Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Máy bay tiêm kích Su-27

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay tiêm kích Su-27. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay tiêm kích Su-27. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

>> Su-27 Flanker - Quái vật biết bay của Không quân Nga

Su-27 là môt trong những tiêm kích hiện đại bậc nhất của Liên bang Xô Viết nói chung và Liên bang Nga nói riêng. Su-27 được NATO định danh là “Flanker”- kẻ tấn công sườn, nhờ vào độ linh hoạt và nhanh nhẹn hiếm có của nó.

>> Su-27 ra Trường Sa
>> So sánh Su-27/30 của Việt Nam và Trung Quốc


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Su-27 của phi đội Hiệp sĩ Nga trong duyệt binh kỷ niệm chiến thắng năm 2008.

Su-27 là loại máy bay 2 động cơ độc lập, nó cũng là một trong những dự án cuối cùng của Tập đoàn hàng không Sukhoi dưới thời Liên bang Xô Viết. Su-27 là dòng máy bay tiên kích thế hệ thứ 4 của Xô Viết và là đối thủ trực tiếp của thế hệ máy bay F-14 “TomCat”, F-15”Eagle” và thậm chí cả F-18 “Hornet”.

Dựa trên nguyên mẫu Su-27, đã có một loạt các phiên bản nâng cấp và hiện đại hóa của mẫu máy bay huyền thoại này được ra đời như Su-30 (mẫu máy bay tiêm kích tấn công 2 chỗ ngồi được NATO định danh là “Flanker C”). Su-30 là một trong những mẫu tiêm kích khá mạnh của Liên bang Nga, hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết.

Ngoài ra, còn có một phiên bản hoạt động trên hàng không mẫu hạm là Su-33 (NATO định danh là “Flanker D” với những thiết kế tương thích và khả năng bay trên tàu sân bay. Su-33 có nhiệm vụ chính là đánh chặn và bảo vệ hạm dội trên không. Tuy nhiên, hiện đại nhất phải kể đến dòng Su-35 “Flanker E” được trang bị tối tân và hiện đại nhất trong các dòng máy bay tiêm kích tấn công thế hệ thứ 4++.

Bên cạnh đó, dựa trên mẫu Su-27, đã có một loại tiêm kích tấn công mặt đất 2 chỗ ngồi song song ra đời là Su-34 “Fullback”. Đây là loại tiêm kích tấn công mặt đất đáng sợ nhất hiện nay nhờ được trang bị vũ trang khá mạnh, kết hợp khả năng bay linh hoạt và cơ động của nó.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Su-27 đang mở cánh hãm tốc độ trên không.

Lịch sử phát triển

Năm 1968, Liên bang Xô Viết đã bắt đầu để ý đến chương trình phát triển các mẫu tiêm kích tấn công thế hệ thứ 4, để cạnh tranh với chương trình “F-X” của Không lực Hoa Kỳ, mà sản phẩm đầu tiên là F-15 “Eagle”. Các cố vấn quân sự đã đề cập khá nhiều vấn đề này với Tổng bí thư thứ nhất của Liên bang Xô Viết là Leonid Brezhnev rằng:

“Với những công hiện đại như vậy được trang bị trên F-15, trong tương lai, Không lực Hoa Kỳ sẽ vượt mặt chúng ta trên bầu trời.”
Ngay sau đó, Leonid Brezhnev đã đưa vấn đề này ra trong các buổi họp nội các Chính phủ và yêu cầu tăng mức chi cho quốc phòng nhằm hiện thực hóa giấc mơ về một máy bay tiêm kích mới cho Quân đội Liên Bang Xô Viết. Hội đồng bộ trưởng đã thông qua và cấp kinh phí thêm cho các dự án phục vụ quốc phòng. Tổng tham mưu trưởng Không quân Liên bang Xô Viết đã ký quyết định cho dự án máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4 của Không quân Liên bang Xô Viết. Đã có 3 nhà thầu được chọn là Antonov, Mikoyan (khá nổi tiếng với các mẫu tiêm kích MiG) và cuối cùng là nhà thầu Sukhoi. Những yêu cầu của Tổng tham mưu khá khắt khe như:


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Su-27 thả pháo sáng đánh lừa tên lửa tầm nhiệt.

- Phải là một chiếc tiêm kích hoàn hảo với khả năng chiếm ưu thế trên không.
- Phải là một chiếc tiêm kích cơ động và linh hoạt nhất. Với tốc độ hoàn hảo, và yêu cầu phải là Mach 2+.
- Phải có đủ khả năng mang được các loại vũ trang hạng nặng và khả năng tấn công kinh hoàng lên đối phương.

Sau những yêu cầu như vậy thì các bản thiết kế của Antonov và Mikoyan không được duyệt. Chỉ có thiết kế của Sukhoi là làm vừa lòng các lãnh đạo Không quân Liên bang Xô Viết. Một lý do khác nữa là Sukhoi có những dịch vụ bảo dưỡng và chính sách về tài chính nới lỏng rất hấp dẫn.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Su-30 “Flanker E”trên bầu trời Trường Sa Việt Nam.

Vì thế, tập đoàn hàng không Sukhoi đã được giao phát triển chương trình Tiêm kích thế hệ thứ 4. Trước đó, đã có khá nhiều các mẫu tiêm kích ra đời cũng là thế hệ thứ 4 nhưng về khả năng thì còn khá hạn chế. Điển hình là Mig-29 của Mikoyan với 1 thiết kế khá ấn tượng và theo kiểu LPFI.

>> "Anh em' của Su-27/30 Việt Nam trong khu vực

Với những mẫu tiêm kích thế hệ thứ 4 và những yêu cầu về kỹ thuật đặt ra thì có 2 loại như sau:

- LPFI: loại thiên về kiểu dáng và trọng lượng. Những loại tiêm kích như thế này không đáp ứng được về tầm hoạt động và vũ trang hạng nặng. Nó có kích thước nhỏ và không phù hợp với những quốc gia rộng lớn như Nga.

- PTFI: loại thiên về khả năng tấn công, chiếm ưu thế và tầm hoạt động. Tiêm kích loại này có kích thước lớn, tầm hoạt động từ 2.000m trở lên và được trang bị khá nhiều loại vũ khí hạng nặng.

Cuối cùng thì Sukhoi đã lấy thiết kế kiểu dáng tương tự chiếc Mig-29 nhưng có một vài sửa đổi về khung và cánh máy bay. Kiểu dáng của Mig-29 khá nhỏ gọn và phù hợp để phát triển Su-27, tuy nhiên, chiếc Su-27 lớn hơn chiếc Mig-29 nhiều để tăng cường tầm hoạt động của nó.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Giá treo bom đẫn đường của Su-27.

Thiết kế và kiểu dáng

Như đã nói, thiết kế của Su-27 về cơ bản là giống người anh em Mig-29, tuy nhiên, nó được phát triển theo hướng PTFI. Su-27 được kì vòng trở thành đối thủ xứng tầm của các chiếc F-X từ phía Hoa Kỳ và minh chứng là những chiếc F-18 “Hornet” không thể nào đuổi kịp được Su-27 nhờ khả năng nhanh nhẹn, linh hoat và cơ động bậc nhất của mình.

Mẫu đầu tiên của S-27 ra đời vào năm 1977 với tên gọi T-10, cất cánh lần đầu tiên và ngày 20-5-1977. Mẫu T-10 được trang bị 2 động cơ phản lực độc lập, tốc độ tối đa là Mach 2.5, có sải cánh dài và xiên 30 độ, cùng với đó là cánh đuôi kép. Nhờ vậy, nó tăng tốc khá nhanh và đạt đến Mach 2.5 nhanh hơn 10 giây so với những đối thủ của mình. T-10 được NATO định danh là “Flanker A”. Sau đó 1 năm, T-10S ra đời với khá nhiều nâng cấp về hệ thống radar, hệ thống quan sát và hệ thống bay mới được Sukhoi nghiên cứu phát triển. T-10S cất cánh lần đầu trên bầu trời Xô Viết vào ngày 20-4-1978, một năm sau khi chiếc T-10 cất cánh.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Buồng lái của một chiếc Su-27.

Su-27 là chiếc máy bay tiêm kích đầu tiên được trang bị hệ thống Fly-by-wire (FBW) do Sukhoi nghiên cứu và phát triển. Nó là một hệ thống điều khiển máy bay thông qua các màn hình kỹ thuật số, qua đó giảm bớt đi các nút điều khiển trên máy bay. Đồng thời FBW còn cung cấp 1 thiết bị thủy lực ở 2 cánh chính, cánh tà và cánh đuôi. Khi các cánh này bị tấn công, bị hở dầu do đạn hay mất khả năng điều khiển thì FBW sẽ tự động ngắt hệ thống thủy lực ở vị trí bị sự cố, sau đó sẽ ổn định thăng bằng cho chiếc tiêm kích và nó có thể duy trì độ cao trong 1 giờ đồng hồ để hạ cánh an toàn. Đây là một trong những hệ thống mới khá hiện đại được Liên bang Xô Viết phát triển. Hiện nay FBW được trang bị khá nhiều trên các loại máy bay dân dụng và cả máy bay quân sự trên thế giới.

Su-27 là một trong những chiếc tiêm kích có sự linh hoạt, nhanh nhẹn và cơ động mà hiếm chiếc tiêm kích nào của Hoa Kỳ có được. Theo tính toán, khung và trần máy bay có thể chịu áp lực lên đến 10.000N tương đương với 1 chiếc xe đầu kéo hạng lớn. Do đó Su-27 có những động tác bay kỹ thuật độc đáo mà không loại tiêm kích nào có thể trình diễn được.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Động tác bay Pugachev’s Cobra độc đáo

Một trong số đó là động tác Pugachev’s Cobra (Hổ mang Pugachev). Với động tác này, trông Su-27 như một con rắn hổ mang đang chuẩn bị săn mồi. Pugachev’s Cobra được phi công Viktor Pugachev, một trong những phi công trình diễn kỹ thuật bậc thầy của Liên bang Xô Viết trình diễn lần đầu trong triển lãm hàng không Paris 1989. Sau cuộc trinh diễn này, người Mỹ đã phải lắc đầu ngán ngẩm khả năng quá ưu việt của Su-27.

Trước đó, năm 1981, đã có một chiếc Mig-29 vượt biên và lái đến Nhật. Các kỹ sư Mỹ-Nhật đã mở tung chiếc tiêm kích và họ khám phá ra 1 bí mật lớn: Động cơ và kỹ thuật chế tạo tiêm kích của người Nga vượt quá xa người Mỹ. Đến Su-27 người Mỹ đã phải thán phục trước tài năng của người Nga về máy bay.


SU-27 Flanker


(Tổng hợp)

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

>> Su-27 ra Trường Sa

Sáng 15.6, Trung đoàn không quân 940 (đóng quân tại Bình Định) thuộc Sư đoàn không quân 372 đã phối hợp với Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức chuyến bay đầu tiên ra quần đảo Trường Sa để làm nhiệm vụ tuần tiễu, trinh sát, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

>> So sánh Su-27/30 của Việt Nam và Trung Quốc
>> "Anh em' của Su-27/30 Việt Nam trong khu vực



http://nghiadx.blogspot.com


Đoàn gồm một máy bay vận tải AH-26 (thuộc Trung đoàn không quân 918), một máy bay chỉ huy và 2 máy bay Su-27 xuất phát tại sân bay Phù Cát lúc 7 giờ 30. Khi đến 2 đảo Song Tử Tây và Đá Nam, 2 máy bay Su-27 bay 2 vòng quanh đảo ở độ cao 500 m để làm nhiệm vụ.

Đến 9 giờ 40 cùng ngày, đoàn bay đã hạ cánh xuống sân bay Phù Cát. Đây là chuyến bay bằng máy bay chiến đấu Su-27 đầu tiên của Trung đoàn 940 và từ miền Trung ra Trường Sa để thực hiện nhiệm vụ tuần tiễu, trinh sát, bảo vệ chủ quyền biển đảo.

9 giờ 40 phút, chuyến bay làm nhiệm vụ đặc biệt của Trung đoàn không quân 940 (thuộc Sư đoàn không quân 372) từ Trường Sa bay về đã hạ cánh an toàn tại sân bay Phù Cát (Bình Định). Đây là sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng của Trung đoàn 940 trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Khó có thể nói hết cảm xúc của các phi công trên hai máy bay Su-27 lúc vừa rời khỏi buồng lái sau chuyến bay đến hai đảo Song Tử Tây và Đá Nam (thuộc quần đảo Trường Sa) trở về. Với hai phi công trẻ Lê Hồng Sơn và Nguyễn Hồng Tuấn (cùng 31 tuổi), lần đầu bay ra Trường Sa do chính tay mình cầm lái, còn là niềm tự hào và vinh dự lớn lao khi được cấp trên giao nhiệm vụ đến mảnh đất thiêng của Tổ quốc.

“Trước khi đi, tôi có tìm hiểu kỹ về Trường Sa, về hai hòn đảo mà mình và đồng đội được giao nhiệm vụ trinh sát, tuần tiễu nhưng khi đến nơi, vẫn thấy rất bất ngờ. Biển xanh, cát trắng, cây cối bên dưới hiện ra sống động, tươi đẹp hơn cả những gì tôi biết”, phi công Nguyễn Hồng Tuấn chia sẻ.

Không khí tại sân bay Phù Cát mỗi lúc lại thêm rộn ràng. Trong tiếng gầm rú của động cơ phản lực khi vừa hạ cánh, niềm vui, sự xúc động lẫn hân hoan hiện rõ trên từng nét mặt, cử chỉ của các thành viên đoàn bay, của những nhân viên kỹ thuật mặt đất.

Ôm bó hoa tươi của lãnh đạo sư đoàn chúc mừng khi vừa bước xuống chiếc Su-27, phi công Lê Hồng Sơn kể lại: “Xúc động nhất là lúc chúng tôi bay hai vòng quanh đảo Song Tử Tây ở độ cao 500 m. Chúng tôi nhìn thấy rõ ngọn hải đăng, thấy các đồng đội ở dưới đảo vẫy tay, vẫy cờ chào chúng tôi!”.

Chuyến bay lịch sử

Trước đó, từ 4 giờ sáng, sân bay quân sự Phù Cát đã sáng rực đèn. Đoàn bay gồm 4 chiếc: một máy bay vận tải AH 26, một máy bay chỉ huy và hai máy bay Su-27 làm nhiệm tuần tiễu, trinh sát. 7 giờ 30, các máy bay lần lượt cất cánh. Bên dưới, một lực lượng gồm kỹ thuật viên, hướng dẫn bay, chỉ huy làm nhiệm vụ theo dõi, kết nối và yểm trợ khi cần thiết. Với các phi công trẻ, vẫn có một chút lo ngại bởi ở một khoảng cách xa (bay đi bay về trên 1.300 km), lại bay qua biển, diễn biến thời tiết rất khó đoán. Tuy nhiên, sau hơn 2 giờ thực hiện nhiệm vụ và xử lý tốt các tình huống trên không, đoàn bay đã hạ cánh thành công, an toàn.


http://nghiadx.blogspot.com
Su 27 bay biển tuần tiễu Trường Sa

http://nghiadx.blogspot.com
Su 27 hạ cánh an toàn trở về căn cứ

Ra tận sân bay đón đoàn bay từ Trường Sa trở về, đại tá Phạm Xuân Thủy, Phó sư đoàn trưởng Sư đoàn không quân 372, một người dày dạn kinh nghiệm bay, cũng không nén nổi cảm xúc: “Chuyến bay có ý nghĩa rất đặc biệt. Các phi công đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”.

Theo thiếu tá Hoàng Xuân Kiên, Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn không quân 940, để có chuyến bay lịch sử trên, đơn vị đã phải chuẩn bị từ rất lâu với một quyết tâm cao độ. Từ đầu năm 2011, trung đoàn nhận nhiệm vụ trực ban sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, hải đảo ở khu vực miền Trung với loại máy bay tiêm kích Su-27. Ngay sau đó, để hoàn thành nhiệm vụ được giao, trung đoàn cử một bộ phận vào sân bay Biên Hòa thực hiện chuyển loại Su-27. “Lần đầu đến Trường Sa, các phi công của trung đoàn đã cầm lái với rất nhiều vinh dự, tự hào và tự tin” - thiếu tá Kiên nói.

Không quân tiếp sức

Hầu hết các phi công của Trung đoàn không quân 940 đều còn rất trẻ nhưng kinh nghiệm lái máy bay chiến đấu lên đến hàng trăm, hàng ngàn giờ bay. Hằng ngày, ngoài chế độ sinh hoạt chung của bộ đội, các phi công này còn có hẳn một lịch học tập và rèn luyện thể lực gắt gao. Lớp học cũng được chia thành từng nhóm để “vặn vẹo, hỏi lắt léo nhau mới nhớ bài được lâu” - một phi công nói vui. Buổi chiều, họ cùng tập các bài thể lực bắt buộc với huấn luyện viên.

Đặc thù công việc, nhiệm vụ khá căng thẳng nên lãnh đạo trung đoàn và các phi công luôn cố gắng tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái. Ở họ có đầy sức trẻ, lạc quan và những lý tưởng cao đẹp. Khi được hỏi về những khó khăn khi cầm lái, Biên đội trưởng Hoàng Mạnh Hùng dí dỏm: “Lái máy bay hệt như một chàng trai lần đầu nắm tay con gái. Nhẹ nhàng, mềm mại nhưng không được để thoát khỏi lòng bàn tay mình. Dễ mà khó là vậy”.

Với kinh nghiệm lái máy bay nhiều năm, thiếu tá Hoàng Xuân Kiên chia sẻ: “Trong tất cả các nghề, có lẽ nghề bay là thật nhất. Thật ở chỗ là trải nghiệm của chính mỗi phi công ngay trong chuyến cầm lái đầu tiên với tất cả những tình huống, điều kiện đòi hỏi phải xử lý và vượt qua chỉ trong tích tắc. Mỗi lần bay lại có một hoặc nhiều tình huống mới diễn ra”.

“Ở chuyến bay hôm nay, chúng tôi muốn lần nữa khẳng định sẽ luôn sẵn sàng bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Đơn vị xác định, sau chuyến bay đầu tiên ra Trường Sa này, đây sẽ là nhiệm vụ thường xuyên, chúng tôi luôn sẵn sàng ngay khi có lệnh”, thượng tá Ngô Vĩnh Phúc, Trung đoàn trưởng Trung đoàn không quân 940, khẳng định.

Cùng chung vui với các phi công Trung đoàn không quân 940, thượng tá Vũ Văn Cường, Chỉ huy trưởng đảo Song Tử Tây, Trường Sa, Khánh Hòa hồ hởi: “Các đồng đội trên không của chúng tôi thật tuyệt vời. Tất cả chúng tôi đã được cấp trên báo trước nên khi nghe tiếng động cơ Su-27 gầm rú trên không, chúng tôi đã ào cả ra hết dùng cờ để chào đồng đội. Các phi công chao lượn và bay gần đến mức, chúng tôi thấy rất rõ những gương mặt của họ... Có không quân ra tiếp sức, chúng tôi rất vững tin bám biển, bám đảo để bảo vệ vững chắc chủ quyền của Tổ quốc...”.

Sở chỉ huy trên không

Thượng tá Ngô Vĩnh Phúc, trung đoàn trưởng 940 cho biết đây là những chuyến bay Su-27 ra Trường Sa đầu tiên của đơn vị xuất phát từ miền Trung. Trước đây, đã từng có nhiều chuyến bay Su-27 và Su-30 ra Trường Sa nhưng đều xuất phát từ các sân bay phía nam và do Sư đoàn Không quân tiêm kích 370 thực hiện.

Sự thành công của những chuyến bay đầu tiên của Trung đoàn không quân 940 có sự góp sức vô cùng quan trọng của các phi công Trung đoàn không quân 918. Thượng tá phi công Vũ Đức Long, Phó tham mưu trưởng 918, chỉ huy tổ bay AH26 như một sở chỉ huy chuyển tiếp trên không để chuyển các mệnh lệnh điều hành bay từ mặt đất đến các phi công tiêm kích đang được thực hiện nhiệm vụ trên biển. Được biết, các phi công Trung đoàn 918 đã có hàng trăm lần làm nhiệm vụ chỉ huy di động trên không và lần nào cũng hoàn thành xuất sắc...

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

>> Hồ sơ cục thiết kế Sukhoi (kỳ 1)



Sukhoi là một trong những công ty thiết kế chiến đấu cơ hàng đầu thế giới. Các sản phẩm của Sukhoi trải khắp trong thành phần trang bị quân đội 50 quốc gia.

Kỳ 1: Lịch sử ra đời hoạt động của OKB Sukhoi

Đóng góp của Sukhoi trong chiến tranh Vệ Quốc

Tháng 9/1939, nhà thiết kế Pavel Sukhoi (1895-1975) thành lập cục thiết kế Sukhoi (OKB Sukhoi *). Vị trí ban đầu của cục đặt tại Kharkov (Ukraine), tuy nhiên Pavel Sukhoi tỏ ra không hài lòng về vị trí hiện tại nên quyết định chuyển về gần thủ đô Moscow (sân bay Modmoskovye).

Tháng 12/1941, Phát xít Đức phát động cuộc tấn công xâm lược Liên Xô. Chiến tranh Vệ quốc bùng nổ, tất cả các công ty công nghiệp quốc phòng Liên Xô dồn toàn lực sản xuất trang bị vũ khí cho Hồng Quân, OKB Sukhoi không là ngoại lệ.

Mẫu thiết kế tốt nhất mà OKB Sukhoi có được là máy bay cường kích Su-2 (được sản xuất gần 1.000 chiếc). Ngoài Su-2, OKB Sukhoi còn nghiên cứu dự án Su-1, Su-4, Su-5, Su-6 nhưng đều chỉ dừng lại ở mức thử nghiệm mà không đưa vào sản xuất hàng loạt.

Dẫu sao, những chiếc Su-2 đã góp công không nhỏ trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô.

Dấu ấn Su-7

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, công nghiệp hàng không quân sự bước vào thời kỳ phát triển máy bay động cơ phản lực. Ở giai đoạn này, OKB Sukhoi chỉ thực hiện hai dự án máy bay phản lực cận âm Su-9 và Su-15 nhưng đều bị hủy bỏ. Công lao lớn nhất của Sukhoi là ứng dụng một số công nghệ mới trong thiết kế máy bay: dù hãm để giảm quãng đường hạ cánh, ghế phóng khẩn cấp.

Giai đoạn 1949-1953, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô buộc cục thiết kế Sukhoi phải giải thể. Có một số nguồn tin cho rằng, lãnh tụ Xô Viết Stalin không thích cá nhân ông Pavel Sukhoi. Sau khi vị Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Liên Xô này qua đời, Pavel Sukhoi tái lập OKB Sukhoi.

Thời kỳ này, xu hướng phát triển chiến dấu cơ trên thế giới chuyển sang giai đoạn các loại máy bay có khả năng đạt vận tốc siêu âm. Vào tháng 9/1955, máy bay cường kích siêu âm đầu tiên của OKB Sukhoi Su-7 cất cánh thành công. Năm 1959, Su-7 chính thức đi vào phục vụ trong Không quân Xô Viết.


http://nghiadx.blogspot.com
Cường kích Su-7 biên chế trong Không quân Ấn Độ.


Su-7 thiết kế theo kiểu dáng cánh cụp, cửa hút khí nằm ở mũi (đặc trưng máy bay Xô Viết những năm 1950-1960), lắp một động cơ tuốc bin phản lực AL-7F cho phép chiếc máy bay đạt tốc độ siêu âm hơn 2.000km/h.

Tuy nhiên, tầm bay của Su-7 rất hạn chế, thể tích chứa nhiên liệu thấp. Dù được thiết kế cho nhiệm vụ tấn công mặt đất nhưng tải trọng vũ khí nhỏ (chỉ hơn 2.000kg).

Dẫu sao, Su-7 khá thành công trong lĩnh vực xuất khẩu, đã có 1.847 chiếc được chế tạo phục vụ rộng rãi ở 10 quốc gia trên thế giới.

Mãi tới những năm 1980, Su-7 mới bị loại khỏi hầu hết không quân các nước. Có thể nói không ngoa, Su-7 đã đặt nền móng đầu tiên tạo dựng thành công sau này cho OKB Sukhoi trong lĩnh vực chế tạo máy bay cường kích.

Tập tành chế tạo tiêm kích

Không chỉ tham gia thiết kế máy bay cường kích, OKB Sukhoi còn “chen chân” vào lĩnh vực tiêm kích đánh chặn.

Năm 1956, tiêm kích đánh chặn Su-9 cất cánh thành công lần đầu. Su-9 có kiểu dáng thân và đuôi tương tự Su-7 nhưng dùng kiểu cánh tam giác. Ngoại hình Su-9 rất giống với tiêm kích huyền thoại MiG-21.

Cũng như Su-7, Su-9 mắc những điểm yếu như tầm bay ngắn, khả năng mang vũ khí giới hạn. Sau Su-9, Sukhoi phát triển mẫu cải tiến Su-11 nhưng chỉ được chế tạo số lượng rất ít do những vấn đề kỹ thuật.

Tiếp đó, năm 1967 OKB Sukhoi trình làng tiêm kích đánh chặn Su-15 với một số sửa đổi trong thiết kế (chuyển cửa hút khí sang 2 bên thân).

Su-15 khá nổi tiếng nhưng không phải do có chiến tích hoành tráng mà là dính vào vụ bê bối bắn hạ máy bay chở khách KAL 007 (Hàng không quốc gia Hàn Quốc) năm 1983.

Su-17 tiếp nối Su-7

Điểm nhấn trong thiết kế chiến đấu cơ OKB Sukhoi những năm 1960-1970 là máy bay cường kích Su-17 – tiếp nối thành quả của Su-7.

Điểm đặc trưng của Su-17 sử dụng kiểu “cánh cụp cánh xòe’ do Viện khí động lực học trung ương (TsAGI) thiết kế. Cánh xòe ra để tạo lực nâng ở trần bay thấp, cánh cụp lại để tăng tốc độ.

Su-17 mang khối lượng vũ khí 4 tấn trên 10 giá treo. Những biến thể cải tiến sau này cho phép nó mang vũ khí tấn công chính xác cao.


http://nghiadx.blogspot.com
Su-22M4 (biến thể xuất khẩu của Su-17) biên chế trong Không quân Ba Lan.

Su-17 là mẫu máy bay thành công của OKB Sukhoi, gần 3.000 chiếc được sản xuất và xuất khẩu tới hơn 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam (chính là các biến thể của Su-22).

Su-17 đi vào phục vụ chưa lâu, năm 1969 OKB Sukhoi giới thiệu cường kích cánh cụp cánh xòe Su-24. Năm 1975, cường kích Su-25 – “sát thủ diệt tăng” ra mắt. Cả hai loại phục vụ tích cực trong Không quân Nga và vài nước khác.

Mở đầu trường phái tiêm kích đa năng

Nối tiếp thành công của Su-17, giai đoạn 1970-1980 OKB Sukhoi để lại dấu ấn bằng thiết kế chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không Su-27.

Su-27 có tầm bay lớn, tải trọng vũ khí 8 tấn, tính cơ động linh hoạt cao. Ngoài thực hiện vai trò đối không bằng các loại tên lửa tầm ngắn tầm trung, Su-27 cũng thể hiện khả năng cường kích bằng bom và rocket không điều khiển nhưng còn nhiều hạn chế. Biến thể Su-27SM mang được vũ khí tấn công chính xác cao.

Su-27 là nguồn lợi chính của Sukhoi sau khi Liên Xô sụp đổ. Lãnh đạo Sukhoi lúc đó là Mikhail Simonov (>> xem thêm) tích cực tìm kiếm thực hiện hợp đồng xuất khẩu Su-27. Nhờ đó mà không quân nhiều nước trên thế giới mới có cơ hội tiếp cận một trong những loại chiến đấu cơ thế hệ thứ tư tiên tiến hàng đầu thế giới.

Đặc biệt, từ nền tảng Su-27 thì Sukhoi đã phát triển thành công nhiều biến thể cải tiến mạnh như Su-30, Su-33, Su-34 và Su-35.


http://nghiadx.blogspot.com
Niềm tự hào của OKB Sukhoi - chiến đấu cơ Su-27.


Những năm 1990, đi cùng xu hướng phát triển chung của thế giới Sukhoi tuy gặp nhiều khó khăn nhưng cũng tích tham gia phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5.

Điển hình là máy bay thử nghiệm Su-47 Berkut với thiết kế cánh ngược độc đáo. Tuy nó chỉ dừng ở giai đoạn thử nghiệm nhưng nó đã đem lại cho Sukhoi nhiều kinh nghiệm quí giá. Và điều đó được hiện thực hóa ở Sukhoi PAK FA T-50.

Ngày 29/1/2010, nguyên mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ năm Sukhoi T-50 lần đầu cất cánh ở sân bay Komsomolsk on Amur Dzemgi. Sukhoi T-50 hứa hẹn sẽ tiếp tục đưa Sukhoi vươn tới thành công lớn hơn.

Sukhoi trong lĩnh vực dân sự

Không chỉ tham gia phát triển máy bay quân sự, Sukhoi còn “xông pha” vào lĩnh vực dân sự.

Kinh nghiệm phát triển chiến đấu cơ với khả năng thao diễn tuyệt vời, Sukhoi đưa vào ứng dụng thiết kế máy bay thể thao động cơ cánh quạt Sukhoi Su-26/29/31. Trong các cuộc thi ở Châu Âu và thế giới, đội bay của Sukhoi đã đạt được 330 huy chương có 156 huy chương vàng).

Trong lĩnh vực hàng không dân dụng, thiết kế mới nhất, đầy tiềm năng xuất khẩu nhất của Sukhoi là máy bay chở khách tầm trung Superjet 100.

Hơn 70 năm hoạt động, những nhà thiết kế tài ba của OKB Sukhoi phát triển 100 loại máy bay và biến thể, với 60 kiểu đưa vào sản xuất, 10.000 chiếc xuất xưởng. Có khoảng 2.000 chiếc máy bay các loại xuất khẩu tới hơn 30 quốc gia trên thế giới.

>> Kỳ 2: Dấu ấn hai nhà lãnh đạo OKB Sukhoi

(*) Cụm từ OKB theo nguyên văn tiếng Nga "Опытное конструкторское бюро" (Opytnoe Konstructorskoe Byuro) nghĩa là Cục thiết kế thí nghiệm. Thông thường, một văn phòng chính thức được biết đến bằng các số thứ tự hoặc tên người đứng đầu (người sáng lập). Ví dụ như với cục thiết kế Sukhoi thì tên gọi là OKB-51 hay là OKB Sukhoi (tên gọi phổ biến).

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

>> 10 máy bay quân sự nhanh nhất thế giới


Dưới đây là top 10 loại máy bay quân sự có tốc độ bay cao nhất thế giới hiện nay.

1. Máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-25: 3,2М



Máy bay đánh chặn tầm cao, siêu âm của Liên Xô, do Viện thiết kế Mikoyan-Gurevichh thiết kế.


Là máy bay huyền thoại, đã lập một số kỷ lục thế giới, trong đó có cả kỷ lục tốc độ, song bị giấu kín giống như nhiều chuyện khác ở Liên Xô. Theo lời tổng công trình sư R.А. Belyakov, việc máy bay vượt quá tốc độ 3M làm giảm tuổi thọ của khung thân máy bay, nhưng không làm hư hỏng máy bay hoặc động cơ. Một số phi công cho biết, MiG-25 đã nhiều lần vượt ngưỡng tốc độ 3,5М, nhưng kỷ lục đó không được ghi nhận chính thức.

Ngày 6/9/1976, Viktor Belenko, phi công Không quân Liên Xô đã lái một chiếc MiG-25 đào tẩu sang Nhật Bản. Chiếc máy bay đã được trả lại sau khi đã được dỡ tung đến từng chiếc đinh vít. Các máy bay mới đã được cải tiến và có ký hiệu MiG-25PD, tất cả các máy bay có trong trang bị được hiện đại hóa và đặt ký hiệu là MiG-25PDS.

Belenko tại sân bay Hakodate đã dùng súng ngắn bắn để ngăn chặn người Nhật tiếp cận chiếc MiG-25, yêu cầu che kín máy bay, nhưng ủy ban điều tra vụ việc đã kết luận rằng, việc bay sang Nhật là có chủ mưu, mặc dù không có mục tiêu phản bội rõ ràng.

2. Máy bay trinh sát SR-71 của hãng Lockheed: 3,2М




Máy bay trinh sát chiến lược siêu âm của Không quân Mỹ, còn có tên không chính thức là Blackbird. Máy bay này nổi danh ở độ tin cậy kém, trong 34 năm, Mỹ đã mất 12 chiếc trong số 32 chiếc hiện có.

Thủ đoạn chính để tránh đạn tên lửa của SR-71 là bốc cao và tăng tốc. Năm 1976, SR-71 Blackbird đã lập kỷ lục tuyệt đối về tốc độ trong số các máy bay có người lái trang bị động cơ dòng thẳng là 3.529,56 km/h.

3. Máy bay đánh chặn tầm xa MiG-31: 2,82М


Máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm, mọi thời tiết, tầm xa, 2 chỗ ngồi. Là máy bay chiến đấu thế hệ 4 đầu tiên của Liên Xô. MiG-31 dùng để đánh chặn và tiêu diệt mục tiêu bay ở độ cao nhỏ, cực nhỏ, trung bình và lớn, cả ngày lẫn đêm, khi đối phương sử dụng nhiễu radar tích cực và tiêu cực, cũng như mồi bẫy nhiệt. Một tốp 4 chiếc MiG-31 có khả năng kiểm soát khoảng không có chiều rộng 800-900 km.

Tốc độ tối đa cho phép: 3.000 km/h (2,82 М)

4. Máy bay tiêm kích F-15 Eagle của McDonell Douglas: 2,5М


Máy bay tiêm kích chiến thuật mọi thời tiết, thế hệ 4 của Mỹ, dùng để giành ưu thế trên không. Được nhân vào trang bị năm 1976.

Tốc độ tối đa ở độ cao lớn: 2.650 km/h (>2,5M)

5. Máy bay ném bom chiến thuật F-111 của General Dynamics: 2,5М


Máy bay ném bom chiến thuật tầm xa, 2 chỗ ngồi, máy bay yểm trợ chiến thuật với cánh có dạng hình học thay đổi (cánh cụp-xòe).

Tốc độ tối đa ở độ cao lớn: 2.655 km/h (2,5M)

6. Máy bay ném bom chiến thuật Su-24: 2,4М


Máy bay ném bom chiến thuật, cánh cụp-xòe của Liên Xô, dùng để tấn công bằng tên lửa, bom, trong điều kiện thời tiết tốt và phức tạp, cả ngày lẫn đêm, kể cả ở độ cao nhỏ tiêu diệt có ngắm chống các mục tiêu mặt đất và mặt nước.

Một số phi công cho biết, máy bay được trang bị cơ cấu lái tự động autopilot có khả năng lái máy bay ở độ cao nhỏ, chẳng hạn duy trì máy bay bay ở độ cao 120 m so với mặt đất.

7. Máy bay tiêm kích đánh chặn F-14 Tomcat của Grumman: 2,37М


Máy bay đánh chặn, tiêm kích-bom phản lực thế hệ 4, cánh có dạng hình học thay đổi. Được phát triển trong thập niên 1970 để thay thế các máy bay Con ma (F-4 Phantom).

8. Máy bay tiêm kích Su-27: 2,35М

Máy bay tiêm kích đa năng cơ động cao của Liên Xô, do Viện OKB Sukhoi phát triển và dùng để giành ưu thế trên không.

Nhờ có khả năng điều khiển vector lực kéo, máy bay có thể thực hiện các thao tác cơ động kỳ diệu như “Rắn hổ mang” và “Vòng tròn Frolov” (bay vòng tròn lộn ngược). Các thuật bay cao cấp cho thấy khả năng giữ máy bay rơi khi ở các góc tấn vượt quá góc tới hạn.

9. Máy bay tiêm kích đa năng MiG-23: 2,35М


Máy bay tiêm kích đa năng của Liên Xô có cánh dạng hình học thay đổi. MiG-23 đã tham gia nhiều cuộc xung đột vũ trang những năm 1980.

Tốc độ tối đa ở độ cao lớn: 2,35М

10. Máy bay tiêm kích F-14D Tomcat của Grumman: 2,34М


Khác với các biến thể trước đó, biến thể F-14D có radar mạnh hơn AN/APG-71 của Hughes, cho phép bám 24 mục tiêu, bắt và phóng tên lửa đồng thời chống 6 mục tiêu trong số đó, ở các độ cao và cự ly khác nhau, có thiết bị avionics và cabin cải tiến. Tổng cộng, đã chế tạo 37 máy bay loại này, ngoài ra có 104 F-14A được nâng cấp thành F-14D.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang