Hơn 70 năm hoạt động, những nhà thiết kế tài ba của OKB Sukhoi phát triển 100 loại máy bay và biến thể, với 60 kiểu đưa vào sản xuất, 10.000 chiếc xuất xưởng. Đã có khoảng 2.000 chiếc máy bay các loại xuất khẩu tới hơn 30 quốc gia trên thế giới. Dưới đây là một số loại máy bay do OKB Sukhoi thiết kế được đưa vào hoạt động: Thiết kế đầu tay mang tên của Pavel Sukhoi - máy bay ném bom hạng nhẹ Su-2. Loại máy bay này trang bị 6 súng máy cỡ 7,62mm và mang 400kg (bom hoặc rocket). Gần 1.000 chiếc Su-2 được chế tạo và phục vụ tích cực trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô. Sau "ánh hào quang" Su-2, OKB Sukhoi mất thời gian hơn 10 năm mới có lại được thành công - máy bay cường kích siêu âm Su-7 ra đời cuối những năm 1950. Tuy thiết kế cho nhiệm vụ tấn công mặt đất nhưng Su-7 có tải trọng vũ khí thấp (khoảng 2.000kg), bán kính chiến đấu ngắn. Dẫu sao, Su-7 vẫn là thiết kế "tạm gọi" là thành công của OKB Sukhoi sau thời gian dài gián đoạn Gần 2.000 chiếc Su-7 được chế tạo xuất khẩu tới 10 quốc gia trên thế giới. Trong quá trình hoạt động, Su-7 của Không quân Ấn Độ đã tham gia vào chiến tranh Ấn Độ - Pakistan 1971. Kết thúc cuộc chiến, 14 chiếc Su-7 đã bị bắn hạ chủ yếu do hỏa lực phòng không. Su-7 phát triển một loạt biến thể, đặc biệt trong số đó có biến thể Su-7BM có khả năng mang vũ khí hạt nhân chiến thuật (quả bom cỡ 5kiloton). Được phát triển gần như cùng thời gian với Su-7 là tiêm kích đánh chặn siêu âm hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết Su-9. Su-9 có ngoại hình rất giống với MiG-21 và chúng cùng được đưa ra giới thiệu năm 1959. Nhưng Su-9 không có được thành công như mẫu tiêm kích đánh chặn huyền thoại MiG-21. Su-9 nhanh chóng bị loại bỏ khỏi thành phần trang bị Quân chủng phòng không Xô Viết năm 1970. Trong khi "người bạn" MiG-21 vẫn phục vụ tích cực ở nhiều quốc gia cho tới tận ngày nay. Su-9 trang bị một động cơ tuốc bin phản lực AL-7F cho phép đạt tốc độ gấp 2 lần vận tốc âm thanh, bán kính chiến đấu gần 600km, trần bay hơn 16.000m. Su-9 mang 2 quả tên lửa đối không tầm ngắn K-5 (cự ly 2-6km). Không bao lâu sau khi Su-9 đưa vào hoạt động, OKB Sukhoi tiếp tục giới thiệu thiết kế cải tiến từ Su-9 mang tên Su-11. Cơ bản ngoại hình vẫn tương tự Su-9 nhưng phần mũi của Su-11 kéo dài ra để chứa radar mạnh hơn. Ngoài ra, thay vì sử dụng K-5, Su-11 được trang bị tên lửa không đối không tầm trung R-98 (tầm bắn 23km, hai biến thể R-98MT dùng đầu dò hồng ngoại hoặc R-98MR dùng đầu dò radar bán chủ động). Tuy nhiên, Su-11 chỉ được sản xuất với số lượng rất hạn chế (hơn 100 chiếc) và nhanh chóng ngừng hoạt động và đầu những năm 1980. Thừa nhận tiêm kích đánh chặn Su-9 và Su-11 khó có khả năng đánh chặn tốt máy bay ném bom B-52 của Mỹ. OKB Sukhoi xúc tiến nhanh việc phát triển mẫu tiêm kích đánh chặn mới. Và năm 1967, OKB Sukhoi chính thức trình làng tiêm kích Su-15, loại máy bay này vẫn sử dụng kiểu cánh tam giác nhưng cửa hút khí được mở ra hai bên thân chừa lại không gian lớn ở mũi máy bay lắp radar mạnh hơn. Su-15 lắp hai động cơ tuốc bin phản lực Turmansky R-13-300 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.230km/h ở trần bay cao, bán kính chiến đấu gần 700km. Su-15 mang được 2 tên lửa đối không tầm trung R-98 hoặc 2-4 tên lửa đối không tầm ngắn R-60. Ít nhiều Su-15 đã lấy lại được "uy tín" của OKB Sukhoi trong dòng tiêm kích đánh chặn. Hơn 1.000 chiếc được sản xuất phục vụ trong Không quân Xô Viết, tới tận năm 1996 mới ngừng hoạt động (trong ảnh là chiếc Su-15 của Ukraine thời điểm 1995). Kế thừa cường kích Su-7, năm 1970 OKB Sukhoi giới thiệu cường kích siêu âm Su-17. Điểm đặc biệt trong thiết kế của Su-17 là sử dụng công nghệ "cánh cụp cánh xòe" - bước đột phá trong thiết kế cánh máy bay ở giai đoạn những năm 1960-1970. Su-17 trang bị một động cơ tuốc bin phản lực AL-21F cho phép đạt tốc độ tối đa 1.860km/h ở trần bay cao hoặc 1.400km/h ở trần bay thấp, bán kính chiến đấu ngắn 600km. Su-17 mang khối lượng vũ khí lên tới 4 tấn trên 10 giá treo ở thân và cánh. Các loại vũ khí gồm: tên lửa đối không R-60 tự phòng vệ, tên lửa không đối đất Kh-23/25/29/58, bom có điều khiển, bom không điều khiển, bom chùm và rocket. Gần 3.000 chiếc Su-17 được sản xuất, phục vụ rộng rãi nhiều nước trên thế giới. Tiếp tục sử dụng công nghệ "cánh cụp cánh xòe", năm 1974 OKB Sukhoi giới thiệu cường kích siêu phẩm Su-24. Su-24 trang bị hai động cơ, cửa hút khí mở ra hai bên thân, khối lượng vũ khí mang trên máy bay lên tới 8 tấn gồm: tên lửa đối không R-60 hoặc R-73, tên lửa không đối đất có điều khiển Kh-23/25/29/59, tên lửa chống radar Kh-31P, bom có điếu khiển, rocket. Khoảng 1.400 chiếc Su-24 được sản xuất nhưng xuất khẩu tới một vài nước ở Trung Đông và Châu Phi. Ngày nay, chúng vẫn còn hoạt động trong các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô (cũ). Năm 1981, OKB Sukhoi giới thiệu cường kích Su-25 được thiết kế cho các nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực tầm ngắn. Su-25 trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực Tumansky R-195 cho phép đạt tốc độ cận âm 950km/h, bán kính chiến đấu 375km, trần bay 10.000m. Su-25 mang khối lượng vũ khí 4,4 tấn. Dường như sự thành công trong giai đoạn phát triển máy bay của Sukhoi có duyên với con số "7", tiếp nối sau Su-7 và Su-17 là chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không Su-27. Su-27 chính thức đi vào phục vụ năm 1984, là đối thủ trực tiếp với các chiến đấu cơ tiên tiến của Mỹ như F-15, F-16 và F/A-18. Su-27 có tốc độ cao, tầm bay xa, khối lượng vũ khí lớn (8 tấn), cực kỳ cơ động, nhanh nhẹn và linh hoạt. Ngoài vai trò chiếm ưu thế trên không, Su-27 có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất (biến thể đầu chỉ mang vũ khí không điều khiển nhưng biến thể cải tiến sau trang bị vũ khí dẫn đường chính xác cao). Thời "hậu Xô Viết", Su-27 là nguồn lợi chính của nước Nga nói chung và OKB Sukhoi nói riêng. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay đánh chặn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay đánh chặn. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011
>> Chùm ảnh các loại máy bay của Sukhoi (kỳ 1)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)