Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Leopard-2A tank

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Leopard-2A tank. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Leopard-2A tank. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

>> PZH-2000 chuẩn mực của pháo binh hiện đại



Được đánh giá là một trong những loại pháo tự hành tốt nhất thế giới hiện nay, PZH-2000 thực sự là một chuẩn mực của pháo binh hiện đại


Pháo tự hành PZH-2000 được sản xuất bởi Tập đoàn Krauss-Maffei Wegmann (KMW), cùng với nhà thầu phụ chính là Rheinmetall Landsysteme.

Công việc sản xuất pháo tự hành PZH-2000 được bắt đầu vào năm 1996, hệ thống đầu tiên được giao cho Quân đội Đức vào năm 1998.

Đặc điểm kỹ thuật

Pháo tự hành PZH-2000 được phát triển trên cơ sở khung gầm của xe tăng Leopard-2A, sử dụng loại pháo L52 cỡ nòng 155mm do Rheinmetall Landsysteme sản xuất. Ngoài ra, pháo tự hành còn được trang bị súng máy MG3 7,62mm với cơ số 2.000 viên.



Kíp chiến đấu của pháo tự hành PZH-2000 gồm 5 người, chỉ huy, lái xe, pháo thủ và 2 người nạp đạn.


PZH-2000 có chế độ hoạt động tự động hóa rất cao, pháo sử dụng một hệ thống nạp đạn bán tự động. Một cánh tay nạp sẽ tra đầu đạn pháo vào nòng pháo, pháo thủ sẽ nạp liều phóng rời vào sau.

Hệ thống nạp đạn tự động kiểu ổ quay có thể chứa 60 đạn pháo, cùng với 228 liều phóng rời. Tầm bắn tiêu chuẩn của PZH-2000 là 30-35km, trên 40km nếu sử dụng đạn tăng tầm.



Hệ thống nạp đạn tự động kiểu ổ quay cho phép tăng tốc độ bắn.


Tốc độ bắn trung bình 10-13 viên/phút, PZH-2000 có một hệ thống tự quản lý vỏ đạn.

Chỉ huy được trang bị hệ thống quan sát toàn cảnh Leica PERI-RTNL 80, tích hợp khả năng quan sát ngày/đêm, máy đo xa laser.

Pháo thủ được trang bị hệ thống chỉ thị mục tiêu Leica PzF TN 80, tích hợp khả năng quan sát ngày đêm.

Hệ thống kiểm soát bắn được điều khiển bởi máy tính hiệu MICMOS, được cung cấp bởi hãng EADS, có khả năng nhận dạng và kiểm soát mục tiêu tự động.

Việc tính đường đạn do máy tính xử lý, hệ thống sẽ tự động hiệu chỉnh góc nâng của pháo phù hợp với khoảng cách đến mục tiêu.



Hệ thống điều khiển bên trong pháo tự hành PZH-2000.


Góc nâng của PZH-2000 tương đối lớn từ 3-60 độ, tháp pháo có thể quay 360 độ, do đó không bị hạn chế về góc bắn.

Hệ thống kiểm soát bắn của pháo tự hành dựa trên công nghệ MRSI, cho phép thay đổi quỹ đạo bắn ở loạt đạn tiếp theo để tăng độ chụm của đạn. Nhờ vậy, pháo tự hành PZH-2000 có khả năng bắn liên tiếp 5 viên đạn vào cùng một mục tiêu.

Hệ thống liên kết dữ liệu và chia sẽ mục tiêu cho phép nhiều khẩu pháo tự hành PZH-2000 cùng tấn công mục tiêu cùng lúc.

Sự phát triển nhanh chóng của các loại radar định vị pháo binh, cho phép xác định chính xác vị trí khai hỏa của PZH-2000. Do đó, nhanh chóng rời khỏi vị trí sau khi bắn là một yêu cầu quan trọng của pháo binh hiện đại.

Để đảm bảo không bị lộ vị trí bắn, PZH-2000 được thiết kế để có thể nhanh chóng “bắn - rút lui” với thời gian triển khai và thu hồi pháo chưa đầy 2 phút. Điều đó cho phép pháo tự hành PZH-2000 nhanh chóng rời khỏi mục tiêu sau loạt đạn đầu tiên.

PZH-2000 được bọc giáp rất tốt, giúp bảo vệ tổ lái trước mảnh đạn pháo, súng máy hạng nặng của đối phương, bom chùm từ 2 bên hông và phía trên.

Không chỉ vậy, PZH-2000 còn được trang bị hệ thống bảo vệ tổ lái trước tác nhân sinh, hóa học NBC, hệ thống báo cháy và dập lửa tự động.

Pháo tự hành PZH-2000 được trang bị động cơ diesel tăng áp MTU MT88, 8 xi lanh công suất 987 mã lực. Xe tự hành có khả năng vượt dốc 30 độ, chướng ngại vật cao 1m, tốc độ tối đa đạt 60km/giờ, tầm hoạt động 420km.
[BDV news]


Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011

>> So sánh siêu tăng T-90 và Leopard-2A



[BDV news] Quân đội hiện đại không thể không có các phương tiện chiến đấu và vũ khí hiện đại, trong đó phải kể đến các loại tăng, thiết giáp hạng nặng.

Mặc dù, hiện nay các chuyên gia dự đoán rằng, trong tương lai gần xe tăng sẽ biến mất khỏi chiến trường nhưng xét một cách toàn diện, đôi lúc nó vẫn đóng vai trò quyết định trong các cuộc chiến.

Thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông đại chúng quốc tế chúng ta có thể gặp nhiều bài viết bình luận về khả năng của xe tăng T-90 của Nga và Leopard-2A của Đức.

Nhiều người tỏ ra chê bai T-90. Họ cho rằng, về hình dạng bên ngoài T-90 không đáp ứng các yêu cầu của xe chiến đấu hiện đại. Theo quan điểm này, Leopard-2A hiện nay là cỗ xe tăng tốt nhất trên thế giới, không có loại nào sánh được.

Tuy nhiên, cũng có nhiều người lại ủng hộ “con cưng” của lực lượng tăng thiết giáp của Nga. Vậy, T-90 hay Leopard-2A mới là “nhà vô địch”?

Khả năng bảo vệ


Xe tăng T-90 của Nga


Hình dạng thân xe và các thành phần của T-90 so với T-72 thực tế không có nhiều thay đổi, nhưng khả năng bảo vệ cao hơn nhiều so với thế hệ trước, nhờ vật liệu chế tạo vỏ xe được cải thiện.

T-90 có vỏ giáp chống đạn khá khác biệt. Vật liệu chủ yếu để chế tạo thân xe tăng là thép chất lượng cao. Để bảo vệ mặt trước của tháp và thân, nhà sản xuất còn sử dụng giáp phức hợp nhiều lớp.

Các dữ liệu chính xác về vỏ thiết giáp của xe hiện nay chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, trong các cuộc thử nghiệm, vỏ thép của xe có thể chống lại các loại đạn xuyên.

Ngoài vỏ thép truyền thống và khả năng bảo vệ động lực học. Đặc biệt, xe được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động - tổ hợp chế áp quang - điện tử hiện đại “Shtora-1”. Nhiệm vụ chính của tổ hợp này là bảo vệ xe tăng trước các đòn tấn công bằng tên lửa chống tăng có điều khiển.


Leopard-2A của Đức


So với T-90, khả năng bảo vệ của Leopard-2A ở mức thấp hơn. Trước hết, điều này liên quan đến yêu cầu của giới chức quân đội Đức trong kế hoạch bảo đảm tổng trọng lượng của xe chỉ ở mức 50 tấn.

Khả năng bảo vệ của Leopard-2A chủ yếu nhờ việc bao bọc bởi vỏ thép nhiều lớp. Ngoài ra, xe tăng được trang bị lựu đạn khói có màu đặc biệt.

Nhận thức điểm yếu của xe tăng thường ở trên nóc xe và tháp pháo nên nhà sản xuất đã tăng độ dày vỏ thép ở phía trước.

Một trong những ưu điểm dễ nhận thấy của Leopard-2A là khả năng bảo vệ kíp lái ngay cả khi vỏ giáp bị phá huỷ. Đó là do nhà sản xuất bố trí khoang chứa đạn và nhiên liệu độc lập với kíp lái.

Cụ thể, thùng nhiên liệu được bố trí ở phía trước bộ phận bảo vệ trên bánh. Điều này giảm xác suất thương vong cho lái xe khi bị hoả lực địch tấn công. Ngoài ra, thân xe còn được bảo vệ bổ sung bởi các tấm cao su được tăng độ cứng bằng các tấm thép.

Hỏa lực tấn công
Vũ khí chính của T-90 là pháo nòng trơn 2A46M 125mm, cùng súng máy đồng trục, được ổn định bởi hệ thống 2E42-4 “Jasmine”.

Pháo được trang bị bộ nạp tự động, có khả năng bắn các tên lửa có điều khiển, dẫn hướng bằng laser. Tầm bắn tối đa bằng đạn xuyên là 4.000m, tên lửa có điều khiển là 5.000m. Việc dẫn hướng tên lửa được thực hiện bằng laser ở chế độ bằng tay hoặc bán tự động.


Vũ khí chính của T-90 là pháo nòng trơn 2A46M 125mm


Để tiến hành ngắm bắn trong điều kiện quan sát kém và ban đêm, xe tăng sử dụng thiết bị ngắm bắn Essa, trong đó tích hợp khí tài ảnh nhiệt Catherine-FC (Pháp). Tổ hợp ngắm bắn gồm các camera quan sát nhiệt gia cố trên 2 mặt phẳng.

Với sự hỗ trợ của camera, trưởng xe và pháo thủ có thể quan sát thường xuyên địa hình từ các màn hình riêng và tiến hành điều khiển chính xác vũ khí với sự hỗ trợ của hệ thống ngắm bắn chính xác. Trong khi đó, vũ khí chính của Leopard-2A là pháo nòng trơn 120mm. Chiều dài nòng pháo là 5.520mm, tầm ngắm bắn ở trạng thái tĩnh là 3.500m, khi hành tiến là 2.500m.

Thiết bị ngắm bắn chính của xe tăng là EMES-12 do công ty Carl-Zeiss chế tạo (chuyên cho mẫu xe này). Thiết bị ngắm bắn gồm thiết bị đo xa bằng laser và kính lập thể. Sự phối hợp của 2 thiết bị đo xa khác nhau cho phép nâng độ chính xác và tin cậy khi đo cự ly đến mục tiêu.


Vũ khí chính của Leopard-2A là pháo nòng trơn 120mm


Xạ thủ có thể sử dụng kính tiềm vọng loại TZF-1A để làm thiết bị bổ trợ. Còn người chỉ huy có thể sử dụng kính tiềm vọng toàn cảnh loại PERI-R-12 có trường nhìn ổn định.

Trưởng xe có khả năng độc lập điều khiển pháo bằng cách sử dụng cơ chế đồng bộ hoá trục nòng pháo và trục thiết bị ngắm bắn quang học.

Để quan sát trong điều kiện không thuận lợi và ban đêm, xe tăng sử dụng thiết bị quan sát có gắn bộ khuếch đại quang - điện tử và khí tài hồng ngoại nhìn đêm.

Xe dựa vào máy tính FLER-H tính toán các thông số liên quan đến điều kiện khí hậu, vị trí của của xe tăng, loại đạn... để điều khiển bắn.

Động cơ
T-90 lắp đặt động cơ công suất 840 mã lực có khả năng làm mát bằng chất lỏng V-84MS. Động cơ này là loại động cơ đa nhiên liệu, có thể chạy bằng diezel, dầu hoả, xăng.

Leopard-2A được trang bị động cơ diezel 4 kỳ công suất 1.500 mã lực MV-873.

Kết quả
Về khả năng bảo vệ và vũ khí, T-90 vượt trội cỗ xe tăng Đức Leopard-2A. Ưu thế của T-90 trước Leopard-2A rõ ràng hơn khi tính đến các yêu tố như cự lý bắn (5.000m, còn Leopard-2A chỉ 3.000m).

Về sự cơ động, Leopard-2A hơn hẳn T-90. Ngoài ra, Leopard-2A chỉ mất 15 phút để thay động cơ, trong khi đó, T-90 phải mất khoảng 6 giờ.

Bên cạnh đó, cần phải tính đến yếu tố giá thành. Theo các chuyên gia quân sự Nga, giá của T-90 rẻ hơn Leopard-2A 2 lần.

Như vậy, ở thời điểm này, có thể đánh giá, T-90 có nhiều điểm ưu hơn so với Leopard-2A.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang