Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Israel

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Israel. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Israel. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012

>> Israel choáng vì Hezbollah có RPG-30


Một số nguồn tin cho biết Hezbollah đang sở hữu một số lượng không xác định súng chống tăng RPG-30. Điều này khiến quan chức Israel "đứng ngồi không yên".

Israel Defense cho biết, các quan chức quốc phòng Nhà nước Do Thái đang cố gắng xác minh thông tin trên.RPG-30 Tên lửa của súng chống tăng RPG-30 được cho là có khả năng vô hiệu hóa lớp áo giáo bảo vệ trang bị trên các loại xe tăng hiện đại như Merkava của Lực lượng vũ trang Israel (IDF), gồm hệ thống lá chắn tên lửa chống tăng Windbreaker (áo gió).

RPG-30 là súng chống tăng sử dụng 1 lần, có cấu tạo độc đáo với 2 ống phóng hình trụ. Ống phóng lớn chứa đạn rocket chính PG-30 cỡ 105 mm; ống phóng nhỏ gắn bên dưới ống phóng chính chứa một quả tên lửa nhỏ đóng vai trò mục tiêu giả, dùng để kích hoạt hệ thống phòng thủ chủ động của xe tăng hoạt động, dọn đường cho quả đạn chính tấn công tiêu diệt xe tăng.RPG-30

Đạn PG-30 dùng đầu đạn liều nổ lõm, thiết kế kiểu tandem (2 lượng nổ xếp nối tiếp nhau, có với khả năng xuyên thủng mọi loại vỏ giáp hiện đại.


http://nghiadx.blogspot.com
Nguyên lý hoạt động của hệ thống tên lửa chống tăng RPG-30.


Hệ thống Windbreaker thực chất là một cơ chế phòng thủ chủ động của xe tăng được nhà sản xuất Rafael của Israel phát triển.

Windbreaker có thể bảo vệ xe tăng trong không gian 360 độ cầu, được IDF tuyên bố là có khả năng phát hiện một vụ phóng tên lửa chống tăng và vô hiệu hóa tên lửa trước khi nó chạm mục tiêu.

Ngoài ra một hệ thống APS tương tự có tên là Porcupine Quill, hay còn gọi là Iron Fist cũng do IDF triển khai trên để chống lại các tên lửa chống tăng trong các cuộc xung đột gần đây, kể cả trong chiến tranh với Lebanon lần hai vào năm 2006.

Khả năng Hezbollah đã được chuyển giao các hệ thống chống tăng RPG-30 đã làm cho Israel ngày càng lo ngại, họ tin rằng Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thể đã ngấm ngầm chuyển giao hệ thống vũ khí "nhạy cảm" cho Hezbollah nếu chính phủ của ông bị lật đổ.

Hôm 1/3 vừa qua, một quan chức quốc phòng cấp cao của IDF cho biết, việc chuyển giao vũ khí sinh hóa từ Syria cho Hezbollah đồng nghĩa với hàn động tuyên chiến. Vị quan chức nói thêm, Israel không chấp nhận một động thái như vậy và sẽ có hành động để ngăn chặn điều đó.

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

>> Nâng sức chiến đấu cho MiG-21 Việt Nam sở hữu



MiG-21 là một trong những chiến đấu cơ thành công nhất trên thế giới. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, ngày nay vẫn còn hơn 30 quốc gia trên thế giới (Ấn Độ, Cuba, Việt Nam, Trung Quốc…) duy trì mẫu tiêm kích ‘huyền thoại’ này.



Mặc dù vậy, trải qua thời gian dài thì công nghệ quân sự thế giới hiện tại đã tiên tiến hơn rất nhiều so với thời điểm cuối những năm 1950.

Tiêm kích hạng nhẹ MiG-21 đã trở nên lạc hậu so với thời đại, hầu hết những quốc gia có “khả năng” đều đã tìm cách mua mới thay thế MiG-21. Tuy nhiên, không ít quân đội nhiều nước vẫn phải chấp nhận sử dụng MiG-21 do nền kinh tế không cho phép thay thế đồng loạt ngay lập tức.

Vì vậy, giải pháp “nâng cấp, hiện đại hóa” MiG-21 sẽ trở thành lựa chọn kinh tế dành cho quốc gia “ít tiền”. Từ đầu những năm 1990, nước Nga (nơi “khai sinh” ra MiG-21) đã tiến hành nâng cấp MiG-21 cho Ấn Độ thành tiêu chuẩn MiG-21 Bison khá thành công. Quốc gia Đông Âu Rumani tự hiện đại hóa MiG-21 của mình theo chuẩn Lancer.






Máy bay tiêm kích MiG-21-2000.


Israel dù không trực tiếp biên chế MiG-21 trong trang bị không quân và cũng không là “cha đẻ’ MiG-21. Tuy nhiên, họ cũng tích cực tham gia nâng cấp MiG-21 với dự án mang tên MiG-21-2000.

MiG-21-2000 tập trung vào việc cải tiến buồng lái, hệ thống điện tử hàng không và vũ khí. Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của MiG-21-2000 thực hiện thành công ngày 24/5/1995.

Buồng lái “thân thiện”

Các chuyên gia quân sự phương Tây luôn luôn chê MiG-21 có buồng lái khá đơn giản, chật chội, thiếu tiện nghi dành cho phi công. Điều này được các kỹ sư Israel khắc phục trên MiG-21-2000.



Buồng lái sau khi nâng cấp của MiG-21-2000.


Buồng lái được “xếp đặt” thân thiện với phi công, nó được trang bị màn hình hiển thị trước mắt (HUD), màn hình màu đa chức năng, thanh điều khiển HOTAS, cặp thiết bị bán dẫn camera.

Đặc biệt, MiG-21-2000 trang bị hệ thống tín hiệu hiển thị trên mũ phi công (DASH). Thiết bị này hiển thị mọi thông tin quan trọng ví dụ như: tình trạng tên lửa, thông tin bay, dữ liệu cảnh báo.

Hệ thống điện tử hiện đại

MiG-21-2000 lắp đặt radar kiểm soát hỏa lực đa chế độ tiên tiến EL/M-2032. Loại radar này trong chế độ không đối không cho phép phát hiện mục tiêu tầm xa và theo dõi (cự ly hoạt động 150km). Chế độ không đối đất thì nó tạo ra bức ảnh mặt đất độ phân giải cao sử dụng radar khẩu độ tổng hợp (cư ly hoạt động 150km). Cuối cùng, chế độ không đối hải thì EL/M-2032 phát hiện và phân loại được mục tiêu với tầm dò 300km.

Trên máy bay cũng sẽ thiết kế hệ thống định vị quán tính mới (INS), định vị toàn cầu (GPS), máy tính xử lý dữ kiện không khí dạng số đảm bảo tăng khả năng định vị và độ chính xác dùng vũ khí.

Hệ thống vũ khí

Nguyên bản MiG-21 ban đầu trang bị các tên lửa đối không tầm ngắn AA-2 Atoll có tầm bắn dưới 10km.

Gói nâng cấp MiG-21-2000 cho phép máy bay mang các loại tên lửa tiên tiến hơn do Israel sản xuất như Python 4. Đây là loại tên lửa không đối không thế hệ thứ tư do Israel tự phát triển. Điểm đáng lưu ý là Python 4 kết hợp được với hệ thống hiển thị tín hiệu trên mũ phi công (DASH).



Tên lửa không đối không tầm ngắn Python 4.


Python 4 đạt tầm bắn tối đa 15km, tốc độ bay Mach 3,5 hoặc hơn nữa. Tên lửa thiết kế đầu dò đa tần số tiên tiến cùng với khả năng chống các biện pháp đối phó trả đũa điện tử máy bay đối phương.

Đối với nhiệm vụ không đối đất, MiG-21-2000 chỉ có thể mang được bom không điều khiển. Tuy nhiên, nó sẽ nhận được sự hỗ trợ từ phần mềm CCIP (continuously computed impact point/Hệ thống được sử dụng để thả bom không điều khiển). Do đó, MiG-21-2000 công kích mục tiêu mặt đất đạt độ chính xác cao hơn.

Hợp đồng Gói nâng cấp MiG-21-2000 hội tụ nhiều yếu tố mới đem lại sức chiến đấu cao hơn cho MiG-21. Mặc dù vậy, không có nhiều quốc gia đặt hàng Israel Aircraft Industries nâng cấp MiG-21.

Chính phủ Campuchia đã từng có kế hoạch ký hợp đồng với Israel Aircraft Industries để nâng cấp 9 chiếc MiG-21bis và 2 MiG-21UM lên tiêu chuẩn MiG-21-2000, nhưng sau đó do những khó khăn về tài chính mà dự định này đã không thể hoàn thành.

Rất may, Israel đã ký hai hợp đồng nâng cấp với hai quốc gia Châu Phi. Đầu tiên là Uganda với hợp đồng nâng cấp 6 MiG-21bis/U lên tiêu chuẩn mới. Sau đó, chính phủ Zambian cũng ký thỏa thuận hiện đại hóa 9 MiG-21MF thành MiG-21-2000.


MiG-21 của Không quân Uganda sau khi được Israel Aircraft Industries nâng cấp đang chuẩn bị lên đường “hồi hương”.


[Bee news]


Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

>> Hàn Quốc chi đậm cho KF-X và AH-X



Nguồn tin từ Bộ quốc phòng Hàn Quốc cho biết, những năm tới nước này sẽ chi hàng tỷ USD để nâng cao chất lượng trang bị cho lực lượng vũ trang.

Kế hoạch tái trang bị vũ trang cho quân đội sẽ tập trung chú ý tới khả năng gia tăng sức chiến đấu toàn diện của lực lượng thiết giáp, phòng không và hải quân.

Việc Hàn Quốc nỗ lực tăng cường vũ trang toàn diện xuất phát chủ yếu từ hai sự việc xảy ra trong năm 2010. Đó là vụ chìm tàu hộ tống Cheonan tháng 3/2010 và Triều Tiên pháo kích đảo Yeonpyeong tháng 11/2010. Cả hai sự việc trên đã khiến nhiều dân thường và binh lính của Hàn Quốc thiệt mạng.

Nếu Triều Tiên công nhận vụ pháo kích lên đảo Yeonpyeong, thì trong vụ chìm tàu hộ tống của Hải quân Hàn Quốc, phía Bình Nhưỡng kiên quyết phủ định bất kỳ sự dính líu nào. Phía Seoul luôn giữ lập trường cho rằng, tàu Cheonan chìm là do ngư lôi phóng từ tàu ngầm Triều Tiên.

Trong bất kỳ trường hợp nào, các vụ việc trên đã buộc Hàn Quốc phải xem xét lại chiến lược phát triển lực lượng vũ trang của mình, cũng như quyết định tiếp tục mua sắm các loại vũ khí.

Hàn Quốc sẽ tập trung chú ý tới khả năng gia tăng sức chiến đấu toàn diện các lực lượng, trong đó có lực lượng thiết giáp, phòng không và hải quân.

Hai dự án nghiên cứu chính của Hàn Quốc mang tên KF-X và AH-X. Trong đó, dự án KF-X liên quan đến việc Hàn Quốc mua 60 chiếc máy bay chiến đấu mới, sử dụng công nghệ tàng hình.

Theo thông báo của các cơ quan truyền thông Hàn Quốc, có ba công ty tham gia cạnh tranh cung cấp vũ khí cho Hàn Quốc là Lockheed Martin (Mỹ) với máy bay chiến đầu F-35, tập đoàn Boeing với kế hoạch cung cấp F-15 SE, European Aerospace và Defense Group của Châu Âu sẽ cung cấp cho Hàn Quốc loại Eurofighter Typhoon.



Hàn Quốc cần phải tiến hành nghiên cứu so sánh các loại máy bay trên và điều kiện hợp đồng trong vài tháng tới. Hợp đồng cung cấp có thể sẽ được ký trước tháng 10/2012.


Đại diện giới lãnh đạo quân sự Hàn Quốc cho biết, hồ sơ dự thầu sẽ được công bố, nhưng nhiều khả năng lựa chọn sẽ thiên về máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, F-35 của Mỹ.

Quyết định này gặp phải sự chỉ trích từ phía các chuyên gia quân sự độc lập tại Hàn Quốc. Họ cho biết, F-35 không được coi là máy bay chiến đấu hoàn hảo. Ngoài ra, các phi công cũng có ý kiến về đặc tính bay, cũng như về trang bị và tính cơ động của chiếc máy bay này.

Tờ Sinmun dẫn lời tổng biên tập tạp chí quân sự có uy tín tại Hàn Quốc D&D, ông Kim Dae, bất cứ ai có một chút kiến ​​thức trong lĩnh vực công nghệ quân sự, sẽ bị sốc bởi sự lựa chọn của Hàn Quốc đối với F-35.

Không quân Mỹ và Israel đã từ chối sử dụng loại máy bay này trong biên chế với lý do giá thành cao và những điểm yếu trong trang bị và các đặc tính bay.

Trước đó, Hàn Quốc đã xem xét một chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm khác của Mỹ là F-22. Tuy nhiên, phương án này đã bị loại bỏ với lý do giá thành quá cao, đồng thời, chính quyền Mỹ không cho phép xuất khẩu loại máy bay này.

Nếu chiến thắng, Lockheed Martin sẽ trở thành nhà cung cấp chính máy bay mới cho Không quân Hàn Quốc. Còn Boeing sẽ phục thù trong một dự án quân sự khác của Hàn Quốc, cũng rất hấp dẫn. Đó là dự án AH-X, sẽ nâng cấp phi đội trực thăng của Hàn Quốc. Hàn Quốc sẽ mua tối thiểu 36 chiếc máy bay mới.

[BDV news]


>> Bộ Quốc phòng Nga thiếu chuyên nghiệp?



Sự yếu kém và thiếu chuyên nghiệp trong đàm phán mua bán của Bộ Quốc phòng Nga đã dẫn đến nguy cơ phá sản cho thương vụ Mistral.

Sau một thời gian dài đàm phán, thương vụ mua bán lớn nhất giữa Nga và Pháp đang dần rơi vào thế bế tắc. Hai bên không đạt được bất kỳ sự thống nhất nào về giá cả và công nghệ cho chiếc tàu đổ bộ trực thăng này.

Theo thông tin được tiết lộ bởi ông Sergey Chemezov, Tổng giám đốc công ty xuất khẩu vũ khí Nhà nước Nga Rosoboronexport: Các cuộc đàm phán đã không đạt được sự thống nhất về giá cả và công nghệ.

Trong khi phía Nga yêu cầu ngoài chi phí mua sắm chiếc tàu đổ bộ trực thăng này, còn có vấn đề về chuyển giao công nghệ liên quan cho phía Nga thì Pháp lại từ chối.

“Cuộc đàm phán đang có vấn đề, ban đầu chúng tôi biết rằng giá cả mua tàu đổ bộ trực thăng này có các vấn đề liên quan đến công nghệ. Nhưng khi bắt tay vào cuộc đàm phán ở cấp độ nhà nước thì mọi thứ đã sụp đổ”, Chemezov đã trao đổi như vậy với các phóng viên.



Thương vụ mua bán Mistral tồn tại quá nhiều điều phức tạp.


Nguyên nhân của sự bế tắc?
Theo truyền thống, tất cả các hợp đồng mua bán vũ khí, khí tài quân sự của Nga phải thông qua công ty Rosoboronexport.

Tuy nhiên, ngoại lệ đã xảy ra, chính Bộ Quốc phòng Nga mà cụ thể là Hải quân Nga, dẫn đầu là Phó đô đốc Nikolai Borissov đã tiến hành các công tác đàm phán đầu tiên với Tập đoàn DCNS của Pháp.

Đích thân Phó đô đốc Nikolai Borissov đặt bút ký vào bản thỏa thuận sơ bộ liên chính phủ về hợp đồng mua bán Mistral. Tưởng chừng như sau bản thỏa thuận sơ bộ này, tàu đổ bộ trực thăng Mistral sẽ sớm biên chế trong Quân đội Nga.

Theo thỏa thuận liên chính phủ được công bố vào ngày 24/12/2010, chi phí cho hợp đồng là 1,15 tỷ Euro, trong đó có chi phí mua 2 tàu đổ bộ trực thăng Mistral là 980 triệu Euro, chi phí dịch vụ hậu cần liên quan là 131 triệu Euro, chi phí đào tạo sử dụng là 39 triệu Euro.

Sau đó, đến khi bước vào vòng đàm phán chính thức với DCNS của Pháp, Rosoboronexport mới té ngửa nhận ra: Thỏa thuận sơ bộ liên chính phủ đã không làm rõ các vấn đề liên quan, mở đường cho công tác đàm phán chính thức.

Thứ nhất, chi phí cho 2 tàu Mistral nêu trên đã bao gồm giấy phép sản xuất và toàn bộ tài liệu kỹ thuật để đóng 2 chiếc nữa tại Nga hay không?

Thứ hai, thỏa thuận sơ bộ cũng không chỉ rõ các tàu Mistral của Nga sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn công nghệ nào?

Thứ ba, thỏa thuận sơ bộ cũng không chỉ rõ liên doanh để sản xuất các tàu Mistral sẽ đặt ở đâu nếu hợp đồng chính thức được ký kết?

Các nhà phân tích đã đặt ra sự hoài nghi, tại sao Bộ Quốc phòng Nga vốn không có nhiều kinh nghiệm trong các cuộc mua bán, lại tiến hành đàm phán trực tiếp với nhà cung cấp nước ngoài. Điều lẽ ra phải được thực hiện bởi một tổ chức chuyên nghiệp như Rosoboronexport.

Theo một thông tin được công bố bởi trang Vedomosti từ giữa tháng 4/2011, giá cả không phải là trở ngại lớn nhất cho cuộc đàm phán. Lý do của sự bế tắc là các tàu Mistral của Nga sẽ không được trang bị các hệ thống điện tử truyền thông và kiểm soát hệ thống hiện đại.

Dù sau đó hãng tin Ria Novosti trích dẫn nguồn tin khác của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, phía Pháp cam kết hoàn thành tàu Mistral với đầy đủ tính năng của hệ thống. Bao gồm cả hệ thống dữ liệu chiến đấu SENIT9. Tuy nhiên, mã nguồn của hệ thống này sẽ không được chuyển giao cho phía Nga, và Nga sẽ không thể thực hiện các thay đổi cho hệ thống phù hợp với quan điểm tác chiến của Hải quân Nga.

Rõ ràng sự yếu kém và thiếu kinh nghiệm trong công tác đàm phán ban đầu của Bộ Quốc phòng Nga đã dẫn đến sự bế tắc và có nguy cơ đỗ vỡ của thương vụ này. Trước đó, công tác đàm phán mua máy bay không người lái từ Israel đã bị phá sản chính từ sự thiếu chuyên nghiệp trong đàm phán của Bộ Quốc phòng Nga.


[BDV news]


Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2011

>> Công nghệ gen – vũ khí “huỷ diệt” của tương lai (P.I)



Gen là chiếc chìa khoá để giải mã sinh mệnh con người. Những thành tựu thu được từ những công trình nghiên cứu về gen sẽ giúp cho con người có thể tự nắm giữ và quyết định sinh mệnh của mình.

Sự ra đời của chú cừu Dony bằng phương pháp nhân bản vô tính và sự thành công trong việc lập ra biểu đồ giải mã gen đã làm chấn động thế giới. Đây có thể coi là "thành tựu khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử loài người", "cái mốc về khoa học nghiên cứu sinh mệnh con người" nguồn tư liệu sinh động nhất trong lịch sử nhân loại từ trước đến nay". Thành công của những phát kiến mới trong lĩnh vực gen di truyền được sánh ngang với việc chế tạo thành công bom nguyên tử đầu tiên và việc con người lần đầu tiên đổ bộ lên mặt trăng.





Tương tự như những phát minh khoa học quan trọng khác, lĩnh vực ứng dụng đầu tiên của công nghệ gen chính là quân sự. Sự phát triển như vũ bão của các công trình gen đã tạo ra lĩnh vực mới để phục vụ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu nhằm chế tạo một loại vũ khí sinh học mới, có tính sát thương lớn với những tính năng đặc biệt.

Các chuyên gia quân sự nhận định rằng, trong thế kỉ 21, con người có khả năng phải đối mặt với cuộc chiến tranh còn đáng sợ hơn cả chiến tranh hạt nhân đó chính là "chiến tranh gen". Nhưng về bản chất vũ khí gen là loại vũ khí sinh học thế hệ mới - vũ khí sinh học thế hệ thứ 3.

Đặc điểm của vũ khí gen
- Uy lực sát thương cực lớn, giá thành sản xuất cực rẻ

Theo Tuần báo Thames số chủ nhật (1-10-1995), các nhà khoa học Nga đã thành công trong nghiên cứu tách ADN của một loại siêu vi trùng rồi kết hợp với ADN của siêu vi trùng khác để tạo nên chất cựu độc có tên là "Nhiệt độc tố". Chỉ cần dùng đầu kim gẩy một lượng rất nhỏ độc tố này thì cũng đủ để giết chết 500.000 người, với một lượng khoảng 20g thì cũng đủ giết chết 6 tỉ người trên thế giới trong giây lát. Loại “vũ khí này” hiện vẫn chưa có thuốc giải .

Các nhà khoa học tiến hành so sánh vũ khí gen với vũ khí hạt nhân uy lực mạnh. Theo tính toán, nếu bỏ ra 50 triệu đôla Mỹ để xây dựng một kho vũ khí gen thì khả năng sát thương còn lớn hơn rất nhiều so với đầu tư 5 tỉ đô la để xây dựng một kho vũ khí hạt nhân. Phạm vi sát thương (không có vật che chắn) của một quả bom hạt nhân 1kt (tương đương với 1 triệu tấn thuốc nổ TNT) là 300 km2. Trong khi phạm vi sát thương của 10 tấn chất chiến đấu sinh học thông thường là 100.000 km2, còn đối với vũ khí gen phạm vi sát thương có thể gấp hàng chục lần thậm chí trên trăm lần chất chiến đấu sinh học thông thường.


Vũ khí nguyên tử liệu đã lạc hậu?


- "Không có thuốc chữa"
Vũ khí gen đã vận dụng những thành tựu mới nhất của những công trình nghiên cứu về di truyền. Thông qua tổ hợp gen chính, người ta đã thay đổi một số gen di truyền của vi sinh vật gây bệnh để tạo ra chất chiến đấu sinh học nguy hại rất lớn. Do phải thay đổi "mật mã gen" của siêu vi trùng, vi khuẩn trong quá trình biến đổi gen (giống như quá trình pha chế thuốc theo đơn), nên chỉ có người chế tạo mới nắm bắt được những bí quyết của quá trình đó. Do đó, trong một thời gian ngắn sẽ rất khó phá giải, cũng như phòng vệ và trị liệu. Vì thế, nó trở thành vũ khí "vô phương cứu chữa nên sẽ gây tâm lý hoang mang, sợ hãi cực độ cho đối phương.

- Vũ khí giết người không cần đổ máu

Khác với những vũ khí hiện đại khác, vũ khí gen thuộc loại vũ khí phi sát thương. Người ta sẽ chẳng thấy những tập đoàn quân với những trang bị hạng nặng, hạng nhẹ ầm ầm rung chuyển cả đất trời; sẽ chẳng có cảnh nhà tan, cửa nát, khói lửa mịt mùng nhưng hậu quả của nó thật khó lường.

Chiến tranh sẽ không phải huy động nhiều người mà chỉ cần đưa những vi khuẩn gây bệnh gen xâm nhập vào lãnh thổ nước khác bằng nhiều con đường và phương pháp khác nhau. Sau đó để chúng tự khuếch tán trong tự nhiên và sinh sôi nảy nở. Nó sẽ làm cho người, súc vật trong thời gian ngắn mắc phải những "căn bệnh kì lạ" vô phương cứu chữa. Nhẹ nhất thì cũng vô cùng khó điều trị, lặng lẽ tiêu hao và tan rã khả năng kháng cự của đối phương.

Chúng ta có thể hình dung ra viễn cảnh rằng, nếu đưa "vi khuẩn sốt xuất huyết cấp tính" xâm nhập vào nguồn nước của đối phương, sẽ làm cho đa số cư dân đang sử dụng nguồn nước đó mắc bệnh, làm tiêu hao phần lớn sức lực của họ, thậm chí dẫn đến tử vong. Điều đó cho thấy khả năng sát thương của vũ khí gen có thể cao hơn vũ khí hạt nhân hàng chục lần.

Người ta có thể thay đổi gen di truyền của vi sinh vật không gây bệnh, để tạo ra những vi khuẩn gây bệnh loại mới có tính kháng thuốc cao. Ngoài ra, có thể lợi dụng sự khác biệt về đặc trưng cấu trúc sinh lí của các chủng tộc người để tạo ra những vi khuẩn chỉ gây bệnh cho một nhóm người có đặc điểm di truyền riêng biệt, nhằm sát thương có trọng điểm sinh lực địch.

Theo tuần báo Thames số chủ nhật (15-11-1998), các nhà khoa học Israel đã gây và nuôi dưỡng những gen di truyền đặc biệt của siêu vi trùng, vi khuẩn của các chủng tộc người khác nhau nhằm mục đích nghiên cứu chế tạo ra vũ khí gen chỉ tác hại đối với người Ả Rập, không nguy hại đối với người Do Thái. Tuần báo Defence của Anh còn tiết lộ rằng, các nhà khoa học Israrel đã lợi dụng một số thành quả nghiên cứu của Nam Phi để tạo ra "vũ khí nhiễm sắc thể" có tác hại tới bộ gen cấu thành của người Ả Rập đặc biệt là của người Irắc. Phía Ixaren thì một mực bác bỏ nguồn tin này và tuyên bố rằng những nghiên cứu sinh học của họ chỉ mang tính phòng vệ đơn thuần.

Hiện trạng phát triển
Do vũ khí gen có thể chế ngự hoàn toàn đối phương trong các cuộc chiến phi sát thương. Bởi vậy, trong những năm gần đây, các nước phát triển và cường quốc quân sự trên thế giới đặc biệt coi trọng việc nghiên cứu vũ khí gen, trong đó Mỹ và Nga là hai cường quốc đi đầu trong lĩnh vực này.


"Vũ khí" gen đang được các cường quốc đặc biệt quan tâm


Trong kế hoạch nghiên cứu vũ khí sinh học của Bộ Quốc phòng Mỹ, có 11 đề tài nghiên cứu do quân đội trực tiếp đảm nhiệm, 32 đề tài do các cơ quan ngoài quân đội tiến hành. Tất cả các đề tài đều do Bộ Quốc phòng Mỹ bảo hộ về kỹ thuật và tài chính. Từ năm 1983 đến nay, các nhà nghiên cứu của Mỹ đã bắt đầu áp dụng những kỹ thuật hiện đại để giải mật mã gen của khuẩn lị a-míp, độc tố của khuẩn bạch hầu, khuẩn dịch tả, khuẩn bệnh than. Ngoài ra, họ còn thử đưa những gen đặc biệt cấy vào những vi khuẩn vốn không gây bệnh để biến thành những vi khuẩn gây bệnh. Cục nghiên cứu y học quân sự của Mỹ đặt tại Maryland kì thực là trung tâm chuyên nghiên cứu về vũ khí gen.

Mỹ đã lưu ý đến mối đe doạ của vũ khí sinh học đối với an toàn quốc gia và đã có sự dự trữ vác xin phòng chiến tranh sinh hoá và vác xin chống độc tố sinh học để kịp thời ứng phó với vũ khí sinh học có thể tạo ra, đặc biệt là vũ khí gen.

Đầu năm 2000, Bộ Quốc phòng Mỹ điều chỉnh chiến lược phòng chống đối với vũ khí hạt nhân và vũ khí sinh hoá như: đề xuất việc xây dựng kế hoạch liên hợp quân binh chủng trong việc phòng chống vũ khí sát thương lớn, đề cao khả năng tác chiến phi truyền thống; điều chỉnh việc bố trí nhân lực và kinh phí dành cho mua sắm, nghiên cứu chế tạo và phát triển trang bị phòng hộ. Từ năm 1999 đến năm 2003, Mỹ đã đầu tư 4 tỷ 600 triệu đô la cho phòng chống vũ khí sinh hoá.

Dưới thời của Tổng thống G. Bush, quân đội Mỹ đã lên kế hoạch tăng thêm chi phí cho việc nghiên cứu để sản xuất ra loại vũ khí mới trong đó có vũ khí gen. Trước năm 2003, tất cả số quân hiện đang tại ngũ và số quân dự bị đều phải tiêm vác xin phòng sinh học.

Nga cũng rất coi trọng nghiên cứu về vũ khí gen. Cuối những năm 80 của thế kỉ 20 Trung tâm nghiên cứu Siberia của Nga đã nghiên cứu đưa gen của vi khuẩn bệnh sốt cấp tính xâm nhập vào men rượu thông thường để truyền bệnh sốt cấp tính ở mức độ nặng nhất, nghiên cứu vũ khí sinh học gây bệnh tiêu chảy. Cơ quan tình báo phương Tây cho rằng loại vũ khí gen này có thể làm mất tác dụng của các thiết bị phòng hoá mà NATO đang sử dụng và loại vũ khí này đã được tiến hành thử nghiệm trong một số trung tâm bí mật của Nga. Đặc biệt "Nhiệt độc tố" là một "kiệt tác" của các nhà khoa học Nga.

Hiện nay, Nga có 4 phòng thí nghiệm chuyên nghiên cứu về vũ khí sinh học có liên quan đến gen. Họ đã sớm bắt tay nghiên cứu gen của độc tố có trong nọc rắn, kết hợp với gen của vi khuẩn gây bệnh cúm để tạo ra một siêu vi trùng cúm mới mang trong nó cả độc tố của loài rắn. Sau khi siêu vi trùng này được phát tán, người nhiễm bệnh vừa có triệu chứng của bệnh cúm lại vừa có triệu chứng giống như bị rắn độc cắn, khiến người bệnh tê liệt và dẫn đến tử vong.

Ngoài Mỹ và Nga, các nước Anh, Đức, Ixraen…vv cũng không cam chịu “đi sau” trong lĩnh vực nghiên cứu vũ khí gen. Các trung tâm phòng dịch sinh, hóa học do chính phủ Anh quản lý đang bí mật vận dụng những kĩ thuật gen để tập trung nghiên cứu nhằm biến đổi gen của các siêu vi trùng cấp tính. Bộ quốc phòng Đức đang tiến hành nghiên cứu để biến đổi gen của những vi khuẩn gây bệnh dịch hạch, dịch tả và khuẩn đại tràng.
[QDND news]



Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

>> Ấn Độ chế tạo máy bay không người lái tấn công



[BDV news] Tiến sĩ Prahlad cho biết, Ấn Độ đang chế tạo máy bay không người lái tấn công có khả năng thực hiện các vụ tấn công bằng tên lửa và bom.

Ông Prahlad là Giám đốc chương trình hàng không của Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO).

Dự án được mang tên máy bay không người lái nghiên cứu tự động (Autonomous Unmanned Research Aircraft, AURA).

“Sau khi chi 500 triệu Rupee đầu tiên (tương đương 11 triệu USD), một nhóm chuyên gia có trình độ cao, gồm 15-18 nhà khoa học đã bắt đầu thiết kế sơ bộ máy bay không người lái (UAV)”, Tiến sĩ Prahlad cho biết.



UAV cảm tử Harpy Ân Độ mua của Israel.


Theo lời tiến sĩ, UAV mới của Ấn Độ sẽ được trang bị máy tính, hệ thống liên lạc, radar điều khiển hỏa lực, hệ thống nhận biết “địch ta”, hệ thống cảnh báo đụng độ trên không.

Các UAV của Ấn Độ sẽ nặng khoảng 15 tấn và có thể bay cao hơn 9km để tiến hành các vụ tấn công bằng phương tiện tiêu diệt chính xác cao.

Ông Prahlada giải thích, khác với UAV “Predator” mà Mỹ sử dụng tại Afghanistan, thiết kế theo sơ đồ “máy bay”, UAV của Ấn Độ sẽ được thiết kế theo sơ đồ "cánh bay".

DRDO có kế hoạch thiết kế UAV tấn công đầu tiên chủ yếu dựa trên công nghệ mà Ấn Độ tự chủ phát triển. Những tư vấn hoặc sự hợp tác từ nước ngoài có thể chỉ cần đến trong lĩnh vực “tàng hình” đối với radar, cất cánh tự động và hạ cánh ở cự ly ngắn.

Không quân Ấn Độ đang sử dụng các UAV trinh sát Searcher-II và Heron, cũng như các UAV cảm tử Harpy và Harop của Israel



Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011

>> Sức mạnh Không quân Indonesia



[BDV news] Indonesia đang bắt đầu khôi phục lại các lực lượng vũ trang vốn danh tiếng một thời.

Trong kế hoạch “khoác cho quân đội bộ áo mới”, bước đầu giới chức Indonesia tập trung khôi phục lại lực lượng không quân với khoản kinh phí lên đến 150.000 tỷ rupi cho kế hoạch 5 năm tới.

Đồng thời, Indonesia không ngần ngại tuyên bố sẽ tăng số lượng các cuộc tập trận quân sự trên không để nâng cao khả năng tác chiến.

Để thực hiện kế hoạch khôi phục sức mạnh cho không quân, Indonesia dự định sẽ mua sắm các loại máy bay mới, các trang thiết bị kỹ thuật quân sự của các nước châu Âu, Mỹ và Nga.

Sau đỉnh cao là khủng hoảng
Không quân Indonesia được thành lập từ năm 1946, tiền thân là một quân chủng với số lượng nhân sự và sức mạnh khá khiêm tốn.

Đầu những năm 1960, dù đảng Cộng sản Indonesia không nắm quyền, nhưng vẫn có một uy tín chính trị tương đối cao và ảnh hưởng lớn đến chính sách quốc phòng. Dựa vào đó, Indonesia đã tăng cường hợp tác quân sự với Trung Quốc và Nga. Nhờ vậy, Indonesia đã đầu tư sức mạnh cho lực lượng không quân của mình.



MiG-17 trong biên chế Không quân Indonesia.


Cụ thể, năm 1961, Indonesia trở thành khách hàng thứ hai của Liên Xô mua máy bay ném bom Tu-16. Ngoài ra, Indonesia tích cực mua sắm các loại máy bay hiện đại khi đó, như MiG-15, MiG-17, MiG-19, MiG-21, Il-28, An-12, La-11 và trực thăng Mi-4, Mi-6... Các loại máy bay này được sử dụng trong khoảng thời gian khá lâu cùng thời với với Ту-2, B-25 Mitchel, A-26 Invader, P-51 Mustang, C-47 Dakota.

Với sức mạnh tiềm năng khá lớn (hơn 400 máy bay và trực thăng), đến cuối năm 1965, không quân Indonesia đã trở thành lưc lượng không quân có uy lực mạnh nhất ở nam bán cầu.

Tuy nhiên, thời kỳ hưng thịnh đã nhanh chóng lụi tàn vào năm 1966, khi Thiếu tướng Khadzi Mukhammed Sukharto lên nắm quyền, làm đóng băng quan hệ của Indonesia với các nước thuộc phe XHCN. Điều này khiến các lực lượng vũ trang mất đi khả năng mua sắm các trang thiết bị kỹ thuật và thiết bị phụ trợ mới.

Đầu những năm 1970, Không quân Indonesia tuyên bố, chỉ 20% máy bay trong trang bị có thể thực hiện các chuyến bay, số còn lại đã không thể hoạt động và cần phải sửa chữa.

Năm 1970, tất cả các loại máy bay MiG-15, MiG-17, MiG-19, MiG-21 và Tu-16, muộn hơn nữa là B-25 và P-51 bị loại khỏi biên chế.


Những "chiến binh" tạo nên đỉnh cao sức mạnh một thời của Không quân Indonesia lần lượt bị loại khỏi biên chế. Trong ảnh là máy bay ném bom Tu-16 của Không quân Indonesia.


Trên thực tế, trong thời gian hàng chục năm, Không quân Indonesia được liệt vào loại kém nhất trong khu vực.

Tình hình có vẻ được cải thiện đôi chút vào cuối những năm 1970 khi Austrailia chuyển giao cho Indonesia một vài máy bay tiêm kích F-86 Sabre. Sau đó, Indonesia đã “tậu” được của Anh các máy bay huấn luyện chiến đấu BAE Hawk Mk.53. Cuối những năm 1980, không quân nước này đã mua của Mỹ và Israel các máy bay tấn công A-4 Skyhawk và máy bay tiêm kích F-5E/F Tiger II. Năm 1989, Indonesia mua thêm của Mỹ 12 máy bay tiêm kích F-16 Fighting Falcon.

Indonesia đã tổ chức nhiều vụ thầu cung cấp máy bay chiến đấu và vận tải. Cụ thể, không quân nước này có kế hoạch sở hữu 60 máy bay tiêm kích F-16, 24 Su-30KI và một vài BAE Hawk. Nhưng kế hoạch này ngay lập tức đã bị tiêu tan vào năm 1992 khi Mỹ tuyên bố cắt đứt hợp tác quân sự với Indonesia với lý do Indonesia đã tiến hành các hoạt động quân sự tại Đông Timor, tây Papua và Achekh. Sau Mỹ, nhiều nước châu Âu đã cắt đứt quan hệ ngoại giao, kinh tế và quân sự với nước này.

Cùng với lệnh cấm vận, hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã tước đi hoàn toàn khả năng mua sắm các trang thiết bị quân sự và thiết bị ở thị trường bên ngoài của Indonesia. Chính vì vậy, không quân Indonesia lâm vào khủng hoảng, yếu kém.

Hiện nay, trong trang bị của không quân có 330 máy bay và trực thăng huấn luyện, huấn luyện - chiến đấu, chiến đấu, vận tải. Trong số các loai máy bay trên, theo các đánh giá khác nhau, chỉ có 150-260 có thể hoàn thành các chuyến bay. Và tất cả các loại máy bay này cần sửa chữa và hiện đại hoá.

“Vươn vai thức giấc” mạnh mẽ
Năm 2005, khi Chính phủ Indonesia và lãnh đạo nhóm nổi dậy “Acher tự do” ký thảo hiệp hoà bình, Mỹ đã bãi lệnh cấm vận vũ khí cho nước này. Nhờ vậy, Không quân Indonesia có những bước khởi sắc.

Theo số liệu của Flightglobal MiliCAS, trong trang bị của Không quân Indonesia chỉ còn 194 máy bay và trực thăng có thể cất cánh (1).

Vào tháng 3/2011, Tư lệnh không quân Indonesia, Imam Sufaat tuyên bố, không quân cần tăng số lượng các trang thiết bị kỹ thuật, bởi trong 5 năm tới đất nước sẽ tiến hành nhiều chiến dịch quân sự.

Theo kế hoạch này, không loại trừ khả năng Indonesia sẽ tiếp tục tham gia các chiến dịch hoà bình của Liên Hợp Quốc (2).

Với kế hoạch phát triển không quân trong 5 năm tới, Indonesia dự định chi khoản ngân sách 150.000 tỷ rupi, tương đương 17 tỷ USD. 2/3 số tiền trên sẽ lấy từ ngân sách quốc gia, số còn lại Bộ Quốc phòng sẽ nhận dưới dạng thanh toán tín dụng.


Không quân Indonesia ngày càng có nhiều hoạt động hợp tác quốc phòng.


Với số tiền này, Indonesia sẽ mua các máy bay tiêm kích mới, máy bay vận tải quân sự, trực thăng tìm kiếm cứu hộ và hiện đại hoá các trang thiết bị kỹ thuật hàng không hiện có trong trang bị.

Không quân nước này dự định hiện đại hoá 4 Su-27SK và Su-30MK biến thể SKM và MK2, 10 máy bay tiêm kích F-16A/B, tiến hành đại tu 15 máy bay tiêm kích F-15E.

Tháng 1/2011, Indonesia đã ký hợp đồng với công ty Arinc Engineering của Mỹ hiện đại hoá 5 máy bay vận tải quân sự C-130B. Dự kiến, các máy bay này sẽ được trang bị các thiết bị hàng không mới và vỏ khác, chuyển giao cho không quân Indonesia trong thời gian 3 năm tới.

Ngoài ra, không quân Indonesia đang xem xét khả năng mua đến 6 máy bay vận tải quân sự C-27J Spartan hoặc Casa CN-295. Dự kiến, việc mua sắm máy bay sẽ được thực hiện trong khuôn khổ đấu thầu.

Ngày 21/3/2011, theo thông báo, Công ty hàng không Indonesia Garuda đã bán cho không quân nước này 2 máy bay vận tải đã qua sử dụng B737-400. Không quân sẽ sử dụng để vận chuyển quân đổ bộ.


Không quân Indonesia có những bước tiến mạnh mẽ thời gian gần đây. Trong ảnh là một phi đội F-16 trong biên chế Không quân Indonesia.


Hiện nay, Indonesia tiến hành đàm phán với Mỹ mua 24 máy bay tiêm kích đã qua sử dụng F-16A/B Block 25. Bộ Quốc phòng Mỹ trước đó đã đề xuất viện trợ miễn phí cho Indonesia các máy bay này với điều kiện sau khi nhận được máy bay nước này, Indonesia phải thuê các công ty Mỹ sửa chữa và hiện đại hoá.Indonesia đã thông qua đề xuất của Mỹ và tuyên bố rằng, việc hiện đại hoá các máy bay Mỹ “cho không” sẽ rẻ hơn mua 6 chiếc F-16C/D Block 52 mới như dự kiến.

Ngoài ra, Indonesia đã gửi yêu cầu không chính thức đến Anh để mua 24 máy bay tiêm kích Eurofighter Typhoon. Nếu đề xuất này được chính phủ Anh tán thành thì tổng giá trị của hợp đồng sẽ lên tới 5 tỷ bảng, tương đương 8,1 tỷ USD.

Để thực hiện kế hoạch hiện đại hoá không quân, ngoài những đối tác trên, Indonesia còn đặc biệt quan tâm đến nhà cung cấp truyền thống – Nga.


Indonesia nhập khẩu máy bay chiến đấu Su-30MK của Nga.


Bộ Quốc phòng Indonesia tuyên bố trong 10 năm tới sẽ mua 180 máy bay tiêm kích Sukhoi để thành lập 10 phi đội bay.

Tháng 9/2010, Indonesia tuyên bố đã mua thêm 6 tiêm kích Su-30MK2. Trong tương lai, máy bay tiêm kích của Nga sẽ là lực lượng nòng cốt trong thành phần máy bay chiến đấu của không quân Indonesia.

Tháng 6/2010, Indonesia đã ký thoả thuận tham gia dự án chung với Hàn Quốc chế tạo máy bay tiêm kích tàng hình KF-X thế hệ "4++".

KF-X thế hệ "4++" sẽ được chế tạo bằng cách sử dụng công nghệ tàng hình và theo sự mô tả kỹ thuật, nó có khả năng vượt trội so với máy bay Rafale và Typhoon, tuy nhiên không thể sánh được với tiêm kích F-22 Raptor và F-35 Lightning II.

Với việc tham gia dự án chung với Hàn Quốc, không quân Indonesia dự định sẽ sở hữu 50 máy bay tiêm kích KF-X.

(1) Cụ thể là các loại máy bay tiêm kích F-16A, Hawk Mk.209, Mirage 2000, Su—27SK/SKM, Su-30МК/МК2, máy bay tấn công OV-10 Bronco, máy bay tuần tiễu B737MPA, CN-235MPA, máy bay tiếp dầu KC-130B, máy bay vận tải C-130B/H/L-100 Hercules, C-212 Aviocar, Casa CN-235, Fokker F-27 Friendship, Pilatus PC-6 Porter, trực thăng tấn công đa năng AS332 Super Puma, Bell 412, EC725 Super Cougar và SA330 Puma.

Ngoài ra, không quân nước này còn trang bị máy bay trực thăng huấn luyện EC120B Colibri, máy bay SF.260, F-16B, Hawk Mk.53, Hawk Mk.109, KT-1 Ungbi và T-34 Mentor.

(2) Trước đó, với tư cách là thành viên, Indonesia đã tham gia các chiến dịch của Liên Hợp Quốc tại nước Cộng hoà Dân chủ Congo, Lebanon, chiến dịch thứ nhất và thứ hai tại Somali, Bosnia và Campuchia. Ngoài ra, quân đội nước này còn tham gia chế áp du kích tại Tây Papua.


Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011

>> Xe tăng Israel gầm rú trên cao nguyên Golan



[BDV news] Từ ngày 6/4, Israel bắt đầu mở một cuộc diễn tập lớn trên cao nguyên Golan. Cuộc tập trận huy động nhiều xe tăng hiện đại có trong biên chế quân đội nước này.

Tham gia cuộc diễn tập có các loại xe tăng Mk 2, 3, 4 và xe tăng M60 – 8 (Magach 8). Các lữ đoàn sẽ được thi thố khả năng dựa trên một số nội dung như mức độ thuần thục của tổ lái, khả năng định hướng, khả năng xử lý mục tiêu với Hệ thống kiểm soát trận đánh (BMS) và thao tác pháo trên xe tăng nhắm tới mục tiêu gần (bộ binh, vũ khí chống tăng) và mục tiêu xa (trên 5km).

Kết quả, các binh sĩ Israel đều thao tác đạt yêu cầu bất chấp điều kiện thời tiết mưa lớn, bùn lầy và tầm nhìn hạn chế.

Kỹ năng thao tác pháo trên xe tăng là một nội dung được quân đội Israel quan tâm, với việc mở các khóa học “Pháo thủ xuất sắc”, nhằm tuyển chọn các chuyên gia về thao tác pháo trên xe tăng phục vụ cho việc đào tạo pháo thủ và làm nòng cốt cho các đơn vị chiến đấu.

Cũng trong cuộc thao diễn lần này Israel đã tung ra phiên bản mới nhất của xe tăng Merkava Mk 4M, với hệ thống phòng vệ chủ động Rafale Trophy ASPRO-A cùng nhiều cải tiến nhỏ khác.

Dưới đây là một số hình ảnh về cuộc diễn tập xe tăng trên cao nguyên Golan:






Cận cảnh hệ thống phòng vệ chủ động Rafale Trophy ASPRO-A lắp đặt trên xe tăng Merkava Mk-4M. Trong đợt thao diễn này quân đội Israel đưa ra 5 xe tăng Merkava Mk-4M.


Hệ thống phòng vệ chủ động Rafale Trophy ASPRO-A gồm: radar (hình oval phía trước), thiết bị nạp đạn tự động, khiên bảo vệ người chỉ huy khỏi mảnh đạn có, bộ phận đánh chặn dùng cho diễn tập.







Xe tăng Merkava Mk-2 khai hỏa.


Xe tăng Merkava Mk-3 trình diễn.


Một binh sĩ trên xe tăng Merkava Mk-2 nạp đạn khói trước khi bước vào diễn tập tấn công


Vừa "ra lò" cách đây một tuần, xe tăng Merkava Mk-4 đã đạt điểm số cao trong các nội dung thao tác pháo, kỹ năng của tổ lái


Một xe tăng M60 - 8 (Magach 8) tham gia diễn tập, sử dụng thiết bị tạo khói trên xe tăng để phòng thủ. Kể từ 2006 quân đội Israel thay thế dần các loại xe tăng Magach bằng Merkava. Xe tăng Magach 8 được trang bị pháo 105mm.


Xe tăng Merkava Mk-2 đánh dấu mục tiêu. Các mục tiêu được bố trí khác nhau cho mỗi đội, trong khoảng cách từ vài trăm m tới hơn 5km.


Một binh sĩ trên xe tăng Merkava Mk4B


Xe tăng Merkava Mk4B khai hỏa trên cao nguyên Golan



Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

>> Israel nhìn nhận vai trò của Iron Dome



[BDV news] Từ phê phán dự án tốn kém, báo chí Israel đã nhìn nhận sự cần thiết của hệ thống phòng thủ Iron Dome (Vòm sắt).

Ngày 4/4/2011 Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak cho biết, Không quân Israel có kế hoạch triển khai 6 khẩu đội của hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome trong 2 năm tiếp theo.

Theo Bộ trưởng Barak, khẩu đội mới sẽ được đưa vào chiến đấu với sự hỗ trợ tài chính từ phía Mỹ.

Vào tháng 5/2010, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đồng ý cung cấp cho Israel 205 triệu USD chi cho việc triển khai hệ thống Iron Dome.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak cho biết: “Hiện tại Israel đã có 4 khẩu đội, với sự giúp đỡ tài chính của Chính phủ Mỹ, chúng tôi hy vọng tới năm 2013 Israel sẽ có 6 khẩu đội hoạt động.

Khẩu đội pháo đầu tiên của hệ thống trị giá hàng tỷ USD này được triển khai ở phía Bắc ngoại ô Beer Sheva, thành phố hoang mạc nhiều ngày sau khi thành phố này bị trúng 3 quả rocket Grad phóng đi từ Dải Gaza giữa lúc căng thẳng đang gia tăng giữa Israel và khu vực của Palestine.

Ông Barak cho biết thêm, khẩu đội thứ hai sẽ sớm đi vào hoạt động tại vùng biên giới giữa Israel và Dải Gaza.



Hệ thống radar của Iron Dome.

Theo các quan chức quân sự Israel, hệ thống trên vẫn trong giai đoạn thử nghiệm, chưa thể chống đỡ được hàng trăm quả rocket từ Dải Gaza vào khu vực miền nam Israel. Theo Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu , hệ thống phòng thủ tên lửa vẫn chưa thể hoàn toàn bảo vệ đất nước khỏi bị tấn công tên lửa.

Mỗi năm Mỹ viện trợ quân sự cho Israel lên đến 3 tỷ USD. Tổng cộng, Bộ Quốc phòng Israel dự định sẽ triển khai 20 khẩu đội Iron Dome.

Hệ thống Iron Dome, do Công ty quốc doanh Rafael Advanced Defense Systems của Israel sản xuất với sự giúp đỡ tài chính của Mỹ, được thiết kế để chặn các tên lửa và đạn pháo tấn công từ cự ly 4-70 km.

Cấu trúc của một khẩu đội "Iron Dome" bao gồm một radar đa năng EL/M-2084, trung tâm kiểm soát tên lửa và ba bệ phóng, mỗi bệ phóng được trang bị 20 tên lửa đánh chặn Tamir AMM với đầu dò cảm biến quang điện tử, với khả năng cơ động rất cao. Tổ hợp có khả năng bảo đảm phòng thủ cho một khu vực có phạm vi 150 km.

Nếu dữ liệu tính toán cho thấy quỹ đạo bay của tên lửa đối phương có thể gây ra mối nguy hiểm, hệ thống lập tức được triển khai để đánh chặn tên lửa ngay từ ngoài vùng nguy hiểm.

Việc bàn giao những khẩu đội Iron Dome cho Quân đội Israel sẽ phải hoàn tất vào cuối năm 2013.


Mô phỏng hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome.


Trước đó tháng 11/2010 báo chí Isarel đánh giá hệ thống Iron Dome quá phức tạp để có thể hoạt động đầy đủ như một thứ vũ khí phòng thủ hiệu quả.

Nhiều ý kiến chỉ trích hệ thống Iron Dome có chi phí phát triển quá tốn kém, hệ thống vận hành phức tạp. Tên lửa Tamir có giá thành lên đến 50.000 USD/quả, nếu dùng để đánh chặn một quả đạn rocket thông thường xem ra quá lãng phí. Tuy nhiên sau các vụ tấn công bằng rocket và tên lửa của Hezbollah thì dư luận nhìn nhận lại sự cần thiết phải phát triển hệ thống đắt tiền này.

Theo kế hoạch, hệ thống đầu tiên sẽ được triển khai dọc theo khu vực giáp ranh với lực lượng Hamas tại dải Gaza, nơi các chiến binh du kích đã bắn rất nhiều tên lửa tự chế khiến Israel phải mở một cuộc tấn công kéo dài 22 ngày vào năm 2008.

Các hệ thống tiếp theo sẽ được triển khai dọc biên giới với Lebanon, nơi các chiến binh Hezbollah đã bắn hơn 4.000 quả tên lửa và đạn pháo vào miền Bắc Israel trong cuộc chiến năm 2006. Đây chính là những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển Iron Dome.

Israel cho rằng, lực lượng Hezbollah có khoảng 40.000 quả rocket. Và việc triển khai Iron Dome cùng với hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Arrow trong chương trình tên lửa nhiều tầng nhiều lớp nhằm mục đích bảo vệ các thành phố của Israel khỏi các cuộc tấn công bằng rocket và tên lửa từ Lebanon, Dải Gaza, Syria và Iran.


>> Ấn Độ nhập khẩu 'Cây đũa thần' của Israel



[BDV news] Công ty Rafael (Israel) chính thức xác nhận, họ đang sản xuất biến thể của Iron Dome, với tên gọi David's Sling cho quân đội Ấn Độ.

Phó chủ tịch của Rafael, Lova Drori cho biết: “Chúng tôi có nhiều sản phẩm mà Ấn Độ quan tâm, các cuộc đàm phán giữa hai bên đang diễn ra một cách tích cực, không chỉ về hệ thống phòng thủ tên lửa mà còn nhiều lĩnh vực khác”.

Hiện tại chưa rõ, trong sự hợp tác với Israel, Ấn Độ sẽ chỉ nhập khẩu vũ khí hay yêu cầu Israel chuyển giao công nghệ tên lửa. Theo một số nguồn tin, Ấn Độ có thể nhập khẩu cả hệ thống Iron Dome chứ không chỉ David's Sling.



Hệ thống phòng thủ tên lửa David's Ling (Cây đũa thần) là biến thể của Iron Dome (Vòm sắt) với tầm bắn được nâng cao hơn.

Hệ thống Iron Dome (Vòm sắt) và biến thể của nó David's Sling (mệnh danh là “Cây đũa thần”), là một phần quan trọng của hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều tầng của Israel, cùng với hệ thống đánh chặn tầm xa Arrow-3, tạo nên hệ thống phòng thủ tên lửa tầng tầng, lớp lớp bảo vệ không phận quốc gia Do Thái.

Theo kế hoạch hệ thống Iron Dome đầu tiên sẽ được chuyển giao cho lực lượng phòng thủ tên lửa của Israel vào đầu năm 2011.

Một khẩu đội Iron Dome, gồm 3 xe phóng, với 20 tên lửa mỗi xe, xe đài tìm kiếm mục tiêu, có khả năng kiểm soát bầu trời bao phủ trên diện tích lên đến 150km2. Tên lửa Tamir của hệ thống có đầu dò cảm biến quang-điện tử, có khả năng đánh chặn các loại tên lửa và đạn pháo 155mm từ khoảng cách 4-70km.

Trong khi đó biến thể David's Sling được thiết kế để đánh chặn các mục tiêu tên lửa đạn đạo từ tầm trung đến xa. Hệ thống có khả năng đánh chặn các tên lửa ở cự ly từ 40-300km. Tên lửa Stunner của hệ thống được trang bị hệ dẫn đường kết hợp giữa radar chủ động và cảm biến quang-điện tử.

Hệ thống David's Sling được hợp tác phát triển cùng với công ty Raytheon của Mỹ.

Trong thời gian qua Ấn Độ và Israel đã có sự hợp tác quân sự chặt chẽ hơn, đặc biệt là các dự án hợp tác liên quan đến hệ thống tên lửa. Với sự có mặt của 2 hệ thống phòng thủ tên lửa này, Ấn Độ có thể yên tâm về quá trình "thay máu" lực lượng phòng không của mình.


Thứ Ba, 5 tháng 4, 2011

>> Chiến thuật chế áp phòng không hiện đại (kỳ 2)



[BDV news] Khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc là tiền đề không thể thiếu để các nhiệm vụ chế áp phòng không ngày càng chính xác và hiệu quả hơn. Trong tương lai, người ta không phải mạo hiểm mạng sống phi công cho những nhiệm vụ nguy hiểm này.

Tính chính xác là ưu tiên hàng đầu
Một trong những điểm yếu của thiết kế tên lửa AGM-88 ở chỗ: một khi ra đa đối phương tắt tín hiệu và tên lửa không phát hiện được ra đa và trở nên không thể kiểm soát, biến thành thành nguy cơ lớn cho bất kỳ mục tiêu nào dưới mặt đất không phân biệt địch, ta hay dân thường.

Trong chiến dịch không kích của quân đồng minh vào Nam Tư năm 1999, một tên lửa AGM-88 HARM đã mất mục tiêu và đánh trúng vào một ngôi nhà tại Sofia, Bulgaria cách đó 80 km.

Sau sự kiện đó, nhà sản xuất loại tên lửa này đã phát triển một mô đun mới có tên HDAM (HARM Destruction of Enemy Air Defence Attack Module - Mô đun phá hoại tấn công phòng không của đối phương dành cho tên lửa chống bức xạ tốc độ cao).






Thông số kỹ thuật tên lửa AGM-88 HARM và cấu tạo chi tiết của hệ thống dẫn đường HDAM.


“Trái tim” của mô đun này chính là hệ thống định vị GPS tích hợp tiên tiến, giúp tên lửa không phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn phát sóng của ra đa để định vị mục tiêu. Nó giúp AGM-88 đối phó được với chiến thuật bật/tắt ra đa thường thấy và không gây nguy hại cho những vùng xung quanh.

Kể từ khi phát triển, AGM-88 HARM được nâng cấp qua rất nhiều phiên bản như AGM-88 bản A,B nâng cấp đầu dò nhạy hơn, AGM-88C được thêm chức năng chống nhiễu và mới nhất là phiên bản AGM-88E AARGM, được trang bị cả đầu dò bị động và chủ động, hoạt động trên dải sóng milimét. Loại tên lửa diệt radar mới nhất này dự kiến được trang bị trong không quân Mỹ từ tháng 11/2010.

Tên lửa ALARM
Ngoài AGM-88 HARM, trong chiến dịch “Bão táp sa mạc” tại Iraq, NATO còn sử dụng một loại tên lửa diệt ra đa khác là ALARM.

Trên chiến trường, ALARM thường được trang bị cho các máy bay Panavia Tornado. Tuy nhiên, Tornado chỉ mang ALARM khi thực hiện nhiệm vụ hỗn hợp, chứ không chuyên biệt như máy bay EA-18G Growler của Mỹ.


Máy bay chiến đấu Panavia Tornado trang bị tên lửa diệt radar ALARM.


Hỗ trợ cùng các loại vũ khí trên là những thiết bị trinh sát hiện đại như bộ thu sóng AN/ALQ-218 trang bị trên máy bay EA-18G Growler có khả năng nhận biết, thu thập và phân tích các loại sóng radar ở các bước sóng khác nhau, từ đó đưa ra phương án gây nhiễu thích hợp.

Với khả năng phân tích và gây nhiễu rất nhiều băng tần, sự kết hợp của bộ thu sóng AN/ALQ-218, bộ gây nhiễu sóng ra đa AN/ALQ-99, thiết bị phá sóng liên lạc Raytheon ALQ-227(V)1, cùng hệ thống thông tin liên lạc INCANS cho phép phi công có thể thoải mái liên lạc trong tình trạng môi trường xung quanh bị nhiễu nặng, khiến phi cơ này trở thành bá chủ trong nhiệm vụ chế áp điện tử, nhiệm vụ quan trọng bậc nhất trong chiến tranh công nghệ cao ngày nay.


Trang bị tiêu chuẩn của máy bay chế áp điện tử EA-18G Growler với các thiết bị thu phát, gây nhiễu sóng radar, thiết bị liên lạc hiện đại cùng tên lửa không đối không AIM-120C và tên lửa diệt radar AGM-88.


Thiết bị bay tác chiến không người lái

Hiện tại, nhiệm vụ S/DEAD thuộc về máy bay có người lái. Tuy nhiên, vì tính chất đặc biệt nguy hiểm, các loại máy bay chế áp phòng không là mục tiêu số một của các phòng không và không quân đối phương. Vì vậy, ý tưởng sử dụng phương tiện bay tác chiến không người lái UAV/UCAV ngày càng được để mắt tới.

Chiến thuật này đã được thử nghiệm trong các cuộc chiến quy mô nhỏ, đối phó với những hệ thống phòng không yếu cả về chất lượng và số lượng như chiến dịch “Hòa bình cho Galile” của Israel chống lại Lebanon năm 1982 và lực lượng hỗn hợp Mỹ sử dụng trong chiến dịch “Bão táp sa mạc”.

Loại UAV sử dụng trong chiến dịch “Hòa bình cho Galile” có tên Harpy, do Israel sản xuất; có cấu tạo cánh tam giác (delta), có khả năng bay liên tục hai giờ và tầm hoạt động 500 km. Được trang bị đầu dò sóng ra đa bị động, có thể lần theo đài phát ra đa đối phương và lao thẳng vào phá hủy chúng với lượng thuốc nổ 32 kg mang theo trong thân.

Hiện, Harpy trở lên khá lỗi thời và đã được Israel xuất khẩu rộng rãi sang Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc.



Máy bay không người lái (UAV) Harpy trang bị trong quân đội Hàn Quốc do Israel sản xuất, có tầm hoạt động 500 km và thời gian bay hai giờ liên tục.

Tương tự, quân đội Mỹ cũng sử dụng UCAV (UAV mang vũ khí) MQ-9 Reaper để chống lại các mục tiêu tại Afghanistan, trong đó có sử dụng hạn chế trong các nhiệm vụ S/DEAD.



UCAV MQ-9 Reaper và kho vũ khí của nó (bốn tên lửa Hellfire và hai bom thông minh).
UAVs cũng được sử dụng rộng rãi để thu thập các thông tin tình báo phục vụ cho các nhiệm vụ S/DEAD. Những thông tin tình báo điện tử (ELINT-Electronic Intelligent) bao gồm tính năng, số lượng của ra đa cũng như thói quen hoạt động của trắc thủ.

Trong tương lai, UAV sẽ được chuyên biệt hóa để thực hiện cả các nhiệm vụ ELINT và S/DEAD. Để phục vụ mục tiêu này, cả châu Âu và Mỹ đã đầu tư hàng tỷ USD vào những chương trình phát triển UAV/UCAV hiện đại. Trong đó, có gói thầu 1,1 tỷ USD của không quân Đức nhằm mua 5 UCAV Eurohawk. Thiết bị này có thể tuần tiễu quanh mục tiêu trong suốt 35 giờ liên tục và trang bị các loại tên lửa đối đất như Hellfire, Brimstone để tiêu diệt chúng.


UAV loại Eurohawk của Đức. Trong tương lai, nó sẽ đảm nhận cả nhiệm vụ trinh sát và tác chiến đường không.

Trong cuộc tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc trên thế giới, những cuộc tập kích đường không luôn mang lại thành công lớn, vì thế những chiến thuật chế áp phòng không luôn được tập luyện, cải tiến ở các cường quốc giàu kinh nghiệm và tìm mọi cách học tập ở những cường quốc mới, ít kinh nghiệm hơn, nhưng không kém tham vọng giành ngôi bá chủ.



Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

>> Tên lửa phòng không Libya có thể bị tuồn ra nước ngoài



[BDV news] Những tên lửa phòng không vác vai nằm trong tay quân đội chính phủ và lực lượng nổi dậy tại Libya có khả năng sẽ rơi vào tay các tổ chức khủng bố khi tình hình chiến sự tại quốc gia bắc Phi này tiếp tục căng thẳng.

“Một trong những hậu quả của chiến dịch quân sự chống lại chính phủ của ông Gaddafi chính là khả năng các tổ chức khủng bố sẽ mua được các loại tên lửa phòng không vác vai của quân chính phủ và quân nổi dậy Libya trên chợ đen”, ông Igor Korotchenko - giám đốc Trung tâm phân tích thị trường vũ khí thế giới nói.




Tên lửa SA-14 Gremlin và SA-16 Gimlet có thể sẽ tới tay quân khủng bố.

Theo các chuyên gia, Libya hiện có 600-1.500 tên lửa vác vai SA-14 Gremlin và SA-16 Gimlet có xuất xứ từ thời Xô Viết.

Ông Gaddafi đã ra lệnh phát vũ khí (bao gồm cả tên lửa vác vai) cho nhưng người ủng hộ nhằm tăng cường khả năng phòng không trên bộ. Theo ông Korotchenko, quân nổi dậy tại Libya đã thu được tới 50 bộ tên lửa vác vai từ các kho chứa vũ khí.

Tình hình tại biên giới Libya đang nhanh chóng trở nên hỗn loạn. Điều này làm gia tăng khả năng tên lửa vác vai bị đưa tới các quốc gia láng riềng và bán cho các tổ chức khủng bố tại Trung Đông.

“Những vũ khí này sau đó sẽ được sử dụng để tấn công khủng bố nhằm vào các máy bay Israel và phương Tây”, ông Korotchenko nói.

Các loại tên lửa vác vai có kích thước nhỏ nên dễ dàng di chuyển. Tổ chức buôn lậu vũ khí có thể tuồn tên lửa vác vai vào Mỹ bằng các tàu chở hàng và bán cho các thành phần khủng bố ở Bắc Mỹ.

“Những tổ chức đặc biệt trên thế giới cần tiến hành hợp tác để ngăn chặn mối đe dọa này”, ông Korotchenko nói thêm.


>> Israel triển khai hệ thống 'vòm sắt'



[BDV news] Trước sự gia tăng của các vụ phóng tên lửa từ dải Gaza, Israel sẽ triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa Iron Dome đầu tiên ở miền Nam Israel vào tuần tới.

Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak cho biết trong chuyến thăm đến khu vực căng thẳng trên dải Gaza “Tôi yêu cầu quân đội triển khai nhanh khẩu đội tên lửa Iron Dome đầu tiên đến khu vực này để thử nghiệm hoạt động”.

Quyết định được đưa ra sau một loạt các vụ phóng tên lửa của các phiến quân tới từ dải Gaza trong những ngày gần đây và có một số tên lửa rơi khá sâu vào lãnh thổ Israel.

Hệ thống tên lửa đánh chặn Iron Dome được thiết kế để đánh chặn các loại tên lửa, đạn pháo từ dải Gaza và Lebanon. Việc triển khai hệ thống liên tiếp bị trì hoãn do ê kíp trắc thủ điều khiển hệ thống cần được đào tạo thêm. Nhưng một số ý kiến lại cho rằng hệ thống quá tốn kém so với mục đích của nó.

Hệ thống Iron Dome, được sản xuất bởi Tập đoàn Rafael, là hệ thống phòng không cao cấp được thiết kế để đánh chặn tên lửa và đạn pháo ở cự ly từ 4-70km.

Cấu hình của hệ thống bao gồm, xe đài radar tìm kiếm mục tiêu được trang bị phần mềm kiểm soát dữ liệu mục tiêu rất hiện đại, ba xe phóng với 20 tên lửa mỗi xe. Hệ thống được trang bị tên lửa đánh chặn Tamir với đầu dò cảm biến quang điện tử, với khả năng cơ động rất cao.



Iron Dome thử nghiệm đánh chặn rocket.

Bộ trưởng Barak cho biết, hệ thống mới được triển khai ở giai đoạn thử nghiệm, sẽ phải mất nhiều năm để hệ thống có thể phát huy tối đa năng lực bảo vệ của mình.

Hệ thống đầu tiên sẽ được triển khai dọc theo biên giới với Hamas tại dãi Gaza, nơi các chiến binh đã bắn rất nhiều các tên lửa tự chế khiến Israel phải mở một cuộc tấn công kéo dài 22 ngày vào năm 2008.

Hệ thống tiếp theo sẽ được triển khai dọc biên giới với Lebanon, nơi các chiến binh Hezbollah đã bắn hơn 4000 quả tên lửa và đạn pháo vào miền Bắc Israel trong một cuộc chiến tranh vào năm 2006.

Mỗi năm, Israel phải hứng chịu hàng ngàn quả tên lửa và đạn pháo được bắn từ dãi Gaza. Theo thông tin từ tình báo Israel, Hezbollah đang sở hữu kho vũ khí có hơn 40.000 quả tên lửa tầm ngắn. Chính những sự kiện đó đã thúc đẩy sự ra đời của hệ thống Iron Dome.

Cũng trong tháng 3, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã yêu cầu Quốc hội thông qua khoản ngân sách tài trợ 250 triệu USD cho Israel để phát triển Iron Dome. Hàng năm Israel nhận được khoản tài trợ khoảng 3 tỷ USD cho các hoạt động quân sự.

Hệ thống tiếp theo đang được phát triển và thử nghiệm là hệ thống tên lửa đánh chặn tầm trung David's Sling.

Với các hệ thống hiện có và đang được nâng cấp như hệ thống đánh chặn tên lửa tầm xa Arrow-III, Israel đang tham vọng xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều tầng nhiều lớp.


Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011

>> Kho vũ khí của quân đội Libya



[vnexpress news] Những năm tháng bị cấm vận đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới quân đội Libya. Kho vũ khí của nhà lãnh đạo Gadhafi hiện giờ chủ yếu là những xe tăng, máy bay và khẩu pháo có từ thời Liên Xô.





Xe tăng T-72 bị chiến đấu cơ của Pháp phá hủy trong cuộc không kích tại Shat al-Bedin, cách Benghazi 50 km về phía tây.

T-72 được đưa vào sử dụng trong những năm 1970 và trở thành lực lượng chủ đạo trong quân đội các nước Tây Âu những năm 1980. Nó không so sánh được với xe tăng Abrams của Mỹ nhưng vẫn được coi là một đối thủ mạnh mẽ trên chiến trường.



Một chiến binh nổi dậy đứng bên cạnh xác xe tăng T-55 thuộc lực lượng của nhà lãnh đạo Gadhafi. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, nhiều nước phương Tây đã bán T-55 cho các quốc gia như Libya.



Một loại phương tiện cũ kỹ vẫn được khai thác tại Libya là T-54. Với tháp pháo hình tròn và khẩu súng có nòng 100 mm, xe tăng T-54 giống với dòng xe tăng T-34 của Nga dùng chủ đạo trong Thế chiến 2. Rất nhiều phiên bản đã được phát triển kể từ khi ra mắt vào năm 1949. Nhưng dù nâng cấp đến đâu thì cũng không giấu được tuổi tác của nó và T-54 ngày nay chủ yếu chỉ là cổ vật so với các xe tăng đương thời.



Xe tăng T-90 về cơ bản là phiên bản cải tiến của xe tăng T-72 do Nga sản xuất. Mọi đặc điểm của có ở T-72 đều được nâng cấp. Trong số đó, T-90 có một khẩu súng 125 mm, động cơ mới và đèn hồng ngoại.



Xe tăng T-62 được sử dụng rộng rãi vào những năm 1960. Nó được coi như đối trọng của Nga cho các xe tăng của NATO như Centurion và M48 Patton. Nhưng ngay sau đó phương Tây đã tung ra một loạt mẫu ưu việt hơn như Chieftain, AMX-30 và M60.



Trước chiến dịch ném bom cuối tuần trước, Libya được ghi nhận là có 426 máy bay chiến đấu cũng như 52 trực thăng có vũ trang thuộc nhiều chủng loại. Cũng giống như đơn vị xe tăng của nước này, hầu hết lực lượng phòng không đều gồm các loại máy bay cũ kỹ, do Liên Xô sản xuất. Chẳng hạn như như máy bay ném bom siêu thanh Tupolev 22 này, đã bị loại bỏ khỏi phi đội của Nga vào những năm 1990, nhưng vẫn có mặt tại các kho vũ khí của những khách hàng cũ như Libya.



Lực lượng chủ đạo trong quân đội Mỹ tại chiến tranh Việt Nam, xe bọc thép M113 là một phương tiện vận chuyển quân đội vững chắc. Tuy nhiên một bất lợi lớn đối với phương tiện này là vỏ bọc quá mỏng của nó khó có thể chống đỡ những quả đạn rocket hay các loại vũ khí chống tăng khác.



Chiếc xe bọc thép BTR-50/-60 ra mắt đầu tiên vào những năm 1961. Trong lần tham chiến đầu tiên tại Afghanistan những năm 1980, vỏ mỏng của nó đã trở thành điểm yếu trước những chiến binh Afghanistan với đạn rocket. Ngoài ra, một lỗi kỹ thuật cũng khiến nòng súng không điều chỉnh được để bắn lên tầm cao hơn.



SA-13, còn được gọi là Strela 10, là loại tên lửa phòng không thế hệ kế tiếp của SA-9. Tên lửa này có thể đạt tốc độ gần với chiến đấu cơ Mach 2, trong đó có hệ thống dẫn đường điện quang học để nhằm đúng mục tiêu.



Ra đời vào năm 1970, MIG-23 là loại chiến đấu cơ của Liên Xô. Tuy nhiên, máy bay này chiến đấu khá kém so với các loại chiến đấu cơ của phương tây. Trong cuộc chiến năm 1982 ở Lebanon, Israel đã hạ hơn 80 máy bay của Syria - trong đó 30 chiếc là MIG-23.



Máy bay đánh chặn siêu thanh MIG-25 là câu trả lời của Nga trước sự thống trị bầu trời của Mỹ những năm 1960 - 1970. Phi cơ này có khả năng đạt tới tốc độ tối đa tương đương chiến đấu cơ Mach 2.83.



Các loại trực thăng tấn công của Libya bao gồm Mi-24, Mi-25 và Mi-35, được thiết kế vào những năm 1970. Chúng được quân đội Xô Viết sử dụng rộng rãi tại Afghanistan cho đến khi lực lượng ở nước Trung Á này được trang bị tên lửa Stinger.



Một loại tên lửa đất đối không khác thuộc thời kỳ Xô Viết, SA-2 có từ giữa những năm 1950. Nó gây được sự chú ý đầu tiên khi Xô Viết sử dụng một chiếc SA-2 để hạ máy bay do thám U-2 năm 1960.



Tên lửa SA-3 được thiết kế để nhằm các mục tiêu ở tầm thấp hơn so với loại SA-2. Được khai thác vào giữa những năm 1960, loại vũ khí này được Ai Cập và Syria sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến năm 1973 với Israel.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang