Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Moskit - SS-N-22

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Moskit - SS-N-22. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Moskit - SS-N-22. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012

>> Đối phó Mỹ : Iran đã nhập rất nhiều tên lửa Sunburn từ Trung Quốc,Nga


Tại eo biển Hormuz, tên lửa Sunburn chỉ cần 1 phút là có thể bắn trúng tàu thuyền qua lại, tạo ra mối đe dọa thực sự cho Hải quân Mỹ.






http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm Sunburn(SS-N-22)


Ngày 8/2, trang mạng Business Insider của Mỹ có bài viết cho rằng, trong 10 năm qua, Iran đã nhập khẩu rất nhiều tên lửa Sunburn từ Nga và Trung Quốc.

Loại tên lửa này có giá thành thấp, cơ động linh hoạt, có thể dùng nhiều bệ phóng khác nhau, tuy không thể diệt được tàu sân bay, nhưng lại có thể bắn chìm tàu chiến nhỏ hơn, rất thích hợp cho tác chiến ở eo biển hẹp Hormuz.

Nhiều nguồn tin cho thấy, quan điểm cho rằng Iran không thể phong tỏa eo biển Hormuz lâu dài là sai lầm.

Trên thực tế, Iran không chỉ có năng lực phong tỏa eo biển Hormuz trong một khoảng thời gian, hơn nữa còn có thể gây thiệt hại nặng nề cho Hạm đội 5 của Hải quân Mỹ.

Bởi vì trong 10 năm qua, Iran đã nhập rất nhiều tên lửa chống hạm Sunburn từ Nga và Trung Quốc.

Loại tên lửa này là vũ khí mũi nhọn do Nga nghiên cứu phát triển, có giá thành thấp, có thể tạo ra thách thức cho vũ khí công nghệ cao của Mỹ, đặc biệt là lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm Sunburn


Bài báo cho rằng, khả năng bùng nổ xung đột Iran là rất cao, đối với lý luận hải quân thế giới, cuộc xung đột này là một cuộc khảo nghiệm to lớn.

Điều đáng chú ý là, hai nước Trung Quốc và Nga đều có mối quan tâm lớn đối với lý luận này, đây có thể chính là nguyên nhân hai nước này cung cấp vũ khí cho Iran.

Theo ước tính, Iran có thể đã sở hữu hàng nghìn quả tên lửa Sunburn.

Mặc dù Hải quân Mỹ rất chuyên nghiệp, nhưng về mặt phòng thủ chiều sâu, eo biển Hormuz lại khác với vùng biển quốc tế. Trên thực tế, eo biển này đã cung cấp cho Iran một mạng lưới hỏa lực đan xen có lợi.

Tuy hệ thống phòng thủ tàu chiến như Aegis của Mỹ rất mạnh, nhưng cũng không thể hoàn toàn tránh được bị tấn công, tàu chở dầu thì càng không thể tránh được.

Mỹ đang cố gắng phát triển hệ thống phòng thủ laser thế hệ mới, đối phó với những tên lửa này. Nhưng, hệ thống này vẫn đang trong quá trình nghiên cứu phát triển.

Tình hình này sẽ làm cho Iran tin rằng hiện nay tuyên chiến sẽ chiếm ưu thế hơn so với sau này.

Tên lửa Sunburn có thể là tên lửa chống hạm gây sát thương nhất trên thế giới, có thể bay với tốc độ hơn 1.500 dặm Anh/giờ, bay thấp ở mức 9 thước Anh trên mặt đất/mặt nước.

Loại tên lửa này có giá thành rất thấp, rất thích hợp với xung đột hải quân cự ly gần ở eo biển nhỏ hẹp.

Tên lửa Sunburn có nhiều tác dụng, hầu như có thể phóng ở bất cứ bệ phóng nào, bao gồm cả xe phẳng đơn giản. Tên lửa này có tầm phóng 90 dặm Anh, rất thích hợp với vịnh Ba Tư và eo biển Hormuz chỉ rộng có 40 dặm Anh.

Sau khi phóng đi từ bờ biển, loại tên lửa này có thể bắn trúng tàu ở eo biển trong vòng chưa đến 1 phút. Điều này sẽ tạo ra mối đe dọa thực sự cho Hải quân Mỹ.

Trong các cuộc thử nghiệm, hệ thống phòng thủ Aegean và RAM ngăn chặn có hiệu quả 95% tên lửa Sunburn, nhưng những thử nghiệm này đều được tiến hành ở các vùng biển quốc tế, chứ không phải ở vùng biển nhỏ hẹp.

Tên lửa Sunburn có thể mang theo 750 cân (pound), tuy hoàn toàn không đủ để bắn chìm tàu sân bay, nhưng đủ để bắn chìm tàu chiến tương đối nhỏ.

http://nghiadx.blogspot.com


Eo biển Hormuz là một điểm xung đột tiềm tàng. Iran chắc chắn đã xác định góc và vị trí phóng tên lửa ở dọc tuyến bờ biển vịnh Ba Tư.

Điều này đã tiếp tục tạo ra sức ép to lớn đối với việc định vị của máy bay chiến đấu quân Mỹ và việc phá hủy các bệ phóng tên lửa – nó có thể chỉ là một chiếc xe phẳng.

Trên thực tế, khu vực Jask ở phía đông đến Bandar ở phía tây của Iran đều có công sự, có thể dễ dàng bao trùm lên tàu thuyền thương mại và quân sự đi qua eo biển nhỏ hẹp này.

Tầm phóng của tên lửa Iran cũng tạo ra phiền phức rất lớn cho toàn bộ vịnh Ba Tư. Bahrain có thể bị tên lửa Sunburn phiên bản xa hơn là Bastion tấn công.

Nếu Mỹ rút khỏi nơi đó, thì quyền kiểm soát tuyến đường vận tải dầu mỏ ở eo biển Hormuz sẽ rơi vào tay Iran. Nhưng, nếu lưu lại ở đó nắm quyền kiểm soát này, thì chắc chắn phải trả giá: Ưu thế chiến lược của Iran đồng nghĩa với việc Hạm đội 5 sẽ bị tổn thất nhất định.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm siêu âm Sunburn được phóng từ tàu khu trục lớp Hiện Đại của Hải quân Trung Quốc

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2011

>> Chiến hạm Việt Nam: Tarantul I



[Vndefence news] Tàu phóng tên lửa lớp Tarantul I (Molniya) đã có mặt tại Việt Nam vào năm 1999. Và Việt Nam mua bản quyền đóng loại tàu này trong nước. Hiện Việt Nam có khoảng 4 chiếc Tarantul 1, và 2 chiếc Tarantul thế hệ mới thuộc project 1412.8. Trong tương lai sẽ đóng thêm 20 chiếc Tarantul nữa

Tàu chiến Tarantul dùng để tác chiến tại các vùng cửa biển và ven bờ. Tàu Tarantul trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại và các khí tài tiên tiến, có khả năng độc lập tác chiến và chiến đấu hiệp đồng trong đội hình biên đội.




- Tàu tên lửa Tarantul được phát triển theo dự án số 12421 của Nga, bao gồm: Tàu chiến đấu, tàu bổ trợ và tàu tuần tra tại các vùng cửa biển, ven bờ. Tàu tên lửa Tarantul trang bị đầy đủ các thiết bị trinh sát và truyền tin, các hệ thống ra-đa trinh sát và kiểm soát xạ kích. Ra-đa có tầm bao quát toàn bộ vùng tác chiến trong tầm bắn của tên lửa, bám tín hiệu 15 mục tiêu và khoá tới 6 mục tiêu trong môi trường tác chiến điện tử. Hệ thống ra-đa kiểm soát bắn của pháo và tên lửa trên tàu có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không, trên biển, tự động dò tìm các tín hiệu đặc trưng của mục tiêu và xử lý các tín hiệu đó chuyển thành dữ liệu tác xạ trên máy tính.

* Vũ khí chính trang bị trên tàu Tarantul gồm:
- Trang bị hệ thống tên lửa đối hạm với giàn phóng tên lửa U-ran phóng tên lửa hành trình Kh-35 sắp xếp thành hai hàng, mỗi hàng 8 ống phóng (16 tên lửa). Tên lửa hành trình Kh-35 dẫn bằng ra-đa chủ động giai đoạn cuối. Trên hành trình bay, tên lửa bay cách mặt nước 15 mét, ở giai đoạn cuối chúng hạ thấp độ cao và tiêu diệt mục tiêu chỉ ở độ cao từ 3 mét đến 5 mét. Tên lửa Kh-35 có cự ly tác chiến 130km, tốc độ tối đa khoảng 300 m/s, đầu nổ HE nặng 145 kg

- Hoặc tên lửa hành trình đối hạm Moskit - SS-N-22 với 2 giàn phóng (tổng cộng có 4 tên lửa), tầm xa 90 – 120 km, tốc độ siêu âm. Tầm bắn tối đa 250km, tốc độ mach 3, trần bay cách mặt nước biển 20m, đầu nổ 320 kg

- Hoặc tên lửa hành trình đối hạm P-15 Termit “SS-N-2C” với 2 giàn phóng (tổng cộng có 4 tên lửa), tầm xa 80 km, tốc độ March 0.9.

- 12 tên lửa phòng không Igla-1M;

- 1 pháo hạm 76mm AK-176M (với 316 viên đạn), tầm xa 15 km

- Hai pháo phòng không 30mm AK-630M.











Hệ thống ra-đa trên tàu có: Ra-đa trinh sát băng HF, UHF, ra-đa nhận biết mục tiêu không-biển, ra-đa điều khiển, kiểm soát xạ kích cho tên lửa. 2 hệ thống phóng mồi bẫy và mồi bẫy nhiệt PK-10 cỡ 120 mm hoặc PK – 16 dùng để chống ra-đa và hệ thống trinh sát quang học của các hệ thống vũ khí của đối phương. Đạn mồi bẫy PK-16 cỡ 82mm, tầm hoạt động từ 200 mét đến 1800 mét.

Tàu tên lửa Tarantul có lượng giãn nước 550 tấn, trang bị máy chính 2 trục, động cơ tua-bin khí 32.000 sức ngựa, 3 động cơ Diesel, công suất 500kW mỗi động cơ. Tàu có tầm hoạt động 2400 hải lý, hoạt động liên tục trong thời gian 10 ngày. Toàn bộ thuỷ thủ đoàn trên tàu 44 người. Tàu còn trang bị các thiết bị điều hoà không khí, hệ thống thông gió tiên tiến nhất, bảo đảm cho tàu hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

Việt Nam đã mua bản quyền đóng loại tàu này trong nước. Sẽ có khoảng 20 chiếc sẽ ra đời tại Việt Nam

Theo một số nguồn tin nước ngoài, 2 tàu Tarantul thế hệ mới cũng đã có mặt tại Việt Nam . Đây chính là 2 tàu đầu tiên thuộc Project 1241.8 “Thần Sấm". Loại này có tầm hoạt động và hệ thống vũ khí tấn công hơn hẳn Tarantul 1. 2 chiếc này nằm trong hợp đồng mua 12 chiếc Taratul Project 1241.8 mà VN đã ký với Nga. Số còn lại sẽ do VN tự đóng theo công nghệ được chuyển giao .

Theo một số chuyên gia nước ngoài phân tích, Với 2 chiếc Gepard (sẽ về Việt Nam cuối năm 2009) và trên 20 Tarantul hải quân Việt Nam sẽ tiến tới thành lập hạm đội biển Đông với trên dưới 30 chiến hạm hiện đại.




Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang