Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Arjun tanks

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Arjun tanks. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Arjun tanks. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

>> Ấn Độ đặt niềm tin vào biến thể mới của xe tăng Ajun



Tư lệnh Quân đội Ấn Độ dự định đặt hàng 248 xe tăng chiến đấu chủ lực Arjun Mk.II, biến thể cải tiến của xe tăng Arjun.


Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã thực hiện một thỏa thuận về nguyên tắc để mua các xe tăng trên. Dự kiến hợp đồng sẽ được ký kết với Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ vào cuối năm 2011. Các chi tiết khác của thỏa thuận này không được tiết lộ.

Một số thử nghiệm của xe tăng Arjun Mk.II đã diễn ra vào đầu mùa hè năm nay tại thao trường Pokhran (bang Rajasthan) với kết quả mỹ mãn. Trong thời gian tới Arjun Mk.II tiếp tục phải trải qua nhiều bài kiểm tra khác.

Theo dự kiến, xe tăng sẽ được giao cho Quân đội Ấn Độ vào năm 2014. Nhưng trước đó các xe tăng phải vượt qua các thử nghiệm với thời tiết lạnh giá mùa đông được dự kiến bắt đầu vào tháng 12/2011.

DRDO đã thông báo rằng công việc chế tạo Arjun Mk.II đã hoàn thành vào tháng 2/2011. Biến thể cải tiến của xe tăng Ấn Độ có sự khác biệt cơ bản là khả bắn tên lửa chống tăng qua nòng pháo.



Xe tăng Arjun trong xưởng chế tạo.


Arjun Mk.II trang bị giáp phản ứng nổ mới, hệ thống ngắm bắn và thiết bị liên lạc hiện đại. Những chiếc xe tăng này được sản xuất với 90% các phụ kiện do Ấn Độ sản xuất.

Theo kế hoạch, quân đội sẽ nhận tổng số 248 xe tăng, sau khi nhận 248 xe tăng cải tiết này thì tổng số các xe tăng loại Arjun lên đến 496.

Hiện nay, trong Quân đội Ấn Độ đang sử dụng cả các xe tăng có xuất sứ từ Nga và Liên Xô trước kia với một số lượng rất lớn: 1.925 tăng Т-72, 620 chiếc loại Т-90 và 550 chiếc Т-55. Tổng cộng tất cả các hợp đồng đã ký với Nga, số lượng xe tăng T-90 trong quân đội Ấn Độ đến năm 2020 sẽ là 1.657 chiếc.

Quân đội Ấn Độ có ý định thay thế tất cả 2.475 xe tăng loại T-55 và T-72 của Nga bằng các xe tăng Arjun Mk.II và FMBT. FMBT dự kiến ra mắt vào năm 2012 và cũng do DRDO phát triển.

[BDV news]


Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

>> PZH-2000 chuẩn mực của pháo binh hiện đại



Được đánh giá là một trong những loại pháo tự hành tốt nhất thế giới hiện nay, PZH-2000 thực sự là một chuẩn mực của pháo binh hiện đại


Pháo tự hành PZH-2000 được sản xuất bởi Tập đoàn Krauss-Maffei Wegmann (KMW), cùng với nhà thầu phụ chính là Rheinmetall Landsysteme.

Công việc sản xuất pháo tự hành PZH-2000 được bắt đầu vào năm 1996, hệ thống đầu tiên được giao cho Quân đội Đức vào năm 1998.

Đặc điểm kỹ thuật

Pháo tự hành PZH-2000 được phát triển trên cơ sở khung gầm của xe tăng Leopard-2A, sử dụng loại pháo L52 cỡ nòng 155mm do Rheinmetall Landsysteme sản xuất. Ngoài ra, pháo tự hành còn được trang bị súng máy MG3 7,62mm với cơ số 2.000 viên.



Kíp chiến đấu của pháo tự hành PZH-2000 gồm 5 người, chỉ huy, lái xe, pháo thủ và 2 người nạp đạn.


PZH-2000 có chế độ hoạt động tự động hóa rất cao, pháo sử dụng một hệ thống nạp đạn bán tự động. Một cánh tay nạp sẽ tra đầu đạn pháo vào nòng pháo, pháo thủ sẽ nạp liều phóng rời vào sau.

Hệ thống nạp đạn tự động kiểu ổ quay có thể chứa 60 đạn pháo, cùng với 228 liều phóng rời. Tầm bắn tiêu chuẩn của PZH-2000 là 30-35km, trên 40km nếu sử dụng đạn tăng tầm.



Hệ thống nạp đạn tự động kiểu ổ quay cho phép tăng tốc độ bắn.


Tốc độ bắn trung bình 10-13 viên/phút, PZH-2000 có một hệ thống tự quản lý vỏ đạn.

Chỉ huy được trang bị hệ thống quan sát toàn cảnh Leica PERI-RTNL 80, tích hợp khả năng quan sát ngày/đêm, máy đo xa laser.

Pháo thủ được trang bị hệ thống chỉ thị mục tiêu Leica PzF TN 80, tích hợp khả năng quan sát ngày đêm.

Hệ thống kiểm soát bắn được điều khiển bởi máy tính hiệu MICMOS, được cung cấp bởi hãng EADS, có khả năng nhận dạng và kiểm soát mục tiêu tự động.

Việc tính đường đạn do máy tính xử lý, hệ thống sẽ tự động hiệu chỉnh góc nâng của pháo phù hợp với khoảng cách đến mục tiêu.



Hệ thống điều khiển bên trong pháo tự hành PZH-2000.


Góc nâng của PZH-2000 tương đối lớn từ 3-60 độ, tháp pháo có thể quay 360 độ, do đó không bị hạn chế về góc bắn.

Hệ thống kiểm soát bắn của pháo tự hành dựa trên công nghệ MRSI, cho phép thay đổi quỹ đạo bắn ở loạt đạn tiếp theo để tăng độ chụm của đạn. Nhờ vậy, pháo tự hành PZH-2000 có khả năng bắn liên tiếp 5 viên đạn vào cùng một mục tiêu.

Hệ thống liên kết dữ liệu và chia sẽ mục tiêu cho phép nhiều khẩu pháo tự hành PZH-2000 cùng tấn công mục tiêu cùng lúc.

Sự phát triển nhanh chóng của các loại radar định vị pháo binh, cho phép xác định chính xác vị trí khai hỏa của PZH-2000. Do đó, nhanh chóng rời khỏi vị trí sau khi bắn là một yêu cầu quan trọng của pháo binh hiện đại.

Để đảm bảo không bị lộ vị trí bắn, PZH-2000 được thiết kế để có thể nhanh chóng “bắn - rút lui” với thời gian triển khai và thu hồi pháo chưa đầy 2 phút. Điều đó cho phép pháo tự hành PZH-2000 nhanh chóng rời khỏi mục tiêu sau loạt đạn đầu tiên.

PZH-2000 được bọc giáp rất tốt, giúp bảo vệ tổ lái trước mảnh đạn pháo, súng máy hạng nặng của đối phương, bom chùm từ 2 bên hông và phía trên.

Không chỉ vậy, PZH-2000 còn được trang bị hệ thống bảo vệ tổ lái trước tác nhân sinh, hóa học NBC, hệ thống báo cháy và dập lửa tự động.

Pháo tự hành PZH-2000 được trang bị động cơ diesel tăng áp MTU MT88, 8 xi lanh công suất 987 mã lực. Xe tự hành có khả năng vượt dốc 30 độ, chướng ngại vật cao 1m, tốc độ tối đa đạt 60km/giờ, tầm hoạt động 420km.
[BDV news]


Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

>> Ấn Độ hiện đại hóa lực lượng tăng thiết giáp



Bộ Quốc phòng Ấn Độ thông qua kế hoạch hiện đại hóa quy mô lớn lực lượng tăng thiết giáp của mình.


Theo kế hoạch chương trình hiện đại hóa quy mô lớn lực lượng tăng thiết giáp sẽ bắt đầu vào năm 2012. Chương trình hiện đại hóa sẽ chú trọng nâng cấp toàn diện tất cả các hệ thống trên tất cả các loại tăng thiết giáp của quân đội Ấn Độ.

Trong đó, Ấn Độ đặc biệt chú trọng đến nâng cấp hệ thống điện tử và vũ khí, trước hết sẽ ưu tiên nâng cấp 2000 chiếc T-72 trong biên chế. Ngoài ra, công suất động cơ được tăng lên khoảng 1.000 mã lực, lớp giáp bảo vệ cũng được tăng cường, hệ thống điều khiển hỏa lực và thiết bị liên lạc được thay mới.

Trong kế hoạch, loại xe tăng nội địa Arjun được nâng cao tốc độ sản xuất, dù mới được đưa vào biên chế. Bên cạnh đó, xe tăng Arjun vẫn được xem xét để cải thiện khả năng hoạt động.


Tăng chiến đấu chủ lực nội địa Arjun.


Sửa đổi hệ thống điện tử, hệ thống trao đổi dữ liệu, lắp đặt hệ thống bảo vệ chủ động, thay thế pháo chính để tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng pháo.

Đối với loại tăng chủ lực T-90 Bhishma, sản phẩm hợp tác sản xuất với Nga cũng sẽ có nhiều thay đổi trong hệ thống, đặc biệt là thiết bị hồng ngoại nhìn đêm mới sẽ được biến đổi để tương thích với điều kiện môi trường khắc nghiệt tại Ấn Độ.

Cũng theo kế hoạch, 900 chiếc T-55 sẽ được nâng cấp bao gồm thay thế pháo D-10T 100mm bằng pháo L-7 105mm do Ấn Độ mua giấy phép sản xuất từ Anh. Xe còn được thay thế các thùng nhiên liệu, sửa đổi khung gầm.

Tuy nhiên, dự án nâng cấp 900 chiếc tăng T-55 không phải là ưu tiên. Chương trình nâng cấp có thể chỉ được thực hiện cuối cùng. Sau khi nâng cấp, số tăng T-55 này sẽ được đưa vào bảo quản trong kho, dành cho trường hợp xảy ra chiến tranh tạo sự áp đảo về số lượng.

Mặc dù đã lỗi thời, song T-55 vẫn tỏ ra khá hiệu quả trong việc chống lại các phương tiện bọc giáp nhẹ và trung bình.

Ngoài xe tăng, kế hoạch của Bộ Quốc phòng Ấn Độ còn chú ý tới việc hiện đại hóa 1.600 xe chiến đấu bộ binh BMP. Các nâng cấp bao gồm thay thế động cơ mới mạnh hơn, hệ thống giám sát thông tin liên lạc và kiểm soát bắn...

Chương trình hiện đại hóa này thể hiện tham vọng rất lớn của Ấn Độ trong việc cân bằng lực lượng tăng thiết giáp với các nước láng giềng là Trung Quốc và Pakistan. Trước đó, đã có những lo ngại trong giới quân sự Ấn Độ rằng lực lượng tăng thiết giáp của họ đang tụt hậu so với Trung Quốc.
[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang