Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: MiG-21

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn MiG-21. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn MiG-21. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

>> 'Quan tài bay' MiG-21 lại tan xác



Ngày 4/2, một chiếc tiêm kích MiG-21 Bison của không quân Ấn Độ gặp tai nạn.


Vụ rơi máy bay được ghi nhận là vào lúc 11h20 sáng ngày 4/2 ở gần làng Bela - Bhimlat, cách 150km về phía nam căn cứ không quân Gwalior, phát ngôn viên không quân Ấn Độ cho biết.

Nguyên nhân ban đầu được xác định là chiếc máy bay gặp một vài vấn đề với động cơ, viên phi công đã thoát khỏi máy bay và hạ cánh an toàn. Sau đó, trực thăng cứu nạn đã tìm và cứu được phi công.

Vụ tai nạn diễn ra ở vùng núi hẻo lánh nên rất may là không có thương vong dưới mặt đất.


http://nghiadx.blogspot.com
MiG-21 tiếp tục là nỗi kinh hoàng của phi công Ấn Độ.


Đây là vụ tai nạn đầu tiên của dòng tiêm kích huyền thoại MiG-21 trong năm 2011. Đối với Không quân Ấn Độ, cách đó 2 ngày (ngày 2/2) đã mất hai phi công giàu kinh nghiệm khi một trực thăng Cheetah rơi.

Năm 2010 là năm “hạn” của không quân Ấn Độ, có tới 10 chiếc chiến đấu cơ và trực thăng bị rơi (gồm 4 chiếc tiêm kích - bom MiG-27; 2 tiêm kích MiG-21 Bison; 3 trực thăng Mi-17; 1 trực thăng Mi-26 và 1 trực thăng Chetak).

Kể từ cuối những năm 1990, MiG-21 của Ấn Độ thường xuyên gặp tai nạn. Thậm chí, phi công Ấn Độ đã đặt biệt danh cho MiG-21 là “quan tài bay”. Nguyên nhân của các vụ việc hầu hết là do MiG-21 đã quá cũ kỹ, lạc hậu, ngoài ra còn do công tác bảo dưỡng kém.

Để kéo dài "sự sống" MiG-21, Ấn Độ với sự trợ giúp từ phía Nga đã tiến hành gói nâng cấp MiG-21 Bison.

Theo đó, MiG-21 nâng cấp buồng lái với nhiều thiết bị tiên tiến, trang bị radar kiểm soát hỏa lực Phazotron Kopyo cho phép theo dõi 8 mục tiêu cùng lúc và tiêu diệt đồng thời 2 mục tiêu trong số đó.

MiG-21 Bison còn có khả năng không chiến ngoài tầm nhìn với vũ khí là tên lửa không đối không tầm trung R-77. MiG-21 Bison được quảng cáo là ngang ngửa với nguyên mẫu F-16 và các biến thể đầu tiên.


Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

>> Nâng sức chiến đấu cho MiG-21 Việt Nam sở hữu



MiG-21 là một trong những chiến đấu cơ thành công nhất trên thế giới. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, ngày nay vẫn còn hơn 30 quốc gia trên thế giới (Ấn Độ, Cuba, Việt Nam, Trung Quốc…) duy trì mẫu tiêm kích ‘huyền thoại’ này.



Mặc dù vậy, trải qua thời gian dài thì công nghệ quân sự thế giới hiện tại đã tiên tiến hơn rất nhiều so với thời điểm cuối những năm 1950.

Tiêm kích hạng nhẹ MiG-21 đã trở nên lạc hậu so với thời đại, hầu hết những quốc gia có “khả năng” đều đã tìm cách mua mới thay thế MiG-21. Tuy nhiên, không ít quân đội nhiều nước vẫn phải chấp nhận sử dụng MiG-21 do nền kinh tế không cho phép thay thế đồng loạt ngay lập tức.

Vì vậy, giải pháp “nâng cấp, hiện đại hóa” MiG-21 sẽ trở thành lựa chọn kinh tế dành cho quốc gia “ít tiền”. Từ đầu những năm 1990, nước Nga (nơi “khai sinh” ra MiG-21) đã tiến hành nâng cấp MiG-21 cho Ấn Độ thành tiêu chuẩn MiG-21 Bison khá thành công. Quốc gia Đông Âu Rumani tự hiện đại hóa MiG-21 của mình theo chuẩn Lancer.






Máy bay tiêm kích MiG-21-2000.


Israel dù không trực tiếp biên chế MiG-21 trong trang bị không quân và cũng không là “cha đẻ’ MiG-21. Tuy nhiên, họ cũng tích cực tham gia nâng cấp MiG-21 với dự án mang tên MiG-21-2000.

MiG-21-2000 tập trung vào việc cải tiến buồng lái, hệ thống điện tử hàng không và vũ khí. Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của MiG-21-2000 thực hiện thành công ngày 24/5/1995.

Buồng lái “thân thiện”

Các chuyên gia quân sự phương Tây luôn luôn chê MiG-21 có buồng lái khá đơn giản, chật chội, thiếu tiện nghi dành cho phi công. Điều này được các kỹ sư Israel khắc phục trên MiG-21-2000.



Buồng lái sau khi nâng cấp của MiG-21-2000.


Buồng lái được “xếp đặt” thân thiện với phi công, nó được trang bị màn hình hiển thị trước mắt (HUD), màn hình màu đa chức năng, thanh điều khiển HOTAS, cặp thiết bị bán dẫn camera.

Đặc biệt, MiG-21-2000 trang bị hệ thống tín hiệu hiển thị trên mũ phi công (DASH). Thiết bị này hiển thị mọi thông tin quan trọng ví dụ như: tình trạng tên lửa, thông tin bay, dữ liệu cảnh báo.

Hệ thống điện tử hiện đại

MiG-21-2000 lắp đặt radar kiểm soát hỏa lực đa chế độ tiên tiến EL/M-2032. Loại radar này trong chế độ không đối không cho phép phát hiện mục tiêu tầm xa và theo dõi (cự ly hoạt động 150km). Chế độ không đối đất thì nó tạo ra bức ảnh mặt đất độ phân giải cao sử dụng radar khẩu độ tổng hợp (cư ly hoạt động 150km). Cuối cùng, chế độ không đối hải thì EL/M-2032 phát hiện và phân loại được mục tiêu với tầm dò 300km.

Trên máy bay cũng sẽ thiết kế hệ thống định vị quán tính mới (INS), định vị toàn cầu (GPS), máy tính xử lý dữ kiện không khí dạng số đảm bảo tăng khả năng định vị và độ chính xác dùng vũ khí.

Hệ thống vũ khí

Nguyên bản MiG-21 ban đầu trang bị các tên lửa đối không tầm ngắn AA-2 Atoll có tầm bắn dưới 10km.

Gói nâng cấp MiG-21-2000 cho phép máy bay mang các loại tên lửa tiên tiến hơn do Israel sản xuất như Python 4. Đây là loại tên lửa không đối không thế hệ thứ tư do Israel tự phát triển. Điểm đáng lưu ý là Python 4 kết hợp được với hệ thống hiển thị tín hiệu trên mũ phi công (DASH).



Tên lửa không đối không tầm ngắn Python 4.


Python 4 đạt tầm bắn tối đa 15km, tốc độ bay Mach 3,5 hoặc hơn nữa. Tên lửa thiết kế đầu dò đa tần số tiên tiến cùng với khả năng chống các biện pháp đối phó trả đũa điện tử máy bay đối phương.

Đối với nhiệm vụ không đối đất, MiG-21-2000 chỉ có thể mang được bom không điều khiển. Tuy nhiên, nó sẽ nhận được sự hỗ trợ từ phần mềm CCIP (continuously computed impact point/Hệ thống được sử dụng để thả bom không điều khiển). Do đó, MiG-21-2000 công kích mục tiêu mặt đất đạt độ chính xác cao hơn.

Hợp đồng Gói nâng cấp MiG-21-2000 hội tụ nhiều yếu tố mới đem lại sức chiến đấu cao hơn cho MiG-21. Mặc dù vậy, không có nhiều quốc gia đặt hàng Israel Aircraft Industries nâng cấp MiG-21.

Chính phủ Campuchia đã từng có kế hoạch ký hợp đồng với Israel Aircraft Industries để nâng cấp 9 chiếc MiG-21bis và 2 MiG-21UM lên tiêu chuẩn MiG-21-2000, nhưng sau đó do những khó khăn về tài chính mà dự định này đã không thể hoàn thành.

Rất may, Israel đã ký hai hợp đồng nâng cấp với hai quốc gia Châu Phi. Đầu tiên là Uganda với hợp đồng nâng cấp 6 MiG-21bis/U lên tiêu chuẩn mới. Sau đó, chính phủ Zambian cũng ký thỏa thuận hiện đại hóa 9 MiG-21MF thành MiG-21-2000.


MiG-21 của Không quân Uganda sau khi được Israel Aircraft Industries nâng cấp đang chuẩn bị lên đường “hồi hương”.


[Bee news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang