Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Công nghệ tàng hình

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Công nghệ tàng hình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Công nghệ tàng hình. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

>> Công nghệ tàng hình của Trung - Nga thua xa Mỹ ?

"Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm là chiếc vé vào cửa. F-35B trang bị cho Lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ duy trì tái cân bằng khu vực Thái Bình Dương".

>> Sức mạnh thật của F-35
>> Siêu phẩm F-35 có dễ dàng bị phát hiện


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35A Mỹ

Trang mạng “U.S News & World Report” ngày 3/5 có bài viết cho rằng, quan chức Lầu Năm Góc quân Mỹ tiết lộ, Trung Quốc và Nga sẽ sở hữu vũ khí có thể sánh ngang với máy bay chiến đấu tàng hình mới nhất của Mỹ.

Theo bài viết, quan chức Lầu Năm Góc cho rằng, “những nước quan tâm” của Mỹ như Trung Quốc và Nga sắp sở hữu vũ khí sánh ngang với máy bay chiến đấu tàng hình mới nhất của Mỹ. Nhưng, chuyên gia lĩnh vực này bày tỏ nghi ngờ về chương trình nghiên cứu phát triển tiêu tốn hàng trăm triệu USD của Chính phủ Mỹ.

Đại tá Kevin Kirya, người phụ trách cơ quan mua sắm vũ khí hàng không của Lính thủy đánh bộ Mỹ cho rằng, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm như F-35 Lightning II rất quan trọng đối với việc duy trì khả năng răn đe của Mỹ ở nước ngoài trong 10 năm tới. Ông nói: “Chúng tôi không thể coi thường những tiến bộ công nghệ của các nước quan tâm chính của chúng tôi”.

Kirya cho rằng: “Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm là chiếc vé vào cửa”, “nếu làm không tốt như họ hoặc tốt hơn họ thì không thể không thể duy trì ưu thế”. Bên ngoài phổ biến cho rằng, chương trình máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 là chương trình vũ khí đắt đỏ nhất trong lịch sử quân sự. Máy bay chiến đấu F-35 phiên bản Lính thủy đánh bộ mỗi chiếc khoảng 240 triệu USD, trong khi đó tổng chi phí của chương trình nghiên cứu phát triển dự kiến trên 1.000 tỷ USD.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35B sử dụng cho Thủy quân lục chiến Mỹ (tàu sân bay, tàu tấn công đổ bộ)


Máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35B sử dụng cho Thủy quân lục chiến Mỹ (tàu sân bay, tàu tấn công đổ bộ)
Theo báo Mỹ, Kirya cảm thấy vui mừng về việc F-35 trang bị cho Lính thủy đánh bộ, cho rằng điều này sẽ “duy trì tái cân bằng khu vực Thái Bình Dương”. Ông chỉ ra, Trung Quốc, Nga và Ấn Độ cũng đều đang gia tăng nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. “Chúng tôi đã tiến cùng thời đại, cũng luôn tìm cách duy trì vị thế dẫn trước, không để mình rơi vào đường cùng, cũng chuẩn bị cho các cuộc chiến tiếp theo”.

Nhưng, bài viết đồng thời chỉ ra, một chuyên gia vấn đề an ninh châu Á cho rằng, đối tượng của những lo ngại này có thể chỉ là “hổ giấy”. Tom Snitch từng làm cố vấn cấp cao của Cơ quan kiểm soát và giải trừ quân bị Mỹ (U.S. Arms Control and Disarmament Agency, ACDA), trong 20 năm qua chủ yếu nghiên cứu sức mạnh quân sự của Nga và Trung Quốc như máy bay chiến đấu MiG.

Ông cho rằng: “Tôi rất khó tin rằng, Trung Quốc phải chi 1 tỷ USD để chế tạo 1 máy bay có tính năng tương tự vũ khí của những người khác”, “công nghệ của Trung Quốc và Nga trên phương diện này phải lạc hậu mấy chục năm so với chúng tôi”.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, nghiên cứu phát triển một loại vũ khí và tuyên bố nó là “khắc tinh” đối với vũ khí tương ứng của đối phương, cách làm này thực sự cần thiết. Ngay từ hơn 20 năm trước, chính quyền Reagan đã ra sức tuyên truyền chương trình “Star Wars” rất tiên tiến, được cho là có thể bảo vệ Mỹ tránh được mối đe dọa của tên lửa đạn đạo hạt nhân.

Tom Snitch nói: “Điều này giống như nói ‘Này, nghe đi, các anh thậm chí đừng có nghĩ. Bởi vì, cho dù các anh thực sự tiến hành nghiên cứu chế tạo, đợi đến khi chế tạo được, chúng tôi đã có vũ khí tiên tiến hơn anh’. Quan điểm này không phải vô ích, nhưng 1 tỷ USD 1 chiếc (máy bay chiến đấu F-35), chúng tôi không có giải pháp rẻ hơn ư?”.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35C phiên bản Lính thủy đánh bộ, giúp quân Mỹ duy trì tái cân bằng Thái Bình Dương


(Nguồn: Giáo Dục Quốc Phòng - Báo Giáo Dục Việt Nam)

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

>> Nguyên tắc cốt lõi trong thiết kế tàu chiến tàng hình


Các loại tàu chiến hiện đại đều được thiết kế ứng dụng những công nghệ hiện đại làm giảm dấu hiệu ra-đa; giảm dấu hiệu hồng ngoại cũng như âm thanh…


Các loại tàu chiến hiện đại đều được thiết kế ứng dụng những công nghệ hiện đại làm giảm dấu hiệu ra-đa; giảm dấu hiệu hồng ngoại cũng như âm thanh… nhằm làm cho tàu “vô hình” trước các hệ thống phát hiện của đối phương đồng thời nâng cao tính sống còn cho tàu chiến.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ tên lửa lớp Stereguschy của Nga sử dụng nhiều công nghệ tàng hình hiện đại. Ảnh sưu tầm.


Giảm dấu hiệu ra-đa và dấu hiệu hồng ngoại
Để nâng cao hiệu quả “tàng hình” trước ra-đa, trong thiết kế tàu chiến, việc làm giảm tiết diện phản xạ ra-đa (RCS) là yêu cầu rất quan trọng. Kích thước, hình dáng, vật liệu đóng tàu… là những yếu tố chính có ảnh hưởng đến RCS.

Theo đó, tàng hình ra-đa bao gồm các kỹ thuật cơ bản: Dùng vật liệu đóng tàu có hệ số phản xạ càng thấp càng tốt (sử dụng các vật liệu như nhựa, sợi thủy tinh…).

Phủ lên vỏ tàu vật liệu có khả năng hấp thụ ra-đa (ví dụ như các loại sơn hoặc tấm phủ đặc biệt để biến sóng ra-đa thành nhiệt năng).

Phủ lên các cửa sổ của tàu một lớp mỏng trong suốt có tính dẫn. Các lớp phủ này có thể làm lệch hướng tín hiệu ra-đa chiếu tới…

Nhiều loại nhựa hấp thụ ra-đa, các loại vật liệu dựa trên các-bon và gốm đã được quân đội nhiều nước phát triển. Việc kết hợp những vật liệu này với hình dáng giảm dấu hiệu ra-đa góp phần làm tăng đáng kể tính tàng hình của tàu.

Hình dáng của tàu là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến RCS. Các bề mặt phản xạ ra-đa chủ yếu là các “bộ phản xạ góc”. Đó là các nhị diện tạo thành từ hai mặt phẳng và tam diện (hợp thành từ ba mặt phẳng).

Cả hai dạng hình học này đều phản xạ mạnh năng lượng ra-đa trở lại máy thu. Do đó, trong thiết kế tàu cần phải hạn chế đến mức thấp nhất việc tạo ra các góc này.

Các phương tiện mang trên không, trên bộ cũng như trên biển đều phát nhiệt trong vùng phổ hồng ngoại và có thể bị các sen-sơ của đối phương phát hiện.

Với tàu mặt nước, phát xạ hồng ngoại được chia thành tiết diện hồng ngoại (IRCS)-là tổng năng lượng nhiệt được phát ra, và dấu hiệu hồng ngoại (IRS). Để tránh bị nhận dạng ảnh, vấn đề cơ bản trong thiết kế tàu là cần làm giảm cả tiết diện hồng ngoại và làm mờ dấu hiệu hồng ngoại của tàu.

Phần lớn các kỹ thuật làm giảm IRCS đều hướng vào việc giảm sự bức xạ từ các vật thể nóng trên tàu (nhiệt từ khí thải động cơ đi-e-zen hoặc luồng phụt của động cơ tua bin khí...). Theo đó, các cửa dẫn khí thải nhiệt độ cao phải được bố trí một cách hợp lý.

Một số cửa xả có thể được bố trí kèm theo các màn chắn nhiệt ở phía trước; hoặc có thể thổi hơi phía bên trong để tản nhiệt ra xung quanh…

Âm thanh và tàng hình từ
Tàu mặt nước là phương tiện luôn tạo ra tiếng ồn âm thanh khi di chuyển. Âm thanh có thể lan truyền dưới nước nên tàu ngầm, ngư lôi hoặc thậm chí cả sô-na cũng có thể phát hiện được sự có mặt của tàu.

Thông thường, các hệ thống đẩy của tàu là bộ phận gây ra tiếng ồn lớn nhất vì khi cánh chân vịt quay, chúng sẽ tạo ra vùng trống về không gian. Các bọt khí sẽ hình thành trong vùng áp suất thấp phía sau cánh chân vịt.

Và khi bọt khí vỡ sẽ giải phóng năng lượng tạo âm thanh. Một phương pháp hiệu quả làm giảm âm thanh trong trường hợp này là phun dòng khí có áp suất thấp vào vùng trống tạo ra phía sau cánh chân vịt.

Tác dụng của dòng khí này sẽ làm giảm sự chênh lệch áp suất giữa bọt khí và nước bao quanh khiến bọt khí bị vỡ chậm và êm hơn.

Tàu Visby của Thụy Điển tránh sự tan vỡ của bọt khí bằng cách dùng động cơ phụt nước thay cho các thiết bị đẩy kiểu chân vịt.

Ngoài ra, sử dụng động cơ điện và vật liệu cách âm cũng giúp làm giảm lượng âm thanh phát ra...

Một nguy cơ khác khiến tàu mặt nước có thể bị phát hiện bởi đối phương đến từ những “biến dạng” do tàu tạo ra trong từ trường của trái đất.

Tàu mặt nước là vật thể lớn bằng kim loại có khả năng thu hút từ trường của trái đất. Kết quả là hình thành sự biến dạng cục bộ đủ mạnh để kích hoạt thuỷ lôi nằm sâu dưới đáy biển.

Trên thực tế, các nhà công nghệ có thể giúp tàu trở nên “tàng hình” về từ bằng cách giảm sự biến dạng này tới mức thuỷ lôi từ không thể phát hiện được.

Giải pháp thực hiện là từ hoá thân tàu theo hướng đối nghịch với từ trường trái đất. Tuy nhiên, cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ bị phát hiện bởi thuỷ lôi từ đối với các tàu mặt nước là sử dụng những vật liệu không nhiễm từ để đóng tàu.

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011

>> Những công nghệ quân sự nổi bật 2011 (kỳ 1)



Năm 2011 ghi nhận nhiều bước tiến của công nghệ quân sự trên nhiều lĩnh vực, từ ngụy trang,điều khiển học tới tăng cường hỏa lực.

Kỳ 1: Tìm mọi cách để biến mất

Ngoài xu hướng truyền thống biến mất khỏi màn hình radar, các nhà kỹ thuật còn tìm cách chế tạo vũ khí tàng hình ngay cả với giác quan của con người. Đây chính là nét mới của công nghệ tàng hình ứng dụng cho lĩnh vực quốc phòng trong năm con Mèo.

“Kỳ nhông là ông kỳ đà”

Sự kiện gây xôn xao nhất đầu năm là việc máy bay Chengdu J-20 cất cánh. Trung Quốc tuyệt đối không hé lộ thông số kỹ thuật của J-20. Nhiều ý kiến cho rằng máy bay này thuộc thế hệ 5, có khả năng tàng hình với kiểu dáng nhiều góc cạnh nhằm tán xạ sóng radar. Tiếp sau J-20, cuộc trình diễn của Sukhoi T-50 trước công chúng tại triển lãm MAKS 2011 cũng là điểm nhấn của cuộc đua tàng hình. Sukhoi T-50 được ứng dụng kỹ thuật tàng hình chủ động với công nghệ plasma.

Theo đó, lớp vỏ của máy bay sẽ được “bọc” trong lớp không khí ion hóa để giảm tiết diện phản xạ radar. Điều đáng quan tâm là các nhà chế tạo tuyên bố: máy bay chiến đấu thế hệ 5 này còn vô hình với mắt người. Nhà thiết kế Sukhoi ứng dụng công nghệ ngụy trang điện tử cho T-50 bằng việc chụp ảnh bề mặt của nó và môi trường xung quanh theo thời gian thực. Một máy tính trong máy bay sẽ xử lý các dữ liệu này, rồi xuất tín hiệu hình ảnh chiếu lên bề mặt máy bay để giúp nó hòa vào bầu trời và địa hình địa vật xung quanh.


http://nghiadx.blogspot.com
Siêu tiêm kích đa năng Sukhoi PAK FA T-50 tại MAKS 2011.


Trong khi đó, Mỹ lại có màn trình diễn máy bay tàng hình… bất đắc dĩ. Đó là trường hợp chiếc “trực thăng bí ẩn” tham gia chiến dịch tiêu diệt Osama bin Laden. Chiếc trực thăng này bị hư hỏng, nên đặc nhiệm Mỹ đã phá hủy nó khi rút lui. Thu hút sự chú ý không kém cái chết của trùm khủng bố, hình ảnh xác chiếc “trực thăng bí ẩn” được loan tải rộng rãi với thiết kế của một phương tiện tàng hình từ kiểu dáng góc cạnh tới lớp sơn phủ.

Đặc biệt, cánh quạt đuôi của nó được ốp một vật thể được cho là có tác dụng giảm ồn từ cánh quạt. Đó là điều hoàn toàn có thể, vì nếu máy bay thoát khỏi tầm quan sát của radar, thì âm thanh ồn ào khi hoạt động chẳng khác gì “lạy ông tôi ở bụi này” với thính giác con người. Trên thực tế, đội SEAL của Mỹ đã tấn công thần tốc và rút êm ru, dù tác chiến ngay trong khu gia binh quân đội Pakistan.

“Mặt nạ” âm thanh

Ở lĩnh vực hải quân, công nghệ tàng hình cũng ít nhiều tạo được sự chú ý khi Mỹ chính thức khởi công đóng chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp DDG-1000 được cho có khả năng “biến mất” hoàn hảo hơn. DDG-1000 thiết kế với phần mũi ngược, cấu trúc thượng tầng dạng hình học đặc biệt giúp giảm 40% diện tích phản xạ radar so với khu trục lớp Arleigh Burke.

Hệ thống radar giám sát được nhiều mục tiêu trên không, trên biển và được đặt trong khoang bọc giáp để không ảnh hưởng kết cấu tàng hình tàu. Hệ thống vũ khí tên lửa của tàu đều được đặt trong thân và phóng theo phương thẳng đứng. Động lực cho phép đạt tốc độ rất cao (55km/h) trong khi sản sinh tiếng ồn thấp.

Trong lòng biển, tàu ngầm cũng tìm cách thoát khỏi sự phát hiện của sonar. Dù được cải tiến động cơ và kết cấu vỏ tàu, nhưng chỉ làm giảm phần nào tiếng ồn, chứ không thể triệt tiêu toàn bộ. Năm 2011, một nhóm nghiên cứu của Đại học Illinois (Mỹ) đã giới thiệu “mặt nạ” âm thanh giúp tàu ngầm tàng hình trước sonar. Loại “mặt nạ” làm bằng siêu vật liệu nhân tạo, gồm một hình trục hai chiều với 16 vòng tròn đồng tâm có các mạch âm thanh để dẫn hướng sóng âm.

http://nghiadx.blogspot.com
DDG-1000 - chiến hạm tàng hình tiêu chuẩn.


Mỗi vòng tròn như vậy có một chỉ số khúc xạ âm thanh khác nhau, có nghĩa sóng âm thanh sẽ thay đổi tốc độ và tần số từ các vòng ngoài vào đến bên trong. “Mặt nạ” âm thanh sẽ làm thay đổi tần số âm thanh của sóng âm tác động vào nó. Khi các loại tín hiệu sonar tiếp xúc với “mặt nạ”, chúng sẽ không xác định được một tần số cụ thể nào để dội lại.

Một giải pháp khác là “áo choàng lỏng” của các nhà khoa học Đại học Duke (Mỹ). Thông thường, khi chuyển động trong nước, các phương tiện tạo ra sự mất ổn định môi trường nước, sinh ra tiếng ồn mà thiết bị sonar phát hiện được. Để khắc phục, người ta chế tạo lớp vỏ dạng lưới, điều hướng chất lỏng xung quanh tàu làm nó tàng hình. Kết quả cho thấy sự ổn định của dòng nước không hề bị tác động, do đó thiết bị đã không kéo theo vệt nước khi chuyển động.

Bí mật trong tấm áo choàng

Năm 2011, tại triển lãm quân sự Nizhniy Tagil, Nga đã trình diễn pháo tự hành Msta-M được bọc trong lớp vải đặc biệt gọi là áo choàng (cloak). Tấm vải có 10 lớp, làm vỏ giáp xe hầu như tàng hình với các khí tài dẫn hướng của vũ khí chính xác. Phương tiện chiến đấu phủ cloak có thể tàng hình hiệu quả trước máy bay trinh sát, bởi vật liệu chế tạo cloak “vô cảm” với bức xạ hồng ngoại, điện từ phát ra từ khí tài đối phương. Phản xạ từ Cloak tương tự bức xạ môi trường xung quanh.

http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng tàng hình CV-90 với lớp áo Adaptive.


Còn người Mỹ, mới đây công ty Armor Works giới thiệu hệ thống ngụy trang Taticam. Nó là tập hợp mảnh vật liệu hình vuông nhỏ, đồng màu, có độ dày khác nhau trên cùng bề mặt vỏ tăng, thiết giáp. Các tấm Taticam với hình dáng ghồ ghề khác nhau sẽ phá vỡ mặt phẳng trên xe, khiến đối phương khó xác định khoảng cách. Các tấm gắn ngoài áo giáp cũng có tác dụng che chắn cho xe trước thiết bị quan sát ảnh nhiệt.

Thế nhưng, đặc biệt nhất phải kể đến xe tăng hạng nhẹ CV90 của Anh được bọc áo tàng hình mang tên Adaptiv. Thực chất, công nghệ này dùng một máy bay chụp phong cảnh nền xung quanh xe, cung cấp dữ liệu hình ảnh để vỏ biến đổi theo môi trường xung quanh. Thậm chí, nó còn giúp bắt chước hình ảnh một chiếc xe khác.

Ở Việt Nam, các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học-Vật liệu (Viện Khoa học và Công nghệ quân sự) vừa nghiên cứu chế tạo thành công loại sơn hấp thụ sóng radar. Loại sơn này dùng để phủ các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật nhằm giảm thiểu thiết diện phản xạ hiệu dụng, nâng cao khả năng ngụy trang của vũ khí trang bị kỹ thuật đối với các thiết bị trinh sát, phát hiện và điều khiển sử dụng bức xạ sóng radar trong dải băng X (8-12GHz).

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

>> Tương lai của công nghệ tàng hình ADAPTIV



Trong tương lai, công nghệ ADAPTIV sẽ được phát triển giúp các phương tiện tàng hình một cách toàn diện và được ứng dụng cho nhiều loại phương tiện khác nhau.


Tại triển lãm DSEi - 2011, anh đã giới thiệu xe chiến đấu CV-90-120 với lớp áo mới, cho phép phương tiện tàng hình ở bước sóng hồng ngoại. Tuy nhiên, lớp vỏ mới sẽ được phát triển để biến mất trong môi trường ánh sáng nhìn thấy và được áp dụng rộng rãi trên trực thăng, tàu chiến, công trình quân sự...

BAE Systems đã thử nghiệm thành công công nghệ tàng hình đối với các khí tài trinh sát làm việc ở dải sóng hồng ngoại, cho phép hình ảnh nhiệt của phương tiện (xe tăng, tàu chiến, máy bay...) hòa vào môi trường xung quanh. Không chỉ vậy, nhà sản xuất còn giới thiệu lớp áo mới có thể bắt chước các vật thể trong tự nhiên.

Công nghệ ADAPTIV được thiết kế gồm các tấm thép hình lục giác có chức năng như những điểm ảnh khi gắn liền vào vỏ của các phương tiện chiến đấu.

Các điểm ảnh riêng lẻ có thể thay đổi nhiệt độ cực nhanh và kết hợp với hiển thị hình ảnh hồng ngoại của môi trường xung quanh được chụp từ các camera gắn trên xe.

BAE cũng thiết lập một thư viện hình ảnh để hiển thị một hình dáng bên ngoài của nhiều phương tiên khác, chẳng hạn như một chiếc xe hơi, các vật thể trong tự nhiên hay những tảng đá lớn để phương tiện của họ có thể giả làm các phương tiện khác.

Các tấm hình lục giác có kích thước bằng bàn tay được làm bằng kim loại nhẹ để có thể giảm được ảnh hưởng của các tác động vật lý như bị va đập và tạo ra cấu trúc thân xe bảo vệ chống lại kẻ thù, các tấm kim loại lục giác được điều khiển làm cho nhiệt độ của nó tăng lên hoặc giảm đi bằng cách ứng dụng công nghệ điện tử - bán dẫn và được cấp điện từ các hệ thống trên xe.

Mỗi tấm kim loại hình lục giác này được thiết kế để có thể dễ dàng tháo lắp, và như vậy dễ dàng loại bỏ và thay thế khi bị hỏng trên chiến trường.


http://nghiadx.blogspot.com

Các tấm kim loại lục giác được tháo và lắp ghép rất dễ ràng, để có thể thay thế trên chiến trường khi bị hư hỏng.



http://nghiadx.blogspot.com

Cận cảnh các tấm thép ngụy trang.


BAE Systems cho biết, họ đã tập trung chủ yếu để công nghệ ADAPTIV tàng hình trong dải quang phổ hồng ngoại, bởi vì đây là phần việc quan trọng nhất, còn lại một phần quan trọng không kém sẽ được hợp tác và do Bộ quốc phòng Thụy Điển (FMV) phát triển.

Theo thỏa thuận hợp tác, FMV sẽ đảm nhiệm phát triển kết hợp các điểm ảnh với các công nghệ mới của họ để có thể ngụy trang trong các dải quang phổ khác, tiến tới tàng hình trong cả mắt thường. Hiện, công nghệ do BAE Systems phát triển mới chỉ tàng hình với các khí tài ảnh nhiệt.

Như vậy, trong vài năm tới, nếu FMV phát triển hoàn thiện phần còn lại của mình thì công nghệ ADAPTIV lúc đó sẽ tàng hình toàn diện (tàng hình cả ngày lẫn đêm và với cả mắt thường cũng như các khí tài quan học, ảnh nhiệt).

Cũng như các phương tiện mặt đất, chẳng hạn như xe tăng, công nghệ ADAPTIV cũng có thể được sử dụng trên tàu, máy bay và các công trình cố định.

Việc áp dụng công nghệ ADAPTIV sẽ được thực hiện cho phù hợp với từng các yêu cầu cụ thể, các điểm ảnh có thể được thay đổi kích cỡ để đạt được tàng hình ở phạm vi khác nhau.

Một tàu chiến hoặc một tòa nhà có thể không cần tàng hình ở cự li gần, như vậy có thể được trang bị với các tấm lớn để hiển thị một hình ảnh độ phân giải thấp hơn.

Với việc thử nghiệm thành công của công nghệ ADAPTIV và sự phát triển của các công nghệ khác hiện nay thì trong tương lai gần việc áp dụng công nghệ tàng hình sẽ càng trở nên phổ biến hơn và cuộc chiến tranh trong tương lai cũng sẽ khốc liệt hơn!

Dưới đây là một số hình ảnh giới thiệu công nghệ tàng hình ADAPTIV:


http://nghiadx.blogspot.com

Hiện công nghệ tàng hình ADAPTIV được thử nghiệm thành công trên xe chiến đấu CV-90-120 của Anh.



http://nghiadx.blogspot.com

Khi hệ thống ADAPTIV tắt có thể dễ dàng phát hiện ra một chiếc xe trong đêm tối bằng các khí tài ảnh nhiệt, khi hệ thống bật nó làm chiếc xe biến vào môi trường xung quanh mà các khí tài ảnh nhiệt không thể nhận biết được.



http://nghiadx.blogspot.com

Công nghệ ADAPTIV với áo tàng hình trang bị trên xe chiến đấu CV-90-120.



http://nghiadx.blogspot.com

Công nghệ ADAPTIV có thể ứng dụng cho nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm cả các xe chiến đấu, tàu chiến, trực thăng...


Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

>> Su-T-50 trang bị công nghệ tàng hình plasma và ngụy trang điện tử



Máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Nga là Su T-50 sẽ ứng dụng công nghệ tàng hình mới giúp máy bay không bị phát hiện ngay cả với mắt thường.

Công nghệ tàng hình Plasma

Công nghệ tàng hình truyền thống mà nhiều quốc gia đang sử dụng, điển hình nhất là các máy bay chiến đấu thế hệ mới nhất như F-117, B-2, F-22 và cả J-20 của Trung Quốc, đó là sử dụng các kết cấu góc cạnh làm tán xạ sóng điện từ đi tất cả các hướng kết hợp với các vật liệu mới và lớp sơn phủ đặc biệt hấp thụ sóng radar, giảm bức xạ nhiệt hồng ngoại do động cơ thải ra…

http://nghiadx.blogspot.com


Tuy nhiên, đối với Sukhoi PAK FA T-50, người Nga lại phát triển công nghệ hoàn toàn mới mẻ là "tàng hình Plasma" hay còn được biết đến với tên “công nghệ tàng hình chủ động”.

Công nghệ này đưa ra qui trình sử dụng khí ion hóa để giảm tiết diện phản xạ radar (Radar cross section – RCS). Khí ion hóa sẽ bao trùm toàn bộ máy bay và hấp thụ năng lượng điện từ của sóng radar, qua đó gây khó khăn cho việc phát hiện máy bay từ hệ thống phòng không đối phương.

Công nghệ tàng hình ngụy trang

Tuy nhiên Nga không chỉ muốn máy bay của mình tàng hình trước radar của đối phương mà còn tàng hình ngay cả với mắt thường và các thiết bị quang học. Điều đó thúc đẩy Nga phát triển một công nghệ tàng hình hoàn toàn mới là "ngụy trang điện tử" bằng việc sử dụng các vật liệu đặc biệt.

Bề mặt của máy bay sẽ được chụp ảnh theo thời gian thực, trong môi trường nó đang hoạt động. Thông qua máy tính tiên tiến và sử dụng các vật liệu đặc biệt, máy ảnh sẽ chiếu những hình ảnh lên bề mặt của máy bay để làm cho nó trông giống như bầu trời và địa hình xung quanh, đồng nghĩa với việc khoác lên PAK FA một chiếc áo ẩn mình.

Công nghệ "ngụy trang điện tử" này từng được công chúng biết đến trong bộ phim "Die Another Day", khi chiếc xe hơi Aston Martin của điệp viên 007 vô hình với mắt thường.


http://nghiadx.blogspot.com
T-50 sẽ ứng dụng công nghệ "tàng hình điện tử".


Khi đó máy bay chiến đấu đa chức năng PAK FA T50 có thể thực hiện nhiệm vụ cất cánh tấn công mặt đất vào ban ngày, nó sẽ không cần phải tấn công vào ban đêm giống như một số máy bay ném bom của Mỹ hiện nay đã nghỉ hưu như F-117, và có thể là F-35.

Tàng hình có thể giúp cho PAK FA T50 chiếm được lợi thế trong không chiến khi mà phi công của đối phương không thể nhìn thấy nó bằng mắt thường. Tuy nhiên, F-35 được trang bị với hệ thống cảm biến quang điện hiện đại, cho phép phi công nhìn xa hàng trăm km với màn hình hiển thị nhiệt phát ra bởi một PAK FA.

Cho dù các PAK FA T50 sẽ có công nghệ "ngụy trang điện tử" hay không, thì điều quan trọng là Mỹ triển khai một lực lượng đủ mạnh của các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 ăm có khả năng đáp ứng trước các thách thức tiềm năng như PAK FA của Nga hoặc J-20 của Trung Quốc.

Mỹ sẽ cần một số lượng đủ lớn của các máy bay chiến đấu thế hệ năm để giảm được thiệt hại, chống lại những đối thủ tiềm năng và có ưu thế về số lượng trong một cuộc chiến tranh với một sức mạnh không quân lớn.

Quốc hội Nga đang xem xét các tác động của việc xuất khẩu máy bay chiến đấu tàng hình này cho các quốc gia khác. Ngoài Ấn Độ, Nga có thể bán PAK FA cho Iran nếu lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc được gỡ bỏ, hoặc sang các nước Arab nếu Mỹ từ chối bán F-35, cũng như Venezuela, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, và có lẽ ngay cả Trung Quốc, khi mà PAK FA được đánh giá cao hơn so với J-20 còn nhiều ẩn số.

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

>> Mỹ kết án tử hình với 'Bóng ma trên biển'





Hải quân Mỹ đã quyết định cắt làm sắt vụn chiến hạm độc đáo Sea Shadow (Bóng ma trên biển), được đóng trong thập niên 1980 theo công nghệ tàng hình.


Sea Shadow là tàu chiến tàng hình đầu tiên trên thế giới. Công nghệ tàng hình đòi hỏi tạo ra cho vật thể hình dáng hình học sao cho tán xạ tối đa sóng radar. Ngoài ra, còn có các vật liệu đặc biệt để bảo vệ tàu tàng hình trước radar. So với các tàu thông thường, tầm phát hiện tàu tàng hình chỉ bằng 1/3 nên tạo ra ưu thế chiến lược trong tác chiến.

Hai mạn của tàu Sea Shadow được thiết kế nghiêng tạo một góc 45 độ và tựa trên các phao ngầm dưới nước, đáy tàu được nâng lên trên mặt nước. Tàu được trang bị thiết bị bảo vệ tăng cường, tạo ra quanh tàu một đám mây bụi nước, làm cho nó khó bị radar và các sensor nhiệt phát hiện. Tất cả các mối hàn trên thân cũng được phủ bằng hợp chất đặc biệt.

Sea Shadow đã được thử nghiệm ban đêm để tránh các vệ tinh do thám của Liên Xô. Nhưng Hải quân Mỹ đã không thể giữ kín hoàn toàn bí mật của mình. Năm 1995, một trong các kỹ sư tham gia chế tạo Sea Shadow đã bị bắt và kết án vì bán bí mật quân sự.


Sea Shadow xuất cảng.


Sau mấy năm thử nghiệm, Lầu Năm góc kết luận, dù chỉ chạy ở tốc độ thấp, tàu này cũng dễ bị radar phát hiện, các bức màn nước cũng chẳng giúp ích gì. Vì thế với chi phí đóng và khai thác 195 triệu USD, Sea Shadow bước vào ngõ cụt trong phát triển công nghệ hải quân.

Sea Shadow nổi danh khi được sử dụng trong thập niên 1990 để quay bộ phim “Ngày mai không lụi tàn” (Tomorrow never dies) trong loạt phim về điệp viên 007 James Bond, phát hành năm 1997. Theo cốt chuyện, một tàu tàng hình thuộc về trùm truyền thông Elliot Carver và khi ở trong hải phận Trung Quốc đã được sử dụng để khiêu khích một cuộc xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Anh.

Sau bộ phim này, con tàu thử nghiệm Sea Shadow chẳng dùng được vào việc gì nữa. Hải quân Mỹ đã hy vọng một tư nhân nào đó mua lại con tàu, song cuối cùng họ chẳng tìm được khách hàng nào mặc dù tuyên bố tiêu hủy con tàu đã thu hút nhiều sự quan tâm.



Mô hình của tàu quái dị Sea Shadow.

Dù có sẵn tiền thì chẳng phải tư nhân nào cũng có thể mua Sea Shadow. Người ta không thể để nó trong sân một ngôi nhà bình thường vì nó dài gần 48m, rộng hơn 30m và nó cũng không được bảo quản cẩn thận cho lắm.

Một đại diện của nhà sản xuất Lockheed Martin cho biết, trong 4-5 năm gần đây, con tàu không hề được bảo quản, sửa chữa vì thế việc tu sửa nó phải do khách mua tàu tự lo.

Năm 2009, người ta đã thảo luận vấn đề chuyển giao tàu Sea Shadow cho bảo tàng, song không bảo tàng hải quân nào tỏ ý muốn nhận lấy vật trưng bày độc đáo này. Dẫu sao hiện thời chưa phải là mất tất cả vì đại diện Hải quân Mỹ Chris Johnson nói rằng, cho đến phút cuối vẫn có thể tìm ra người mua.


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang