"Các phân tích đươc thực hiện trong cuộc thử nghiệm đã có thể kết luận rằng máy bay S-35/Su-35S đạt được đặc tính bay tốt hơn so với các máy bay chiến đấu tương tự của phương Tây và cho phép lắp đặt nhiều thiết bị khác nhau trên máy bay để giải quyết một số yêu cầu nhiệm vụ kỹ, chiến thuật rộng hơn", đại diện của hãng Sukhoi cho biết. Thông báo nhấn mạnh rằng các đặc tính vốn có của máy bay sẽ vượt quá tất cả các máy bay chiến đấu chiến thuật thế hệ 4 và 4+ của phương Tây như Rafale và EF2000, hay các máy bay chiến đấu được nâng cấp chẳng hạn như F-15, F-16, F-18 và Mirage 2000. Ngoài ra, Su-35 sẽ được dùng để chống lại máy bay tàng hình F-22A, cũng như F-35A. Hai mẫu Su-35-1/2 đang tiến hành bay thử nghiệm sơ bộ. Trong đó nó đã hoàn toàn xác nhận và thiết lập chi tiết thông số kỹ, chiến thuật của các thiết bị trên khoang và các đặc tính khả năng cơ động cao, khả năng ổn định và khả năng kiểm soát bay, đặc điểm của hệ thống cấp điện và khả năng làm việc của hệ thống định vị. Su-35 đạt tốc độ tối đa 1.400 km/h (trần bay thấp) hoặc 2.400 km/h (trần bay cao), trần bay 18.000m. Su-35 có thể phát hiện mục tiêu trên không ở khoảng cách hơn 400 km. Cự ly này cao hơn đáng kể so với các loại máy bay chiến đấu hiện nay trên thế giới. Thiết bị trên máy bay có thể và theo dõi nhiều mục tiêu ở khoảng cách trên 80 km. Với hệ thống điện tử và công nghệ phức tạp, Su-35 đã sẵn sàng trải qua những thử nghiệm cuối cùng để đi vào hoạt động. Su-35 trong chuyến bay thử nghiệm đánh giá. Trong sự phát triển và thử nghiệm của Su-35 đã được sử dụng những công nghệ hiện đại của dự án chế tạo một máy bay thế hệ thứ năm đầy hứa hẹn (PAK FA T-50). Điều này sẽ giảm chi phí và thời gian ngắn hơn để hoàn thành phát triển và thực hiện được mục tiêu của lực lượng Không quân Nga. Chiến đấu cơ tiên tiến Su-35 được thiết kế để thực hiện như một máy bay chiến đấu thế hệ 4++. Tính năng đặc biệt của máy bay là hệ thống điện tử mới dựa trên hệ thống điện tử kỹ thuật số, hệ thống quản lý thông tin tích hợp, radar quét mạng pha điện tử bị động có thể phát hiện 30 mục tiêu cùng lúc và tấn công đồng thời 8 mục tiêu, cũng như hỗ trợ tấn công 4 mục tiêu trên không và tấn công 2 mục tiêu trên mặt đất. Su-35 lắp động cơ mới với lực đẩy tăng lên và điều khiển luồng khí phụt vector đa chiều. Su-35 có thể thực hiện các nhiệm vụ đối không, đối đất, đối hải bằng các loại vũ khí: tên lửa không đối không tầm ngắn/tầm trung/tầm cao, tên lửa không đối đất, tên lửa không đối hải, tên lửa chống radar, bom dẫn đường bằng laser/TV. Đặc biệt, mức phản xạ sóng ra đa của Su-35 giảm nhiều lần do buồng lái được phủ lớp dẫn điện, lớp sơn phủ hấp thụ radar và một số cảm biến. Động cơ máy bay có tuổi thọ 6.000 giờ bay, tuổi thọ 30 năm. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Công ty Sukhoi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Công ty Sukhoi. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011
>> 'Su-35 vượt trội so với máy bay châu Âu'
Nhãn:
Công ty Sukhoi,
Máy bay Nga,
Su-35,
Tiêm kích Su-35
Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011
>> Chùm ảnh các loại máy bay của Sukhoi (kỳ 2)
Tiếp nối truyền thống và bề dày lịch sử phát triển, OKB Sukhoi tiếp tục thiết kế và chế tạo nhiều mẫu máy bay quân sự và dân sự hiện đại mới. >> Chùm ảnh các loại máy bay của Sukhoi (kỳ 1) Dưới đây là một số loại máy bay do Sukhoi thiết kế: Dựa trên mẫu chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không Su-27, OKB Sukhoi phát triển nhiều thiết kế cải tiến mới và được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Nổi bật hơn cả là chiến đấu cơ đa chức năng Su-30 (trong ảnh), đây là loại máy bay có khả năng thực hiện cả ba nhiệm vụ chính (đối không, đối đất, đối hải) với các loại vũ khí tiến tiến, chính xác cao. Các biến thể của Su-30 được nhiều nước đặt hàng: Su-30MKK (Trung Quốc), Su-30MKI (Ấn Độ), Su-30MK2V (Việt Nam), Su-30MKM (Malaysia), Su-30MKV (Venezuela), Su-30MKA (Algeria). Mỗi biến thể được nhà sản xuất cải tiến theo yêu cầu của khách hàng. Một thiết kế khác cải tiến từ Su-27 là chiến đấu cơ Su-33 hoạt động trên tàu sân bay Kuznetsov của Hải quân Nga. Chỉ có khoảng 24 chiếc Su-33 được sản xuất, phục vụ trong Không quân Nga. Trung Quốc từng có ý định nhập khẩu Su-33 nhưng không thành công. Khối lượng vũ khí mang trên Su-33 giảm xuống 6,5 tấn (gồm tên lửa đối không, bom và rocket) nhằm đáp ứng yêu cầu cất cánh trên tàu sân bay. "Thú mỏ vịt" Su-34 được thiết kế cải tiến từ Su-27, dự định là sẽ thay thế máy bay cường kích Su-24 trong vai trò tấn công mặt đất. Su-34 sử dụng cấu trúc thân, cánh, đuôi tương tự Su-27 nhưng có thêm cánh mũi và đặc biệt là hình dáng mũi kỳ quặc giống "mỏ vịt". Su-34 có tải trọng vũ khí 8 tấn mang: tên lửa đối không, đối đất, bom và rocket. Chiến đấu cơ đa năng Su-35 - thiết kế cải tiến xuất sắc từ Su-27. Su-35 được xếp vào máy bay chiến đấu thế hệ 4++. Nó được cải tiến kiểu dáng khí động học nhằm nâng cao khả năng cơ động, trang bị động cơ khỏe hơn, tầm bay xa hơn và thiết bị điện tử cực kỳ hiện đại. Tiềm năng xuất khẩu trong tương lai của Su-35 là rất lớn. Đi cùng xu hướng phát triển chung của thế giới, OKB Sukhoi cũng tham gia thiết kế máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Trong ảnh là máy bay thử nghiệm Su-47 Berkut với thiết kế cánh độc đáo đi ngược lại với truyền thống. Kiểu cánh này có lực cản sóng thấp, giảm mô men uốn, giúp máy bay ít chòng cành hơn so với máy bay cánh truyền thống. Tuy nhiên, kiểu cánh này cũng gây ra tình trạng xoắn (phân bố lực không đều) đủ mạnh để làm gãy cánh máy bay đủ mạnh để làm gãy cánh máy bay vì vậy yêu cầu nó phải được chế tạo bằng vật liệu composite để đảm bảo độ bền, chắc. Tuy chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm nhưng Su-47 Berkut cũng giúp cho OKB Sukhoi nhiều kinh nghiệm phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ năm sau này. Và điều đó thành hiện thực vào ngày 29/1/2010, chiến đấu cơ thế hệ thứ năm Sukhoi PAK FA T-50 cất cánh lần đầu thành công. Dù vẫn còn nằm trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu nhưng T-50 hứa hẹn sẽ đưa OKB Sukhoi lên tầm cao mới như những "vị tiền bối" Su-7, Su-17 và Su-27 đã làm. . Trong ảnh là 2 chiếc Sukhoi PAK FA T-50 bay biểu diễn trong triển lãm hàng không quốc tế MAKS 2011 tổ chức tại Zhukovsky (ngoại vi Mosow, Nga) Trong lĩnh vực dân sự, Sukhoi khá thành công với thiết kế máy bay thể thao. Điển hình là các loại Su-26, Su-29 và Su-31, chúng đã tham gia và đạt được nhiều huy chương ở các cuộc thi trên thế giới. Máy bay chở khách hạng nhẹ Su-80, điểm kỳ lạ là chiếc máy bay này không sử dụng động cơ của Nga mà dùng động cơ tuốc bin cánh quạt CT7-9B do hãng General Electric (Mỹ) chế tạo. Su-80 có khả năng cất hạ cánh đường băng ngắn, chở được 30 hành khách. Biến thế phục vụ cho mục đích quân sự của Su-80 có giá treo mang bom, rocket, súng máy. Hiện nó nhận được sự quan tâm từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia và Jordan. Máy bay chở khách tầm trung Superjet 100 - mang đầy sự kỳ vọng từ Sukhoi sẽ đem lại thành công lớn trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Sukhoi đã nhận một số hợp đồng từ các hãng hàng không Thái Lan, Indonesia, Campuchia, Mexico, Italia. Tùy từng phiên bản thì Superjet 100 chở được 80-100 người, tầm bay 3.000-4.500km, tốc độ hành trình 870km/h, trần bay 12.500m. |
Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011
>> Chùm ảnh các loại máy bay của Sukhoi (kỳ 1)
Hơn 70 năm hoạt động, những nhà thiết kế tài ba của OKB Sukhoi phát triển 100 loại máy bay và biến thể, với 60 kiểu đưa vào sản xuất, 10.000 chiếc xuất xưởng. Đã có khoảng 2.000 chiếc máy bay các loại xuất khẩu tới hơn 30 quốc gia trên thế giới. Dưới đây là một số loại máy bay do OKB Sukhoi thiết kế được đưa vào hoạt động: Thiết kế đầu tay mang tên của Pavel Sukhoi - máy bay ném bom hạng nhẹ Su-2. Loại máy bay này trang bị 6 súng máy cỡ 7,62mm và mang 400kg (bom hoặc rocket). Gần 1.000 chiếc Su-2 được chế tạo và phục vụ tích cực trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô. Sau "ánh hào quang" Su-2, OKB Sukhoi mất thời gian hơn 10 năm mới có lại được thành công - máy bay cường kích siêu âm Su-7 ra đời cuối những năm 1950. Tuy thiết kế cho nhiệm vụ tấn công mặt đất nhưng Su-7 có tải trọng vũ khí thấp (khoảng 2.000kg), bán kính chiến đấu ngắn. Dẫu sao, Su-7 vẫn là thiết kế "tạm gọi" là thành công của OKB Sukhoi sau thời gian dài gián đoạn Gần 2.000 chiếc Su-7 được chế tạo xuất khẩu tới 10 quốc gia trên thế giới. Trong quá trình hoạt động, Su-7 của Không quân Ấn Độ đã tham gia vào chiến tranh Ấn Độ - Pakistan 1971. Kết thúc cuộc chiến, 14 chiếc Su-7 đã bị bắn hạ chủ yếu do hỏa lực phòng không. Su-7 phát triển một loạt biến thể, đặc biệt trong số đó có biến thể Su-7BM có khả năng mang vũ khí hạt nhân chiến thuật (quả bom cỡ 5kiloton). Được phát triển gần như cùng thời gian với Su-7 là tiêm kích đánh chặn siêu âm hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết Su-9. Su-9 có ngoại hình rất giống với MiG-21 và chúng cùng được đưa ra giới thiệu năm 1959. Nhưng Su-9 không có được thành công như mẫu tiêm kích đánh chặn huyền thoại MiG-21. Su-9 nhanh chóng bị loại bỏ khỏi thành phần trang bị Quân chủng phòng không Xô Viết năm 1970. Trong khi "người bạn" MiG-21 vẫn phục vụ tích cực ở nhiều quốc gia cho tới tận ngày nay. Su-9 trang bị một động cơ tuốc bin phản lực AL-7F cho phép đạt tốc độ gấp 2 lần vận tốc âm thanh, bán kính chiến đấu gần 600km, trần bay hơn 16.000m. Su-9 mang 2 quả tên lửa đối không tầm ngắn K-5 (cự ly 2-6km). Không bao lâu sau khi Su-9 đưa vào hoạt động, OKB Sukhoi tiếp tục giới thiệu thiết kế cải tiến từ Su-9 mang tên Su-11. Cơ bản ngoại hình vẫn tương tự Su-9 nhưng phần mũi của Su-11 kéo dài ra để chứa radar mạnh hơn. Ngoài ra, thay vì sử dụng K-5, Su-11 được trang bị tên lửa không đối không tầm trung R-98 (tầm bắn 23km, hai biến thể R-98MT dùng đầu dò hồng ngoại hoặc R-98MR dùng đầu dò radar bán chủ động). Tuy nhiên, Su-11 chỉ được sản xuất với số lượng rất hạn chế (hơn 100 chiếc) và nhanh chóng ngừng hoạt động và đầu những năm 1980. Thừa nhận tiêm kích đánh chặn Su-9 và Su-11 khó có khả năng đánh chặn tốt máy bay ném bom B-52 của Mỹ. OKB Sukhoi xúc tiến nhanh việc phát triển mẫu tiêm kích đánh chặn mới. Và năm 1967, OKB Sukhoi chính thức trình làng tiêm kích Su-15, loại máy bay này vẫn sử dụng kiểu cánh tam giác nhưng cửa hút khí được mở ra hai bên thân chừa lại không gian lớn ở mũi máy bay lắp radar mạnh hơn. Su-15 lắp hai động cơ tuốc bin phản lực Turmansky R-13-300 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.230km/h ở trần bay cao, bán kính chiến đấu gần 700km. Su-15 mang được 2 tên lửa đối không tầm trung R-98 hoặc 2-4 tên lửa đối không tầm ngắn R-60. Ít nhiều Su-15 đã lấy lại được "uy tín" của OKB Sukhoi trong dòng tiêm kích đánh chặn. Hơn 1.000 chiếc được sản xuất phục vụ trong Không quân Xô Viết, tới tận năm 1996 mới ngừng hoạt động (trong ảnh là chiếc Su-15 của Ukraine thời điểm 1995). Kế thừa cường kích Su-7, năm 1970 OKB Sukhoi giới thiệu cường kích siêu âm Su-17. Điểm đặc biệt trong thiết kế của Su-17 là sử dụng công nghệ "cánh cụp cánh xòe" - bước đột phá trong thiết kế cánh máy bay ở giai đoạn những năm 1960-1970. Su-17 trang bị một động cơ tuốc bin phản lực AL-21F cho phép đạt tốc độ tối đa 1.860km/h ở trần bay cao hoặc 1.400km/h ở trần bay thấp, bán kính chiến đấu ngắn 600km. Su-17 mang khối lượng vũ khí lên tới 4 tấn trên 10 giá treo ở thân và cánh. Các loại vũ khí gồm: tên lửa đối không R-60 tự phòng vệ, tên lửa không đối đất Kh-23/25/29/58, bom có điều khiển, bom không điều khiển, bom chùm và rocket. Gần 3.000 chiếc Su-17 được sản xuất, phục vụ rộng rãi nhiều nước trên thế giới. Tiếp tục sử dụng công nghệ "cánh cụp cánh xòe", năm 1974 OKB Sukhoi giới thiệu cường kích siêu phẩm Su-24. Su-24 trang bị hai động cơ, cửa hút khí mở ra hai bên thân, khối lượng vũ khí mang trên máy bay lên tới 8 tấn gồm: tên lửa đối không R-60 hoặc R-73, tên lửa không đối đất có điều khiển Kh-23/25/29/59, tên lửa chống radar Kh-31P, bom có điếu khiển, rocket. Khoảng 1.400 chiếc Su-24 được sản xuất nhưng xuất khẩu tới một vài nước ở Trung Đông và Châu Phi. Ngày nay, chúng vẫn còn hoạt động trong các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô (cũ). Năm 1981, OKB Sukhoi giới thiệu cường kích Su-25 được thiết kế cho các nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực tầm ngắn. Su-25 trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực Tumansky R-195 cho phép đạt tốc độ cận âm 950km/h, bán kính chiến đấu 375km, trần bay 10.000m. Su-25 mang khối lượng vũ khí 4,4 tấn. Dường như sự thành công trong giai đoạn phát triển máy bay của Sukhoi có duyên với con số "7", tiếp nối sau Su-7 và Su-17 là chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không Su-27. Su-27 chính thức đi vào phục vụ năm 1984, là đối thủ trực tiếp với các chiến đấu cơ tiên tiến của Mỹ như F-15, F-16 và F/A-18. Su-27 có tốc độ cao, tầm bay xa, khối lượng vũ khí lớn (8 tấn), cực kỳ cơ động, nhanh nhẹn và linh hoạt. Ngoài vai trò chiếm ưu thế trên không, Su-27 có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất (biến thể đầu chỉ mang vũ khí không điều khiển nhưng biến thể cải tiến sau trang bị vũ khí dẫn đường chính xác cao). Thời "hậu Xô Viết", Su-27 là nguồn lợi chính của nước Nga nói chung và OKB Sukhoi nói riêng. |
Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011
>> Su-30MK2, 'ông hoàng' của Không quân Việt Nam
Theo hãng tin RIA Novosti, Nga đã bắt đầu thực hiện hợp đồng cung cấp cho Việt Nam lô hàng máy bay tiêm kích Su-30MK2. Máy bay tiêm kích Su-30MK2 là loại máy bay 2 chỗ ngồi, có thể tiếp dầu trên không. Theo đó, 4 chiếc chiến đấu cơ Su-30MK2 đầu tiên đã được chuyển giao cho Không quân Việt Nam, nằm trong hợp đồng ký năm 2009. Xin giới thiệu với độc giả một số thông tin về chiến đấu cơ Su-30MK2. Su-30MK2 có thể tiêu diệt các mục tiêu trên không bằng tên lửa điều khiển tầm trung và tầm ngắn, tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và mặt nước bằng tất cả các loại vũ khí có độ chính xác cao. Su-30MK2 có thể tác chiến độc lập hoặc theo biên đội trong nhiều kiểu thời tiết, có thể tác chiến trong đêm tối. Chiến đấu cơ này cũng có thể được dùng để huấn luyện các kỹ thuật bay và thủ đoạn sử dụng vũ khí tiêu diệt đường không cho phi công. Theo đánh giá của các chuyên gia Nga, biến thể Su-30MK2 dành cho Việt Nam có nhiều cải tiến để tác chiến hỗn hợp. Với tính năng linh hoạt có thể bổ nhào, quay tròn và dễ dàng thay đổi góc bay, Su-30MK2 có thể làm nhiệm vụ tiêm kích đánh chặn và giành ưu thế trên không. Khi thực hiện nhiệm vụ cường kích, máy bay có thể tấn công chính xác các mục tiêu trên mặt đất, tiêu diệt hệ thống phòng không - radar của đối phương. Loại máy bay tiêm kích này cũng là "quả đấm" lợi hại trong nhiệm vụ tác chiến không - hải, có khả năng diệt gọn các mục tiêu trên biển. Su-30MK2 có kết cấu khung càng chắc chắn bảo đảm độ tin cậy, có khả năng cất cánh với trọng lượng cất cánh tối đa lên đến 38 tấn. So sánh khả năng của Su-30MK2 với một số máy bay chiến đấu Mỹ về radar, động cơ, khả năng mang vũ khí. Hệ thống điện tử hiện đại Ở chế độ không đối không, radar của Su-30MK2 làm việc bảo đảm sục sạo các mục tiêu trên không, làm cơ sở cho các quyết định tấn công các mục tiêu bằng tên lửa tầm ngắn, tầm trung và tầm xa với các hệ thống điều khiển khác nhau; sục sạo, bắt và bám các mục tiêu quan sát được bằng mắt thường trong hoạt động tác chiến tầm gần. Ở chế độ không đối đất, radar của Su-30MK2 cho phép phát hiện mục tiêu trong nhiều điều kiện thời tiết, xác định tọa độ các mục tiêu mặt nước và mặt đất, cung cấp tọa độ cho việc điều khiển tên lửa Kh-31А, Kh-35E, Kh-59МК tấn công. Buồng lái Su-30MK2. Hệ thống ngắm bắn quang – điện tử của máy bay gồm thiết bị định vị quang học và hệ thống chỉ thị mục tiêu gắn trên mũ phi công. Thiết bị định vị quang học là khối kết hợp giữa thiết bị định vị quan sát ảnh hồng ngoại – theo dõi và thiết bị đo xa – chỉ thị mục tiêu bằng laser, được sử dụng để phát hiện và theo dõi các mục tiêu trên không ở bán cầu phía trước và phía sau mục tiêu theo bức xạ nhiệt, đo cự ly từ máy bay đến các mục tiêu mặt đất và trên không bằng tia laser. Ngoài ra, nó còn được dùng để chiếu laser vào các mục tiêu mặt đất, dẫn đường cho các tên lửa không đối đất có đầu tự dẫn laser chủ động tấn công. Vũ khí đa dạng Vũ khí của Su-30MK2 gồm pháo tự động 30mm loại GSh-301 (150 viên), bom hoặc tên lửa được bố trí trên 12 điểm treo dưới cánh và thân. Vũ khí tên lửa “không đối không” gồm các tên lửa có điều khiển tầm trung R-27 (R-27T1 và R-27ET1 được trang bị đầu tự dẫn nhiệt, R-27R1 và R-27ER1 được trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động), tên lửa R-27P1, R-27EP1, tên lửa tầm ngắn R-73E với đầu tự dẫn hồng ngoại, tên lửa tầm trung RVV-AE với đầu tự dẫn radar chủ động. Để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất (mặt nước), Su-30MK2 sử dụng các loại vũ khí có điều khiển và không điều khiển. Vũ khí có điều khiển “không đối đất” bao gồm tên lửa Kh-59ME, Kh-35E và Kh-59MK, tên lửa siêu tốc tầm trung Kh-31P với đầu tự dẫn radar thụ động, tên lửa tầm ngắn Kh-29T (E) với đầu tự dẫn nhiệt hoặc Kh-29L với đầu tự dẫn laser, bom điều khiển KAB-500KP (KAB-500-OD). Vũ khí không điều khiển bao gồm bom loại 500kg, 250kg và 100kg, bom cháy và tên rocket S-8, S-13, S-25-OFM. Danh mục các loại vũ khí của Su-30MK2 Thông số cơ bản của Su-30MK2 Động cơ: 2xAL-31F Dài: 21,9m; Cao: 6,4m; Sải cánh: 14,7m Trọng lượng cát cánh tối đa 34.500 kg Tải trọng vũ khí: 8.000kg Dự trữ nhiên liệu: 9.720kg Tốc độ tối đa: Mach 2 Trần bay thực tế: 17.300m [BDV news] |
Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011
>> Tính năng của tiêm kích Su-35
Su-35 là máy bay tiêm kích đa năng siêu cơ động hiện đại hóa thế hệ 4++.
Su-35S sản xuất loạt bay thử lần đầu tiên (knaapo.ru) Su-35 sử dụng các công nghệ của tiêm kích thế hệ 5, cho phép nó có ưu thế vượt trội so với các máy bay cùng loại Công ty Sukhoi đã bắt đầu thử nghiệm bay cho tiêm kích đa năng Su-35S sản xuất loạt đầu tiên. Máy bay đã cất cánh từ sân bay của Liên hiệp sản xuất máy bay mang tên Gagarin ở Komsomolsk trên sông Amur (KnAAPO). Trong vòng 1,5 giờ, máy bay đã thử các chế độ làm việc khác nhau của động cơ và hệ thống điều khiển, kiểm tra các đặc tính ổn định và khả năng điều khiển máy bay. Kết quả thử nghiệm cho thấy các động cơ, các hệ thống và thiết bị đều hoạt động tốt. Người lái máy bay là phi công thử nghiệm công huân Nga Sergei Bogdan. Ông cũng là người lái mẫu chế thử Su-35 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 19.2.2009. Sử dụng các công nghệ của tiêm kích thế hệ 5, Su-35 có ưu thế vượt trội so với các máy bay cùng loại (knaapo.ru) Lịch sử: - Do Viện thiết kế OKB Sukhoi phát triển dựa trên Su-27. - Chuyến bay đầu tiên: 1988. - Bắt đầu sản xuất loạt: 1995. - Nửa cuối thập niên 1990, chương trình bị đình hoãn. - Nối lại sản xuất (biến thể cải tiến): 2006. - Chuyến bay đầu tiên: 2008. - Biến thể dành cho Không quân Nga có ký hiệu Su-35S. Đến năm 2015, Không quân Nga sẽ nhận được 48 chiếc Su-35S. Máy bay tiêm kích siêu cơ động Su-35 - Thế hệ: 4++ - Tổ lái: 1 người. - Trọng lượng cất cánh tối đa: 34,5 tấn. - Tốc độ tối đa (ở độ cao lớn): 2.500 km/h. - Tầm bay: 3.600 km. - Trần bay thực tế: 18 km. - Kích thước: Chiều dài x chiều cao x sải cánh, m: 21,9 x 5,9 x 14,7. Vũ khí: - Tải trọng chiến đấu: đến 8 tấn. - 12 điểm treo vũ khí. - 1 pháo 30 mm. - Các vũ khí không-đối-không và không-đối-diện có hiệu quả cao. Những đặc điểm chính: - Khả năng siêu cơ động. - Hệ thống thiết bị avionics dựa trên hệ thống thông tin-điều khiển số. - Radar có tầm phát hiện xa, cho phép bám và tấn công đồng thời nhiều mục tiêu hơn. - Động cơ có điều khiển vector lực kéo, công suất lớn. Độ bộc lộ radar nhỏ.
[VietnamDefence news]
|
Nhãn:
Công ty Sukhoi,
Dmitry Medvedev,
Không quân Nga,
Putin,
Sông Amur,
Thành phố Komsomolsk,
Tiêm kích thế hệ 4++,
Tiêm kích Su-35,
vietnamdefence,
Yuri Gagarin
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)