Năm 2011 ghi nhận nhiều bước tiến của công nghệ quân sự trên nhiều lĩnh vực, từ ngụy trang,điều khiển học tới tăng cường hỏa lực. Kỳ 1: Tìm mọi cách để biến mất Ngoài xu hướng truyền thống biến mất khỏi màn hình radar, các nhà kỹ thuật còn tìm cách chế tạo vũ khí tàng hình ngay cả với giác quan của con người. Đây chính là nét mới của công nghệ tàng hình ứng dụng cho lĩnh vực quốc phòng trong năm con Mèo. “Kỳ nhông là ông kỳ đà” Sự kiện gây xôn xao nhất đầu năm là việc máy bay Chengdu J-20 cất cánh. Trung Quốc tuyệt đối không hé lộ thông số kỹ thuật của J-20. Nhiều ý kiến cho rằng máy bay này thuộc thế hệ 5, có khả năng tàng hình với kiểu dáng nhiều góc cạnh nhằm tán xạ sóng radar. Tiếp sau J-20, cuộc trình diễn của Sukhoi T-50 trước công chúng tại triển lãm MAKS 2011 cũng là điểm nhấn của cuộc đua tàng hình. Sukhoi T-50 được ứng dụng kỹ thuật tàng hình chủ động với công nghệ plasma. Theo đó, lớp vỏ của máy bay sẽ được “bọc” trong lớp không khí ion hóa để giảm tiết diện phản xạ radar. Điều đáng quan tâm là các nhà chế tạo tuyên bố: máy bay chiến đấu thế hệ 5 này còn vô hình với mắt người. Nhà thiết kế Sukhoi ứng dụng công nghệ ngụy trang điện tử cho T-50 bằng việc chụp ảnh bề mặt của nó và môi trường xung quanh theo thời gian thực. Một máy tính trong máy bay sẽ xử lý các dữ liệu này, rồi xuất tín hiệu hình ảnh chiếu lên bề mặt máy bay để giúp nó hòa vào bầu trời và địa hình địa vật xung quanh. Siêu tiêm kích đa năng Sukhoi PAK FA T-50 tại MAKS 2011. Trong khi đó, Mỹ lại có màn trình diễn máy bay tàng hình… bất đắc dĩ. Đó là trường hợp chiếc “trực thăng bí ẩn” tham gia chiến dịch tiêu diệt Osama bin Laden. Chiếc trực thăng này bị hư hỏng, nên đặc nhiệm Mỹ đã phá hủy nó khi rút lui. Thu hút sự chú ý không kém cái chết của trùm khủng bố, hình ảnh xác chiếc “trực thăng bí ẩn” được loan tải rộng rãi với thiết kế của một phương tiện tàng hình từ kiểu dáng góc cạnh tới lớp sơn phủ. Đặc biệt, cánh quạt đuôi của nó được ốp một vật thể được cho là có tác dụng giảm ồn từ cánh quạt. Đó là điều hoàn toàn có thể, vì nếu máy bay thoát khỏi tầm quan sát của radar, thì âm thanh ồn ào khi hoạt động chẳng khác gì “lạy ông tôi ở bụi này” với thính giác con người. Trên thực tế, đội SEAL của Mỹ đã tấn công thần tốc và rút êm ru, dù tác chiến ngay trong khu gia binh quân đội Pakistan. “Mặt nạ” âm thanh Ở lĩnh vực hải quân, công nghệ tàng hình cũng ít nhiều tạo được sự chú ý khi Mỹ chính thức khởi công đóng chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp DDG-1000 được cho có khả năng “biến mất” hoàn hảo hơn. DDG-1000 thiết kế với phần mũi ngược, cấu trúc thượng tầng dạng hình học đặc biệt giúp giảm 40% diện tích phản xạ radar so với khu trục lớp Arleigh Burke. Hệ thống radar giám sát được nhiều mục tiêu trên không, trên biển và được đặt trong khoang bọc giáp để không ảnh hưởng kết cấu tàng hình tàu. Hệ thống vũ khí tên lửa của tàu đều được đặt trong thân và phóng theo phương thẳng đứng. Động lực cho phép đạt tốc độ rất cao (55km/h) trong khi sản sinh tiếng ồn thấp. Trong lòng biển, tàu ngầm cũng tìm cách thoát khỏi sự phát hiện của sonar. Dù được cải tiến động cơ và kết cấu vỏ tàu, nhưng chỉ làm giảm phần nào tiếng ồn, chứ không thể triệt tiêu toàn bộ. Năm 2011, một nhóm nghiên cứu của Đại học Illinois (Mỹ) đã giới thiệu “mặt nạ” âm thanh giúp tàu ngầm tàng hình trước sonar. Loại “mặt nạ” làm bằng siêu vật liệu nhân tạo, gồm một hình trục hai chiều với 16 vòng tròn đồng tâm có các mạch âm thanh để dẫn hướng sóng âm. DDG-1000 - chiến hạm tàng hình tiêu chuẩn. Mỗi vòng tròn như vậy có một chỉ số khúc xạ âm thanh khác nhau, có nghĩa sóng âm thanh sẽ thay đổi tốc độ và tần số từ các vòng ngoài vào đến bên trong. “Mặt nạ” âm thanh sẽ làm thay đổi tần số âm thanh của sóng âm tác động vào nó. Khi các loại tín hiệu sonar tiếp xúc với “mặt nạ”, chúng sẽ không xác định được một tần số cụ thể nào để dội lại. Một giải pháp khác là “áo choàng lỏng” của các nhà khoa học Đại học Duke (Mỹ). Thông thường, khi chuyển động trong nước, các phương tiện tạo ra sự mất ổn định môi trường nước, sinh ra tiếng ồn mà thiết bị sonar phát hiện được. Để khắc phục, người ta chế tạo lớp vỏ dạng lưới, điều hướng chất lỏng xung quanh tàu làm nó tàng hình. Kết quả cho thấy sự ổn định của dòng nước không hề bị tác động, do đó thiết bị đã không kéo theo vệt nước khi chuyển động. Bí mật trong tấm áo choàng Năm 2011, tại triển lãm quân sự Nizhniy Tagil, Nga đã trình diễn pháo tự hành Msta-M được bọc trong lớp vải đặc biệt gọi là áo choàng (cloak). Tấm vải có 10 lớp, làm vỏ giáp xe hầu như tàng hình với các khí tài dẫn hướng của vũ khí chính xác. Phương tiện chiến đấu phủ cloak có thể tàng hình hiệu quả trước máy bay trinh sát, bởi vật liệu chế tạo cloak “vô cảm” với bức xạ hồng ngoại, điện từ phát ra từ khí tài đối phương. Phản xạ từ Cloak tương tự bức xạ môi trường xung quanh. Xe tăng tàng hình CV-90 với lớp áo Adaptive. Còn người Mỹ, mới đây công ty Armor Works giới thiệu hệ thống ngụy trang Taticam. Nó là tập hợp mảnh vật liệu hình vuông nhỏ, đồng màu, có độ dày khác nhau trên cùng bề mặt vỏ tăng, thiết giáp. Các tấm Taticam với hình dáng ghồ ghề khác nhau sẽ phá vỡ mặt phẳng trên xe, khiến đối phương khó xác định khoảng cách. Các tấm gắn ngoài áo giáp cũng có tác dụng che chắn cho xe trước thiết bị quan sát ảnh nhiệt. Thế nhưng, đặc biệt nhất phải kể đến xe tăng hạng nhẹ CV90 của Anh được bọc áo tàng hình mang tên Adaptiv. Thực chất, công nghệ này dùng một máy bay chụp phong cảnh nền xung quanh xe, cung cấp dữ liệu hình ảnh để vỏ biến đổi theo môi trường xung quanh. Thậm chí, nó còn giúp bắt chước hình ảnh một chiếc xe khác. Ở Việt Nam, các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học-Vật liệu (Viện Khoa học và Công nghệ quân sự) vừa nghiên cứu chế tạo thành công loại sơn hấp thụ sóng radar. Loại sơn này dùng để phủ các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật nhằm giảm thiểu thiết diện phản xạ hiệu dụng, nâng cao khả năng ngụy trang của vũ khí trang bị kỹ thuật đối với các thiết bị trinh sát, phát hiện và điều khiển sử dụng bức xạ sóng radar trong dải băng X (8-12GHz). |
Hiển thị các bài đăng có nhãn MAKS 2011. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn MAKS 2011. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011
>> Những công nghệ quân sự nổi bật 2011 (kỳ 1)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)