Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Máy bay tiêm kích

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay tiêm kích. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay tiêm kích. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

>> F-35 không có cửa khi "cận chiến" với Su-35 ?

Là máy bay chiến đấu có khả năng tàng hình tốt nhất của Mỹ nhưng F-35 vẫn là con mồi dễ dàng cho Su-35.

Nhiều người tin rằng đây là tuyên bố hoàn toàn đúng, indrus.in ngày 26 tháng 6 cho biết.

Trong tháng 7 năm 2008, một trận chiến giả định trên không đã được thực hiện, mô phỏng chiến đấu cơ siêu cơ động thế hệ 4 ++ Su-35 của Nga chống lại một phi đội hỗn hợp bao gồm các máy bay chiến đấu của Mỹ là F-22, F/A-18 Super Hornet và F-35. Kết quả là phi đội chiến đấu cơ của Mỹ đã bị đánh cho te tua, hệt như "một đứa trẻ bị ăn đòn roi" vậy.

Cuộc chiến mô phỏng được thực hiện tại căn cứ không quân Hickam của Mỹ ở Hawaii, trước sự chứng kiến của ít nhất bốn thành viên thuộc lực lượng không quân và tình báo quân sự Australia. Nghị sĩ quốc hội Australia Dennis Jensen với những hiểu biết của mình cho rằng, F-35 đã bị Su-35 “đánh bại một cách không thương tiếc".


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Sukhoi Su-35 là một máy bay chiến đấu của 4 + + nhưng còn được trang bị các công nghệ tiên tiến áp dụng cho máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 như khả năng tàng hình. Khả năng để bắn hạ máy bay tàng hình được quyết định chủ yếu bởi khả năng cơ động.

Hệ thống khí động học của Su-35 cho phép nó có thể thực hiện tất cả các thao tác bay phức tạp, trong đó có thuật bay rắn hổ mang Pugachev và thuật bay quay tròn mà chưa từng có loại máy bay nào làm được (thuật bay này gọi là Pancake – tức là máy bay có thể cua 360 độ trên không mà không mất tốc độ).


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Thuật bay rắn hổ mang của Su-35.

Các nhà quân sự phương Tây không coi trọng khả năng cơ động của máy bay, mà theo họ trong thực tế khả năng tàng hình mới là số một. Người đứng đầu chương trình F-35 của công ty Northrop Grumman Pete Bartos cho rằng tàng hình là một yêu cầu cơ bản cho sự phát triển của F-35, do đó nó không cần có khả năng cơ động cao.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Su-35 tại triển lãm Paris Air Show 2013.

Tuy nhiên, Daily Mail dẫn một nguồn tin quân sự tin cậy từ ngành công nghiệp quốc phòng cho biết rằng "tàng hình là rất hữu ích, nhưng nó không phải là áo tàng hình của Harry Potter". Thật vậy, Không quân Hoa Kỳ luôn chú trọng đến tàng hình, trong khi lý thuyết chiến đấu trên không thì liên tục được phát triển.

"Trong những năm 1940-1950 yêu cầu của máy bay chiến đấu đầu tiên đó là độ cao, sau đó là tốc độ, rồi mới đến tính cơ động và hỏa lực. Còn đối với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba và thứ tư thì ưu tiên tốc độ hơn, sau đó mới là cơ động, và cuối cùng là siêu cơ động. Nó giống như con dao trong túi của người lính”, Anh hùng phi công Nga Sergey Bogdan cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Aviation Week.

Chuyên gia hàng không Bill Sweetman nói rằng máy bay chiến đấu bay với quỹ đạo bay không thể đoán trước sẽ làm “hỏng” thuật bay của tên lửa đối phương, đồng thời nó có thể phóng tên lửa tầm ngắn với độc chính xác cực cao để tiêu diệt mục tiêu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tàng hình F-35.

F-35 thì hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tàng hình và không thích hợp khi tham gia các cuộc chiến tầm gần và do đó nó dễ bị tiêu diệt khi cận chiến với Su-35. Máy bay chiến đấu Nga sở hữu một kho vũ khí chết người, với tầm bắn xa và tất nhiên là có khả năng cơ động tuyệt vời, thậm chí trở thành thương hiệu của gia đình Su-27.

Sergei Bogdan nhớ lại rằng vào năm 1989, Su-27 đã thực hiện thành công thuật bay "rắn hổ mang": thay đổi vận tốc một cách nhanh chóng có thể thoát khỏi sự đeo bám của radar Doppler điều khiển hỏa lực của máy bay chiến đấu đối phương. “Tính cơ động thậm chí còn hiệu quả hơn ở Su-35, bởi vì khi đó phi công có thể điều khiển máy bay theo bất kỳ hướng nào" - Sergei Bogdan nói.

Bill Sweetman nói rằng lợi thế chiến thuật của "Rắn hổ mang" đó chính là việc máy bay bay với quỹ đạo khó lường và có thể thay đổi tốc độ một cánh đột ngột, mà không bị mất khả năng kiểm soát khiến cho tên lửa đối phương rất khó khăn trong việc tiêu diệt máy bay.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Để tiêu diệt được Su-35, F-35 cần phải đến gần hơn, do đó nó tự đặt mình vào nguy cơ bị phát hiện (hệ thống radar mạnh mẽ của Su-35 hoàn toàn có thể thực hiện việc này, hơn nữa máy bay có kho vũ khí gồm các tên lửa không chiến tầm xa họ Vympel với tầm bắn 400 km - là một kỷ lục thế giới).

Các chuyên gia cũng nói rằng các chiến thuật không chiến của không quân Mỹ được rút xuống còn ba nguyên tắc - "tìm kiếm, bắn và tiêu diệt". Với sự ra đời của Su-35, chiến thuật này nhiều khả năng là phải được sửa đổi. F-35 có thể phát hiện ra Su-35 đầu tiên, nhưng để sử dụng tên lửa nó phải di chuyển lại gần, và tại thời điểm đó cả hai sẽ nhìn thấy nhau. "Trong trường hợp này, lợi thế tàng hình sẽ giảm đáng kể" Sweetman nói.

Trong cận chiến, Su-35 có khả năng huyền diệu là bay tốc độ thấp và đồng thời tăng tốc độ lên đến siêu âm, biến thành một chàng thợ săn. Tốc độ tối đa của máy bay là 2,5 M, tầm hoạt động 3.600 km có thể mang 12 tên lửa tầm trung Vympel (chẳng hạn như các biến thể sửa đổi khác nhau của R-77). Máy bay chiến đấu F-35 mang được ít tên lửa hơn và phạm vi hoạt động chỉ đạt 2.222 km còn tốc độ tối đa của nó là 1,6 M.

Trong thực tế, F-35 không có những "tính năng kỳ lạ" mà phần lớn lực lượng không quân của thế giới đang rất cần. Ngược lại, Su-35S cung cấp hiệu suất ngang bằng với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, thậm chí nó còn đáng sợ hơn đối với các lực lượng phương Tây bởi vì thực tế rằng F-35 đã mắc rất nhiều khiếm khuyết khi chưa đi vào hoạt động và vào năm 2020 sẽ có sự xuất hiện của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ năm Sukhoi PAK FA.



(Tổng hợp)

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

>> 6 chiến đấu cơ "khủng nhất" thế giới

F-22A, JF-17 Thunder hay Su-37...đều là những máy bay chiến đấu được trang bị đủ vũ khí để khiến bất cứ đối thủ nào cũng phải kinh sợ.

>> Cuộc đua chế tạo tiêm kích thế hệ 6>> Tìm hiểu máy bay tiêm kích J-10 của Không quân Trung Quốc


F/A-22 Raptor (Chim ăn thịt)


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
F/A-22 Raptor (Chim ăn thịt)

F/A-22 Raptor là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 sử dụng kỹ thuật tàng hình thế hệ 4 và gia nhập Lực lượng Không quân Mỹ với tên chính thức là F-22A từ tháng 12 năm 2005. F-22 được trang bị hai động cơ phản lực cánh quạt đẩy có buồng đốt phụ Pratt & Whitney F119-PW-100 tích hợp bộ phận điều chỉnh hướng phụt và có lực đẩy tối đa là 35.000 lb cho mỗi động cơ. Tốc độ tối đa được ước tính là Mach (siêu thanh) 1,72 ở chế độ siêu tốc và không mang vũ khí ngoài.

B2 Spirit


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

B2 Spirit Là loại máy bay ném bom đa nhiệm vụ được trang bị công nghệ tàng hình trang bị bom thông thường và bom hạt nhân. Đặc điểm "tàng hình" độc nhất vô nhị giúp chiếc chiến đấu cơ này có khả năng ẩn náu trước hệ thống phòng thủ tinh vi nhất của kẻ thù và có thể tấn công ngay từ những vị trí đắc địa của đối phương. B2 có thể chở 2-3 quân nhân cùng với 80.000 lb lượng chất nổ bao gồm 16 quả bom hạt nhân B61, 80 quả bom Mk82 1.000 lb hoặc 16 quả bom Mk84 2.000 lb, 36 quả bom M117 750 lb, 36 quả bom chùm hoặc 80 quả mìn Mk36 1.000 lb.

F-117A Nighthawk ( F-117A Chim ưng đêm)


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

F-117A Nighthawk là chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được thiết kế hoàn toàn theo công nghệ tàng hình. F-117A một ghế ngồi cung cấp khả năng chiến đấu đặc biệt. Các khoang vũ khí riêng biệt bên trong F-117A có thể mang 2.300 kg vũ khí. Các vũ khí thường được trang bị là bom phá hầm ngầm BLU-109, bom dẫn đường laser GBU-10 Paveway II, GBU-12 Paveway II, và GBU-27...

F-35 Lightning II

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

F-35 Lightning II là loại máy bay tiêm kích một chỗ ngồi, một động cơ. Nó có khả năng thực hiện các nhiệm vụ như: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, và chiến đấu không đối không. F-35 Lightning II được thiết kế để mang một pháo GAU-12/U 25 mm, 4 tên lửa đối không AIM-120 AMRAAM, AIM-9X Sidewinder hoặc AIM-132 ASRAAM hoặc 2 tên lửa đối không và 2 tên lửa đối đất trong khoang chứa bom. Bằng cách đánh đổi tính năng tàng hình (dễ bị radar phát hiện), F-35 Lightning II có thể mang thêm nhiều tên lửa, bom và thùng nhiên liệu phụ trên 4 đế dưới cánh và 2 vị trí đầu chót cánh.

F-16 Fighting Falcon

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

F-16 Fighting Falcon là một máy bay chiến đấu phản lực đa nhiệm vụ được thiết kế cho Không quân Mỹ. Loại tiêm kích này cũng đã thành công trong thị trường xuất khẩu và phục vụ tại 24 quốc gia. F-16 Fighting Falcon một chỗ ngồi có thể chở một pháo M61 Vulcan 20 mm với 511 viên đạn, tên lửa 2.75-inch, 6 tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder/AIM-120 AMRAAM/Python-4, 6 tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick hoặc 4 tên lửa không đối đất AGM-88 HARM, 4 tên lửa chống tàu AGM-119 Penguin. Ngoài ra, F-16 còn mang được một kho bom khổng lồ bao gồm bom nguyên tử B61.

Su-37

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Su-37 được coi là tiêm kích thống trị trên không tốt nhất ở bán cầu Đông. Su-37 là máy bay chiến đấu một chỗ ngồi, có thể hoạt động ở mọi thời tiết và tấn công trên mặt đất. Nó có thể chở một pháo Gryazev-Shipunov GSh-30-1 30 mm với 150 viên đạn và 12 giá treo vũ khí với tổng trọng lượng vũ khí lên tới 18.080 lb.

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

>> Cuộc đua chế tạo tiêm kích thế hệ 6

"Dẫn trước và độc quyền về công nghệ là một nguyên nhân quan trọng để quân Mỹ có thể tung hoành ngang dọc trên thế giới".

>> Bốn chiến đấu cơ chủ lực của KQND Việt Nam


Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc cho rằng, về máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu, rất nhiều người cảm thấy bàn về vấn đề này còn quá sớm. Bởi vì, hiện nay việc nghiên cứu phát triển máy bay thế hệ thứ năm trên toàn cầu còn phổ biến ở trạng thái khắc phục khó khăn về công nghệ.


http://nghiadx.blogspot.com
Ý tưởng máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu do hãng Boeing, Mỹ công bố.

Chẳng hạn, máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ đang ở giai đoạn nghiên cứu phát triển quan trọng nhất trước khi sản xuất hàng loạt, cần giải quyết một số vấn đề công nghệ cuối cùng để bảo đảm nhanh chóng đưa vào sản xuất và có thể kiểm soát giá thành có hiệu quả.

Ngoài ra, T-50 của Nga còn ở giai đoạn bay thử máy bay nghiệm chứng công nghệ. Còn một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ, việc nghiên cứu phát triển máy bay thế hệ thứ năm về cơ bản vẫn còn nằm trên giấy.

>> Tiêm kích thế hệ 5 của Hàn Quốc giống J-20 ?

Như vậy, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm hiện nay vẫn chưa từ nghiên cứu phát triển đi vào trạng thái sản xuất, trang bị toàn diện.

Mặc dù việc nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu vẫn nằm trong giai đoạn thảo luận khái niệm, nhưng thời gian máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu thực sự đi vào nghiên cứu phát triển các kiểu cỡ đã không còn quá lâu.

Nhìn vào chu kỳ nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tiên tiến, trong 20 năm tới, chúng ta sẽ nhìn thấy máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu bay trên bầu trời.

Cho nên, đối với những nước có tham vọng giành quyền kiểm soát trên không trong tương lai, hành động hiện nay đã chứng minh một câu nói thịnh hành là: không thể thua trên vạch xuất phát.Có lẽ câu nói này luôn đúng trong mọi lĩnh vực cạnh tranh của các quốc gia trên thế giới, chứ không chỉ đơn thuần là lĩnh vực chế tạo và sử dụng vũ khí quốc phòng.

http://nghiadx.blogspot.com
Ý tưởng máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của hãng Boeing Mỹ

Năm 2011, nhà máy của hãng Boeing đã công bố một ý tưởng máy bay chiến đấu “thế hệ thứ sáu” với mục tiêu rõ ràng, đưa ra phản ứng với cuộc tranh chấp máy bay chiến đấu trang bị cho tàu sân bay sau năm 2025.

Đây là máy bay chiến đấu 2 chỗ ngồi, 2 động cơ, không có đuôi buông, dòng chữ “F/A-XX” trên hình ảnh về máy bay này là mã số chương trình nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới của Hải quân Mỹ.

Tháng 5/2012, hãng Boeing đã trưng bày một mô hình máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo với tỷ lệ 1:16. Theo quan chức của hãng Boeing, chương trình mua sắm máy bay chiến đấu kiểu mới của Hải quân và Không quân Mỹ đã bắt đầu, Hải quân đã đổi tên kế hoạch F/A-XX thành kế hoạch “Ưu thế trên không thế hệ tiếp theo” (NGAD), điều này có nghĩa là chương trình này đã bước vào giai đoạn luận chức phân tích. Đồng thời, Không quân cũng bày tỏ quan điểm tìm kiếm người thay thế F-22.

>> Các tiêu chuẩn của tiêm kích thế hệ 6

Tại sao Không quân và Hải quân Mỹ muốn có được máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo? Dẫn trước và độc quyền về công nghệ là một nguyên nhân quan trọng để quân Mỹ có thể tung hoành ngang dọc trên thế giới.

Không chỉ về công nghệ hàng không, tất cả các lĩnh vực quân sự khác như tàu chiến, binh khí/vũ khí, hàng không vũ trụ, mạng, công nghệ hạt nhân…, quân Mỹ đều tìm cách nới rộng khoảng cách với đối thủ, lấy ưu thế dẫn trước đối thủ 1-2 thế hệ để củng cố vị thế bá chủ của mình.

Giành lấy quyền kiểm soát trên không có ý nghĩa mang tính quyết định đối với sự thành bại của chiến tranh, quan điểm này đã được các nước trên thế giới thừa nhận.

Các nước có công nghệ hàng không tự phát triển chắc chắn sẽ coi máy bay chiến đấu tiên tiến là quan trọng hàng đầu của công nghiệp hàng không trong nước.

http://nghiadx.blogspot.com
Hãng Boeing Mỹ công bố ý tưởng máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu

Thời gian trước, Nhật Bản đã đưa ra khái niệm nghiên cứu phát triển máy bay thế hệ thứ sáu “i3”. Hầu như đồng thời, theo tờ “Thời báo Tài chính” Đức, một cơ quan nghiên cứu Ấn Độ đề nghị nghiên cứu phát triển một loại máy bay chiến đấu kiểu mới có tốc độ và độ cao lớn, tốc độ tối đa có thể đạt 5 lần tốc độ âm thanh, độ cao có thể đạt 100 km, tức là tiếp cận bên ngoài bầu khí quyển.

Như vậy, máy bay chiến đấu tiên tiến này của Ấn Độ trên thực tế là một loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu.

Đồng thời, bài báo cho rằng, khi tiếp tục nhìn vào máy bay chiến đấu không người lái X-47, X-37B đã bay thử của Mỹ và máy bay Neuron từng tham gia triển lãm hàng không của Pháp - một loạt thông tin này nhắc nhở Trung Quốc rằng: Rất nhiều nước đã sớm sẵn sàng cho nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu.

Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ sáu do Nhật Bản nghiên cứu chế tạo sẽ áp dụng công nghệ buồng lái tiên tiến và “bắn đám mây”.

Ý tưởng này tương tự “toán đám mây”, sử dụng hệ thống liên kết dữ liệu tiên tiến, sử dụng tốp máy bay như “đám mây”, thông qua các phương thức như chia sẻ thông tin, tạo thành một nhóm phát động tấn công có hiệu quả nhất.

Chẳng hạn, khi biên đội nhiều máy bay chiến đấu tiếp cận đối phương, nếu máy bay A chưa thể phát hiện máy bay địch ở gần đó, trong khi máy bay B thì lại phát hiện được, thì máy bay B có thể thông báo tình hình cho máy bay A, hơn nữa radar trên mặt đất và tàu chiến trên biển cũng có thể truyền số liệu vào hệ thống này.

Điều này có thể làm cho phạm vi tấn công của máy bay chiến đấu được mở rộng rất lớn, đồng thời tăng thêm cơ hội “đánh đòn phủ đầu”, giảm tiêu hao đạn dược.

http://nghiadx.blogspot.com
Nhật công bố ý tưởng máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu "i3"

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tàng hình thế hệ thứ sáu Nhật Bản áp dụng công nghệ buồng lái tiên tiến và "bắn đám mây"

Mặc dù F-22 có ưu thế về khả năng tàng hình, hành trình siêu âm, siêu cơ động và thông tin, nhưng những các nước lớn về hàng không khác cũng không phải không thể đạt được.

Máy bay chiến đấu tiên tiến của một số nước từng bước xuất hiện, làm cho người Mỹ cảm thấy đứng ngồi không yên. Không thể nới khoảng cách thế hệ về công nghệ với các nước khác làm cho người Mỹ cảm thấy ít nhiều không chắc chắn khi sử dụng F-22 đối với những nước có sở hữu máy bay chiến đấu tiên tiến.

Thứ đi theo công nghệ cao là giá cả cao. Vào thập niên 80 của thế kỷ 20, lúc ban đầu bắt đầu vạch ra chương trình máy bay tàng hình, Mỹ từng có kế hoạch mua hơn 2.400 chiếc, nhưng tình hình hiện nay là F-22 mới sản xuất được 187 chiếc, B-2 cũng mới chỉ sản xuất được 21 chiếc.

Ngoài ra còn có máy bay F-117 đã bị từ bỏ và máy bay F-35 vẫn chưa đi vào hoạt động. Đó là những máy bay chiến đấu có thể tàng hình của Mỹ và Mỹ mới chỉ có thể sở hữu hơn 200 chiếc.

Giá cả đã trở thành gánh nặng không thể đỡ nổi của máy bay chiến đấu công nghệ cao. Một máy bay F-22 có giá gần 200 triệu USD, giá một chiếc máy bay B-2 lên tới 2,2 tỷ USD!

Như vậy, khi quân Mỹ mua sắm máy bay chiến đấu công nghệ cao, câu nói “nhà địa chủ cũng không có lương thực dư” đã không còn là câu nói đùa nữa.

http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Mỹ muốn có một loại máy bay chiến đấu mới thay thế cho F/A-18E/F vào năm 2031

http://nghiadx.blogspot.com
Phương án máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của hãng Lockheed Martin, Mỹ

http://nghiadx.blogspot.com
Phương án máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của hãng Boeing, Mỹ

http://nghiadx.blogspot.com
Khái niệm máy bay thế hệ thứ sáu của hãng Boeing, Mỹ

http://nghiadx.blogspot.com
Khái niệm máy bay thế hệ thứ sáu của hãng Lockheed Martin (trên) và của hãng Boeing (dưới) Mỹ

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

>> Chùm ảnh các loại máy bay của Sukhoi (kỳ 1)



Hơn 70 năm hoạt động, những nhà thiết kế tài ba của OKB Sukhoi phát triển 100 loại máy bay và biến thể, với 60 kiểu đưa vào sản xuất, 10.000 chiếc xuất xưởng.


Đã có khoảng 2.000 chiếc máy bay các loại xuất khẩu tới hơn 30 quốc gia trên thế giới.

Dưới đây là một số loại máy bay do OKB Sukhoi thiết kế được đưa vào hoạt động:

http://nghiadx.blogspot.com

Thiết kế đầu tay mang tên của Pavel Sukhoi - máy bay ném bom hạng nhẹ Su-2. Loại máy bay này trang bị 6 súng máy cỡ 7,62mm và mang 400kg (bom hoặc rocket). Gần 1.000 chiếc Su-2 được chế tạo và phục vụ tích cực trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô.



http://nghiadx.blogspot.com
Sau "ánh hào quang" Su-2, OKB Sukhoi mất thời gian hơn 10 năm mới có lại được thành công - máy bay cường kích siêu âm Su-7 ra đời cuối những năm 1950.


Tuy thiết kế cho nhiệm vụ tấn công mặt đất nhưng Su-7 có tải trọng vũ khí thấp (khoảng 2.000kg), bán kính chiến đấu ngắn. Dẫu sao, Su-7 vẫn là thiết kế "tạm gọi" là thành công của OKB Sukhoi sau thời gian dài gián đoạn Gần 2.000 chiếc Su-7 được chế tạo xuất khẩu tới 10 quốc gia trên thế giới.

Trong quá trình hoạt động, Su-7 của Không quân Ấn Độ đã tham gia vào chiến tranh Ấn Độ - Pakistan 1971. Kết thúc cuộc chiến, 14 chiếc Su-7 đã bị bắn hạ chủ yếu do hỏa lực phòng không.

Su-7 phát triển một loạt biến thể, đặc biệt trong số đó có biến thể Su-7BM có khả năng mang vũ khí hạt nhân chiến thuật (quả bom cỡ 5kiloton).


http://nghiadx.blogspot.com

Được phát triển gần như cùng thời gian với Su-7 là tiêm kích đánh chặn siêu âm hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết Su-9.


Su-9 có ngoại hình rất giống với MiG-21 và chúng cùng được đưa ra giới thiệu năm 1959. Nhưng Su-9 không có được thành công như mẫu tiêm kích đánh chặn huyền thoại MiG-21. Su-9 nhanh chóng bị loại bỏ khỏi thành phần trang bị Quân chủng phòng không Xô Viết năm 1970. Trong khi "người bạn" MiG-21 vẫn phục vụ tích cực ở nhiều quốc gia cho tới tận ngày nay.

Su-9 trang bị một động cơ tuốc bin phản lực AL-7F cho phép đạt tốc độ gấp 2 lần vận tốc âm thanh, bán kính chiến đấu gần 600km, trần bay hơn 16.000m. Su-9 mang 2 quả tên lửa đối không tầm ngắn K-5 (cự ly 2-6km).


http://nghiadx.blogspot.com

Không bao lâu sau khi Su-9 đưa vào hoạt động, OKB Sukhoi tiếp tục giới thiệu thiết kế cải tiến từ Su-9 mang tên Su-11. Cơ bản ngoại hình vẫn tương tự Su-9 nhưng phần mũi của Su-11 kéo dài ra để chứa radar mạnh hơn.


Ngoài ra, thay vì sử dụng K-5, Su-11 được trang bị tên lửa không đối không tầm trung R-98 (tầm bắn 23km, hai biến thể R-98MT dùng đầu dò hồng ngoại hoặc R-98MR dùng đầu dò radar bán chủ động).

Tuy nhiên, Su-11 chỉ được sản xuất với số lượng rất hạn chế (hơn 100 chiếc) và nhanh chóng ngừng hoạt động và đầu những năm 1980.


http://nghiadx.blogspot.com

Thừa nhận tiêm kích đánh chặn Su-9 và Su-11 khó có khả năng đánh chặn tốt máy bay ném bom B-52 của Mỹ. OKB Sukhoi xúc tiến nhanh việc phát triển mẫu tiêm kích đánh chặn mới.


Và năm 1967, OKB Sukhoi chính thức trình làng tiêm kích Su-15, loại máy bay này vẫn sử dụng kiểu cánh tam giác nhưng cửa hút khí được mở ra hai bên thân chừa lại không gian lớn ở mũi máy bay lắp radar mạnh hơn.

Su-15 lắp hai động cơ tuốc bin phản lực Turmansky R-13-300 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.230km/h ở trần bay cao, bán kính chiến đấu gần 700km. Su-15 mang được 2 tên lửa đối không tầm trung R-98 hoặc 2-4 tên lửa đối không tầm ngắn R-60.

Ít nhiều Su-15 đã lấy lại được "uy tín" của OKB Sukhoi trong dòng tiêm kích đánh chặn. Hơn 1.000 chiếc được sản xuất phục vụ trong Không quân Xô Viết, tới tận năm 1996 mới ngừng hoạt động (trong ảnh là chiếc Su-15 của Ukraine thời điểm 1995).


http://nghiadx.blogspot.com

Kế thừa cường kích Su-7, năm 1970 OKB Sukhoi giới thiệu cường kích siêu âm Su-17. Điểm đặc biệt trong thiết kế của Su-17 là sử dụng công nghệ "cánh cụp cánh xòe" - bước đột phá trong thiết kế cánh máy bay ở giai đoạn những năm 1960-1970.


Su-17 trang bị một động cơ tuốc bin phản lực AL-21F cho phép đạt tốc độ tối đa 1.860km/h ở trần bay cao hoặc 1.400km/h ở trần bay thấp, bán kính chiến đấu ngắn 600km.

Su-17 mang khối lượng vũ khí lên tới 4 tấn trên 10 giá treo ở thân và cánh. Các loại vũ khí gồm: tên lửa đối không R-60 tự phòng vệ, tên lửa không đối đất Kh-23/25/29/58, bom có điều khiển, bom không điều khiển, bom chùm và rocket.

Gần 3.000 chiếc Su-17 được sản xuất, phục vụ rộng rãi nhiều nước trên thế giới.


http://nghiadx.blogspot.com

Tiếp tục sử dụng công nghệ "cánh cụp cánh xòe", năm 1974 OKB Sukhoi giới thiệu cường kích siêu phẩm Su-24.


Su-24 trang bị hai động cơ, cửa hút khí mở ra hai bên thân, khối lượng vũ khí mang trên máy bay lên tới 8 tấn gồm: tên lửa đối không R-60 hoặc R-73, tên lửa không đối đất có điều khiển Kh-23/25/29/59, tên lửa chống radar Kh-31P, bom có điếu khiển, rocket.

Khoảng 1.400 chiếc Su-24 được sản xuất nhưng xuất khẩu tới một vài nước ở Trung Đông và Châu Phi. Ngày nay, chúng vẫn còn hoạt động trong các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô (cũ).


http://nghiadx.blogspot.com

Năm 1981, OKB Sukhoi giới thiệu cường kích Su-25 được thiết kế cho các nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực tầm ngắn.


Su-25 trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực Tumansky R-195 cho phép đạt tốc độ cận âm 950km/h, bán kính chiến đấu 375km, trần bay 10.000m. Su-25 mang khối lượng vũ khí 4,4 tấn.


http://nghiadx.blogspot.com

Dường như sự thành công trong giai đoạn phát triển máy bay của Sukhoi có duyên với con số "7", tiếp nối sau Su-7 và Su-17 là chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không Su-27.


Su-27 chính thức đi vào phục vụ năm 1984, là đối thủ trực tiếp với các chiến đấu cơ tiên tiến của Mỹ như F-15, F-16 và F/A-18. Su-27 có tốc độ cao, tầm bay xa, khối lượng vũ khí lớn (8 tấn), cực kỳ cơ động, nhanh nhẹn và linh hoạt.

Ngoài vai trò chiếm ưu thế trên không, Su-27 có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất (biến thể đầu chỉ mang vũ khí không điều khiển nhưng biến thể cải tiến sau trang bị vũ khí dẫn đường chính xác cao).

Thời "hậu Xô Viết", Su-27 là nguồn lợi chính của nước Nga nói chung và OKB Sukhoi nói riêng.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang