Trung Quốc đã ký tiếp một hợp đồng mới mua thêm 250 động cơ phản lực AI-222-25F từ Ukraine, để trang bị cho máy bay huấn luyện L-15 do Trung Quốc sản xuất. Ông Vyacheslav Boguslayev tổng giám đốc của nhà máy OJSC Motor Sich cho biết “Chúng tôi đã ký một hợp đồng lớn với Trung Quốc cho động cơ phản lực AI-222-25F, đây là bước khởi đầu cho một cuộc hành trình dài trong khuôn khổ chương trình hợp tác của chúng tôi với nhà máy NPO Saturn”. Theo Trung tâm phân tích mua bán vũ khí toàn cầu TSAMTO của Nga, trước đó Trung Quốc cũng đã ký một hợp đồng cung cấp 200 động cơ AI-222-25F. Một số động cơ này đã được chuyển giao vào năm 2010, để trang bị trên mẫu thử nghiệm của máy bay huấn luyện L-15. Số động cơ còn lại được lên kế hoạch cho giai đoạn 2011-2013. Hiện nay các công tác sửa đổi động cơ AI-222-25 thành động cơ AI-222-25F có đốt sau vào máy bay huấn luyện L-15 do Trung Quốc sản xuất đang được tiếp tục. Chuyến bay trình diễn đầu tiên của L-15 diễn ra vào ngày 20/10/2010. Đây là biến thể sửa đổi của mẫu thử nghiệm L-15 được trang bị động cơ phản lực có đốt sau, buồng lái cải tiến và một radar mới. Gần như tất cả các mẫu máy bay của Trung Quốc đều phải nhập khẩu động cơ từ nước ngoài. Thân của biến thể L-15 mới được kéo dài hơn để có thể lắp đặt một radar có ăng ten mảng pha từng giai đoạn. Buồng lái sửa đổi được trang bị thêm 3 màn hình hiển thị đa chức năng, phần đuôi và cánh tà được thiết kế lại bằng vật liệu composite. Biến thể L-15 mới được trang bị 2 động cơ AI-222-25F có đốt sau của nhà máy OJSC Motor Sich. Một biến thể khác sử dụng một động cơ cũng sẳn sàng sản xuất trong năm 2011. Động cơ AI-222-25F sửa đổi cung cấp lực đẩy có đốt sau lên đến 4200kg mỗi động cơ, máy bay huấn luyện L-15 được trang bị đông cơ này có khả năng đạt tốc độ đến Mach-1.6. Động cơ có kích thước dài 2,2 mét, rộng 0,86 mét, cao 1,09 mét, tuổi thọ trung bình của động cơ là 3.000 giờ bay, trọng lượng rỗng 440kg. Động cơ AI-222-25F tích hợp khả năng điều khiển kỹ thuật số hoàn toàn FADEC, giúp giảm khối lượng công việc cho phi công bằng cách thực hiện các hoạt động máy lái tự động. L-15 là mẫu máy bay huấn luyện cao cấp của Trung Quốc, thân máy bay được thiết kế với 25% vật liệu carbon composite. Tuổi thọ của máy bay khoảng 10.000 giờ bay hoặc 30 năm, dự định làm máy bay huấn luyện cao cấp cho phi công của các tiêm kích J-10, J-11 và một số máy bay khác. Máy bay dài 12,27 mét, sải cánh 9,48 mét, trọng lượng cất cánh 9.800kg, trần bay 16,5km, tốc độ tối đa khoảng Mach-1,6. Theo các nhà thiết kế, chi phí của L-15 sẽ rẽ hơn nhiều so với các đối thủ. Các nhà phân tích quân sự dự đoán L-15 sẽ là một đối thủ đầy tiềm năng trên thị trường xuất khẩu máy bay huấn luyện cao cấp. Sự phát triển của L-15 được cho là sao chép từ máy bay huấn luyện cao cấp Yak-130 của Nga. Như vậy có thể thấy rằng, từ máy bay chiến đấu cho đến máy bay huấn luyện, Trung Quốc vẫn phải phụ thuộc vào nguồn cung động cơ phản lực từ nước ngoài, cụ thể là từ Nga và Ukraine. Một mẫu động cơ phản lực nội địa đủ mạnh và đáng tin cậy vẫn là niềm mơ ước chưa thành của người Trung Quốc. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ Quốc phòng Ukraine. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ Quốc phòng Ukraine. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011
>> Trung Quốc nhập khẩu động cơ số lượng lớn
Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011
>> Ukraina thử nghiệm An-178 vào năm 2013
Tổ hợp khoa học - kỹ thuật hàng không Antonov của Ukraine sẽ bắt đầu thử nghiệm máy bay vận tải quân sự tương lai An-178 vào năm 2013. Máy bay được phát triển trên cơ sở máy bay dân sự An-158 (An-158 được phát triển trên nền tảng máy bay An-148 bằng việc mở rộng thân). Ngoài ra, công ty đã bắt đầu thiết kế một máy bay vũ trang tuần tra ven biển trên cơ sở máy bay dân sự An-168. Việc phát triển máy bay vận tải An-178 đã được tổ hợp thông báo vào tháng 2/2010. Máy bay mới sẽ dần thay thế các máy bay An-26, An-32 và An-72 đã lỗi thời (máy bay An-26 đang sử dụng trong Không quân Việt Nam). Đến thời điểm hiện tại, sự tiến triển của chương trình máy bay An-178 chưa được tiết lộ. Vào đầu tháng 4/2010, Tổ hợp “Antonov” đã đề nghị phía Ấn Độ cùng hợp tác phát triển An-178, nhưng chính phủ Ấn Độ đã không thực hiện bất kỳ quyết định cụ thể nào. An-178 phát triển dựa theo khung thân An-158. Rất nhiều các đặc tính kỹ thuật của máy bay vận tải tiềm năng này vẫn chưa được biết. Theo các chuyên gia thì khả năng máy bay sẽ chở được khoảng 15-18 tấn hàng và có giá trị vào khoảng 20-25 triệu USD. Trong tháng 4/2010, An-158 thực hiện chuyến bay đầu tiên. Trước cuối năm 2010 dự kiến sẽ hoàn thành tất cả các bài bay kiểm tra cấp giấy chứng nhận. Thị trường của An-178 có thể được khoảng 700-800 máy bay trong vòng 10-12 năm tới (trước khi kết thúc năm 2010 thì đơn đặt hàng cho An-158 đã là 60 chiếc). Theo Giám đốc Trung tâm Phân tích chính sách và kinh tế Kava Alexander, các đối thủ cạnh tranh gần nhất của An-178 là C-295 Casa nhưng chúng đắt hơn 30-40% so với máy bay của Ukraine. [BDV news] |
Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011
>> Peru 'chết dở' với xe tăng chủ lực Trung Quốc
Do cắt giảm kinh phí, Quân đội Peru đang ở tình thế tiến thoái lưỡng nan: hoặc là đóng thuế tốn 8,5 triệu USD, hoặc trả lại Trung Quốc số tăng này với chi phí vận chuyển 10 triệu USD. Quan trọng là Trung Quốc sẽ tận dụng sức mạnh và quyền lực đó để gây ảnh hưởng lớn Số xe tăng MBT-2000 trên gồm 5 chiếc mà Peru thuê Trung Quốc từ cuối năm 2010. Số xe tăng Trung Quốc này ở trạng thái mất khả năng chiến đấu đang được cất giữ tại kho của Lữ đoàn tăng 18. Việc mua sắm xe tăng Trung Quốc đã bị loại khỏi nghị trình do giá cao (19 triệu USD) và không thiết thực. Tháng 12/2009, Bộ trưởng Quốc phòng Peru khi đó là Rafael Rey đã công bố ý định mua ít nhất 120 chiếc MBT-2000 trị giá 560 triệu USD. Tháng 4/2010, nhà sản xuất Trung Quốc Norinco không có giấy phép tái xuất động cơ Ukraine lắp cho tăng MBT-2000 nên Peru đã hủy bỏ kế hoạch mua sắm. Kinh phí mua sắm xe tăng đã được chuyển sang cho các chương trình ưu tiên hơn như mua 2 trực thăng Mi-35 và 6 Mi-171. Bộ Tài chính Peru là cơ quan khoái chí nhất trong câu chuyện này vì họ đã từ chối ngay từ đầu tài trợ cho màn chào hàng quảng cáo mà các nhóm lobby trong giới lãnh đạo quân đội vận động cho các xe tăng đối địch trong cuộc thầu của quân đội Peru là MBT-2000 của Trung Quốc và Tifon-2 (Т-55 cải tiến với sự tham gia của Peru) do Ukraine tổ chức. Trước đó có tin, “người Trung Quốc đã cung cấp một số thông tin “về vấn đề Ukraine” cho tư lệnh Lục quân Guibovich và thuyết phục ông ta mua 3 xe tăng với giá 4 triệu USD/chiếc”. Guibovich khăng khăng chối cãi không có thiên vị riêng với xe tăng Trung Quốc, song thực tế cho thấy, các xe tăng Trung Quốc đã làm tốn cho ngân sách Peru gần gấp 5 lần so với tướng Guibovich chỉ để chúng tham gia diễu binh. Việc chuyển giao xe tăng Trung Quốc ngay từ đầu đã có nhiều ngoắt ngoéo, ví dụ, trong thời gian dài vấn đề với động cơ Ukraine dự kiến lắp cho MBT-2000 rất tù mù. Chẳng bao lâu sau, Pakistan khẳng định động cơ Trung Quốc quá tồi và hiện không có động cơ nào khác thay được động cơ Ukraine. Trung Quốc đổ lỗi những vấn đề nảy sinh ở Peru là do "quỷ kế" của Nga vì họ cho rằng, Nga đã giúp ông Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine thân Nga Ezhel loại các nhân vật thuộc phe ông Kuzmuk ở công ty Ukrspetsexport và hứa hẹn "ăn chia" thị trường vũ khí Mỹ Latinh khiến Ukraine cấm tái xuất các động cơ dành cho MBT-2000. Thực tế, ở Peru lâu nay vẫn xảy ra tình trạng Bộ Quốc phòng và giới lãnh đạo quân đội có thói quen gây khó dễ cho nhau khi lựa chọn các sản phẩm quân dụng nên chẳng cần trò "ngáng chân" của Nga và Ukraine thì tình hình vẫn rối beng như thế. Cũng có nghi ngờ là Trung Quốc với các xe tăng này đã đi theo con đường sai lầm của tập đoàn Rafael (Israel) vốn may mắn lắm mới không bán cho Peru các hệ thống tên lửa chống tăng Spike với giá cao gấp đôi các hệ thống tên lửa chống tăng Kornet của Nga. [BDV news] |
Thứ Năm, 12 tháng 5, 2011
>> Nga muốn mua máy bay siêu khổng lồ An-225 Mriya
Nhà máy hàng không Kiev sẽ hoàn thiện máy bay vận tải siêu nặng An-225 Mriya nếu có khách hàng, chủ tịch hội đồng quản trị công ty Motor Sich (Ukraine) Vyacheslav Boguslayev cho biết. Theo ông này, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov khi thăm Nhà máy hàng không Kiev đã quan tâm đến khả năng hoàn tất chế tạo chiếc An-225 Mriya (Ước mơ) thứ hai chế tạo dở vào cuối thập niên 1980. Thời Liên Xô, người ta ngay từ đầu đã khởi công chế tạo 2 chiếc An-225. Một chiếc đã hoàn tất và đang được khai thác bởi công ty Antonov Airlines, thuộc tổ hợp KHKT hàng không Antonov (ANTK Antonov). Chiếc thứ hai, theo một số nguồn tin, đã hoàn thành 60-70%. Trước đó, giám đốc điều hành của hãng Antonov nói rằng, để hoàn tất chế tạo chiếc An-225, cần có gần 100 triệu USD, trong đó 25 triệu chi cho mua động cơ. Bộ Quốc phòng Nga trước đây không công bố ý định mua An-225. Kinh phí cho việc chế tạo hoàn tất và mua máy bay không được đưa vào chương trình vũ khí quốc gia giai đoạn 2011-2020 vốn có hiệu lực từ ngày 30.12.2010. Chương trình này có dự kiến mua các máy bay vận tải An-70 và An-124 Ruslan (An-124 sẽ được sản xuất tại Nga). Năm 2004, An-225 đã được đưa vào Sách kỷ lục Guiness sau khi lập được số lượng kỷ lục nhiều nhất. Liên đoàn hàng không quốc tế (FAI) đã ghi nhận 6 kỷ lục thế giới mà máy bay lập ngày 16, 18 và 19.6.2004, đưa số kỷ lục do máy bay lập được lên con số 240. “Như vậy, An-225 đã lập 240 kỷ lục hàng không thế giới. Là máy bay cất cánh với trọng lượng tối đa (trọng lượng cất cánh 640,860 tấn) và lập được nhiều kỷ lục hàng không nhất, An-225 Mriya được đưa vào Sách kỷ lục Guiness”, - một đại diện ANTK cho hay. An-225 (ANTK Antonov) Cụ thể, các chuyên gia đã ghi nhận các kỷ lục tốc độ ở 2 hạng máy bay vận tải turbine phản lực С-1 và C-1t (trọng lượng cất cánh trên 300 tấn) trên 3 đường bay do FAI phê chuẩn. Tốc độ của An-225 trên đường bay Praha-Kiev là 684,67 km/h, Kiev-Ulyanovsk - 662 km/h, Tashkent-Kiev - 693,2 km/h. Trước đó, ngày 11.9.2001, đã ghi nhận kỷ lục trọng tải khi máy bay đưa lên độ cao 2 km 253,82 tấn hàng. Lúc đó, tải trọng thương mại trên máy bay là 4 xe tăng do Bộ Quốc phòng Ukraine cung cấp. Siêu máy bay vận tải An-225 được thiết kế và chế tạo năm 1984-1988, dùng để chở hàng kích thước lớn (trong khoang hàng và treo bên ngoài) trên các đường bay xa. Dự án An-225 còn là một bộ phận của chương trình phóng tàu vũ trụ từ máy bay. An-225 Mriya là máy vận tải quân sự lớn nhất thế giới với trọng tải 250 tấn. Máy bay đã lập kỷ lục tuyệt đối chở 253,8 tấn hàng. Máy bay có khả năng đạt tốc độ bay đến 850 km/h và thường bay ở tốc độ đến 800 km/h. Tầm bay là gần 15.000 km. Máy bay được trang bị 6 động cơ có lực đẩy mỗi chiếc 229,5 kN. An-225 Mriya có mức độ tiêu chuẩn hóa cao về các hệ thống, tổ máy, tổng thành và linh kiện khung thân, động cơ và thiết bị với máy bay khổng lồ khác là An-124-100 Ruslan. Hiện nay, trên thế giới chỉ có 1 chiếc An-225. [Vietnamdefence news] |
Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011
>> Hệ thống tên lửa chống tăng mới Stugna-P của Ukraine
Hệ thống tên lửa chống tăng mới Stugna-P đã được nhận vào trang bị của quân đội Ukraine theo sắc lệnh số 203 của Bộ trưởng Quốc phòng Mikhail Ezhel.
Hiện chưa rõ số lượng Stugna-P sẽ được cung cấp cho quân đội. Ngoài Stugna-P, quân đội Ukraine còn nhận được các hệ thống tổng đài thông tin viễn thông cố định và các bộ đầu cuối hội nghị video của hệ thống chỉ đạo hoạt động hàng ngày của quân đội. Tháng 10.2010, Bộ Quốc phòng Ukraine đã đặt hàng Viện thiết kế Luch ở Kiev 10 hệ thống Stugna-P để thử nghiệm. Việc thử nghiệm dự kiến kết thúc trong năm 2011. Hệ thống Stugna-P dùng để tiêu diệt các mục tiêu thiết giáp cơ động hoặc tĩnh tại, các mục tiêu nhỏ như các hỏa điểm kiên cố, trực thăng bay treo. Stugna-P và tên lửa được phát triển với sự tài trợ của Viện Luch và công ty Ukrspetsexport. Hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển Stugna-P (kiev.prostogorod.com) Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Ukraine, Stugna-P có tính năng chiến-kỹ thuật không thua kém, thậm chí có một số thông số vượt trội so với các mẫu của nước ngoài và là sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường vũ khí thế giới. Các tên lửa có điều khiển của Stugna-P được chế tạo dựa trên tên lửa Stugna vốn dùng để phóng qua nòng pháo tăng. Các tên lửa này được sản xuất với cỡ 100 và 125 mm. Stugna-P cho phép bắn ở cự ly từ 100 m đến 4.000 m. Tên lửa Stugna-P có khả năng xuyên giáp dày đến 800 mm. Tên lửa được dẫn bằng tia laser hoặc kênh truyền hình từ vị trí ẩn nấp được chuẩn bị sẵn.
[VietnamDefence news]
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)