Các trang mạng quốc phòng Trung Quốc đồng loạt ca ngợi biến thể JH-7B, theo đó, loại máy bay này vượt qua Su-34. Có nguồn tin cho biết, có 6 chiếc JH-7B xuất hiện ở đảo Hải Nam. Những điểm khác biệt JH-7B Leopard-III là biến thể được nâng cấp từ JH-7A với nhiều cải tiến quan trọng, trong đó theo trang mạng Milchina JH-7B là một biến thể tiêm kích bom có khả năng tàng hình. JH-7B được phát triển trên cơ sở bộ khung của JH-7A nhưng được kéo dài hơn để phù hợp với các thiết bị mới. Cụ thể là động cơ mới với lực đẩy tốt hơn cùng hàng loạt các thiết bị điện tử tiên tiến. Động cơ mới WS-12B cung cấp lực đẩy tăng lên đến 15% so với động cơ cũ được trang bị trên JH-7. Lực đẩy tối đa không được công bố, động cơ này có đường kính lớn hơn nhưng lại ngắn hơn so với động cơ cũ. Động cơ WS-12B được cho là một nâng cấp trở lại của động cơ WS-12 trước đó đã bị hủy bỏ do kém chất lượng. JH-7B có thực sự vượt trội so với Su-34 hay không? Thân và cánh của máy bay được thiết gia tăng sử dụng vật liệu composite, chủ yếu ở hai cánh chính và cánh đuôi đứng, mặc dù thân máy bay dài hơn nhưng không làm tăng trọng lượng. Thân máy bay được phủ một lớp sơn đặc biệt có khả năng hấp thu sóng điện từ. Đây chính là điểm nổi bật để JH-7B có khả năng tàng hình. Cùng với các sửa đổi tại cánh đuôi đứng và cánh tà, các biện pháp che chắn hồng ngoại, diện tích phản hồi radar của JH-7B giảm xuống đáng kể, theo cả chiều dọc và chiều ngang. Mặc dù không công bố chi tiết về RCS của JH-7B nhưng trang mạng Xinjunshi bình luận, đây là một khả năng chưa từng có trong khu vực. Buồng lái của JH-7B được mở rộng hơn, được trang bị nhiều hơn các thiết bị điện tử tiên tiến. Một radar mãng pha khẩu độ tổng hợp mới cung cấp khả năng giám sát mặt đất tốt hơn. Một số thông tin cho rằng JH-7B được trang bị một radar quét mãng pha điện tử chủ động, radar AESA, cung cấp khả năng giám sát không đối không và không đối đất cùng lúc. JH-7 thao diễn. JH-7B được trang bị các thiết bị giám sát và phát hiện mục tiêu đa chức năng, thiết bị gây nhiễu radar toàn diện, máy tính mới với bộ vi xử lý mạnh hơn. Các thiết bị điện tử trên máy bay được nối mạng với nhau thông qua đường truyền cáp quang tốc độ cao. Bài viết trên trang Xinjunshi tuyên bố, hiệu suất tổng thể của JH-7B tăng đến 5 lần so với biến thể trước, và đây “hoàn toàn không phải là sự cường điệu hóa”. Còn theo trang mạng Milchina, hiện tại có khoảng 6 mẫu thử nghiệm JH-7B đang đóng quân trên một căn cứ không quân trên đảo Hải Nam. Theo đó, rất nhiều thiết bị mới đã được trang bị cho 6 chiếc JH-7B này để tiến hành các cuộc thử nghiệm đánh giá cuối cùng. Để đảm bảo JH-7B không xảy ra thiếu sót, Trung Quốc đã đề xuất một cuộc nghiên cứu mới đối với JH-7B với sự tham gia của Ukraine. "Su-34 của Trung Quốc và hơn thế" Không quân Trung Quốc được cho là thiếu các máy bay tấn công tầm xa, thiếu các máy bay ném bom mới. JH-7B sẽ là một máy bay tấn công và ném bom chiến thuật, tương tự như vai trò của Su-34 trong không quân Nga. Trang mạng Milchina gọi JH-7B là "Su-34 của Trung Quốc", ngoài ra còn không tiếc lời so sánh JH-7B với Su-30 và Su-34, theo đó, máy bay của Trung Quốc có tầm bay lớn hơn, tải trọng vũ khí cũng lớn hơn. JH-7B còn có khả năng tàng hình hoàn toàn có thể thực hiện các cuộc xâm nhập mạng lưới phòng không đối phương đối phương. Trang mạng Michina dẫn lời các chuyên gia quân sự cũng tiết lộ cấu hình vũ khí JH-7B gồm một pháo nòng kép 23mm, với tốc độ bắn 6.000 phát/phút. Dưới cánh và bụng của máy bay được thiết kế tới 15 điểm treo vũ khí, đây là máy bay thứ 2 sau F-15E của Mỹ có 15 điểm treo vũ khí. JH-7B có khả năng mang theo tất cả các loại vũ khí có trong trang bị hiện nay. Từ tên lửa không đối không PL-8, PL-12, đến tên lửa chống hạm như C-601, C801/802, tên lửa chống tàu Kh-31A của Nga, tên lửa chống radar Kh-31P, bom thông thường, bom có điều khiển (bằng laser). JH-7B có khả năng mang tới 4 tên lửa chống hạm YJ-82, thay vì 2 tên lửa như biến thể cũ. Đặc biệt JH-7B được trang bị hệ thống chỉ thị và nhắm mục tiêu gắn ngoài tương tự như hệ thống chỉ thị mục tiêu FLIR được trang bị trên các chiến đấu cơ của châu Âu. Cung cấp chỉ thị mục tiêu và dẫn hướng chính xác cho các vũ khí dẫn đường bằng laser, đây là điều khác biệt so với Su-34 của Nga, trang mạng Milchina bình luận. Phần mềm điều khiển bay fly-by-wire tiên tiến với 4 kênh tín hiệu cùng với một hệ thống kiểm soát dự phòng. Bộ vi xử lý trung tâm đạt tiêu chuẩn MIL-STD -1750A của quân đội Mỹ. Cải thiện đáng kể độ tin cậy và an toàn trong hoạt động. Theo dự kiến, Trung Quốc sẽ phát triển tiếp các biến thể mới tiếp theo là JH-7C với một số cải tiến ở cánh đuôi đứng. Cuối cùng là biến thể JH-7E đây là biến thể được thiết kế với vai trò tác chiến điện tử chuyên dụng, tương tự như vai trò của E/A-18G của Hải quân Mỹ. Kết thúc bài viết của mình các trang mạng quốc phòng Trung Quốc bình luận, JH-7B là một nhân tố mới trong cơ cấu tác chiến của không quân Trung Quốc. Tuy năng lực thực sự của JH-7B vẫn chưa được xác minh rõ ràng nhưng việc đem so sánh với các hệ thống vũ khí của Nga đã trở thành một truyền thống trên các trang mạng quốc phòng Trung Quốc. Suy cho cùng đó cũng là một cách để khuếch trương lòng tự hào dân tộc, cho dù giữa những tuyên bố và thực tế còn rất khác xa nhau. Không hiểu, khi thiết kế máy bay, người Nga có cảm thấy cần so sánh sản phẩm của mình với may bay Trung Quốc hay không? [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay quân sự. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay quân sự. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011
>> Đảo Hải Nam xuất hiện máy bay quân sự mới?
Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011
>> 10 máy bay quân sự nhanh nhất thế giới
Dưới đây là top 10 loại máy bay quân sự có tốc độ bay cao nhất thế giới hiện nay.
1. Máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-25: 3,2М Máy bay đánh chặn tầm cao, siêu âm của Liên Xô, do Viện thiết kế Mikoyan-Gurevichh thiết kế. Là máy bay huyền thoại, đã lập một số kỷ lục thế giới, trong đó có cả kỷ lục tốc độ, song bị giấu kín giống như nhiều chuyện khác ở Liên Xô. Theo lời tổng công trình sư R.А. Belyakov, việc máy bay vượt quá tốc độ 3M làm giảm tuổi thọ của khung thân máy bay, nhưng không làm hư hỏng máy bay hoặc động cơ. Một số phi công cho biết, MiG-25 đã nhiều lần vượt ngưỡng tốc độ 3,5М, nhưng kỷ lục đó không được ghi nhận chính thức. Ngày 6/9/1976, Viktor Belenko, phi công Không quân Liên Xô đã lái một chiếc MiG-25 đào tẩu sang Nhật Bản. Chiếc máy bay đã được trả lại sau khi đã được dỡ tung đến từng chiếc đinh vít. Các máy bay mới đã được cải tiến và có ký hiệu MiG-25PD, tất cả các máy bay có trong trang bị được hiện đại hóa và đặt ký hiệu là MiG-25PDS. Belenko tại sân bay Hakodate đã dùng súng ngắn bắn để ngăn chặn người Nhật tiếp cận chiếc MiG-25, yêu cầu che kín máy bay, nhưng ủy ban điều tra vụ việc đã kết luận rằng, việc bay sang Nhật là có chủ mưu, mặc dù không có mục tiêu phản bội rõ ràng. 2. Máy bay trinh sát SR-71 của hãng Lockheed: 3,2М Máy bay trinh sát chiến lược siêu âm của Không quân Mỹ, còn có tên không chính thức là Blackbird. Máy bay này nổi danh ở độ tin cậy kém, trong 34 năm, Mỹ đã mất 12 chiếc trong số 32 chiếc hiện có. Thủ đoạn chính để tránh đạn tên lửa của SR-71 là bốc cao và tăng tốc. Năm 1976, SR-71 Blackbird đã lập kỷ lục tuyệt đối về tốc độ trong số các máy bay có người lái trang bị động cơ dòng thẳng là 3.529,56 km/h. 3. Máy bay đánh chặn tầm xa MiG-31: 2,82М Máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm, mọi thời tiết, tầm xa, 2 chỗ ngồi. Là máy bay chiến đấu thế hệ 4 đầu tiên của Liên Xô. MiG-31 dùng để đánh chặn và tiêu diệt mục tiêu bay ở độ cao nhỏ, cực nhỏ, trung bình và lớn, cả ngày lẫn đêm, khi đối phương sử dụng nhiễu radar tích cực và tiêu cực, cũng như mồi bẫy nhiệt. Một tốp 4 chiếc MiG-31 có khả năng kiểm soát khoảng không có chiều rộng 800-900 km. Tốc độ tối đa cho phép: 3.000 km/h (2,82 М) 4. Máy bay tiêm kích F-15 Eagle của McDonell Douglas: 2,5М Máy bay tiêm kích chiến thuật mọi thời tiết, thế hệ 4 của Mỹ, dùng để giành ưu thế trên không. Được nhân vào trang bị năm 1976. Tốc độ tối đa ở độ cao lớn: 2.650 km/h (>2,5M) 5. Máy bay ném bom chiến thuật F-111 của General Dynamics: 2,5М Máy bay ném bom chiến thuật tầm xa, 2 chỗ ngồi, máy bay yểm trợ chiến thuật với cánh có dạng hình học thay đổi (cánh cụp-xòe). Tốc độ tối đa ở độ cao lớn: 2.655 km/h (2,5M) 6. Máy bay ném bom chiến thuật Su-24: 2,4М Máy bay ném bom chiến thuật, cánh cụp-xòe của Liên Xô, dùng để tấn công bằng tên lửa, bom, trong điều kiện thời tiết tốt và phức tạp, cả ngày lẫn đêm, kể cả ở độ cao nhỏ tiêu diệt có ngắm chống các mục tiêu mặt đất và mặt nước. Một số phi công cho biết, máy bay được trang bị cơ cấu lái tự động autopilot có khả năng lái máy bay ở độ cao nhỏ, chẳng hạn duy trì máy bay bay ở độ cao 120 m so với mặt đất. 7. Máy bay tiêm kích đánh chặn F-14 Tomcat của Grumman: 2,37М Máy bay đánh chặn, tiêm kích-bom phản lực thế hệ 4, cánh có dạng hình học thay đổi. Được phát triển trong thập niên 1970 để thay thế các máy bay Con ma (F-4 Phantom). 8. Máy bay tiêm kích Su-27: 2,35М Máy bay tiêm kích đa năng cơ động cao của Liên Xô, do Viện OKB Sukhoi phát triển và dùng để giành ưu thế trên không. Nhờ có khả năng điều khiển vector lực kéo, máy bay có thể thực hiện các thao tác cơ động kỳ diệu như “Rắn hổ mang” và “Vòng tròn Frolov” (bay vòng tròn lộn ngược). Các thuật bay cao cấp cho thấy khả năng giữ máy bay rơi khi ở các góc tấn vượt quá góc tới hạn. 9. Máy bay tiêm kích đa năng MiG-23: 2,35М Máy bay tiêm kích đa năng của Liên Xô có cánh dạng hình học thay đổi. MiG-23 đã tham gia nhiều cuộc xung đột vũ trang những năm 1980. Tốc độ tối đa ở độ cao lớn: 2,35М 10. Máy bay tiêm kích F-14D Tomcat của Grumman: 2,34М Khác với các biến thể trước đó, biến thể F-14D có radar mạnh hơn AN/APG-71 của Hughes, cho phép bám 24 mục tiêu, bắt và phóng tên lửa đồng thời chống 6 mục tiêu trong số đó, ở các độ cao và cự ly khác nhau, có thiết bị avionics và cabin cải tiến. Tổng cộng, đã chế tạo 37 máy bay loại này, ngoài ra có 104 F-14A được nâng cấp thành F-14D. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)