Mục đích chính là phát hiện những phần tử khủng bố Palestine muốn vượt qua biên giới để đặt bom tấn công lực lượng tuần tra của Israel. Từ trước đó, khu vực biên giới của Israel thuộc khu vực Gaza dài 51 km với địa hình chủ yếu là sa mạc và bán hoang mạc. Nước này canh gác biên giới nhờ sử dụng phương tiện quân sự và quân đội; còn tại các điểm gần cửa khẩu được gác nhờ tháp canh có người. Hệ thống tháp canh Sentry-Tech có chiều cao 5 m và đường kính 2 m. Trên đỉnh tháp là chòi canh thiết giáp, trang bị súng máy điều khiển từ xa. Loại súng máy 12,7 mm có tầm bắn 2.000 m, còn một số tháp sử dụng súng máy 7,62 mm với tầm bắn 800m. AvantGuard giúp Israel kiểm soát tốt hơn vùng biên giới Gaza. Hàn Quốc cũng đang phát triển một phương tiện không người lái riêng. Ngoài ra, để bảo vệ khu vực dải Gaza, Israel còn triển khai các phương tiện vũ trang điều khiển từ xa hỗ trợ cho các khu vực tháp canh và tuần tra, đặc biệt tại các nơi có "điểm mù". Tiêu biểu trong số đó là phương tiện Avant Guard sử dụng cảm biến và phần mềm với súng máy 7,62 mm, camera trang bị nhìn mọi hướng và hệ thống nhận dạng mối đe dọa tiềm tàng. Avant đặc biệt hiệu quả trong hoạt động ban đêm vì khả năng nhìn đêm và di chuyển lặng lẽ. Với trọng lượng 1,3 tấn, Avant Guard được an toàn trước đạn súng trường và mảnh đạn cối, mảnh bom. Với kinh nghiệm trên từ Israel, Hàn Quốc đang tính chuyện phát triển phương tiện không người lái riêng để triển khai tại DMZ. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Israel Aircraft Industries. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Israel Aircraft Industries. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011
>> Israel tuần tra biên giới bằng công nghệ cao
Thứ Năm, 12 tháng 5, 2011
>> Israel nịnh nọt để Nga hạn chế bán vũ khí cho Iran
Đại sứ Israel Michael Oren tại Mỹ vừa khen ngợi vũ khí Nga vừa kêu gọi Moskav chặt chẽ trong các hợp đồng cung cấp vũ khí cho Syria và Iran. Đây là một vấn đề trọng tâm trong mối quan hệ giữa Nga và các quốc gia như Israel và Mỹ. Trong Hội thảo Nga - Do Thái kéo dài 10 ngày, ông Oren cho rằng Nga nên siết chặt sự kiểm soát đối với chương trình xuất khẩu vũ khí sang Trung Đông. Ông Oren ca ngợi sự hiệu quả của hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga nhưng cũng cảnh báo Nga không nên bán vũ khí này cho Syria và Iran. Tại hội thảo, ông Oren còn kêu gọi người Do Thái tại Nga thuyết phục Chính phủ Nga giúp đỡ Israel trong nỗ lực ngăn chặn chương trình vũ khí hạt nhân của Iran. Nga đã đồng ý cung cấp nhiên liệu hạt nhân cho nhà máy điện Bushehr của Iran vào năm 2005 và tỏ ra ngần ngại mỗi khi Liên Hợp Quốc thông qua lệnh cấm vận dành cho quốc gia này. Trong quá khứ, Israel và Mỹ đã nhiều lần kêu gọi Nga chấm dứt việc bán hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến S-300 cho Iran. Ngoài ra, Israel cho biết lực lượng hải quân của họ gặp nhiều sự đe dọa khi Nga cấp cho Syria hệ thống tên lửa siêu thanh chống tàu P-800 Yakhont. [BDV news] |
Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011
>> Nâng sức chiến đấu cho MiG-21 Việt Nam sở hữu
MiG-21 là một trong những chiến đấu cơ thành công nhất trên thế giới. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, ngày nay vẫn còn hơn 30 quốc gia trên thế giới (Ấn Độ, Cuba, Việt Nam, Trung Quốc…) duy trì mẫu tiêm kích ‘huyền thoại’ này.
Mặc dù vậy, trải qua thời gian dài thì công nghệ quân sự thế giới hiện tại đã tiên tiến hơn rất nhiều so với thời điểm cuối những năm 1950. Tiêm kích hạng nhẹ MiG-21 đã trở nên lạc hậu so với thời đại, hầu hết những quốc gia có “khả năng” đều đã tìm cách mua mới thay thế MiG-21. Tuy nhiên, không ít quân đội nhiều nước vẫn phải chấp nhận sử dụng MiG-21 do nền kinh tế không cho phép thay thế đồng loạt ngay lập tức. Vì vậy, giải pháp “nâng cấp, hiện đại hóa” MiG-21 sẽ trở thành lựa chọn kinh tế dành cho quốc gia “ít tiền”. Từ đầu những năm 1990, nước Nga (nơi “khai sinh” ra MiG-21) đã tiến hành nâng cấp MiG-21 cho Ấn Độ thành tiêu chuẩn MiG-21 Bison khá thành công. Quốc gia Đông Âu Rumani tự hiện đại hóa MiG-21 của mình theo chuẩn Lancer. Máy bay tiêm kích MiG-21-2000. Israel dù không trực tiếp biên chế MiG-21 trong trang bị không quân và cũng không là “cha đẻ’ MiG-21. Tuy nhiên, họ cũng tích cực tham gia nâng cấp MiG-21 với dự án mang tên MiG-21-2000. MiG-21-2000 tập trung vào việc cải tiến buồng lái, hệ thống điện tử hàng không và vũ khí. Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của MiG-21-2000 thực hiện thành công ngày 24/5/1995. Buồng lái “thân thiện” Các chuyên gia quân sự phương Tây luôn luôn chê MiG-21 có buồng lái khá đơn giản, chật chội, thiếu tiện nghi dành cho phi công. Điều này được các kỹ sư Israel khắc phục trên MiG-21-2000. Buồng lái sau khi nâng cấp của MiG-21-2000. Buồng lái được “xếp đặt” thân thiện với phi công, nó được trang bị màn hình hiển thị trước mắt (HUD), màn hình màu đa chức năng, thanh điều khiển HOTAS, cặp thiết bị bán dẫn camera. Đặc biệt, MiG-21-2000 trang bị hệ thống tín hiệu hiển thị trên mũ phi công (DASH). Thiết bị này hiển thị mọi thông tin quan trọng ví dụ như: tình trạng tên lửa, thông tin bay, dữ liệu cảnh báo. Hệ thống điện tử hiện đại MiG-21-2000 lắp đặt radar kiểm soát hỏa lực đa chế độ tiên tiến EL/M-2032. Loại radar này trong chế độ không đối không cho phép phát hiện mục tiêu tầm xa và theo dõi (cự ly hoạt động 150km). Chế độ không đối đất thì nó tạo ra bức ảnh mặt đất độ phân giải cao sử dụng radar khẩu độ tổng hợp (cư ly hoạt động 150km). Cuối cùng, chế độ không đối hải thì EL/M-2032 phát hiện và phân loại được mục tiêu với tầm dò 300km. Trên máy bay cũng sẽ thiết kế hệ thống định vị quán tính mới (INS), định vị toàn cầu (GPS), máy tính xử lý dữ kiện không khí dạng số đảm bảo tăng khả năng định vị và độ chính xác dùng vũ khí. Hệ thống vũ khí Nguyên bản MiG-21 ban đầu trang bị các tên lửa đối không tầm ngắn AA-2 Atoll có tầm bắn dưới 10km. Gói nâng cấp MiG-21-2000 cho phép máy bay mang các loại tên lửa tiên tiến hơn do Israel sản xuất như Python 4. Đây là loại tên lửa không đối không thế hệ thứ tư do Israel tự phát triển. Điểm đáng lưu ý là Python 4 kết hợp được với hệ thống hiển thị tín hiệu trên mũ phi công (DASH). Tên lửa không đối không tầm ngắn Python 4. Python 4 đạt tầm bắn tối đa 15km, tốc độ bay Mach 3,5 hoặc hơn nữa. Tên lửa thiết kế đầu dò đa tần số tiên tiến cùng với khả năng chống các biện pháp đối phó trả đũa điện tử máy bay đối phương. Đối với nhiệm vụ không đối đất, MiG-21-2000 chỉ có thể mang được bom không điều khiển. Tuy nhiên, nó sẽ nhận được sự hỗ trợ từ phần mềm CCIP (continuously computed impact point/Hệ thống được sử dụng để thả bom không điều khiển). Do đó, MiG-21-2000 công kích mục tiêu mặt đất đạt độ chính xác cao hơn. Hợp đồng Gói nâng cấp MiG-21-2000 hội tụ nhiều yếu tố mới đem lại sức chiến đấu cao hơn cho MiG-21. Mặc dù vậy, không có nhiều quốc gia đặt hàng Israel Aircraft Industries nâng cấp MiG-21. Chính phủ Campuchia đã từng có kế hoạch ký hợp đồng với Israel Aircraft Industries để nâng cấp 9 chiếc MiG-21bis và 2 MiG-21UM lên tiêu chuẩn MiG-21-2000, nhưng sau đó do những khó khăn về tài chính mà dự định này đã không thể hoàn thành. Rất may, Israel đã ký hai hợp đồng nâng cấp với hai quốc gia Châu Phi. Đầu tiên là Uganda với hợp đồng nâng cấp 6 MiG-21bis/U lên tiêu chuẩn mới. Sau đó, chính phủ Zambian cũng ký thỏa thuận hiện đại hóa 9 MiG-21MF thành MiG-21-2000. MiG-21 của Không quân Uganda sau khi được Israel Aircraft Industries nâng cấp đang chuẩn bị lên đường “hồi hương”.
[Bee news]
|
Nhãn:
CCIP,
Chính phủ Zambian,
đông nam á,
Israel,
Israel Aircraft Industries,
Không quân Việt Nam,
MiG-21,
MiG-21-2000,
Python 4,
Quân đội Việt Nam,
Tên lửa AA-2 Atoll,
việt nam
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)