Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Đức

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đức. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2011

>> Công nghệ gen – vũ khí “huỷ diệt” của tương lai (P.I)



Gen là chiếc chìa khoá để giải mã sinh mệnh con người. Những thành tựu thu được từ những công trình nghiên cứu về gen sẽ giúp cho con người có thể tự nắm giữ và quyết định sinh mệnh của mình.

Sự ra đời của chú cừu Dony bằng phương pháp nhân bản vô tính và sự thành công trong việc lập ra biểu đồ giải mã gen đã làm chấn động thế giới. Đây có thể coi là "thành tựu khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử loài người", "cái mốc về khoa học nghiên cứu sinh mệnh con người" nguồn tư liệu sinh động nhất trong lịch sử nhân loại từ trước đến nay". Thành công của những phát kiến mới trong lĩnh vực gen di truyền được sánh ngang với việc chế tạo thành công bom nguyên tử đầu tiên và việc con người lần đầu tiên đổ bộ lên mặt trăng.





Tương tự như những phát minh khoa học quan trọng khác, lĩnh vực ứng dụng đầu tiên của công nghệ gen chính là quân sự. Sự phát triển như vũ bão của các công trình gen đã tạo ra lĩnh vực mới để phục vụ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu nhằm chế tạo một loại vũ khí sinh học mới, có tính sát thương lớn với những tính năng đặc biệt.

Các chuyên gia quân sự nhận định rằng, trong thế kỉ 21, con người có khả năng phải đối mặt với cuộc chiến tranh còn đáng sợ hơn cả chiến tranh hạt nhân đó chính là "chiến tranh gen". Nhưng về bản chất vũ khí gen là loại vũ khí sinh học thế hệ mới - vũ khí sinh học thế hệ thứ 3.

Đặc điểm của vũ khí gen
- Uy lực sát thương cực lớn, giá thành sản xuất cực rẻ

Theo Tuần báo Thames số chủ nhật (1-10-1995), các nhà khoa học Nga đã thành công trong nghiên cứu tách ADN của một loại siêu vi trùng rồi kết hợp với ADN của siêu vi trùng khác để tạo nên chất cựu độc có tên là "Nhiệt độc tố". Chỉ cần dùng đầu kim gẩy một lượng rất nhỏ độc tố này thì cũng đủ để giết chết 500.000 người, với một lượng khoảng 20g thì cũng đủ giết chết 6 tỉ người trên thế giới trong giây lát. Loại “vũ khí này” hiện vẫn chưa có thuốc giải .

Các nhà khoa học tiến hành so sánh vũ khí gen với vũ khí hạt nhân uy lực mạnh. Theo tính toán, nếu bỏ ra 50 triệu đôla Mỹ để xây dựng một kho vũ khí gen thì khả năng sát thương còn lớn hơn rất nhiều so với đầu tư 5 tỉ đô la để xây dựng một kho vũ khí hạt nhân. Phạm vi sát thương (không có vật che chắn) của một quả bom hạt nhân 1kt (tương đương với 1 triệu tấn thuốc nổ TNT) là 300 km2. Trong khi phạm vi sát thương của 10 tấn chất chiến đấu sinh học thông thường là 100.000 km2, còn đối với vũ khí gen phạm vi sát thương có thể gấp hàng chục lần thậm chí trên trăm lần chất chiến đấu sinh học thông thường.


Vũ khí nguyên tử liệu đã lạc hậu?


- "Không có thuốc chữa"
Vũ khí gen đã vận dụng những thành tựu mới nhất của những công trình nghiên cứu về di truyền. Thông qua tổ hợp gen chính, người ta đã thay đổi một số gen di truyền của vi sinh vật gây bệnh để tạo ra chất chiến đấu sinh học nguy hại rất lớn. Do phải thay đổi "mật mã gen" của siêu vi trùng, vi khuẩn trong quá trình biến đổi gen (giống như quá trình pha chế thuốc theo đơn), nên chỉ có người chế tạo mới nắm bắt được những bí quyết của quá trình đó. Do đó, trong một thời gian ngắn sẽ rất khó phá giải, cũng như phòng vệ và trị liệu. Vì thế, nó trở thành vũ khí "vô phương cứu chữa nên sẽ gây tâm lý hoang mang, sợ hãi cực độ cho đối phương.

- Vũ khí giết người không cần đổ máu

Khác với những vũ khí hiện đại khác, vũ khí gen thuộc loại vũ khí phi sát thương. Người ta sẽ chẳng thấy những tập đoàn quân với những trang bị hạng nặng, hạng nhẹ ầm ầm rung chuyển cả đất trời; sẽ chẳng có cảnh nhà tan, cửa nát, khói lửa mịt mùng nhưng hậu quả của nó thật khó lường.

Chiến tranh sẽ không phải huy động nhiều người mà chỉ cần đưa những vi khuẩn gây bệnh gen xâm nhập vào lãnh thổ nước khác bằng nhiều con đường và phương pháp khác nhau. Sau đó để chúng tự khuếch tán trong tự nhiên và sinh sôi nảy nở. Nó sẽ làm cho người, súc vật trong thời gian ngắn mắc phải những "căn bệnh kì lạ" vô phương cứu chữa. Nhẹ nhất thì cũng vô cùng khó điều trị, lặng lẽ tiêu hao và tan rã khả năng kháng cự của đối phương.

Chúng ta có thể hình dung ra viễn cảnh rằng, nếu đưa "vi khuẩn sốt xuất huyết cấp tính" xâm nhập vào nguồn nước của đối phương, sẽ làm cho đa số cư dân đang sử dụng nguồn nước đó mắc bệnh, làm tiêu hao phần lớn sức lực của họ, thậm chí dẫn đến tử vong. Điều đó cho thấy khả năng sát thương của vũ khí gen có thể cao hơn vũ khí hạt nhân hàng chục lần.

Người ta có thể thay đổi gen di truyền của vi sinh vật không gây bệnh, để tạo ra những vi khuẩn gây bệnh loại mới có tính kháng thuốc cao. Ngoài ra, có thể lợi dụng sự khác biệt về đặc trưng cấu trúc sinh lí của các chủng tộc người để tạo ra những vi khuẩn chỉ gây bệnh cho một nhóm người có đặc điểm di truyền riêng biệt, nhằm sát thương có trọng điểm sinh lực địch.

Theo tuần báo Thames số chủ nhật (15-11-1998), các nhà khoa học Israel đã gây và nuôi dưỡng những gen di truyền đặc biệt của siêu vi trùng, vi khuẩn của các chủng tộc người khác nhau nhằm mục đích nghiên cứu chế tạo ra vũ khí gen chỉ tác hại đối với người Ả Rập, không nguy hại đối với người Do Thái. Tuần báo Defence của Anh còn tiết lộ rằng, các nhà khoa học Israrel đã lợi dụng một số thành quả nghiên cứu của Nam Phi để tạo ra "vũ khí nhiễm sắc thể" có tác hại tới bộ gen cấu thành của người Ả Rập đặc biệt là của người Irắc. Phía Ixaren thì một mực bác bỏ nguồn tin này và tuyên bố rằng những nghiên cứu sinh học của họ chỉ mang tính phòng vệ đơn thuần.

Hiện trạng phát triển
Do vũ khí gen có thể chế ngự hoàn toàn đối phương trong các cuộc chiến phi sát thương. Bởi vậy, trong những năm gần đây, các nước phát triển và cường quốc quân sự trên thế giới đặc biệt coi trọng việc nghiên cứu vũ khí gen, trong đó Mỹ và Nga là hai cường quốc đi đầu trong lĩnh vực này.


"Vũ khí" gen đang được các cường quốc đặc biệt quan tâm


Trong kế hoạch nghiên cứu vũ khí sinh học của Bộ Quốc phòng Mỹ, có 11 đề tài nghiên cứu do quân đội trực tiếp đảm nhiệm, 32 đề tài do các cơ quan ngoài quân đội tiến hành. Tất cả các đề tài đều do Bộ Quốc phòng Mỹ bảo hộ về kỹ thuật và tài chính. Từ năm 1983 đến nay, các nhà nghiên cứu của Mỹ đã bắt đầu áp dụng những kỹ thuật hiện đại để giải mật mã gen của khuẩn lị a-míp, độc tố của khuẩn bạch hầu, khuẩn dịch tả, khuẩn bệnh than. Ngoài ra, họ còn thử đưa những gen đặc biệt cấy vào những vi khuẩn vốn không gây bệnh để biến thành những vi khuẩn gây bệnh. Cục nghiên cứu y học quân sự của Mỹ đặt tại Maryland kì thực là trung tâm chuyên nghiên cứu về vũ khí gen.

Mỹ đã lưu ý đến mối đe doạ của vũ khí sinh học đối với an toàn quốc gia và đã có sự dự trữ vác xin phòng chiến tranh sinh hoá và vác xin chống độc tố sinh học để kịp thời ứng phó với vũ khí sinh học có thể tạo ra, đặc biệt là vũ khí gen.

Đầu năm 2000, Bộ Quốc phòng Mỹ điều chỉnh chiến lược phòng chống đối với vũ khí hạt nhân và vũ khí sinh hoá như: đề xuất việc xây dựng kế hoạch liên hợp quân binh chủng trong việc phòng chống vũ khí sát thương lớn, đề cao khả năng tác chiến phi truyền thống; điều chỉnh việc bố trí nhân lực và kinh phí dành cho mua sắm, nghiên cứu chế tạo và phát triển trang bị phòng hộ. Từ năm 1999 đến năm 2003, Mỹ đã đầu tư 4 tỷ 600 triệu đô la cho phòng chống vũ khí sinh hoá.

Dưới thời của Tổng thống G. Bush, quân đội Mỹ đã lên kế hoạch tăng thêm chi phí cho việc nghiên cứu để sản xuất ra loại vũ khí mới trong đó có vũ khí gen. Trước năm 2003, tất cả số quân hiện đang tại ngũ và số quân dự bị đều phải tiêm vác xin phòng sinh học.

Nga cũng rất coi trọng nghiên cứu về vũ khí gen. Cuối những năm 80 của thế kỉ 20 Trung tâm nghiên cứu Siberia của Nga đã nghiên cứu đưa gen của vi khuẩn bệnh sốt cấp tính xâm nhập vào men rượu thông thường để truyền bệnh sốt cấp tính ở mức độ nặng nhất, nghiên cứu vũ khí sinh học gây bệnh tiêu chảy. Cơ quan tình báo phương Tây cho rằng loại vũ khí gen này có thể làm mất tác dụng của các thiết bị phòng hoá mà NATO đang sử dụng và loại vũ khí này đã được tiến hành thử nghiệm trong một số trung tâm bí mật của Nga. Đặc biệt "Nhiệt độc tố" là một "kiệt tác" của các nhà khoa học Nga.

Hiện nay, Nga có 4 phòng thí nghiệm chuyên nghiên cứu về vũ khí sinh học có liên quan đến gen. Họ đã sớm bắt tay nghiên cứu gen của độc tố có trong nọc rắn, kết hợp với gen của vi khuẩn gây bệnh cúm để tạo ra một siêu vi trùng cúm mới mang trong nó cả độc tố của loài rắn. Sau khi siêu vi trùng này được phát tán, người nhiễm bệnh vừa có triệu chứng của bệnh cúm lại vừa có triệu chứng giống như bị rắn độc cắn, khiến người bệnh tê liệt và dẫn đến tử vong.

Ngoài Mỹ và Nga, các nước Anh, Đức, Ixraen…vv cũng không cam chịu “đi sau” trong lĩnh vực nghiên cứu vũ khí gen. Các trung tâm phòng dịch sinh, hóa học do chính phủ Anh quản lý đang bí mật vận dụng những kĩ thuật gen để tập trung nghiên cứu nhằm biến đổi gen của các siêu vi trùng cấp tính. Bộ quốc phòng Đức đang tiến hành nghiên cứu để biến đổi gen của những vi khuẩn gây bệnh dịch hạch, dịch tả và khuẩn đại tràng.
[QDND news]



Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011

>> So sánh siêu tăng T-90 và Leopard-2A



[BDV news] Quân đội hiện đại không thể không có các phương tiện chiến đấu và vũ khí hiện đại, trong đó phải kể đến các loại tăng, thiết giáp hạng nặng.

Mặc dù, hiện nay các chuyên gia dự đoán rằng, trong tương lai gần xe tăng sẽ biến mất khỏi chiến trường nhưng xét một cách toàn diện, đôi lúc nó vẫn đóng vai trò quyết định trong các cuộc chiến.

Thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông đại chúng quốc tế chúng ta có thể gặp nhiều bài viết bình luận về khả năng của xe tăng T-90 của Nga và Leopard-2A của Đức.

Nhiều người tỏ ra chê bai T-90. Họ cho rằng, về hình dạng bên ngoài T-90 không đáp ứng các yêu cầu của xe chiến đấu hiện đại. Theo quan điểm này, Leopard-2A hiện nay là cỗ xe tăng tốt nhất trên thế giới, không có loại nào sánh được.

Tuy nhiên, cũng có nhiều người lại ủng hộ “con cưng” của lực lượng tăng thiết giáp của Nga. Vậy, T-90 hay Leopard-2A mới là “nhà vô địch”?

Khả năng bảo vệ


Xe tăng T-90 của Nga


Hình dạng thân xe và các thành phần của T-90 so với T-72 thực tế không có nhiều thay đổi, nhưng khả năng bảo vệ cao hơn nhiều so với thế hệ trước, nhờ vật liệu chế tạo vỏ xe được cải thiện.

T-90 có vỏ giáp chống đạn khá khác biệt. Vật liệu chủ yếu để chế tạo thân xe tăng là thép chất lượng cao. Để bảo vệ mặt trước của tháp và thân, nhà sản xuất còn sử dụng giáp phức hợp nhiều lớp.

Các dữ liệu chính xác về vỏ thiết giáp của xe hiện nay chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, trong các cuộc thử nghiệm, vỏ thép của xe có thể chống lại các loại đạn xuyên.

Ngoài vỏ thép truyền thống và khả năng bảo vệ động lực học. Đặc biệt, xe được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động - tổ hợp chế áp quang - điện tử hiện đại “Shtora-1”. Nhiệm vụ chính của tổ hợp này là bảo vệ xe tăng trước các đòn tấn công bằng tên lửa chống tăng có điều khiển.


Leopard-2A của Đức


So với T-90, khả năng bảo vệ của Leopard-2A ở mức thấp hơn. Trước hết, điều này liên quan đến yêu cầu của giới chức quân đội Đức trong kế hoạch bảo đảm tổng trọng lượng của xe chỉ ở mức 50 tấn.

Khả năng bảo vệ của Leopard-2A chủ yếu nhờ việc bao bọc bởi vỏ thép nhiều lớp. Ngoài ra, xe tăng được trang bị lựu đạn khói có màu đặc biệt.

Nhận thức điểm yếu của xe tăng thường ở trên nóc xe và tháp pháo nên nhà sản xuất đã tăng độ dày vỏ thép ở phía trước.

Một trong những ưu điểm dễ nhận thấy của Leopard-2A là khả năng bảo vệ kíp lái ngay cả khi vỏ giáp bị phá huỷ. Đó là do nhà sản xuất bố trí khoang chứa đạn và nhiên liệu độc lập với kíp lái.

Cụ thể, thùng nhiên liệu được bố trí ở phía trước bộ phận bảo vệ trên bánh. Điều này giảm xác suất thương vong cho lái xe khi bị hoả lực địch tấn công. Ngoài ra, thân xe còn được bảo vệ bổ sung bởi các tấm cao su được tăng độ cứng bằng các tấm thép.

Hỏa lực tấn công
Vũ khí chính của T-90 là pháo nòng trơn 2A46M 125mm, cùng súng máy đồng trục, được ổn định bởi hệ thống 2E42-4 “Jasmine”.

Pháo được trang bị bộ nạp tự động, có khả năng bắn các tên lửa có điều khiển, dẫn hướng bằng laser. Tầm bắn tối đa bằng đạn xuyên là 4.000m, tên lửa có điều khiển là 5.000m. Việc dẫn hướng tên lửa được thực hiện bằng laser ở chế độ bằng tay hoặc bán tự động.


Vũ khí chính của T-90 là pháo nòng trơn 2A46M 125mm


Để tiến hành ngắm bắn trong điều kiện quan sát kém và ban đêm, xe tăng sử dụng thiết bị ngắm bắn Essa, trong đó tích hợp khí tài ảnh nhiệt Catherine-FC (Pháp). Tổ hợp ngắm bắn gồm các camera quan sát nhiệt gia cố trên 2 mặt phẳng.

Với sự hỗ trợ của camera, trưởng xe và pháo thủ có thể quan sát thường xuyên địa hình từ các màn hình riêng và tiến hành điều khiển chính xác vũ khí với sự hỗ trợ của hệ thống ngắm bắn chính xác. Trong khi đó, vũ khí chính của Leopard-2A là pháo nòng trơn 120mm. Chiều dài nòng pháo là 5.520mm, tầm ngắm bắn ở trạng thái tĩnh là 3.500m, khi hành tiến là 2.500m.

Thiết bị ngắm bắn chính của xe tăng là EMES-12 do công ty Carl-Zeiss chế tạo (chuyên cho mẫu xe này). Thiết bị ngắm bắn gồm thiết bị đo xa bằng laser và kính lập thể. Sự phối hợp của 2 thiết bị đo xa khác nhau cho phép nâng độ chính xác và tin cậy khi đo cự ly đến mục tiêu.


Vũ khí chính của Leopard-2A là pháo nòng trơn 120mm


Xạ thủ có thể sử dụng kính tiềm vọng loại TZF-1A để làm thiết bị bổ trợ. Còn người chỉ huy có thể sử dụng kính tiềm vọng toàn cảnh loại PERI-R-12 có trường nhìn ổn định.

Trưởng xe có khả năng độc lập điều khiển pháo bằng cách sử dụng cơ chế đồng bộ hoá trục nòng pháo và trục thiết bị ngắm bắn quang học.

Để quan sát trong điều kiện không thuận lợi và ban đêm, xe tăng sử dụng thiết bị quan sát có gắn bộ khuếch đại quang - điện tử và khí tài hồng ngoại nhìn đêm.

Xe dựa vào máy tính FLER-H tính toán các thông số liên quan đến điều kiện khí hậu, vị trí của của xe tăng, loại đạn... để điều khiển bắn.

Động cơ
T-90 lắp đặt động cơ công suất 840 mã lực có khả năng làm mát bằng chất lỏng V-84MS. Động cơ này là loại động cơ đa nhiên liệu, có thể chạy bằng diezel, dầu hoả, xăng.

Leopard-2A được trang bị động cơ diezel 4 kỳ công suất 1.500 mã lực MV-873.

Kết quả
Về khả năng bảo vệ và vũ khí, T-90 vượt trội cỗ xe tăng Đức Leopard-2A. Ưu thế của T-90 trước Leopard-2A rõ ràng hơn khi tính đến các yêu tố như cự lý bắn (5.000m, còn Leopard-2A chỉ 3.000m).

Về sự cơ động, Leopard-2A hơn hẳn T-90. Ngoài ra, Leopard-2A chỉ mất 15 phút để thay động cơ, trong khi đó, T-90 phải mất khoảng 6 giờ.

Bên cạnh đó, cần phải tính đến yếu tố giá thành. Theo các chuyên gia quân sự Nga, giá của T-90 rẻ hơn Leopard-2A 2 lần.

Như vậy, ở thời điểm này, có thể đánh giá, T-90 có nhiều điểm ưu hơn so với Leopard-2A.


Thứ Ba, 5 tháng 4, 2011

>> Chiến thuật chế áp phòng không hiện đại (kỳ 2)



[BDV news] Khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc là tiền đề không thể thiếu để các nhiệm vụ chế áp phòng không ngày càng chính xác và hiệu quả hơn. Trong tương lai, người ta không phải mạo hiểm mạng sống phi công cho những nhiệm vụ nguy hiểm này.

Tính chính xác là ưu tiên hàng đầu
Một trong những điểm yếu của thiết kế tên lửa AGM-88 ở chỗ: một khi ra đa đối phương tắt tín hiệu và tên lửa không phát hiện được ra đa và trở nên không thể kiểm soát, biến thành thành nguy cơ lớn cho bất kỳ mục tiêu nào dưới mặt đất không phân biệt địch, ta hay dân thường.

Trong chiến dịch không kích của quân đồng minh vào Nam Tư năm 1999, một tên lửa AGM-88 HARM đã mất mục tiêu và đánh trúng vào một ngôi nhà tại Sofia, Bulgaria cách đó 80 km.

Sau sự kiện đó, nhà sản xuất loại tên lửa này đã phát triển một mô đun mới có tên HDAM (HARM Destruction of Enemy Air Defence Attack Module - Mô đun phá hoại tấn công phòng không của đối phương dành cho tên lửa chống bức xạ tốc độ cao).






Thông số kỹ thuật tên lửa AGM-88 HARM và cấu tạo chi tiết của hệ thống dẫn đường HDAM.


“Trái tim” của mô đun này chính là hệ thống định vị GPS tích hợp tiên tiến, giúp tên lửa không phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn phát sóng của ra đa để định vị mục tiêu. Nó giúp AGM-88 đối phó được với chiến thuật bật/tắt ra đa thường thấy và không gây nguy hại cho những vùng xung quanh.

Kể từ khi phát triển, AGM-88 HARM được nâng cấp qua rất nhiều phiên bản như AGM-88 bản A,B nâng cấp đầu dò nhạy hơn, AGM-88C được thêm chức năng chống nhiễu và mới nhất là phiên bản AGM-88E AARGM, được trang bị cả đầu dò bị động và chủ động, hoạt động trên dải sóng milimét. Loại tên lửa diệt radar mới nhất này dự kiến được trang bị trong không quân Mỹ từ tháng 11/2010.

Tên lửa ALARM
Ngoài AGM-88 HARM, trong chiến dịch “Bão táp sa mạc” tại Iraq, NATO còn sử dụng một loại tên lửa diệt ra đa khác là ALARM.

Trên chiến trường, ALARM thường được trang bị cho các máy bay Panavia Tornado. Tuy nhiên, Tornado chỉ mang ALARM khi thực hiện nhiệm vụ hỗn hợp, chứ không chuyên biệt như máy bay EA-18G Growler của Mỹ.


Máy bay chiến đấu Panavia Tornado trang bị tên lửa diệt radar ALARM.


Hỗ trợ cùng các loại vũ khí trên là những thiết bị trinh sát hiện đại như bộ thu sóng AN/ALQ-218 trang bị trên máy bay EA-18G Growler có khả năng nhận biết, thu thập và phân tích các loại sóng radar ở các bước sóng khác nhau, từ đó đưa ra phương án gây nhiễu thích hợp.

Với khả năng phân tích và gây nhiễu rất nhiều băng tần, sự kết hợp của bộ thu sóng AN/ALQ-218, bộ gây nhiễu sóng ra đa AN/ALQ-99, thiết bị phá sóng liên lạc Raytheon ALQ-227(V)1, cùng hệ thống thông tin liên lạc INCANS cho phép phi công có thể thoải mái liên lạc trong tình trạng môi trường xung quanh bị nhiễu nặng, khiến phi cơ này trở thành bá chủ trong nhiệm vụ chế áp điện tử, nhiệm vụ quan trọng bậc nhất trong chiến tranh công nghệ cao ngày nay.


Trang bị tiêu chuẩn của máy bay chế áp điện tử EA-18G Growler với các thiết bị thu phát, gây nhiễu sóng radar, thiết bị liên lạc hiện đại cùng tên lửa không đối không AIM-120C và tên lửa diệt radar AGM-88.


Thiết bị bay tác chiến không người lái

Hiện tại, nhiệm vụ S/DEAD thuộc về máy bay có người lái. Tuy nhiên, vì tính chất đặc biệt nguy hiểm, các loại máy bay chế áp phòng không là mục tiêu số một của các phòng không và không quân đối phương. Vì vậy, ý tưởng sử dụng phương tiện bay tác chiến không người lái UAV/UCAV ngày càng được để mắt tới.

Chiến thuật này đã được thử nghiệm trong các cuộc chiến quy mô nhỏ, đối phó với những hệ thống phòng không yếu cả về chất lượng và số lượng như chiến dịch “Hòa bình cho Galile” của Israel chống lại Lebanon năm 1982 và lực lượng hỗn hợp Mỹ sử dụng trong chiến dịch “Bão táp sa mạc”.

Loại UAV sử dụng trong chiến dịch “Hòa bình cho Galile” có tên Harpy, do Israel sản xuất; có cấu tạo cánh tam giác (delta), có khả năng bay liên tục hai giờ và tầm hoạt động 500 km. Được trang bị đầu dò sóng ra đa bị động, có thể lần theo đài phát ra đa đối phương và lao thẳng vào phá hủy chúng với lượng thuốc nổ 32 kg mang theo trong thân.

Hiện, Harpy trở lên khá lỗi thời và đã được Israel xuất khẩu rộng rãi sang Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc.



Máy bay không người lái (UAV) Harpy trang bị trong quân đội Hàn Quốc do Israel sản xuất, có tầm hoạt động 500 km và thời gian bay hai giờ liên tục.

Tương tự, quân đội Mỹ cũng sử dụng UCAV (UAV mang vũ khí) MQ-9 Reaper để chống lại các mục tiêu tại Afghanistan, trong đó có sử dụng hạn chế trong các nhiệm vụ S/DEAD.



UCAV MQ-9 Reaper và kho vũ khí của nó (bốn tên lửa Hellfire và hai bom thông minh).
UAVs cũng được sử dụng rộng rãi để thu thập các thông tin tình báo phục vụ cho các nhiệm vụ S/DEAD. Những thông tin tình báo điện tử (ELINT-Electronic Intelligent) bao gồm tính năng, số lượng của ra đa cũng như thói quen hoạt động của trắc thủ.

Trong tương lai, UAV sẽ được chuyên biệt hóa để thực hiện cả các nhiệm vụ ELINT và S/DEAD. Để phục vụ mục tiêu này, cả châu Âu và Mỹ đã đầu tư hàng tỷ USD vào những chương trình phát triển UAV/UCAV hiện đại. Trong đó, có gói thầu 1,1 tỷ USD của không quân Đức nhằm mua 5 UCAV Eurohawk. Thiết bị này có thể tuần tiễu quanh mục tiêu trong suốt 35 giờ liên tục và trang bị các loại tên lửa đối đất như Hellfire, Brimstone để tiêu diệt chúng.


UAV loại Eurohawk của Đức. Trong tương lai, nó sẽ đảm nhận cả nhiệm vụ trinh sát và tác chiến đường không.

Trong cuộc tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc trên thế giới, những cuộc tập kích đường không luôn mang lại thành công lớn, vì thế những chiến thuật chế áp phòng không luôn được tập luyện, cải tiến ở các cường quốc giàu kinh nghiệm và tìm mọi cách học tập ở những cường quốc mới, ít kinh nghiệm hơn, nhưng không kém tham vọng giành ngôi bá chủ.



Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

>> Hệ lụy khi cường điệu quá Trung Quốc nổi lên



[BDV news] Những người theo chủ nghĩa hiện thực phân tích về việc các quá trình chuyển đổi quyền lực sẽ diễn ra như thế nào dựa trên giả định rằng các quốc gia hiểu đúng và phản ứng chính xác trước các tình huống quốc tế mà họ đối mặt.

Những người theo chủ nghĩa hiện thực lạc quan trong trường hợp này dựa vào giả định rằng, giới lãnh đạo ở Mỹ đánh giá cao (và sẽ có thể hành động) mức độ an toàn cao bất thường mà Mỹ đang tận hưởng hiện nay.

Nếu giả định này là sai, tức là nếu Mỹ thổi phồng thái quá mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra thì các nguy cơ xảy ra xung đột trong tương lai sẽ càng lớn hơn.

Thật không may, có một số lý do khiến ta phải lo ngại rằng giả định này trên thực tế có thể là sai.

Ví dụ, hiện rất nhiều người tin rằng một Trung Quốc đang nổi lên sẽ đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của Mỹ. Niềm tin này có thể trở thành một lời tiên đoán tự đúng.

Nếu Washington không nghĩ rằng việc Trung Quốc tăng cường khả năng quân sự không đe dọa đến các lợi ích sống còn của Mỹ, họ có thể có các chính sách ngoại giao và quân sự mang tính cạnh tranh thái quá, những chính sách mà đến lượt nó lại khiến Trung Quốc hiểu rằng Mỹ đang có những động cơ xấu.

Nếu Trung Quốc khi đó cảm thấy bất an, nhiều khả năng họ sẽ có những chính sách cạnh tranh mà Mỹ cũng sẽ xem là mang tính đe dọa cao hơn. Kết quả sẽ là một vòng luẩn quẩn không quyết định bởi tình hình quốc tế mà các nước này thực sự đang đối mặt, mà bởi sự bất an mà chính họ thổi phồng.

Hơn nữa, các nước thường xem nặng sự bất an của mình khi đánh giá không đúng các khả năng quân sự nhằm mục đích quốc phòng có thể với tới đâu. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức cường điệu về khả năng dễ xâm lược nên tin rằng sức mạnh đang gia tăng của Nga đe dọa đến sự tồn vong của mình. Kết quả là Đức phát động một cuộc chiến tranh phòng vệ không cần thiết.

Trong cuộc chiến tranh Lạnh, Mỹ cường điệu hóa mối đe dọa hạt nhân của Liên Xô, nên nghĩ rằng những cải tiến trong các lực lượng vũ trang của Liên Xô có thể vô hiệu quá mặt mạnh nhất trong khả năng răn đe của Mỹ - một cuộc trả đũa mạnh tay.

Rất may là điều này không dẫn tới chiến tranh, nhưng nó làm gia tăng nguy cơ chiến tranh và gây ra quá nhiều căng thẳng và kéo theo những chi tiêu không cần thiết.

Washington sẽ phải cảnh giác để không mắc phải những sai lầm tương tự khi Trung Quốc gia tăng các sức mạnh hạt nhân và thông thường, và khi các cuộc va chạm trong các vấn đề thứ yếu làm căng thẳng quan hệ.

Đến nay chưa có phản ứng thái quá nào của Mỹ trước sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, nhưng khả năng đó chắc chắn tồn tại. Ví dụ, Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ hiện nay kêu gọi Mỹ duy trì thế bá chủ về quân sự thông thường, nhưng lại không giải thích tại sao thế bá chủ này là cần thiết cũng như việc nó đòi hỏi có những lực lượng và khả năng quân sự như thế nào.

Trong tương lai trước mắt, Trung Quốc sẽ yếu hơn Mỹ về khả năng tấn công, nhưng chính việc họ tăng cường sức mạnh quân sự làm giảm khả năng của Mỹ trong việc tấn công vào các khu vực ngoại biên của Trung Quốc.

Điều này sẽ sớm đặt ra những câu hỏi như chính xác tại sao Mỹ cần có sự bá chủ về các khả năng tấn công thông thường trên thế giới, các nhiệm vụ đặc biệt nào Mỹ sẽ không thể thực hiện nếu không có thế bá chủ ấy và việc không thể thực hiện các nhiệm vụ này sẽ gây nguy hại cho an ninh của Mỹ đến mức nào.

Nếu không có những câu trả lời rõ ràng, Mỹ có thể sẽ đánh giá quá cao ý nghĩa của việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự.



Nếu Mỹ thổi phồng thái quá mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra thì các nguy cơ xảy ra xung đột trong tương lai sẽ càng lớn hơn. Ảnh minh họa.


Nguy cơ của một mối đe dọa an ninh bị cường điệu hóa sẽ càng lớn hơn trong lĩnh vực hạt nhân. Báo cáo tình hình hạt nhân (NPR) năm 2010 của chính quyền Obama nhận định: "Mỹ và các nước láng giềng châu Á của Trung Quốc vẫn quan tâm đến việc Trung Quốc hiện đại hóa quân sự, trong đó có việc hiện đại hóa về chất lượng và số lượng kho vũ khí hạt nhân của họ".

Tuy nhiên, NPR không nói rõ việc hiện đại hóa này đặt ra mối nguy hiểm nào. Hoàn toàn không có chuyện hiện đại hóa hạt nhân trong tương lai gần sẽ giúp Trung Quốc có thể phá hủy toàn bộ sức mạnh hạt nhân của Mỹ và hủy hoại khả năng đáp trả mạnh mẽ của Mỹ.

Một cuộc hiện đại hóa lớn nhất cũng chỉ có thể loại trừ một phần ưu thế hạt nhân của Mỹ khi tạo cho Trung Quốc một lực lượng lớn hơn và bền bỉ hơn, từ đó giảm khả năng Mỹ đe dọa Trung Quốc bằng việc chạy đua hạt nhân trong một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.

NPR cho rằng, Mỹ "nên tiếp tục duy trì các quan hệ chiến lược ổn định với Nga và Trung Quốc", nhưng Trung Quốc luôn thiếu dạng sức mạnh có thể tạo sự ổn định theo tiêu chuẩn của Mỹ. Nếu Mỹ quyết định rằng an ninh của họ cần duy trì ưu thế hạt nhân so với Trung Quốc, họ sẽ đầu tư vào các khả năng nhằm phá hủy các sức mạnh hạt nhân mới của Trung Quốc.

Một nỗ lực như thế sẽ giống với chiến lược hạt nhân thời chiến tranh Lạnh của Mỹ, theo đó đặt tầm quan trọng hàng đầu vào việc phá hủy các sức mạnh hạt nhân của Liên Xô. Kiểu chạy đua vũ trang này giờ đây càng không cần thiết hơn trước.

Mỹ có thể duy trì khả năng răn đe mạnh ngay cả khi Trung Quốc hiện đại hóa kho vũ khí, và một chính sách cạnh tranh hạt nhân có thể làm giảm an ninh của Mỹ vì nó sẽ khiến Trung Quốc hiểu rằng Mỹ đang thù địch, làm gia tăng sự bất an của Trung Quốc và hủy hoại quan hệ Mỹ - Trung.

Chắc chắn việc Trung Quốc tăng cường hạt nhân và vũ khí thông thường sẽ giảm một số khả năng của Mỹ mà Washington muốn duy trì. Nhưng Mỹ cũng không nên coi việc tăng cường các sức mạnh quân sự này là có động cơ xấu, thay vì thế nên hiểu là việc này cho thấy mong muốn chính đáng của Trung Quốc là đảm bảo an ninh cho mình.

Khi ông Donald Rumsfeld là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông nói về Trung Quốc tăng chi tiêu cho quốc phòng rằng "vì không có nước nào đe dọa Trung Quốc, nên nước này phải tự hỏi: Tại sao phải gia tăng đầu tư cho quốc phòng? Tại sao phải tiếp tục tăng mua vũ khí?"

Câu trả lời là quá rõ. Nếu Trung Quốc có thể đưa các tàu sân bay tới gần bờ biển Mỹ và tấn công vào nước Mỹ bằng máy bay ném bom tầm xa, Washington đương nhiên sẽ muốn "mài cùn" các khả năng này, và nếu Mỹ có một sức mạnh hạt nhân chiến lược cũng dễ bị tổn thương và kém cạnh tranh như của Trung Quốc (hiện chỉ bằng 1/10 hoặc 1/100 của Mỹ), họ cũng sẽ cố gắng đuổi kịp nhanh nhất có thể.

Các hành động này sẽ không nhằm khuất phục thế giới, vì vậy không có lý do nào đủ thuyết phục để nghĩ rằng Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự là vì như thế.

Tóm lại, sự nổi lên của Trung Quốc là hòa bình, nhưng không có gì để đảm bảo điều đó. Ngược lại với lập luận của người theo chủ nghĩa hiện thực thông thường, các sức ép cơ bản của hệ thống quốc tế sẽ không đẩy Mỹ và Trung Quốc vào xung đột.

Vũ khí hạt nhân, ngăn cách về địa lý bởi Thái Bình Dương, và các quan hệ chính trị hiện tương đối tốt sẽ khiến hai nước này đảm bảo an ninh ở mức cao và tránh các chính sách quân sự gây căng thẳng nghiêm trọng quan hệ giữa họ.

Nhu cầu của Mỹ bảo vệ các đồng minh của mình ở Đông Bắc Á làm phức tạp vấn đề trong một chừng mực nào đó, nhưng hoàn toàn có thể tin rằng Washington có thể gia tăng khả năng răn đe cho Nhật Bản và Hàn Quốc, các đối tác khu vực quan trọng nhất của mình.

Thách thức đối với Mỹ sẽ là khả năng điều chỉnh chính sách trong các tình huống mà các lợi ích chưa phải là sống còn (như Đài Loan) có thể gây ra vấn đề, và ở chỗ đảm bảo rằng không cường điệu hóa nguy cơ đặt ra bởi việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh và khả năng quân sự.


Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2011

>> Hệ thống phòng thủ xe tăng (kỳ 1)



[BDV news]  Xe tăng là mũi nhọn tấn công chính của lục quân trên chiến trường, do đó, người ta luôn phát triển các loại vũ khí từ thô sơ đến hiện đại nhất để chống lại nó. Để có khả năng tồn tại, hệ thống bảo vệ của xe tăng cũng phải phát triển theo với một tốc độ không kém.

Với khả năng chống chịu hỏa lực đặc biệt trên chiến trường, xe tăng vẫn là phương tiện lý tưởng để thực hiện nhiệm vụ đột kích trên chiến trường. Để đảm bảo được vị trí này, hệ thống bảo vệ của xe tăng đã trải qua quãng đường phát triển rất dài.

Giáp dày và dày hơn nữa
Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến thuật chiến hào còn chiếm ưu thế, các loại pháo trên chiến trường còn kém chính xác, vũ khí chính trên chiến trường chủ yếu là các loại súng liên thanh, súng trường, lựu đạn cùng phương tiện đột kích chính là kỵ binh, ưu thế tuyệt đối thường thuộc về những quân đội phòng thủ. Yếu tố quyết định sự thành bại trên chiến trường thường không phụ thuộc vào những trận đánh lớn mà chủ yếu phụ thuộc vào tiềm năng kinh tế và sức chịu đựng của xã hội nước tham chiến.

Trong thời điểm này, sự xuất hiện của xe tăng đã làm thay đổi tất cả. Hai loại xe tăng trên chiến trường đầu tiên, Little Willie và Big Willie do Anh phát triển và sản xuất đã thực sự trở thành nỗi sợ hãi của các đơn vị phòng thủ của quân đội Đức lúc đó.

Trong trận chiến sông Somme, mặc dù chỉ có 18 chiếc xe tăng Anh tham gia tấn công (31 trong tổng số 49 chiếc được chuẩn bị đã gặp phải nhiều vấn đề trục trặc kỹ thuật khác nhau và không thể ra trận) đã tiến được 5 km trong một ngày với số thương vong giảm 20 lần.

Những chiếc Willie của Anh, mặc dù chỉ được trang bị vỏ giáp trước dày 10 mm, giáp sườn dày từ 6-8 mm (còn thua xa cả loại xe trinh sát bọc thép hạng nhẹ BRDM-1/2 sau này), nhưng loại xe tăng này đã gần như “miễn dịch” hoàn toàn với các loại vũ khí bộ binh hạng nhẹ được sử dụng chủ yếu khi đó.



Xe tăng đầu tiên của thế giới - Little Willie - do Anh chế tạo với lớp giáp làm bằng thép cán và ghép với nhau bằng đinh tán


Không chỉ mỏng, kỹ thuật gia công giáp xe tăng thời kỳ này còn rất thô sơ. Những tấm giáp này được làm đơn thuần bằng thép cán (RHA - Rolled homogeneous armor) và cũng vì độ dày hạn chế, chúng được ghép với nhau bằng đinh tán.

Đến trước chiến tranh thế giới thứ hai, để chế áp xe tăng, vũ khí thường được dùng là các loại pháo bắn đạn xuyên, làm bằng các loại hợp kim thép cứng, có sơ tốc đầu đạn cao.

Do hạn chế về chất lượng thuốc phóng do công nghệ hiện thời, pháo chống tăng trước thế chiến thứ hai thường có cỡ nòng nhỏ hơn 50 mm như Pak-36 của Đức, M3 của Hoa Kỳ, M-1930 của Liên Xô (cỡ nòng 37 mm); Hotchkiss của Pháp (cỡ nòng 25 mm) hay Ordnance QF-2 pounder của Anh (cỡ nòng 40 mm). Để đối phó với những loại đạn chống tăng này, các nhà sản xuất chỉ cần cần gia tăng độ dày của giáp.


Với lớp giáp mỏng, vũ khí chống tăng chuyên dụng đầu tiên chỉ là súng trường cỡ nòng lớn. Trong ảnh là khẩu M1918 T-Gewehr cỡ nòng 13 mm được quân đội Đức sử dụng trong Thế chiến thứ nhất


Trong suốt thời kỳ lịch sử này, cuộc đua chỉ diễn ra giữa độ dày giáp thép xe tăng và cỡ nòng của súng chống tăng. Tuy nhiên, cho đến khi độ dày giáp thép đã chạm đến ngưỡng không thể tăng thêm do ảnh hưởng đến kích cỡ, khối lượng và không gian vận hành của tổ lái, nhà sản xuất buộc phải nghĩ đến một giải pháp thay thế khác.

Xoay nghiêng lớp giáp
Chiến tranh thế giới thứ hai là thời điểm nhảy vọt, phát triển vượt bậc của các loại súng chống tăng cỡ nòng lớn. Kể từ khi người Đức phát minh ra súng chống tăng Pak-38 với cỡ nòng 50 mm; các loại xe tăng giáp đứng như T-28 của Liên Xô, M2, M3 Stuart của Hoa Kỳ hay A9 (cruiser tank mk-1) của Anh ... đã gần như vô dụng trên chiến trường. Ngay cả loại tăng hạng nặng giáp đứng như T-35 của Liên Xô cũng nhanh chóng bị loại bỏ.


Pháo Flak-88 mm, tử thần của các loại xe tăng đồng minh trong Thế chiến hai


Điều này buộc các nhà sản xuất xe tăng nghĩ đến một phương pháp hiệu quả hơn, không ảnh hưởng đến khối lượng, tính cơ động của xe tăng nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho xe trên chiến trường. Chính vì vậy, giáp kiểu nghiêng ra đời.


Xe tăng giáp đứng sớm vô dụng trên chiến trường, ngay cả loại hạng nặng như T-35 của Liên Xô



Lớp giáp thép dày tới 102 mm của xe tăng Tiger (Đức) vẫn bị đạn pháo chống tăng hạ gục.


Giáp nghiêng mang rất nhiều ưu điểm so với giáp thẳng đứng. Trước hết, giáp nghiêng làm giảm khối lượng thép cần thiết mà vẫn đảm bảo độ dày (tính trên khối lượng) của giáp xe tăng, giúp xe chống lại các loại súng chống tăng cỡ nòng lớn.


Trong hình mô tả vectơ động năng của đạn đã bị phân tán khi gặp giáp nghiêng


Không chỉ thế, giáp thép nghiêng còn có tác dụng đặc biệt chống lại các loại đạn thanh xuyên, vốn được dùng chủ yếu trong Thế chiến 2.

Những loại đạn thanh xuyên có khối lượng riêng không đủ lớn, tốc độ không đủ cao hay đơn thuần bắn từ khoảng cách quá xa có thể bị trượt, nảy hoặc gẫy khi bắn vào giáp nghiêng của xe tăng.


Các hiệu ứng tác động của giáp nghiêng đối với đạn chống tăng dạng thanh xuyên: a - bật lại tức thời, b - trượt đi, c - bật lại khi đã xuyên một phần, d - bật ngược trở lại và e - bẻ gãy thanh xuyên.


Trong Thế chiến thứ hai, xe tăng T-34 của Liên Xô là loại xe tăng chủ lực đầu tiên khai thác thành công ưu điểm của giáp nghiêng và trở thành loại xe tăng cực kỳ hiệu quả trên chiến trường.

Đây cũng là chiếc xe tăng được chương trình Discovery bình chọn là loại xe tăng hiệu quả nhất mọi thời đại, tính đến thời điểm hiện nay.


Xe tăng T-34 là xe tăng đầu tiên khai thác hiệu quả năng lực của giáp nghiêng trên chiến trường.


Trong điều kiện chiến trường, góc chạm của đạn không phải lúc nào cũng theo phương ngang, do đó để tối ưu hóa hiệu quả của giáp nghiêng, nhiều loại xe tăng đã chọn cách thiết kế tháp pháo hình chỏm cầu (vỏ trứng), sớm nhất là IS-3 của Liên Xô, sau đó là một số loại của phương Tây như M60 Patton của Mỹ; Leopard 1A1 của Đức hay Type-74 của Nhật Bản. Sau này, mẫu tháp pháo chỏm cầu trở thành tiêu chuẩn cho hầu hết các thiết kế xe tăng Liên Xô và Nga.


Xe tăng Type-74 Nana-yon của Nhật Bản với thiết kế tháp pháo hình chỏm cầu.



Thiết kế chỏm cầu vẫn được áp dụng với loại xe tăng hiện đại nhất hiện nay của quân đội Nga - T80-UM2 Black Eagle.


Cuối chiến tranh thế giới thứ hai, việc phát minh ra đạn chống tăng đầu nổ lõm, có hiệu quả xuyên giáp không phụ thuộc vào tốc độ bay và góc chạm với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các loại rocket chống tăng cá nhân như Bazooka (Mỹ), Panzerschreck, Panzerfaust (Đức), các nhà thiết kế giáp bảo vệ xe tăng đã nhận ra rằng nếu chỉ có một lớp giáp thép dày, kể cả giáp nghiêng vẫn là chưa đủ, và họ cần phải sáng chế ra phương tiện bảo vệ khác hiệu quả hơn. Điều này khiến lịch sử thiết kế xe tăng bước sang trang tiếp theo.


Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

>> Thái Lan mua 200 xe tăng tiên tiến của Ukraine



[VietnamDefence news] Lãnh đạo quân đội Thái Lan đã quyết định thay thế các xe tăng cổ lỗ M41A3 của Mỹ do không còn đáp ứng các nhiệm vụ đặt ra. Họ muốn mua 200 xe tăng chủ lực tiên tiến Oplot-М. Đây sẽ là loại xe tăng hiện đại nhất ở Đông Nam Á.





Oplot-M là loại tăng do Ukraine phát triển trên cơ sở T-80UD của Liên Xô, được xem là một trong những loại tăng tiên tiến nhất thế giới hiện nay

Các loại tăng khác tham gia cuộc thầu của Thái Lan còn có tăng K1 của Hàn Quốc, Т-90 của Nga và Leopard 2 của Đức.

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

>> Hệ thống MEADS tiến hành thử nghiệm



Hệ thống phòng không tầm trung mở rộng MEADS đang tiến hành các thử nghiệm đầu tiên ở căn cứ quân sự của Italy.

Hệ thống phòng không tầm trung mở rộng MEADS(*) là sản phẩm hợp tác sản xuất giữa Mỹ, Đức và Italy đang tiến hành các thử nghiệm đầu tiên tại căn cứ Pratica di Mare ở Italy. Đây là cột mốc quan trọng đánh dấu sự sẵn sàng hòa nhập vào mạng lưới phòng không của hệ thống MEADS.

Các thử nghiệm ban đầu bao gồm, thực nghiệm khả năng phóng tên lửa, tích hợp hệ thống radar kiểm soát bắn đa chức năng MFCR, chứng minh khả năng ứng phó của hệ thống MEADS trong một cuộc không chiến mô phỏng.

Sau khi trải qua quá trình thử nghiệm tại căn cứ Pratica di Mare, hệ thống MEADS sẽ tiếp tục trải qua quá trình thử nghiệm và hoàn thiện khả năng tại Trung tâm thử nghiệm tên lửa White Sand tại Mỹ vào đầu năm 2012.

Các xe phóng của hệ thống MEADS có khả năng cơ động chiến thuật rất cao, mỗi xe phóng mang 8 tên lửa và được trang bị loại tên lửa đối không PAC-3 MSE thế hệ mới.

Tên lửa PAC-3 MSE được trang bị một động cơ mạnh hơn, tăng cường lực đẩy, vây ổn định lớn, thay đổi cấu trúc khí động học để tên lửa nhanh nhẹn hơn. Phần mềm kiểm soát bay mới, cảm biến tinh vi hơn, áp dụng công nghệ “hit-to-kill”(truy đuổi - đến - tiêu diệt) tiên tiến nhất thế giới. Cải tiến hệ thống dẫn đường TVM(Track-via-missile có nghĩa là "bám theo đạn"). Các sửa đổi sẽ mở rộng phạm vi của tên lửa lên đến 50% so với tên lửa PAC-3 nguyên bản.

PAC-3 MSE cung cấp các tên lửa hiệu năng cao, có khả năng tác chiến tại các độ cao lớn hơn nhiều so với PAC-3. Nó cho phép đối phó hiệu quả với nhiều mối đe dọa cùng lúc từ máy bay, tên lửa đạn đạo chiến thuật hay tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Hệ thống MEADS có trường quan sát 360 độ , cung cấp khả năng tác chiến đối không từ mọi hướng với nhiều mối đe dọa khác nhau.

Cấu hình của hệ thống MEADS bao gồm xe phóng cơ động, trung tâm chỉ huy và kiểm soát bắn thông minh BMC4I TOC, với cấu trúc kiểu trung tâm kết nối mạng dạng mở, cho phép kết nối nhiều hệ thống cảm biến khác nhau để tạo thành một hệ thống thống nhất. BMC4I TOC hoạt động theo nguyên tắc “plug-and-fight”(kết nối và chiến đấu), radar tìm kiếm mục tiêu đường biển, radar tìm kiếm mục tiêu đường không, radar điều khiển hỏa lực đa chức năng MFCR.



Mô phỏng hệ thống MEADS.

MEADS cung cấp khả tác chiến vượt ra ngoài bầu khí quyển. Kết hợp các hệ thống radar, thông tin liên lạc đa quốc gia tạo nên một mạng lưới phòng không trên diện rộng, giúp các quốc gia trong chương trình đối phó hiệu quả với các mối đe dọa từ trên không.

Tổng giám đốc của chương trình Gregory Kee cho biết “MEADS sẽ cung cấp khả năng vượt trội với sự linh hoạt chưa từng có so với các hệ thống hiện hành.Tầm bao quát 360 độ sẽ mang lại khả năng đối phó hiệu quả với máy bay chiến đấu, cách nhận thức tình huống và giải quyết các mối đe dọa từ mọi hướng”.

MEADS cho phép bảo vệ trên một diện tích rất rộng lớn, điều đó sẽ giảm đáng kể về nhân sự và trang thiết bị phòng không trong khi vẫn đảm bảo và duy trì năng lực tác chiến.

Hệ thống MEADS được phát triển để bổ sung và thay thế dần các hệ thống tên lửa đối không Patriot PAC-2/3 của Mỹ, hệ thống phòng không Nice Hercules của Italia, hệ thống phòng không Hawk của Đức. Tỷ lệ góp vốn của chương trình được phân chia như sau, Mỹ 58%, Đức 25%, Italia 17%. Dự kiến hệ thống sẽ bắt đầu phục vụ trong biên chế các nước vào năm 2014.

(*) MEADS - Medium Extended Air Defence System: Hệ thống phòng không tầm trung mở rộng.


>> Khám phá 'sào huyệt' của đại tá Gadhafi



Hiện không ai có thể biết đại tá Muammar Gadhafi ở đâu, nhưng nhà lãnh đạo của Libya chắc hẳn sẽ rất nhớ khu Bab al-Azizia, nơi được coi là "sào huyệt" của ông suốt nhiều năm qua.

Trong tiếng Ảrập, Bab al-Azizia có nghĩa là "Chiếc cổng tráng lệ". Đây là trung tâm đầu não của chế độ Gadhafi và luôn được ví như một biểu tượng tranh đấu của nhà lãnh đạo đất nước Libya. Không chỉ phục vụ mục đích quân sự, Bab al-Azizia đồng thời cũng là nơi ở của gia đình Gadhafi và rất nhiều bữa tiệc linh đình đã được tổ chức tại đây.

Tuy nhiên, so với những dinh thự nguy nga của các ông hoàng Ảrập hay những gia tộc giàu có ở vùng Vịnh, đại bản doanh của đại tá Gadhafi có phần khiêm tốn hơn rất nhiều.




Cảnh đại tá Gadhafi thề chống lại Mỹ và phương Tây hôm 22/02, với nền phía sau là "Ngôi nhà kháng chiến" đổ nát. Ảnh: Shahidulnews.

Sở hữu khối tài sản được ước tính lên tới vài chục tỉ USD nhưng nhà lãnh đạo Libya không thể rảnh tay xây cho mình một lâu đài nguy nga bên bờ Địa Trung Hải. Vốn là cái gai từ lâu trong mắt Mỹ và nhiều nước phương Tây, Gadhafi luôn là mục tiêu của các cuộc tấn công và sẽ chẳng ích gì khi cố sức xây một lâu đài khi biết rằng nó sẽ liên tục bị đánh phá.

Rộng 6 km2 và nằm cách không quá xa sân bay quốc tế Tripoli, Bab al-Azizia là một mục tiêu không quá khó để xác định trong các cuộc không kích. Ngày 15/4/1986, nhận lệnh trực tiếp từ cựu Tổng thống Ronald Reegan, 13 máy bay Mỹ đã ném bom khu nhà ở của gia đình Gadhafi ở khu vực trung tâm Bab al-Azizia.

Đây là hành động trả đũa của Mỹ sau vụ đánh bom tại một sàn nhảy ở Berlin khiến 2 công dân nước này thiệt mạng, vụ tấn công mà Libya bị cáo buộc thực hiện. Tuy nhiên, được sự cảnh báo từ Malta và Italia, Gadhafi đã kịp thoát khỏi khu nhà và chỉ bị thương nhẹ. Ngoài việc khu nhà bị phá hủy một phần, tổn thất đáng kể được Gadhafi khẳng định đó là cô con gái nuôi 15 tháng tuổi Hana thiệt mạng và 2 trong số những người con trai của ông bị thương.

Mặc dù vậy, sự thật về Hana vẫn còn là một dấu hỏi lớn khi nhiều thông tin khẳng định cô con gái nuôi này của Gadhafi chỉ là câu chuyện được dựng lên nhằm tuyên truyền lòng căm thù Mỹ và phương Tây trong dân chúng Libya.

Cho tới nay, khu nhà này vẫn chưa được xây lại. Tuy nhiên, nó đã được mang một cái tên mới là "Ngôi nhà kháng chiến". Ngay phía trước khu nhà, Đại tá Gadhafi cho dựng lên một tượng đài lớn có hình cánh tay trái màu vàng đang bóp nát một chiến đấu cơ của Mỹ. Kể từ đó, "Ngôi nhà kháng chiến" thường xuyên được Gadhafi sử dụng làm nền cho những lần xuất hiện trên truyền hình, như khi ông lên tiếng phản đối phán quyết vụ Lockerbie vào năm 2001 hay gần đây là những tuyên bố chống lại Mỹ và phương Tây hồi tháng trước.

Cũng chính tại tòa nhà bị hư hại nghiêm trọng này, nhiều thường dân Libya đã đến tụ tập và có những hành động thể hiện sự ủng hộ của họ đối với Gadhafi. Họ được coi là lá chắn sống để bảo vệ nhà lãnh đạo Libya trước các cuộc không kích của liên quân.

Chếch lên phía tây bắc khoảng 400 mét so với "Ngôi nhà kháng chiến" là căn lều theo kiểu du mục Ảrập của nhà lãnh đạo 68 tuổi. Đây là 1 trong số 4 nơi ở chính của ông trong suốt hơn 4 thập kỷ nắm quyền tại Libya. Năm 2004, cựu Thủ tướng Đức Gerhard Shroeder từng có mặt trong căn lều này khi thực hiện chuyến viếng thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo Đức tới Libya.

Vụ không kích diễn ra tuần trước của liên quân đã đánh sập hầu như toàn bộ một tòa nhà chỉ huy trung tâm cao 50 mét và chỉ cách căn lều kể trên vài bước chân. Lực lượng liên quân cho hay họ coi tòa nhà này là mục tiêu đánh phá, nhằm cắt đứt liên lạc giữa Gadhafi và lực lượng quân đội trung thành với ông.

Ở phía đông nam của Bab al-Azizia là một sân bóng đá dành cho các gia đình sinh sống gần đó. Theo mô tả của BBC, khu nhà ở của các gia đình này gợi lại hình ảnh của những trại tập trung người tị nạn tại dải Gaza. Người ta cho rằng nhiều khả năng những ngôi nhà này không chỉ phục vụ mục đích dân sinh mà có cả mục đích quân sự.



Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011

>> Nhật, Libya rối loạn đem lại nhiều lợi ích cho Nga


[BDV news]Nguồn cung dầu lớn là Libya bị ngừng trệ và Nhật thiếu năng lượng do đóng cửa hàng loạt nhà máy điện hạt nhân khiến các bên liên quan càng cần dầu, khí đốt của Nga.

Châu Âu thiếu dầu
 Libya là nước sản xuất dầu lớn thứ 18 thế giới với thị trường chủ yếu là châu Âu như Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ và Đức. Do đó, khi tình hình Libya bất ổn, nguồn cung dầu từ Libya cũng bị ngưng trệ, châu Âu rơi vào cảnh thiếu năng lượng.



Dầu từ Libya chủ yếu chảy sang châu Âu.


Nhiều nước xuất khẩu dầu khác như Arabia Saudi…trấn an châu Âu, rằng họ sẽ tăng sản lượng để bù đắp vào khoản thiếu hụt này.

Tuy nhiên, thực tế thì dầu thô của Libya có chất lượng cao, phần lớn lượng dầu có trong 1,5 triệu thùng/ngày xuất ra bên ngoài là dầu nhẹ và ngọt (có lượng lưu huỳnh thấp, dễ lọc và sản xuất thành xăng và diêzen nhiên liệu).

Chỉ có 25% dầu của thế giới có cùng chất lượng như vậy. Do đó, thâm hụt từ Libya có nghĩa là thâm hụt 9% của loại dầu này. Dầu thô của Arab Saudi là loại dầu nặng và chua, nên dù có sản xuất ra cũng không thể là một thay thế hoàn hảo cho dầu của Libya. Nói cách khác, Libya bất ổn, nguồn cung bị ngưng trệ, châu Âu rơi vào cảnh thiếu năng lượng.

Bằng chứng dễ thấy nhất là cuối tháng trước, Italy phải đề nghị công ty năng lượng của Nga là Gazprom tăng lượng khí đốt từ mức 30 triệu m3 một ngày lên 48 triệu m3 một ngày sau khi công ty năng lượng của Italy là ENI phải đóng một đường ống chính vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Libya về Italy.


Hàng loạt nhà máy hạt nhân phải đóng cửa.

Tình hình ở Nhật còn tồi tệ hơn khi nước này phải đóng cửa hàng loạt nhà máy điện hạt nhân, nơi cung cấp khoảng 30% nguồn năng lượng cho toàn đất nước mặt trời mọc. Cộng với nhu cầu có thêm năng lượng sản xuất, tái thiết…Nhật càng cần năng lượng từ bên ngoài và xung quanh họ, chỉ có Nga mới có thể đáp ứng yêu cầu này.

Xét trên quy mô toàn cầu, từ khi xảy ra khủng hoảng hạt nhân ở Nhật, hàng loạt quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ... khẳng định sẽ xem xét lại chiến lược năng lượng nguyên tử. Thậm chí, Đức còn đóng luôn 7 lò phản ứng hạt nhân cũ nhất của họ.

Một nhà phân tích của ngân hàng Deutsche của Đức cho rằng, chỉ cần 10% số nhà máy điện hạt nhân trên toàn thế giới đóng cửa vì lý do an toàn, loài người cần thêm 7 tỷ m3 khí thiên nhiên một ngày.

Nhiều nhà phân tích khẳng định, khủng hoảng hạt nhân ở Nhật làm xói mòn niềm tin của loài người vào năng lượng nguyên tử nhưng điều này lại là tín hiện tốt cho khí đốt như là nguồn năng lượng thay thế hợp lý.

Khí đốt có khả năng lên ngôi.


Thời cơ vàng của Nga
Chỉ cần điểm qua vài nét như trên, dễ thấy là năng lượng hạt nhân sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới, nếu không muốn nói là sẽ thụt lùi. Tuy nhiên, đây lại là thời cơ của các loại năng lượng khác, nhất là khí đốt.

Tranh thủ thời cơ này, Giám đốc điều hành Gazprom Alexei Miller khẳng định: "Chúng tôi có thể bơm thêm 50-70 triệu m3 sang châu Âu” dù quyết định cuối cùng phụ thuộc vào các nhà tiêu dùng.

Trong khi đó, Phó thủ tướng Nga Igor Sechin cho biết là Gazprom dự định tăng nguồn cung khí đốt hóa lỏng sang Nhật thêm 100.000 tấn trong hai tháng 4 và 5; bên cạnh kế hoạch “chuyển” cho Nhật 6.000 megawatt điện trong tương lai gần.

Còn tính về lâu dài, Nga định tăng gấp đôi lượng dầu xuất khẩu sang Nhật trong năm nay lên mức 18 triệu tấn và tăng lượng sản phẩm dầu khí 28,5% lên mức 4,5 triệu tấn nhằm giúp Nhật vượt qua khó khăn.

Nhật là nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ 4 thế giới và chủ yếu họ phải nhập khẩu. Mỗi năm, họ tiêu thụ hết khoảng 80 tỷ m3 khí thiên nhiên, chiếm 15% tổng nhu cầu nhiên liệu của họ. Nhật cũng là nước nhập khí đốt hóa lỏng lớn nhất thế giới.

Phó giám đốc điều hành của Gazprom là Alexander Medvedev tuyên bố, việc Nga, Nhật cùng hợp tác trong khai thác hai mỏ Kovykta và Chayanda sẽ giúp Nhật giải quyết các khó khăn năng lượng mang tính chiến lược.

Phó Thủ tướng Igor Sechin thông báo, Nhật cũng lên kế hoạch hợp tác với hãng sản xuất dầu lớn nhất của Nga là Rosneft nhằm xây một cơ sở chế biến dầu tại Viễn Đông.

“Chúng tôi cũng đề nghị Nhật hợp tác với Nga trong các dự án lọc dầu. Tôi có thể nói là hai bên sắp đạt được hiệp định. Chúng tôi cũng thống nhất tăng nguồn cung năng lượng trong ngắn hạn cho Nhật”, ông Sechin chia sẻ.


Ông Putin "biến" Nga thành Arabia Saudi về khí đốt tự nhiên, đủ sức tự mình ổn định thị trường thế giới.


Tổng giám đốc điều hành công ty khí đốt và dầu ENI của Italy Paolo Scaroni nhận định, khủng hoảng ở Nhật và bất ổn tại Libya sẽ củng cố vị thế của Nga tại thị trường năng lượng châu Âu nói riêng và thế giới nói chung.

Một quan chức của Gazprom từ chối bình luận về tác động của các sự kiện ở Nhật, Libya với họ nhưng ông cũng thừa nhận là đây là tin tốt cho các nhà sản xuất năng lượng, trong đó có Gazprom.

Trong khi đó, Giám đốc Viện nghiên cứu năng lượng Oxford Jonathan Stern tỏ ý nghi ngại rằng, chưa chắc châu Âu tăng cường nhập khí đốt của Nga bởi Nga hay “bắt chẹt” họ; điển hình là trong vụ tranh cãi với Ukraine năm 2009, Nga ngừng chuyển khí đốt sang châu Âu qua ngả Ukraine.

Tuy nhiên, tình hình hiện tại không cho châu Âu và Nhật nhiều sự lựa chọn. Ai cũng cần có năng lượng để hoạt động. Do đó, không sớm thì muộn, ai cũng phải đi mua dầu, khí đốt; chỉ có điều là làm sao thương thảo để mua được với giá rẻ nhất mà thôi.

Tuy nhiên, Nga cũng biết rõ lợi thế của mình nên tiến trình ký kết hợp đồng sẽ không đơn giản. Thậm chí, họ sẽ tiếp tục dùng năng lượng như một công cụ để gây sức ép với các đối tác.

Và như Thủ tướng Vladimir Putin vừa hồ hởi tuyên bố, sang năm tới, Nga sẽ đạt mức GDP thời trước khủng hoảng và đóng góp không nhỏ vào sự hồi sinh này chắc chắn là giá dầu.

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011

>> VN nói cuộc tấn công Libya là 'tiền lệ xấu'






[BBC Vietnamese] Chính phủ Việt Nam bày tỏ quan ngại trước các diễn biến mới nhất ở Libya, trong khi Đảng Cộng sản nói việc liên quân tấn công là "không thể chấp nhận được".




Nhanh không kém nước lớn láng giềng Trung Quốc, vốn đã ngỏ ý "tiếc" về hoạt động quân sự của liên quân phương Tây tại Libya, hôm Chủ nhật 20/03, Chính phủ Việt Nam tuyên bố qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao:

"Việt Nam lo ngại sâu sắc trước sự gia tăng căng thẳng và những hành động quân sự mới đây tại Libya với nhiều hệ lụy đối với đời sống của người dân Libya và hòa bình, ổn định ở khu vực."

Trước đó, cũng trong ngày Chủ nhật, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông cáo nói nước này luôn phản đối việc "sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế".

Bên cạnh Trung Quốc, Ấn Độ, Đức, Nga và một số nước khác cũng đưa ra quan điểm tương tự.

Bắc Kinh bày tỏ hy vọng "Libya sẽ sớm khôi phục ổn định và tránh thương vong cho người dân", đồng thời nhấn mạnh rằng Trung Quốc tôn trọng "độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ" của quốc gia Bắc Phi.

Về phần mình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: "Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế, sớm chấm dứt các hoạt động quân sự, tích cực thúc đẩy đối thoại, tìm kiếm giải pháp hòa bình, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền của các quốc gia.”

Cả Bắc Kinh và Hà Nội đều không đề cập tới thỏa thuận ngừng bắn giữa quân đội Libya và phe nổi dậy, mà các binh lính trung thành với Đại tá Gaddafi bị cáo buộc vi phạm.

'Khoác áo bảo vệ nhân quyền'
Trong khi đó, báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, hôm thứ Hai 21/03 chạy bài xã luận chỉ trích chiến dịch quân sự của Anh-Pháp-Mỹ tại Libya là "hành động quân sự khoác áo bảo vệ nhân quyền".

Bài xã luận viết rằng cuộc tấn công vào Libya, "một nước độc lập, có chủ quyền" đang "gây đau thương và chết chóc cho người dân vô tội".

Báo Nhân dân đặt câu hỏi: "Phải chăng đây chỉ là cái cớ để can thiệp tình hình nước này?" và trích dẫn một số phân tích gia nói rằng mục đích cuối cùng của chiến dịch quân sự hiện thời là "thiết lập một chính quyền thân phương Tây, tạo ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực".

Dù với bất cứ lý do nào, việc dùng sức mạnh quân sự tiến công Libya là sự xâm phạm một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Ðây là điều không thể chấp nhận được vì tạo tiền lệ xấu trong quan hệ quốc tế.

Xã luận báo Nhân dân
Bài xã luận cũng nói "dư luận quốc tế tỏ rõ nghi ngờ mục tiêu chiến dịch quân sự" của phương Tây tại Libya.

Báo Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: "Dù với bất cứ lý do nào, việc dùng sức mạnh quân sự tiến công Libya là sự xâm phạm một quốc gia độc lập, có chủ quyền".

"Ðây là điều không thể chấp nhận được vì tạo tiền lệ xấu trong quan hệ quốc tế."

Phản ứng của Việt Nam được cho là không bất ngờ vì Tripoli lâu nay giữ quan hệ khá mật thiết cả về chính trị và ngoại giao với Hà Nội.

Việt Nam và Libya có cơ chế tham khảo chính trị, cùng chia sẻ nhiều quan điểm chung về tình hình quốc tế, nhất là vai trò của Mỹ và các nước phương Tây.

Cũng là quốc gia 'Xã hội Chủ nghĩa', Libya của Đại tá Gaddafi và Việt Nam cùng phản đối can thiệp của nước ngoài, đặc biệt trong các lĩnh vực dân chủ-nhân quyền.

Truyền thông Việt Nam cũng cho hay đại sứ quán Việt Nam tại Tripoli vẫn an toàn tuy có thể sẽ sơ tán sang một nước láng giềng nếu bạo lực leo thang.


Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011

>> Biệt kích Ai Cập xâm nhập Libya



Ai Cập đã cử một số người thuộc lực lượng biệt kích 777 sang Libya giúp lực lượng nổi dậy chống lại ông Gadhafi.

Hàng trăm lính biệt kích này ăn mặc thường phục huấn luyện cho lực lượng nổi dậy kỹ năng quân sự, truyền đạt kinh nghiệm đối phó với quân đội trung thành với ông Gadhafi.

Bên cạnh đó, cũng có một số lực lượng biệt kích của Anh (SAS) và Lực lượng đặc biệt của Mỹ xuất hiện tại Libya, chủ yếu là tháp tùng các quan chức ngoại giao nước này hoặc thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, theo dõi và giám sát những người cầm đầu lực lượng nổi dậy, bị tình nghi là có dính dáng tới Al-Qaeda.



Biệt kích 777 là lực lượng chuyên đổ bộ đường không.

Bất cứ sự can dự của Ai Cập vào Libya đều được thực hiện rất cẩn thận. Hai nước từng giao tranh với nhau trong cuộc chiến tranh kéo dài 3 ngày năm 1977.

Nguyên nhân chính của sự căng thẳng là do những mâu thuẫn có từ hàng nghìn năm nay, toàn bộ Libya bị Ai Cập coi là một phần họ. Nhưng nguyên nhân thực tế là Libya có toàn bộ dầu lửa trong khi dân số chỉ bằng 1/10 dân số Ai Cập.

Tuy nhiên, trong bối cảnh của cuộc cách mạng “hoa nhài” họ có thể trở thành huynh đệ của nhau. Lực lượng biệt kích Ai Cập thuộc đơn vị 777, được thành lập vào cuối những năm 1970. Đon vị này trải qua nhiều thăng trầm trong 2 thập kỷ tiếp theo trước khi có được cơ cấu tổ chức như hiện nay.

Giờ đây, đơn vị 777 có 250-300 thành viên, trực thuộc Bộ Tư lệnh biệt kích Lục quân ở Cairo. Đơn vị do lực lượng GSG-9 (đơn vị tác chiến đặc biệt và chống khủng bố) của Đức, GIGN (Lực lượng đặc biệt) của Pháp và lực lượng biệt kích Delta của Mỹ huấn luyện.

Tất cả các thành viên của đơn vị 777 đều có khả năng thực hiện nhiệm vụ đổ bộ đường không cả ở tầm thấp và nhảy dù ở trên cao.

Trước đây, hoạt động chính của đơn vị này là trấn áp các tổ chức Huynh đệ Hồi giáo và các nhóm Hồi giáo Cấp tiến khác. Một số thông tin chưa được kiểm chứng cho rằng đơn vị 777 còn tiến hành các chiến dịch xuyên biên giới.

Tất cả lực lượng biệt kích nước ngoài từng hợp tác với đơn vị 777 đều nhận định, biệt kích Ai Cập thực sự có khả năng, nhất là khi thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố.

(bdv news)

Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011

>> Thăm bảo tàng tăng - thiết giáp thế giới (kỳ 2)



Bảo tàng tăng - thiết giáp Đức thành lập năm 1983 với mục đích ban đầu để cung cấp tư liệu huấn luyện cho các học viên sĩ quan tương lai của quân đội Đức.

>> Thăm bảo tàng tăng - thiết giáp thế giới (kỳ 1) 

Sau này, bảo tàng được cho phép mở cửa đón dân chúng vào thăm quan. Khuôn viên bảo tàng trải rộng trên diện tích 9.000 mét vuông, trong đó có 7.200 mét vuông dành cho trưng bày các hiện vật.


Hiện vật bảo tàng khá đa dạng gồm các loại xe tăng, thiết giáp của quân đội Đức, quân đội CHDC Đức, khí tài của các nước trong thế chiến thứ hai. Đặc biệt, bảo tàng còn trưng bày những tài sản, vật dụng cá nhân của tướng Rommel - vị tướng lừng danh của nước Đức.

Dưới đây là chùm ảnh hiện vật tại bảo tàng xe tăng Đức:


AV-7 tank

AV-7 được quân đội Anh đặt biệt danh không mấy dễ chịu là "pháo đài di động" vì nó có hình dáng khá kỳ lạ cùng lượng vũ khí lớn (một pháo 57mm và sáu khẩu súng máy 7,9mm). Có khoảng 21 chiếc AV-7 được xuất xưởng, hầu hết bị quân đồng minh tiêu diệt trong giai đoạn cuối cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Những hiện vật còn lại tại bảo tàng chỉ là mẫu xe phục chế lại.


Đại chiến thế giới lần thứ nhất, tăng Đức tỏ ra lép vế trước quân đồng minh. Nhưng trong thế chiến thứ hai, quân đồng minh đã phải kinh hoàng trước các mẫu xe tăng quân Đức. Với ưu thế hỏa lực mạnh, giáp dày, bánh xích xe tăng Đức đã lăn khắp Châu Âu, Châu Phi. Trong ảnh là mẫu xe tăng hạng trung Panther với giáp dày hơn 100mm, trang bị pháo cỡ 75mm.

Tiger II tank

Xe tăng hạng nặng Tiger II của quân Đức chế tạo giai đoạn cuối của chiến tranh thế giới thứ hai. Tiger II có thông số kỹ thuật khá ấn tượng, giáp dày 180mm, trang bị pháo cỡ 88mm. Tham chiến vào những ngày cuối của cuộc chiến, Tiger II ít nhiều cũng chứng minh được sức mạnh của mình, tuy nhiên nó không thể cứu vãn được tình thế của quân đội phát xít khi đó.

Panzer I tank

Xe tăng hạng nhẹ Panzer I do Đức sản xuất từ trước thế chiến thế hai, nhưng đây có thể lại là loại tăng của Đức có thời gian tồn tại lâu hơn các thiết kế khác. Cho tới tận năm 1954, Panzer I vẫn còn được sử dụng trong một vài cuộc chiến. Panzer không được đánh giá cao về hỏa lực cũng như giáp phòng vệ nhưng bù lại sức cơ động tương đối tốt.

Jagdpanzer IV

Pháo tự hành diệt tăng Jagdpanzer IV phục vụ trong quân đội Đức giai đoạn cuối cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Jagdpanzer IV là sản phẩm của những bài học kinh nghiệm sau mỗi cuộc chiến. Ra đời khá muộn nhưng loại xe này đã chứng minh được sức mạnh áp đảo của mình trong những cuộc chiến cuối cùng của quân đội phát xít. Jagdpanzer IV trang bị một pháo 75mm.

Sturmpanzer IV tank

Dựa trên khung thân xe tăng, người Đức đã chế tạo ra nhiều biến thế pháo tự hành có sức công phá khủng khiếp. Trong ảnh là pháo tự hành hạng nặng Sturmpanzer IV (đặt trên khung xe tăng Panzer IV), nó được trang bị một pháo cỡ 150mm. Hơn 300 chiếc Sturmpanzer IV được sản xuất phục vụ cho tới khi kết khi kết thúc cuộc chiến. Ngày nay chỉ còn khoảng 4 chiếc được trưng bày ở các bảo tàng Châu Âu.

Panzer III tank

Xe tăng hạng trung Panzer III được thiết kế cho mục đích hỗ trợ bộ binh và tiêu diệt xe tăng thiết giáp quân địch. Panzer III đã từng làm mưa làm gió trên khắp chiến trường châu Âu, tuy nhiên sự xuất hiện của T-34-85 đã đánh bại Panzer III. Nó tỏ ra kém thế hơn T-34-85 về độ dày của giáp cũng như sức mạnh hỏa lực.

Kleines Kettenkraftrad HK101 tank

Thiết kế độc đáo của Đức trong thế chiến thứ hai mang tên Kleines Kettenkraftrad HK101. Đây là mẫu xe máy lai bánh xích, loại xe này dùng chủ yếu cho việc chở lính, vận chuyển hàng, thậm chí nó còn được dùng để kéo máy bay từ khoang chứa ra đường băng.

 T-55AM2B tank

Sau thế chiến thứ hai, nước Đức chia tách thành hai quốc gia riêng biệt (Cộng Hòa Dân Chủ Đức và Cộng Hòa Liên Bang Đức). Cộng Hòa Dân Chủ Đức (Đông Đức) ngả về Liên Xô nhận sự tiếp trợ quân sự từ người "anh cả" này. Trong ảnh là mẫu xe tăng T-55AM2B do Liên Xô sản xuất.

 Leopard 1 tank

Cộng Hòa Liên Bang Đức (Tây Đức) ngả về phía Mỹ - Anh, nhận sự viện trợ kinh tế - kỹ thuật từ các quốc gia Tư bản phương tây. Không chỉ nhận các loại xe tăng thiết giáp từ nước ngoài, họ còn tái lập lại những mẫu tăng "tiếp nối" dòng tăng nổi tiếng trong thế chiến thứ hai là thiết kế xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 1.

(English Russia)

Thứ Hai, 7 tháng 2, 2011

>> Các 'đại gia' sở hữu tàu ngầm



Ngoài Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc thì Ấn Độ và Brazil cũng góp phần làm phong phú các chương trình phát triển tàu ngầm quân sự trên thế giới.
Nga
Kế hoạch phát triển tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Nga được tiến hành từ những năm 1970. Trước đây, Nga có 4 cơ sở đóng tàu ngầm là: St Petersburg, Nizhny Novgorod, Severodvinsk và Komsomolsk-on-Amur. Hiện nay, tàu ngầm của Nga chủ yếu được đóng ở Severodvinsk Sevmash.




Tàu ngầm nguyên tử Yuri Dolgoruky của Nga.
Hiện, hạm đội tàu ngầm của Nga có khoảng 40 tàu trong đó có 12 tàu thuộc project 971, 6 tàu thuộc project 667BDRM, 5 tàu mang tên lửa chiến lược thuộc project 667BDR, 8 tàu mang tên lửa có cánh thuộc project 949A và 8 tàu thuộc hai project 945, 671RTMK.

Hiện nay, tàu Yuri Dolgoruky và Alexander Nevsky đã được hạ thủy. Nga đang đóng tàu ngầm Borey thuộc dự án RPLSN Project 955, tàu Vladimir Monomakh và tàu ngầm nguyên tử đa năng Ash thuộc dự án 855. Theo kế hoạch trong năm 2011, Nga sẽ hạ thủy tàu Ash.

Mỹ
Hạm đội tàu ngầm nguyên tử của Mỹ bao gồm: 14 tàu lớp Ohio trang bị tên lửa có cánh, các loại tàu ngầm lớp này sẽ được Mỹ thay thế bằng các tàu ngầm mới vào năm 2040.

Các dự án đóng tàu ngầm của Mỹ phần lớn do hãng General Dynamics và hãng Northrop Grumman đảm nhiệm. Hiện nay hai hãng này đang đóng cho Hải Quân Mỹ tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia.


Kết cấu bên trong tàu ngầm nguyên tử lớp Virginia.
3 tàu ngầm Seawolf, 44 tàu ngầm lớp Los Angeles và 7 tàu ngầm nguyên tử lớp Virginia. Hiện nay tàu ngầm thuộc lớp Los Angeles đang được đóng.
Đến năm 2030 tất cả tàu ngầm thuộc lớp Los Angeles sẽ được thay thế bằng tàu ngầm hiện đại thuộc lớp Virginia và số lượng tàu ngầm nguyên tử đa năng sẽ giảm xuống còn 30 chiếc.

Trung Quốc
Hầu hết các tàu ngầm của Trung Quốc được đóng tại nhà máy Bác Hải trên biển Hoàng Hải. Tuy nhiên, việc đóng tàu ngầm của Trung Quốc gặp nhiều khó khăn về phương diện kĩ thuật.

Hiện nay Trung Quốc đang nỗ lực cải thiện kỹ thuật trên tàu ngầm để nâng cao sức chiến đấu của hạm đội tàu ngầm. Những chiếc tàu ngầm đầu tiên 091 lớp Hán của Trung Quốc không có khả năng chiến đấu vì nó có tiếng ồn lớn, hệ thống sonar không hoàn thiện và độ an toàn của các thủy thủ trong tàu không cao.


Tàu ngầm nguyên tử lớp Tấn (Jin) của Trung Quốc.
Tàu ngầm 092 thuộc lớp Hạ cũng tương tự tàu 091 chỉ để “trưng bày”. Năm 2001 Trung Quốc tiến hành đóng tàu ngầm 093, là sự phát triển từ tàu ngầm lớp Hán được trang bị nhiều vũ khí hiện đại. 5 tàu ngầm lớp mới có tên là Tấn (Jin) được Trung Quốc tiến hành đóng vào năm 1999.

Đây là con tàu có lượng choán nước 10.000 tấn, trang bị 12 tên lửa đạn đạo tầm bắn hơn 800 km. Đặc biệt, nó được giới thiệu có khả năng tấn công vào lãnh thổ Mỹ dưới sự hỗ trợ của Hải quân và không quân ở Tây Thái Bình Dương. Tới năm 2020 Trung Quốc sẽ đóng tàu ngầm 096 lớp Đường (Tang), tàu này được trang bị 24 tên lửa.

Anh
Công ty BAE Systems Solutions là công ty độc quyền phụ trách việc đóng tàu ngầm cho hải quân Hoàng gia Anh. Nước này đang có kế hoạch phát triển tàu ngầm lớp Astute, đây là tàu ngầm hiện đại nhất của Anh.

Các tàu ngầm của Anh không có các bệ phóng tên lửa thẳng đứng mà sử dụng các ống phóng ngư lôi. Tuy nhiên các Chương trình đóng tàu ngầm của Anh còn tồn tại rất nhiều vấn đề. Trong đó có việc cắt giảm vũ khí hạt nhân.


Tàu ngầm nguyên tử toàn năng Astute của Anh.
Pháp Pháp sở hữu hạm đội tàu ngầm bao gồm: 4 tàu ngầm nguyên tử lớp Le Triomphant được trang bị tên lửa có cánh, 6 tàu ngầm nguyên tử phá băng lớp Rubis.

Tàu ngầm này được coi là nhỏ nhất thế giới có lượng choán nước là 2.600 tấn. Pháp đang đóng mới tàu ngầm nguyên tử phi chiến lược Suffren lớp Barracuda có lượng choán nước là 5.300 tấn.

Con tàu này sẽ được Pháp sử dụng vào các hoạt động đặc biệt do có nhiều tính năng và trang bị hiện đại. Pháp được coi là nước sở hữu một hạm đội tàu ngầm mạnh nhất trong các nước thành viên NATO.


Tàu ngầm nguyên tử Le Triomphant của Pháp.

  Ấn Độ 

Chương trình phát triển tàu ngầm nhận được sự quan tâm đặc biệt của Ấn Độ, tuy nhiên Ấn Độ không có loại tàu ngầm nào khác ngoại trừ loại tàu Arihant được hạ thủy vào tháng 7/2009.



Sơ đồ cấu tạo tàu ngầm nguyên tử Arihant của Ấn Độ.
Chakra là con tàu mà Ấn Độ thuê của Nga. Thông qua việc này Ấn Độ đã học hỏi về kỹ thuật chế tạo tàu ngầm để tự đóng tàu riêng. Tên lửa Sagarika có tầm bắn 700 km là vũ khí chủ lực trên tàu ngầm của Ấn Độ.
Mặc dù là tàu ngầm nhưng Arihant chỉ hoạt động được trong khu vực biển nội địa của Ấn Độ do đó nước này đang đẩy nhanh tiến trình phát triển tàu ngầm hạt nhân. Dự kiến, trong một thập kỷ, tới Ấn Độ sẽ có tàu ngầm hạt nhân của riêng mình để không phải thuê tàu ngầm hạt nhân Seal của Nga.

Brazil

 Trước năm 2020 Brazil sẽ hạ thủy tàu ngầm Scorpene sử dụng động cơ diesel. Đây là con tàu được phát triển trên cơ sở kỹ thuật của tàu ngầm Barracuda/Pháp.

Đến nay, Brazil chưa được xếp vào nhóm các quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân.

Tàu ngầm nguyên tử Scorpene của Brazil.
Chương trình phát triển tàu ngầm hiện nay được các quốc gia đầu tư rất lớn tạo thành xu hướng mới trong lĩnh vực quân sự. Tàu ngầm nguyên tử đa năng là loại tàu được ưa chuộng trong lĩnh vực quân sự của các nước.

Tuy nhiên để sản xuất loại tàu này còn rất nhiều vấn đề về tài chính được đặt ra. Chi phí cho một tàu nguyên tử đa năng là rất lớn. Theo thống kê, tàu ngầm nguyên tử của mỹ được sản xuất với chi phí lên đến 8 tỷ USD.

(*) Ngày nay, tàu ngầm tấn công hạt nhân được phân loại theo tiêu chí như sau: Thứ 1: Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo chiến lược (RPLSN, SSBN). Sử dụng cho các nhiệm vụ tấn công hạt nhân trên lãnh thổ của đối phương. Thông thường những chiếc tàu ngầm này mang 12-14 quả tên lửa đạn đạo và các loại ngư lôi khác. Khả năng che giấu của tàu ngầm loại này rất cao.

Thứ 2: Tàu ngầm nguyên tử đa năng. Đây là loại tàu ngầm phổ biến nhất được biên chế các loại tên lửa như: Harpoon, Exocet, Tomahawk, Vodopad, Granat…. Nhiệm vụ chính của loại tàu này là kiểm soát tàu và tiêu diệt các mục tiêu ven biển của đối phương bằng tên lửa hành trình, riêng tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa Granit được chế tạo nhằm tiêu diệt chiến hạm.

Các loại tàu ngầm này được trang bị các thiết bị thông tin và điều khiển chiến đấu tích hợp (CICS), tổ hợp điều khiển số đa năng sonar (GAK) và các trạm điều khiển phóng ngư lôi (tên lửa), ăng-ten GAK và các thiết bị vô tuyến điện nhằm thu thập tin tức của đối phương.
Phần lớn các tàu ngầm được trang bị các lò phản ứng hạt nhân có tuổi thọ kéo dài hơn so với các lớp trước từ 15-20 năm và trang bị động cơ bơm cánh quạt làm giảm tiếng ồn xuống gấp 2-3 lần ở tốc độ hành trình 15-25 hải lý/giờ.
(defence news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang