Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: đảo Hải Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn đảo Hải Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đảo Hải Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

>> Đảo Hải Nam xuất hiện máy bay quân sự mới?



Các trang mạng quốc phòng Trung Quốc đồng loạt ca ngợi biến thể JH-7B, theo đó, loại máy bay này vượt qua Su-34. Có nguồn tin cho biết, có 6 chiếc JH-7B xuất hiện ở đảo Hải Nam.

Những điểm khác biệt

JH-7B Leopard-III là biến thể được nâng cấp từ JH-7A với nhiều cải tiến quan trọng, trong đó theo trang mạng Milchina JH-7B là một biến thể tiêm kích bom có khả năng tàng hình.

JH-7B được phát triển trên cơ sở bộ khung của JH-7A nhưng được kéo dài hơn để phù hợp với các thiết bị mới. Cụ thể là động cơ mới với lực đẩy tốt hơn cùng hàng loạt các thiết bị điện tử tiên tiến.

Động cơ mới WS-12B cung cấp lực đẩy tăng lên đến 15% so với động cơ cũ được trang bị trên JH-7. Lực đẩy tối đa không được công bố, động cơ này có đường kính lớn hơn nhưng lại ngắn hơn so với động cơ cũ. Động cơ WS-12B được cho là một nâng cấp trở lại của động cơ WS-12 trước đó đã bị hủy bỏ do kém chất lượng.



JH-7B có thực sự vượt trội so với Su-34 hay không?


Thân và cánh của máy bay được thiết gia tăng sử dụng vật liệu composite, chủ yếu ở hai cánh chính và cánh đuôi đứng, mặc dù thân máy bay dài hơn nhưng không làm tăng trọng lượng. Thân máy bay được phủ một lớp sơn đặc biệt có khả năng hấp thu sóng điện từ. Đây chính là điểm nổi bật để JH-7B có khả năng tàng hình.

Cùng với các sửa đổi tại cánh đuôi đứng và cánh tà, các biện pháp che chắn hồng ngoại, diện tích phản hồi radar của JH-7B giảm xuống đáng kể, theo cả chiều dọc và chiều ngang. Mặc dù không công bố chi tiết về RCS của JH-7B nhưng trang mạng Xinjunshi bình luận, đây là một khả năng chưa từng có trong khu vực.

Buồng lái của JH-7B được mở rộng hơn, được trang bị nhiều hơn các thiết bị điện tử tiên tiến. Một radar mãng pha khẩu độ tổng hợp mới cung cấp khả năng giám sát mặt đất tốt hơn. Một số thông tin cho rằng JH-7B được trang bị một radar quét mãng pha điện tử chủ động, radar AESA, cung cấp khả năng giám sát không đối không và không đối đất cùng lúc.



JH-7 thao diễn.


JH-7B được trang bị các thiết bị giám sát và phát hiện mục tiêu đa chức năng, thiết bị gây nhiễu radar toàn diện, máy tính mới với bộ vi xử lý mạnh hơn. Các thiết bị điện tử trên máy bay được nối mạng với nhau thông qua đường truyền cáp quang tốc độ cao.

Bài viết trên trang Xinjunshi tuyên bố, hiệu suất tổng thể của JH-7B tăng đến 5 lần so với biến thể trước, và đây “hoàn toàn không phải là sự cường điệu hóa”.

Còn theo trang mạng Milchina, hiện tại có khoảng 6 mẫu thử nghiệm JH-7B đang đóng quân trên một căn cứ không quân trên đảo Hải Nam.

Theo đó, rất nhiều thiết bị mới đã được trang bị cho 6 chiếc JH-7B này để tiến hành các cuộc thử nghiệm đánh giá cuối cùng. Để đảm bảo JH-7B không xảy ra thiếu sót, Trung Quốc đã đề xuất một cuộc nghiên cứu mới đối với JH-7B với sự tham gia của Ukraine.

"Su-34 của Trung Quốc và hơn thế"

Không quân Trung Quốc được cho là thiếu các máy bay tấn công tầm xa, thiếu các máy bay ném bom mới. JH-7B sẽ là một máy bay tấn công và ném bom chiến thuật, tương tự như vai trò của Su-34 trong không quân Nga.

Trang mạng Milchina gọi JH-7B là "Su-34 của Trung Quốc", ngoài ra còn không tiếc lời so sánh JH-7B với Su-30 và Su-34, theo đó, máy bay của Trung Quốc có tầm bay lớn hơn, tải trọng vũ khí cũng lớn hơn. JH-7B còn có khả năng tàng hình hoàn toàn có thể thực hiện các cuộc xâm nhập mạng lưới phòng không đối phương đối phương.

Trang mạng Michina dẫn lời các chuyên gia quân sự cũng tiết lộ cấu hình vũ khí JH-7B gồm một pháo nòng kép 23mm, với tốc độ bắn 6.000 phát/phút. Dưới cánh và bụng của máy bay được thiết kế tới 15 điểm treo vũ khí, đây là máy bay thứ 2 sau F-15E của Mỹ có 15 điểm treo vũ khí.

JH-7B có khả năng mang theo tất cả các loại vũ khí có trong trang bị hiện nay. Từ tên lửa không đối không PL-8, PL-12, đến tên lửa chống hạm như C-601, C801/802, tên lửa chống tàu Kh-31A của Nga, tên lửa chống radar Kh-31P, bom thông thường, bom có điều khiển (bằng laser). JH-7B có khả năng mang tới 4 tên lửa chống hạm YJ-82, thay vì 2 tên lửa như biến thể cũ.

Đặc biệt JH-7B được trang bị hệ thống chỉ thị và nhắm mục tiêu gắn ngoài tương tự như hệ thống chỉ thị mục tiêu FLIR được trang bị trên các chiến đấu cơ của châu Âu. Cung cấp chỉ thị mục tiêu và dẫn hướng chính xác cho các vũ khí dẫn đường bằng laser, đây là điều khác biệt so với Su-34 của Nga, trang mạng Milchina bình luận.

Phần mềm điều khiển bay fly-by-wire tiên tiến với 4 kênh tín hiệu cùng với một hệ thống kiểm soát dự phòng. Bộ vi xử lý trung tâm đạt tiêu chuẩn MIL-STD -1750A của quân đội Mỹ. Cải thiện đáng kể độ tin cậy và an toàn trong hoạt động.

Theo dự kiến, Trung Quốc sẽ phát triển tiếp các biến thể mới tiếp theo là JH-7C với một số cải tiến ở cánh đuôi đứng. Cuối cùng là biến thể JH-7E đây là biến thể được thiết kế với vai trò tác chiến điện tử chuyên dụng, tương tự như vai trò của E/A-18G của Hải quân Mỹ.

Kết thúc bài viết của mình các trang mạng quốc phòng Trung Quốc bình luận, JH-7B là một nhân tố mới trong cơ cấu tác chiến của không quân Trung Quốc.

Tuy năng lực thực sự của JH-7B vẫn chưa được xác minh rõ ràng nhưng việc đem so sánh với các hệ thống vũ khí của Nga đã trở thành một truyền thống trên các trang mạng quốc phòng Trung Quốc. Suy cho cùng đó cũng là một cách để khuếch trương lòng tự hào dân tộc, cho dù giữa những tuyên bố và thực tế còn rất khác xa nhau. Không hiểu, khi thiết kế máy bay, người Nga có cảm thấy cần so sánh sản phẩm của mình với may bay Trung Quốc hay không?

[BDV news]


Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

>> Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc





Nếu Đông Hải là hạm đội mạnh nhất thì Nam Hải SSF lại là hạm đội được ưu tiên trang bị nhiều tàu chiến mới nhất của Hải quân Trung Quốc.


Nam Hải là 1 trong 3 hạm đội thuộc Hải quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc PLAN. Thành lập vào tháng 9/1950, PLAN ra đời sau ngày thành lập nước Trung Quốc mới gần 1 năm (1/10/1949).

Được giao nhiệm vụ phụ trách vùng biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải), hạm đội Nam Hải là lực lượng chủ đạo trong việc bảo vệ lợi ích và đòi hỏi các yêu sách của Trung Quốc trong khu vực.

Trong lịch sử, hạm đội Nam Hải chính là lực lượng đã đánh chiếm bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa và một số đảo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Lực lượng tàu tuần tra thuộc Cơ quan Hải giám Trung Quốc, có hạm đội Nam Hải "đứng sau" chính là lực lượng đang gây ra những căng thẳng, tạo tâm lý lo lắng cho các nước trong khu vực trên biển Đông.

Thời gian gần đây, hạm đội Nam Hải lại là lực lượng được nhận nhiều tàu chiến mặt nước mới nhất do công nghiệp đóng tàu Trung Quốc sản xuất.

Toàn bộ các tàu khu trục có tên lửa mới nhất loại Type-052C đều được biên chế về hạm đội Nam Hải. Tàu khu trục nhỏ mới nhất loại Type-054A/D cũng được ưu tiên cho hạm đội này. Trong tổng số 11 chiếc tàu khu trục nhỏ Type-054 mới có đến 8 chiếc được điều động biên chế cho hạm đội Nam Hải.

Loại tàu đổ bộ mới nhất, lớp Ngọc Chiêu, của công nghiệp đóng tàu Trung Quốc cũng được giao cho hạm đội Nam Hải. Không những thế, hạm đội Nam Hải còn "giúp đỡ" một đội tàu tuần tra hùng hậu thuộc lực lượng hải giám Trung Quốc.

Điều đó cho thấy, Trung Quốc coi biển Đông là một trong những địa bàn tối quan trọng trong chiến lược hướng ra biển lớn. Có ý kiến cho rằng, trong tương lai không xa, hạm đội Nam Hải sẽ trở thành lực lượng tác chiến mạnh nhất của Hải quân Trung Quốc.

Căn cứ chính của các tàu mặt nước của hạm đội Nam Hải được đóng tại Trạm Giang tỉnh Quảng Đông. Trong khi đó tất cả các tàu ngầm của hạm đội đóng tại căn cứ Du Lâm thuộc đảo Hải Nam, căn cứ tàu ngầm lớn nhất trong khu vực.

Theo một số nguồn tin không chính thức và qua một số bức ảnh chụp vệ tinh, một tàu ngầm hạt nhân hiện đại của hải quân Trung Quốc loại Type-093 đang hoạt động tại đây.

Tương lai, nhiều khả năng loại tàu ngầm hiện đại nhất của loại Type-094 cũng sẽ được điều động xuống làm nhiệm vụ tại hạm đội Nam Hải. Soái hạm của hạm đội Nam Hải là tàu chỉ huy Nam Xương AOR/AK 953. Thông tin về soái hạm của hạm đội Nam Hải gần như không được công bố.

Sau đây là danh sách các tàu chiến mặt nước và tàu ngầm trong biên chế của hạm đội Nam Hải:

- 2 chiếc tàu khu trục phòng không Type-052C (170 Lan Châu, 171 Hải Khẩu), 2 tàu khu trục Type-052B, (168 Quảng Châu, 169 Vũ H)án, 1 tàu khu trục Type-051B (176 Thẩm Quyến).
- 6 chiếc tàu khu trục Type-051 (161 Trường Sa – một địa danh trong nội địa Trung Quốc, 162 Nam Ninh, 163 Nam Xương, 164 Quế Lâm, 165 Trạm Giang, 166 Chu Hải).
- 8 chiếc tàu khu trục nhỏ Type-054 (530 Từ Châu, 529 Zhoushan, 570 Hoàng Sơn, 568 Chaohu, 571 Vân Thành, 569 Ngọc Lâm, 548 Ích Dương, 549 Thường Châu).
- 4 chiếc tàu khu trục Type-053H3 (564 Nghi Xương, 565 Ngọc Lâm, 566 Ngọc Khê, 567 Tương Phàn).
- 6 chiếc tàu khu trục Type-053H1G (558 Bắc Hải, 559 Khang Định, 560 Đông Quan, 561 Sán Đầu, 562 Giang Môn, 563 Phật Sơn). 4 chiếc tàu khu trục Type-052H1.
- 8 tàu ngầm điện diesle lớp Ming (lớp Minh), 4 tàu ngầm điện diesel lớp Romeo, 11 tàu đổ bộ thông thường Type-072II, 4 tàu đổ bộ lớp Type-073, đặc biệt là 1 chiếc tàu đổ bộ có sàn đáp cho trực thăng mới nhất Type-071 lớp Ngọc Chiêu mang số hiệu 998 Côn Lôn Sơn, cùng với 1 tàu bệnh viện.

Theo thông tin từ Jane’s Defence tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type-094 lớp Jin (lớp Tấn) cũng đã được biên chế cho hạm đội Nam Hải.

Về không quân của hạm đội Nam Hải gồm có lữ đoàn không quân số 8, và số 9, với trang bị chính là các máy bay tiêm kích bom JH-7, đánh chặn J-8, tuần tra Y-8MPA, ném bom SH-5, 1 trung đoàn không quân độc lập sử dụng máy bay trực thăng.

Lữ đoàn thủy quân lục chiến số 1 và 164, 1 trung đoàn thiết giáp lội nước, 1 lữ đoàn radar bờ biển, 2 tiểu đoàn tên lửa chống tàu đất đối hải, 1 trung đoàn phòng không.

Một số hình ảnh về Hạm đội Nam Hải:



Type-052C tàu khu trục phòng không hiện đại nhất hải quân Trung Quốc.




Type-054 tàu khu trục nhỏ hiện đại nhất Hải quân Trung Quốc.




Tàu ngầm điện diesel lớp Ming đang neo đậu tại căn cứ trên đảo Hải Nam.




Tiêm kích bom JH-7 loại máy bay chiến đấu chủ lực của hạm đội Nam Hải.




Tàu đổ bộ hiện đại nhất Hải quân Trung Quốc, Type-071 lớp Ngọc Chiêu.




Tàu khu trục phòng không Type-052B tiền thân của loại 052C.




Hầm trú ẩn cho tàu ngầm trên đảo Hải Nam.


[BDV news]


Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

>> Trung Quốc diễn tập quân sự ở Biển Đông





Theo Global Times, 14 tàu hải quân Trung Quốc tham gia diễn tập ở vùng nước gần hòn đảo Hải Nam của Trung Quốc. Cuộc tập này chỉ diễn ra vài ngày sau cuộc tập trận bắn đạn thật của Hải Quân Việt Nam trong vùng lãnh hải 200 hải lý thuộc vùng chủ quyển của Việt Nam.


Trung Quốc tổ chức cuộc tập trận kéo dài 3 ngày ở Biển Đông để luyện chiến thuật đổ bộ và chống ngầm. Nước này cũng xác nhận kế hoạch tăng cường lực lượng hải giám.


Tàu Trung Quốc trong một cuộc tập trận trên biển Hoa Đông năm 2010. Ảnh: Xinhua. Ảnh: Xinhua.

Trong khi đó, China Daily đưa tin giới chức Trung Quốc khẳng định việc lực lượng Hải giám sẽ được tăng cường nhân lực, từ 9.000 người lên đến 15.000 người vào năm 2020. Lực lượng này nằm dưới sự quản lý của Ủy ban hải dương quốc gia - cơ quan giám sát đường bờ biển và các vùng nước mà Trung Quốc cho là có chủ quyền.

Đội tàu tuần tra của lực lượng Hải giám cũng sẽ được tăng lên 350 chiếc vào năm 2015 và lên đến 520 chiếc vào năm 2020. Ngoài ra, lực lượng cũng sẽ được trang bị 16 máy bay vào năm 2015.

Hôm qua, Trung Quốc đã cử một tàu tuần tra tới Biển Đông và tuyên bố sẽ tiến hành kiểm tra các con tàu mang cờ nước ngoài trên vùng biển mà nước này tuyên bố là thuộc chủ quyền của họ.

Trung Quốc đang vướng vào hàng loạt tranh chấp với các nước láng giềng trên Biển Đông.

Trong khi đó, trong vòng nửa tháng qua các tàu Trung Quốc từ hải giám, ngư chính đến tàu đánh cá liên tục xâm phạm vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam, nơi không có tranh chấp.

Trung Quốc cũng bị Phillippines tố cáo là vi phạm quyền của họ trên Biển Đông. Manila dự tính đưa các hành động của Trung Quốc ra diễn đàn Liên hợp quốc.

[Vitinfo news]



Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

>> Hải quân Trung Quốc với tham vọng vươn xa



Từ Somalia (châu Phi) đến vịnh Ba Tư hay eo biển Malacca, Bắc Kinh đang cố gắng tăng cường sự hiện diện của sức mạnh hải quân trên khắp thế giới.

Đây là bước đột phá khỏi truyền thống duy trì hạm đội chỉ để tuần tra duyên hải Trung Hoa.

Các tướng lĩnh Trung Quốc một mực khẳng định Hải quân Trung Quốc là lực lượng thuần túy để tự vệ, thế nhưng gần đây, lực lượng này đã được giao thêm nhiệm vụ phục cho các lợi ích hàng hải và kinh tế của Trung Quốc trên khắp thế giới.

“Với sự thay đổi chiến lược hải quân, chúng tôi đang chuyển từ phòng thủ bờ biển sang phòng thủ từ ngoài khơi xa”, phó tư lệnh Hạm đội Đông hải Trương Hoa Sâm trả lời phỏng vấn của Tân Hoa Xã.

Theo các chuyên gia, Hải quân Trung Quốc mỗi năm nhận được hơn 1/3 tổng ngân sách dành cho quân sự nước này. Điều này thể hiện rõ quyết tâm của Bắc Kinh muốn nắm quyền kiểm soát các tuyến hàng hải mang nhiều giá trị về sản xuất và tài nguyên.

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn sự gia tăng sức mạnh của Hải quân Trung Quốc, Đất Việt xin giới thiệu một số hình ảnh về lực lượng này, tổng hợp từ trang Foreign Policy:



Chiến hạm Châu Sơn hướng về vịnh Aden (Somalia) ngày 21/2/2011. Hạm đội hộ tống số 8 của hải quân Trung Quốc với hai hộ tống hạm tên lửa là Mã Yên Sơn và Ôn Châu có nhiệm vụ chống cướp biển Somalia, sẽ được tàu tiếp vận Vạn Đảo Hồ hỗ trợ.



Thủy thủ trên hộ tống hạm tên lửa Mã Yên Sơn tại cảng Manila (Philippines) tháng 4/2010. Các chuyên gia cho rằng những chiến dịch như thế này sẽ giúp cải thiện khả năng tác chiến từ xa của Trung Quốc.



Hàng không mẫu hạm Varyag được Trung Quốc mua lại từ Ukraine. Được đặt tên là Thi Lang và trang bị radar mảng pha và tên lửa hạm đối không. Giới quân sự Trung Điều đánh giá sự trang bị này giúp Thi Lang có khả năng tác chiến độc lập cao hơn các hàng không mẫu hạm Mỹ, vốn phụ thuộc chặt chẽ vào các hộ tống hạm mang tên lửa Aegis.




Hải quân đánh bộ Trung Quốc trong đợt tập trận chung với hải quân Nga ở Thanh Đảo năm 2005.




Tàu ngầm Trung Quốc phóng tên lửa trong cuộc tập trận năm 2005, Cuộc tập trận tại Thanh Đảo điều động 7.000 binh sĩ cùng nhiều tàu ngầm, tàu chiến và khu trục hạm.




Tháng 3/2010, tàu chiến Trung Quốc có mặt tại cảng Abu Dhabi (UAE), đánh dấu việc lần đầu tiên Hải quân Trung Quốc cập cảng một nước Trung Đông.




Tàu ngầm Trung Quốc tham gia biểu dương lực lượng tại Thanh Đảo năm 2009, chỉ vài tuần sau một vụ va chạm với hải quân Mỹ. Trung Quốc đã cho xây một căn cứ tàu ngầm trên đảo Hải Nam. Từ đây tàu ngầm Trung Quốc có thể lặn sâu trong vòng 20 phút để có mặt tại biển Đông. Hải quân Mỹ luôn theo dõi chặt chẽ hoạt động của căn cứ bằng cách cử tàu ngầm tuần tra gần đảo Hải Nam. Dù không chính thức tuyên bố Hải quân Trung Quốc là đối thủ, nhưng hầu hết các tàu ngầm hạt nhân mạnh nhất của Mỹ đã có mặt tại Thái Bình Dương.




Tàu chiến Trung Quốc đi qua cảng Hong Kong.



Đặc nhiệm biển Trung Quốc diễn tập chống khủng bố trên khu trục hạm Hải Khẩu, tháng 12/2008.



Tàu ngầm lớp Kilo của Trung Quốc ở căn cứ Thanh Đảo. Trung Quốc đã mua nhiều tàu ngầm của Nga.



Tàu ngầm Trung Quốc tại Hong Kong, tháng 4/2004.


[BDV news]


Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011

>> Báo chí nước ngoài: "Trung Quốc ngày càng lấn lướt"



Việc tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp địa chấn tàu Bình Minh 02 ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khiến không chỉ chính quyền và người dân Việt Nam mạnh mẽ lên tiếng, mà báo chí quốc tế, đặc biệt là các nước trong khu vực cũng đặc biệt quan tâm.

Hãng tin AFP bình luận: "Việc Trung Quốc ngày càng lấn lướt trong việc giành quyền quyết định ở biển Đông đang làm gia tăng căng thẳng với các nước khác trong khu vực, cũng như với Mỹ."

Trong khi đó, BBC đưa tin: "Cuộc gây hấn mới nhất liên quan đến tàu hải giám Trung Quốc xảy ra ở 120 km ngoài khơi bờ biển phía Nam Trung Việt Nam, cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 600km về phía Nam."



Tàu hải giám Trung Quốc


Hãng Reuters cũng xác nhận, vụ việc xảy ra trong khu vực lô 148, cách bờ biển Nam Trung Bộ của Việt Nam 80 hải lý tính từ thành phố biển Nha Trang (quy định về chiều rộng vùng đặc quyền kinh tế theo Công ước Luật biển LHQ 1982 là 200 hải lý tính từ đường cơ sở - ND).
Cũng trên BBC, một nhà nghiên cứu chủ đề an ninh hàng hải khu vực, Th.S Iskander Rehman phân tích: "Sự kiện mới rồi dường như khá nhất quán với cách ứng xử gần đây của Trung Quốc tại các vùng Biển Đông và Đông Hải, theo đó Bắc Kinh thường sử dụng cả hai biện pháp là cưỡng ép về ngoại giao và ra dấu hiệu mạnh mẽ về quân sự để khẳng định chủ quyền. Cách ứng xử này đã dẫn tới sự căng thẳng không chỉ với tàu Việt Nam mà cả các tàu của Mỹ, Nhật và Philippines.

Cần chú ý rằng cách tiếp cận của Trung Quốc trong các tranh chấp lãnh thổ trên biển không chỉ mạnh bạo hơn mà còn trở nên đa dạng hơn trước. Đụng độ trên biển mức độ nhỏ chỉ là một trong các biện pháp mà Bắc Kinh đang sử dụng nhằm củng cố chủ quyền trên các đảo đá và bãi cạn tại Biển Đông, vốn được cho là giàu khoáng sản.

Một biện pháp khác là phát tín hiệu quân sự như tổ chức tập trận và tăng cường tuần tra ngoài khơi gần các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là biện pháp chúng ta thấy được sử dụng ngày càng nhiều trong thời gian gần đây.



Cáp địa chấn tàu Bình Minh 02 bị tàu hải giám TQ cắt ngay trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam


Các hình thức khiêu khích này thường được thực hiện cùng điều mà các nhà phân tích chiến lược Trung Quốc gọi là 'chiến tranh pháp lý', tức người phát ngôn của chính phủ Trung Quốc mang một số điều đã được công nhận trong luật biển quốc tế ra công khai tranh cãi về khía cạnh pháp lý."

Tờ BangkokPost bình luận: "Tuần trước, Việt Nam phát hiện ra cáp địa chấn của một tàu thăm dò dầu khí đã bị cắt ở khu vực lô 148, ngay 120km ngoài khơi biển Nam Trung Bộ của Việt Nam, tức chỉ 1/5 so với khoảng cách từ Trung Quốc."

Tờ báo này nhấn mạnh: "Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã có những nỗ lực nhưng không mấy hiệu quả trong suốt 9 năm qua để đàm phán với Trung Quốc về vấn đề này, với mục đích đưa ra một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông."
[VTC news]


Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

>> Vì sao Trung Quốc chậm tiến công đảo Hải Nam?



Tháng 4/1950, PLA đổ bộ lên đảo Hải Nam đuổi quân quân đội của Tưởng Giới Thạch chạy về Đài Loan. PLA đã mất hơn 6 tháng để chuẩn bị cho trận đánh này.

Năm 1949, sau khi kết thúc hai trận chiến tại Quảng Đông và Quảng Tây, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) xây dựng căn cứ tại Bán đảo Lôi Châu nhằm chuẩn bị cho việc giải phóng đảo Hải Nam. Vấn để đặt ra là tại sao phải đến 3/1950 mới có thể tiến hành giải phóng đảo Hải Nam trong khi đó hai trận Quảng Đông và Quảng Tây lại kết thúc một cách nhanh chóng.

Một chuyên gia quân sự Trung Quốc đưa ra ba luận điểm chính để giải thích điều này:

Thiếu tàu vượt biển
Khi PLA đến đảo Lôi Châu thì tất cả các tàu thuyền đã bị Quốc Dân Đảng lấy đi hoặc phá hủy, dọc bờ biển chỉ còn lại đống đổ nát. Mặc dù tàu thuyền của các ngư dân trong khu vực đã giải phóng có thể đáp ứng một phần nhưng những ngư dân này chưa giác ngộ cách mạng nên không cung cấp tàu thuyền cho quân giải phóng.



Thuyền gỗ vượt biển của PLA. Ảnh tư liệu.
Trước tình hình đó, Sư đoàn số 43 PLA đã tổ chức các đội tìm kiếm, chế tạo tàu thuyền để làm phương tiện di chuyển quân.

Vào thời điểm đó thì đây là một nhiệm vụ khó khăn vì thời gian gấp, thiếu kinh phí, kinh nghiệm, rào cản ngôn ngữ cũng hạn chế việc thực thi nhiệm vụ và bộ máy làm việc vẫn chưa được kiện toàn…

Mất một khoảng thời gian dài lực lượng bộ đội ở đây mới tạo được một số tàu để phục vụ việc đổ bộ quân. Sau đó lại mất thêm một khoảng thời gian nữa để sửa chữa cải tiến các con tàu này. Mặc dù chất lượng tàu vẫn không cao.

Thiếu kinh nghiệm tác chiến trên biển
Đại đa số lực lượng của PLA tham gia tiến công đảo Hải Nam đến từ phương bắc, chưa từng chiến đấu trên biển, không tinh thông thủy tính, không có các công cụ cơ giới phục vụ chiến đấu trên biển do đó phụ trách chiến dịch, tư lệnh BNinh đoàn 15, Đặng Hoa đã phải tổ chức một cuộc họp. Thông qua đó, ngày 27/12/1949 đã liên lạc với Mao Trạch Đông xin chỉ thị lùi thời gian giải phóng. Đồng thời, bày tỏ ý định đưa một bộ phận không quân hiệp đồng tác chiến.

Ngày 31/12/1949, Mao Trạch Đông đồng ý và quyết định tạm hoãn nhưng đến trước Tết âm lịch phải giải phóng đảo Hải Nam. Tuy nhiên, Đặng Hoa cảm thấy thời gian chuẩn bị vẫn chưa đủ, đặc biệt là không có sự giúp đỡ của lực lượng không quân càng làm cho vấn đề thêm phức tạp.


Quân đội Trung Quốc tập luyện chiến thuật trên biển trước khi tiến hành giải phóng đảo Hải Nam. Ảnh tư liệu
Căn cứ theo tin tình báo, Đặng Hoa biết rằng, quân đội Quốc Dân Đảng có 40 máy bay chiến đấu, có thể hỗ trợ trực tiếp từ không trung điều này càng làm tăng thêm sự khó khăn trong quá trình vượt biển.

Lực lượng pháo binh không những không di chuyển được mà còn không thể kiểm soát được vùng biển. Trong khi đó lực lượng Quốc Dân Đảng có tàu chiến, máy bay chiến đấu trên biển.

Đặng Hoa nhận đinh, cơ hội thành công gần như không có vì: Không có sự hỗ trợ của không quân, vượt biển bằng thuyền gỗ, khoảng cách lại quá xa, thủy tính không tinh thông, lực lượng lục quân đơn độc chống lại sự kết hợp ba quân chủng của Quốc Dân Đảng.

Trước tình hình này, Đặng Hoa cử Hồng Học Trí xuống phương bắc báo cáo tình hình với Lâm Bưu và yêu cầu hoãn lại thời gian giải phóng.

Tâm lí nặng nề sau trận Kim Môn
Ngày 15/10/1949, Binh đoàn số 10 tiến hành tấn công Hạ Môn, trải qua 2 ngày đêm chiến đấu quân Quốc Dân Đảng đã thất thủ, Hạ Môn được giải phóng. Đối với Trận đánh Hạ Môn mà nói, đây là thắng lợi lớn nhất trong lịch sử, sĩ khí của binh lính được nâng cao tạo tiền đề cho cuộc giải phóng đảo Kim Môn.

Do người phụ trách tiền tuyến của binh đoàn 28 không nắm bắt được rằng đại đa số các thuyền viên không phải là người bản địa, không thông thạo địa hình biển, cũng không nắm bắt được khả năng và trang bị của lực lượng quân Quốc Dân Đảng nên đã đưa ra một sự lựa chọn sai lầm, tổ chức chia quân đổ bộ thành 6 nhóm khoảng 13.000 người di chuyển theo từng lớp, lớp trước thiệt hại thì lớp sau có thể sử dụng tàu thuyền còn lại.


Thất bại tại Kim Môn đã ảnh hưởng nặng nề tới việc giải phóng đảo Hải Nam. Ảnh tư liệu.
Quân Quốc Dân Đảng đã sớm bố trí tại Kim Môn khoảng 30.000 người cùng với sự hỗ trợ của nhiều xe tăng bọc thép chống đổ bộ do Mỹ cung cấp. Việc tấn công Kim Môn hoàn toàn thất bại.

Sự thất bại này đã tạo thành ảnh hưởng to lớn tới tâm lí quân giải phóng khi chiến đấu trên biển. Do vậy lực lượng quân đóng tại Lôi Châu đã phải tiến hành huấn luyện các chiến thuật tác chiến trên biển như: Huấn luyện bơi, thực hành đánh tàu, các chiến thuật đổ bộ…

Ba lí do trên đã làm cho việc giải phóng đảo Hải Nam bị trì hoãn tới tháng 3/1950.

(Military Ouhua)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang