quá khuôn khổ nghị quyết LHQ.

Chủ tịch Ủy ban quốc tế Duma Quốc gia Nga Konstantin Kossachev cho rằng, nếu cái chết của con trai và 3 cháu của ông Gaddafi bị giết được xác nhận thì đây là đòn đau nhất giáng vào hoạt động của liên minh chống Libya. Các hành động đó vượt quá khỏi phạm vi ủy nhiệm của Hội đồng Bảo an LHQ và là sự can thiệp trắng trợn nhất vào công việc nội bộ của Libya. Ông Kosachev nhận xét đang có ngày càng nhiều sự kiện cho thấy mục đích của liên minh chống Libya là giết hại ông Gaddafi.

Phía chính phủ Libya tuyên bố, đây là âm mưu trực tiếp giết hại nhà lãnh đạo Libya và cuộc không kích hôm 30.4 là âm mưu thứ tư sát hại ông M. Gaddafi.

Đối phó với chiến thuật “tấn công chặt đầu” (ám hại các nhà lãnh đạo), ông Gaddafi nên cải tổ hệ thống lãnh đạo nhà nước và chỉ huy quân đội, phân tán và tăng cường bảo vệ đội ngũ lãnh đạo, đồng thời động viên hơn nữa lực lượng của mình chiến đấu hơn là cầu hòa với phương Tây và phe nổi dậy.

[VietnamDefence news]


Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

>> Thêm một người con của Gaddafi thiệt mạng vì không kích



Ngày 1/5, Chính phủ Libya xác nhận con trai út của Tổng thống Libya Muammar Gaddafi đã thiệt mạng sau một đợt không kích của NATO.



Phát ngôn viên Chính phủ Libya Moussa Ibrahim cho biết: Ngày 30/4, các máy bay của NATO đã ném bom vào dinh thự nơi ông Gaddafi đang trú ẩn cùng vợ, phá hủy hoàn toàn dinh thự này và để lại một hố bom khổng lồ. Ông Gaddafi may mắn thoát chết, tuy nhiên con trai và 3 cháu nội của ông đã thiệt mạng.

Theo ông Ibrahim, dinh thự của Tổng thống Gaddafi nằm trong một khu vực dân cư ở Tripoli, đồng thời nhấn mạnh Saif al-Arab Gaddafi – người con trai bị giết chết – không liên quan nhiều đến chính trị ở Libya. Saif al-Arab Gaddafi, 29 tuổi, chỉ mới quay về Libya gần đây sau một thời gian học ở Đức.

“Các máy bay của NATO đã tấn công bằng tất cả sức mạnh. Đây là một âm mưu ám sát trực tiếp của NATO nhằm vào lãnh tụ Gaddafi”, ông Ibrahim nói, và khẳng định lãnh tụ Gaddafi và vợ “vẫn mạnh khỏe”.




Saif al-Arab Gaddafi


Ngay sau vụ tấn công, Đài truyền hình Libya chiếu cảnh đám đông tụ tập xung quanh khu vực dinh thự, hô vang khẩu hiệu “thánh chiến” và bày tỏ sự ủng hộ với ông Gaddafi.

Phóng viên BBC Christian Fraser, người được đưa đến hiện trường 2 giờ sau đó, xác nhận vụ ném bom đã đánh trúng dinh thự của ông Gaddafi và có dấu hiệu về một cuộc họp mặt gia đình đã diễn ra tại đây.

Tuy nhiên, theo phóng viên Fraser, “sức mạnh hủy diệt của vụ tấn công” lớn đến nỗi rất khó tưởng tượng được ông Gaddafi và vợ có thể thoát chết mà không bị thương tích gì nghiêm trọng, nếu thật sự ông Gaddafi đã có mặt tại đây.

"Luật rừng"
Chính phủ Libya đã bày tỏ sự phẫn nộ trước một hành động mà theo họ là “bất chấp luật pháp quốc tế” và “một tội ác chiến tranh”.

“Chúng tôi yêu cầu thế giới hãy nhìn vào vụ việc này để thấy rằng có những người đang hành xử theo luật rừng – BBC dẫn lời phát ngôn viên Moussa Ibrahim – Việc ném bom này đang bảo vệ thường dân như thế nào? Saif al-Arab chỉ là một sinh viên, một thường dân… Anh ta đang sống cùng cha mẹ, các cháu trai cháu gái và những người quen khác, anh ta phạm phải tội ác gì cho đến khi bị NATO sát hại”.

Vụ tấn công xảy ra chỉ chưa đầy một ngày sau khi Tổng thống Gaddafi xuất hiện trên Đài truyền hình Libya kêu gọi ngừng bắn và đối thoại. Chính phủ Libya tố cáo NATO đã cố gắng áp sát ông Gaddafi bằng cách không kích vào khu vực có đài truyền hình trong thời gian ông Gaddafi phát biểu.

“NATO không quan tâm đến lời kêu gọi đối thoại của chúng tôi, mà chỉ quan tâm đến việc cướp đi tự do và dầu mỏ, cũng như quyền tự quyết tương lai của chúng tôi”, ông Ibrahim nói.

Các quan chức NATO vẫn chưa bình luận về vụ việc. Một quan chức cấp cao của Chính quyền Obama nói Chính phủ Mỹ “có biết” về vụ tấn công, tuy nhiên không xác nhận về số người thiệt mạng và yêu cầu giới truyền thông đặt câu hỏi với NATO về các vấn đề liên quan.

Trong khi đó Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Chuyển tiếp của phe nổi dậy Abdul Hafiz Ghoga bác bỏ thông tin mà Chính phủ Libya đưa ra, cho rằng “đây chỉ là lời nói dối để tìm kiếm sự thông cảm”.

CNN dẫn lời Brian Riedel, lãnh đạo Viện Brookings và từng làm cố vấn cho 3 đời Tổng thống Mỹ, nhận định nếu vụ giết con trai Gaddafi thật sự xảy ra thì các triển vọng về việc ông Gaddafi sẽ rời quyền lực trong hòa bình lại càng thêm mờ mịt.

Năm 1986, Quân đội Mỹ từng tiến hành không kích vào dinh thự của ông Gaddafi, giết chết con gái nuôi Hanna Gaddafi của ông.


[BDV news]


Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

>> Bên lề chiến sự Libya: Mỹ và EU có "đồng sàng dị mộng"?



Xuất phát từ một phong trào xã hội mang tính nội sinh, nhưng sau khi quân đội nước ngoài tiến vào, chính biến tại Bắc Phi đã rất nhanh chóng trở thành trò chơi chiến lược giữa các nước lớn. Sự triển khai của tiến trình “ghi điểm tính công” đang đánh dấu việc Mỹ và châu Âu trở thành nhân vật chính trong cuộc chơi này.

Quan hệ Mỹ và châu Âu xưa nay vốn đã phức tạp, cùng với thay đổi của tình hình “ghi điểm”, mối quan hệ này sẽ phát triển theo hướng nào? Dưới đây là bài phân tích của GS. Vương Hồng Cương, Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại của Trung Quốc.

Mỹ và các cường quốc châu Âu như Anh, Pháp có lợi ích chung rộng rãi trên nhiều lĩnh vực như kiểm soát tài nguyên Bắc Phi, thúc đẩy dân chủ tại khu vực, bảo vệ quyền uy phương Tây… Dự trữ dầu khí tại Libya trong bản đồ năng lượng thế giới có vai trò rất quan trọng, giá trị kinh tế và chiến lược của nguồn tài nguyên này là rất rõ ràng; làn sóng dân chủ khu vực kết thúc trong các cuộc tấn công mạnh mẽ của Gaddafi đối với phe đối lập, Mỹ và châu Âu cũng không thể ngồi yên; hơn nữa, trong tình hình thế giới đều cho rằng chỉnh thể thế giới phương Tây đang suy yếu, tổ chức các quốc gia không thuộc phương Tây đang trỗi dậy, Mỹ và châu Âu cũng vì thế mà cảm thấy vui vẻ gì.

Những lợi ích và suy tính chung này là động lực chính để Mỹ và châu Âu bắt tay “ghi điểm”.




Biếm họa: Mỹ và EU cùng nhau "kiếm ăn" từ cuộc chiến Libya (Ảnh: VOD)


Tuy nhiên, những lợi ích chung này không thể che đậy những bất đồng sâu sắc của hai bên về vấn đề địa chính trị. Bất luận là trong chiến lược địa chính trị của Mỹ hay là của châu Âu, Bắc Phi đều là một mắt xích vô cùng quan trọng; mà lợi ích cơ bản của hai bên tại khu vực này lại là lợi ích mang tính cạnh tranh. Do đó, “mặt trận thống nhất” của hai bên không ổn định.

Trên bản đồ địa chính trị của Mỹ, Bắc Phi là cửa ngõ quan trọng trong việc can thiệp chiến lược vào môi trường phát triển của châu Âu, cũng như quyết định việc tiến vào châu Phi của các nước này. Với tư cách là “lãnh đạo của thế giới”, Mỹ cần cảnh giác với những thách thức tiềm ẩn đến từ tất cả các nước lớn khác đối với vị trí của mình. Tạo dựng môi trường phát triển xung quanh của các nước lớn này là phương án ứng phó địa duyên rất quan trọng.

Vì cảnh giác với việc Nga dựa vào môi trường xung quanh trỗi dậy trở lại, sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã trấn áp phạm vi chiến lược xung quanh nước Nga thông qua các biện pháp như mở rộng NATO về phía đông, can thiệp kinh tế, chính trị…

Mỹ lấy chống khủng bố làm lý do đưa quân vào Afghanistan và Pakistan, trên khách quan cũng chia Nam Á thành “Nam Á của Mỹ” và “Nam Á của Ấn Độ”, để Ấn Độ làm “ông lớn” tại Nam Á.

Để ngăn chặn Trung Quốc, Nhật Bản làm suy yếu vị trí thống trị của Mỹ thông qua hợp tác láng giềng và thúc đẩy nhất thể hóa khu vực, Mỹ đã áp dụng hàng loạt các biện pháp chiến lược để sắp đặt bàn cờ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Việc Mỹ kiểm soát toàn diện lâu dài đối với Châu Mỹ Latin vô hình trung cũng phần nào tạo dựng môi trường phát triển xung quanh cho sự trỗi dậy của Brazil.

Đối với cục diện lâu dài tại Trung Đông, Mỹ đã gây áp lực đến ảnh hưởng của các nước khác tại khu vực này.



Đồng thời, tuy là đồng minh của Mỹ, nhưng một châu Âu đang ngày một nhất thể hóa, hơn nữa không ngừng mở rộng ra xung quanh cũng là đối tượng Mỹ phải cảnh giác, thậm chí là đối tượng Mỹ phải cảnh giác hơn cả. Các nước Bắc Phi như Libya, Tunisia, Ai Cập,… vừa hay là con đường các nước châu Âu “nam hạ” xuống Châu Phi, ý nghĩa của những nước Bắc Phi này đối với chiến lược địa duyên của Mỹ thì không cần nói cũng đã rõ.

Nhìn từ phía châu Âu, từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, các cường quốc công nghiệp hùng mạnh một thời nhưng đã thất thế như Anh, Pháp, Đức,… cũng đang nỗ lực tìm kiếm con đường trỗi dậy. Sự kiện thành lập EU đã thể hiện mục đích chiến lược trong ý đồ liên kết để lấy lại uy thế của các quốc gia này.

Tuy nhiên, sự trỗi dậy của châu Âu cũng cần dựa vào môi trường xung quanh thuận lợi. Tại phía đông, nhờ dựa vào sức Mỹ thành công, thuận lợi “đông tiến” trong quá trình hợp lực ứng phó với Nga. Tại phía nam, lại thông qua "tiến trình Barcelona" thúc đẩy Chính sách Địa Trung Hải mới, đẩy mạnh toàn diện quan hệ với các nước láng giềng Bắc Phi trong quá trình “nam hạ”. Với châu Âu mà nói, xâm nhập và can thiệp vào Bắc Phi có thể là điểm tựa chiến lược vững chắc để tiến hành trỗi dậy toàn diện. Châu Phi là mảnh đất chưa được khai phá hết, xây dựng Bắc Phi thành “sân sau” của châu Âu có ý nghĩa chiến lược đối với việc khẳng định vị trí của lục địa già trong thế giới đa cực hóa và phục hồi toàn diện về kinh tế - chính trị.

Do đó, dựa vào lợi ích chung hiện nay đối với việc thay đổi chính quyền Libya, Mỹ và châu Âu còn có thể “cùng hội cùng thuyền”; nhưng trong tương lai, một khi tình hình thay đổi, mâu thuẫn giữa 2 bên nhất định gia tăng. Chúng ta có thể mạnh dạn nghĩ rằng, nếu Mỹ quyết định xây dựng Bộ Tư lệnh châu Phi tại Libya thì cục diện địa duyên tại khu vực này sẽ có thay đổi to lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ giữa Mỹ và châu Âu.

Đương nhiên, cạnh tranh tại Libya chỉ là một phần trong quan hệ Mỹ và châu Âu; trong vấn đề ngăn chặn “bên thứ 3” đặt chân vào châu Phi, Mỹ và châu Âu có sự đồng thuận chiến lược sâu sắc hơn. Ngoài ra, nhìn vào mức liên quan lợi ích của các bên ở phạm vi quốc tế và mối tương hỗ ràng buộc truyền thống giữa hai bên, tình trạng dễ xảy ra nhất đối với mối quan hệ 2 bên tại Bắc Phi nhiều khả năng sẽ là cạnh tranh nhưng không xung đột.


[Xinhua news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang