Không quân Trung Quốc sẽ thực hiện phương châm “kết hợp quân-dân, kết hợp thời bình-thời chiến, nòng cốt tại quân, chủ thể tại dân”. Trung Quốc tăng cường khả năng vận tải hàng không. Tân Hoa xã cho biết, ngày 28/5, hội nghị “Nghiên cứu chuyên đề cải cách mô hình vận tải hàng không Không quân” đã tổ chức tại Khai Phong, Hà Nam, Trung Quốc. Nguồn tin từ hội nghị cho biết, Không quân Trung Quốc sẽ tăng cường xây dựng khả năng vận tải hàng không theo phương châm “kết hợp quân-dân, kết hợp thời bình-thời chiến, nòng cốt tại quân, chủ thể tại dân”. Lãnh đạo Cơ quan vận tải giao thông quân sự của Không quân Trung Quốc cho biết, hiện nay khả năng vận tải hàng không của Quân đội Trung Quốc nói chung chưa đủ mạnh, trong khi vận tải hàng không dân dụng phát triển rất nhanh. Vì vậy, rất cần thiết khai thác tiềm lực vận tải hàng không dân dụng, mở rộng phạm vi sử dụng khả năng vận tải hàng không dân dụng, kiện toàn, hoàn thiện hệ thống pháp quy động viên, nắm chắc việc xây dựng lực lượng máy bay dự bị hàng không dân dụng, tích cực quán triệt yêu cầu quốc phòng trong hạ tầng cơ sở hàng không dân dụng, không ngừng thúc đẩy dung hợp sâu sắc giữa nguồn lực thông tin, bảo đảm trang bị, đội ngũ nguồn nhân lực, đẩy nhanh xây dựng phát triển vận tải hàng không. Máy bay vận tải IL-76 của Không quân Trung Quốc từng tham gia nhiệm vụ đưa người Hoa từ Libya về Trung Quốc. Trước đó, Bộ Hậu cầu của Không quân Trung Quốc tích cực tìm kiếm vận dụng phương pháp mô hình khả năng vận tải dân dụng, trên nền tảng đi sâu điều tra nghiên cứu các đơn vị như lực lượng chủ chốt, sân bay hàng không dân dụng, doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng, viện nghiên cứu khoa học, sửa chữa, hoàn thiện tiêu chuẩn pháp quy vận tải hàng không; làm rõ các loại hình nhiệm vụ sử dụng khả năng vận tải hàng không dân dụng như nhiệm vụ huấn luyện chiến thuật, cứu hộ cứu nạn, chống khủng bố, bảo vệ sự ổn định; năm 2011, thử nghiệm sử dụng nhân viên, vật tư và trang bị của lực lượng vận tải hàng không dân dụng, đã tích lũy được kinh nghiệm nhất định; đã xây dựng Trung tâm nghiên cứu phát triển, thử nghiệm trang bị bảo đảm vận tải quân sự hàng không, và đã sơ bộ hình thành hệ thống nghiên cứu phát triển liên quan. Bước tiếp theo, hệ thống hậu cần của Không quân Trung Quốc sẽ tìm cách thành lập lực lượng máy bay vận tải hàng không dự bị ở các công ty hàng không lớn quốc doanh, cử đại diện quân đội tham gia, tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp quy liên quan, xây dựng tiêu chuẩn tổ chức biên chế, huấn luyện và sử dụng, tăng cường khả năng vận tải hàng không thống nhất giữa quân đội và địa phương. Ý tưởng máy bay vận tải cỡ lớn của Không quân Trung Quốc (ảnh từ internet) |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay vận tải Il-76. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay vận tải Il-76. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012
>> Trung Quốc tăng cường khả năng vận tải hàng không
Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011
>> Ukraina thử nghiệm An-178 vào năm 2013
Tổ hợp khoa học - kỹ thuật hàng không Antonov của Ukraine sẽ bắt đầu thử nghiệm máy bay vận tải quân sự tương lai An-178 vào năm 2013. Máy bay được phát triển trên cơ sở máy bay dân sự An-158 (An-158 được phát triển trên nền tảng máy bay An-148 bằng việc mở rộng thân). Ngoài ra, công ty đã bắt đầu thiết kế một máy bay vũ trang tuần tra ven biển trên cơ sở máy bay dân sự An-168. Việc phát triển máy bay vận tải An-178 đã được tổ hợp thông báo vào tháng 2/2010. Máy bay mới sẽ dần thay thế các máy bay An-26, An-32 và An-72 đã lỗi thời (máy bay An-26 đang sử dụng trong Không quân Việt Nam). Đến thời điểm hiện tại, sự tiến triển của chương trình máy bay An-178 chưa được tiết lộ. Vào đầu tháng 4/2010, Tổ hợp “Antonov” đã đề nghị phía Ấn Độ cùng hợp tác phát triển An-178, nhưng chính phủ Ấn Độ đã không thực hiện bất kỳ quyết định cụ thể nào. An-178 phát triển dựa theo khung thân An-158. Rất nhiều các đặc tính kỹ thuật của máy bay vận tải tiềm năng này vẫn chưa được biết. Theo các chuyên gia thì khả năng máy bay sẽ chở được khoảng 15-18 tấn hàng và có giá trị vào khoảng 20-25 triệu USD. Trong tháng 4/2010, An-158 thực hiện chuyến bay đầu tiên. Trước cuối năm 2010 dự kiến sẽ hoàn thành tất cả các bài bay kiểm tra cấp giấy chứng nhận. Thị trường của An-178 có thể được khoảng 700-800 máy bay trong vòng 10-12 năm tới (trước khi kết thúc năm 2010 thì đơn đặt hàng cho An-158 đã là 60 chiếc). Theo Giám đốc Trung tâm Phân tích chính sách và kinh tế Kava Alexander, các đối thủ cạnh tranh gần nhất của An-178 là C-295 Casa nhưng chúng đắt hơn 30-40% so với máy bay của Ukraine. [BDV news] |
Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011
>> Nga hoàn tất bàn giao động cơ D-30KP-2 cho Trung Quốc
[VietnamDefence news] Trung Quốc sử dụng động cơ D-30KP-2 cho máy bay ném bom chiến lược mới H-6K, mặc dù nói là mua cho máy bay vận tải Il-76.
Lô động cơ D-30KP-2 thứ năm của Liên hiệp NPO Saturn đã được bàn giao hôm 23.3 cho Trung Quốc. Việc chuyển hàng lô cuối gồm 11 động cơ này cho Trung Quốc dự kiến trước cuối tháng 3.2011. Theo hợp đồng giữa Rosoboronoexport và Trung Quốc có hiệu lực tháng 4.2009, phía Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc 55 động cơ trong thời gian đến năm 2012. H-6K 4 lô động cơ D-30KP-2 trước đó đã được bàn giao vào tháng 11.2009, tháng 3, 5 và 10.2010. Hợp đồng cũng quy định hãng sản xuất sẽ phải cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật trong thời hạn bảo hành. |
Nhãn:
D-30KP-2,
H-6K,
Liên hiệp NPO Saturn,
Máy bay vận tải Il-76,
military,
Moskva Zhen Kai,
Nga,
Nga - Trung,
Rosoboronoexport,
Saturn Sergei Popov,
trung quốc
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)