Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hải quân Iran

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Iran. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Iran. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

>> Đối đầu Tehran - phương Tây đã bớt căng thẳng


Các chuyên gia Iran và P5 + 1 (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) thống nhất sẽ họp tiếp, chi tiết hơn vào ngày 23/5. Việc này làm giảm căng thẳng, đối đầu Tehran - phương Tây.



Sau nhiều tháng căng thẳng, thậm chí đối đầu, những người lạc quan cho rằng, kết quả mang tính xây dựng của cuộc đàm phán hôm 14/4 giữa Iran với nhóm P5+1 sẽ là cơ sở ban đầu cho việc thiết lập một tiến trình đối thoại nghiêm túc và bền vững hơn.

Cụ thể, hai bên đều hy vọng các chuyên gia sẽ sớm gặp nhau để thống nhất về một khuôn khổ chi tiết cho cuộc đàm phán tiếp theo, dự kiến sẽ tổ chức vào ngày 23/5 tại Thủ đô Baghdad của Iraq.

Theo giới chức ngoại giao nhóm P5+1, tại vòng đàm phán tới, hai bên sẽ bàn về nguyên tắc của một phương án hợp tác từng bước trên cơ sở có đi có lại.

Trả lời phỏng vấn báo giới, Cao ủy phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), bà Catherine Ashton, cho biết các cuộc thảo luận tiếp theo sẽ tập trung vào việc xây dựng lòng tin, theo đó Iran cam kết không bao giờ theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân để đổi lấy việc một số biện pháp trừng phạt quốc tế sẽ được dỡ bỏ.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Iran Ali Akbar Salehi, trong bài viết đăng trên tờ Bưu điện Washington bày tỏ hy vọng trong lần đàm phán tiếp theo các bên sẽ đối thoại trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng cam kết vì các mục tiêu lâu dài và quan trọng nhất là phải tái lập lòng tin.

Theo tờ Bưu điện Washington, các quan chức Mỹ được khích lệ bởi kết quả cuộc đàm phán lần này. Họ cho rằng, tiến bộ đạt được tuy không lớn, song nó mở ra hy vọng tạm thời hạ nhiệt được một cuộc khủng hoảng đang có nguy cơ dẫn tới một cuộc đối đầu quân sự mới ở Trung Đông.

Một quan chức cao cấp của Mỹ mô tả không khí đàm phán lần này là “đáng khích lệ” để hai bên có thể tiến hành vòng đàm phán tiếp theo với hy vọng sẽ đạt được những tiến triển nhanh chóng và cụ thể hơn.

Chuyên gia Trung tâm nghiên cứu quốc tế thuộc Trường ĐH Woodrow Wilson, Michael Adler cho rằng chỉ riêng việc thuyết phục được Iran đi theo tiến trình đối thoại là một thắng lợi và là nỗ lực của tất cả các bên.

Nhà phân tích về Trung Đông của Tổ chức Tư vấn Âu-Á là Cliff Kupchan thì cho rằng, nếu các cuộc đàm phán vẫn được tiếp tục, “thị trường dầu mỏ sẽ được giải vây”. Giá dầu hiện bị đẩy lên cao do lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung từ nước sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới này. Ông Kupchan nói: “Tuy nhiên, các nhà đầu tư biết rằng: ‘bữa tiệc' này có thể sẽ nhanh chóng kết thúc”.

Samuel Ciszuk thuộc Tổ chức tư vấn Kinh tế Năng lượng KBC thì nói: “Việc các cuộc đàm phán không đổ vỡ mà sẽ được nối lại vào ngày 23/5 tới là một tín hiệu tích cực... Nó cho chúng ta thêm một tháng để thị trường dầu mỏ tập trung hơn vào những nguyên tắc cơ bản, chứ không phải các nguy cơ chính trị”.



http://nghiadx.blogspot.com
Căng thằm Iran - phương Tây hạ nhiệt. Ảnh: The Atlantic.


Nhà phân tích Peter Crail thì cẩn trọng hơn. Ông nhận định: “Hiện còn quá sớm để khẳng định chúng ta đạt được đột phát hay chưa. Việc các bên đạt được thỏa thuận rằng sẽ họp lại để bàn sâu hơn về những vấn đề mang tính kỹ thuật, nhạy cảm là bước tiến mà chúng tôi mong đợi. Dù vậy, vẫn còn nhiều việc phải làm”.

Tương tự, nhà nghiên cứu kỳ cựu Bruno Tertrais cũng chưa coi việc các bên thống nhất họp lại vào ngày 23/5 là bước đột phá. Ông chia sẻ: “Chưa thể gọi là đột phá. Nếu có thì có thể là cuộc gặp tới. Giờ thì các bên mới thống nhất được về các bước đi tiếp theo. Chừng nào những cam kết của Iran chưa được kiểm chứng, từng đó mới chỉ là đối thoại”.

Iran hiện không có nhiều lựa chọn, ngoại trừ việc giảm sức ép từ cộng đồng quốc tế. Do đó, Iran buộc phải cam kết với những gì mà Liên minh châu Âu và Nhà trắng gọi là “những bước đi vững chắc”.

Theo đó, trong cuộc họp tới, các bên rất có thể phải bàn cách giảm lượng uranium được làm giàu lên mức 20% của Iran. (Tehran khẳng định lượng uranium này chỉ dùng vì các mục đích hòa bình; trong khi phương Tây sợ rằng nếu làm giàu hơn nữa, Iran sẽ sản xuất vũ khí nguyên tử. Đồng thời, nhiều chuyên gia phương Tây cho rằng, Iran có thể ngụy trang các máy ly tâm rồi làm giàu uranium lên mức 90% nếu họ quyết định tạo bom nguyên tử).

Ngoài việc giảm lượng uranium làm giàu ở lên mức 20%, phương Tây có thể ép Iran cho thanh sát viên Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tới các cơ sở hạt nhân; nhằm làm giảm sự lo ngại của cộng đồng quốc tế. Để làm điều đó, Iran phải tuân thủ cái gọi là “nghị định thư bổ sung” của Hiệp ước cấm phổ biến hạt nhân (NPT) mà Iran từng ký rồi rút ra khỏi vào năm 2006.

Một cách khác nhằm giảm sức ép từ cộng đồng quốc tế là Iran trao đổi uranium được làm giàu của họ với nhiên liệu hạt nhân khác mà nhiều nước sẵn sàng cung cấp.

Tuy nhiên, Iran sẽ không nhân nhượng bất kỳ điều gì nếu Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc và các nước phương Tây không giảm dần cấm vận mà họ liên tục tăng cường trong vài năm gần đây. Do đó, nhìn qua thì những hy vọng trên đơn giản về lý thuyết nhưng lại rất khó triển khai trên thực tế. Trước hết, phương Tây phải ngừng áp đặt thêm lệnh trừng phạt, trước khi dừng các lệnh trừng phạt đang được áp dụng, trước khi tháo bỏ hẳn…Ngược lại, Iran sẽ phải có hành động mang tính thiện chí với P5+1.

Nếu có thể, Iran gặp song phương với Mỹ thì sẽ là điều tích cực nhất nhưng đây cũng là điều khó nhất bởi từ lâu, hai bên có thái độ thù địch với nhau. Đó là chưa kể có khả năng Iran muốn câu giờ vì những mục đích khác.


http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ, Iran nhiều lần đối đầu quân sự.Ảnh minh họa: EPA.


Trong khi đó, chuyên gia về an ninh quốc tế Jim Walsh của Học viện Công nghệ Massachusetts nhận định: “Kết quả cuộc họp vừa rồi ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm giảm - chứ không phải loại bỏ - khả năng Israel tấn công quân sự Iran. Vấn đề là liệu cuộc họp vào tháng tới có đạt được tiến bộ đáng kể hay không”.

Nhiều nhà phân tích và một số nhà ngoại giao cho rằng cả hai bên đều phải nhượng bộ để có cơ hội đạt được một giải pháp lâu dài. Theo đó, Iran sẽ được phép tiếp tục làm giàu uranium ở cấp độ thấp, đổi lại, nước này phải chấp nhận có thêm các cuộc thanh sát hạt nhân của Liên Hiệp Quốc. Phát biểu trước thềm hội nghị tại Istanbul, một nhà ngoại giao cấp cao nói rằng tranh cãi về hạt nhân là vấn đề hoàn toàn có thể giải quyết được nhưng trước hết cần cải thiện tình trạng thiếu lòng tin sâu sắc giữa các bên.

Chuyên gia về quan hệ Mỹ-Iran làm việc tại Washington là Trita Parsi cho rằng, cả hai phía đều thỏa hiệp một cách hiệu quả nhằm duy trì một cuộc đối thoại. Tuy nhiên, ông nói: “Thách thức thực sự sẽ nằm ở vòng đàm phán tiếp theo, khi những nguyên tắc cam kết phải biến thành các bước đi cụ thể. Khi đó, chúng ta sẽ thấy liệu hai bên có sẵn sàng trả giá bằng những quyết định chính trị trong nước để thỏa hiệp hay không”. Theo ông, cái giá của Iran là quyết định giảm quy mô phát triển chương trình hạt nhân, còn đối với phương Tây là việc nới lỏng các lệnh trừng phạt.

Cứng rắn hơn, Israel nhắc lại rằng họ không còn kiên nhẫn đối với tiến trình đàm phán này. Thủ Tướng Benjamin Netanyahu phàn nàn về việc Iran vẫn nhận được “quà” trong khi nước này tiếp tục phát triển khả năng hạt nhân. Trên thực tế, các cuộc đàm phán như vừa rồi ở Thổ Nhĩ Kỳ không gây ấn tượng với Israel, nước vẫn nói rằng Iran không thực sự cần đến điện hạt nhân, Iran không đáng được tin tưởng và đang đe dọa sự sống còn của nhà nước Do Thái. Ông Netanyahu nói rằng các nhà đàm phán của P5 + 1 lại rơi vào chiến thuật “câu giờ” của Iran.

Ông nói: “Iran lại có thêm 5 tuần để tiếp tục làm giàu uranium mà không bị kiềm chế hay ngăn chặn. Quốc gia này - nơi trú ngụ của những kẻ theo chủ nghĩa khủng bố nguy hiểm nhất thế giới - lẽ ra không được có cơ hội phát triển bom hạt nhân”.

Một nhà ngoại giao châu Âu ở Vienna cũng tỏ ra hoài nghi sâu sắc khi nói: “Dù bầu không khí của cuộc họp vừa qua rất khả quan, song tôi không quá lạc quan. Trong khi các cuộc đàm phán đang diễn ra, các máy li tâm của Iran vẫn hoạt động và làm giàu uranium. Họ sẽ có thêm thời gian để che đậy và phân tán chương trình quân sự của họ”.

Trong bối cảnh các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra, các nước nhập khẩu dầu mỏ của Iran và người dân sống tại Trung Đông đều cảm thấy dễ thở hơn. Tuy nhiên, nếu vòng đàm phán tiếp theo đổ vỡ, nhiều nguy cơ sẽ nảy sinh. Nhà nghiên cứu Ray Takeyh của Viện Quan hệ Đối ngoại ở Washington nhận định, nếu vòng đàm phán tiếp theo thất bại, “tiếng trống chiến tranh” thậm chí sẽ vang lên rộn rã hơn.


Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012

>> Đối phó Mỹ : Iran đã nhập rất nhiều tên lửa Sunburn từ Trung Quốc,Nga


Tại eo biển Hormuz, tên lửa Sunburn chỉ cần 1 phút là có thể bắn trúng tàu thuyền qua lại, tạo ra mối đe dọa thực sự cho Hải quân Mỹ.






http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm Sunburn(SS-N-22)


Ngày 8/2, trang mạng Business Insider của Mỹ có bài viết cho rằng, trong 10 năm qua, Iran đã nhập khẩu rất nhiều tên lửa Sunburn từ Nga và Trung Quốc.

Loại tên lửa này có giá thành thấp, cơ động linh hoạt, có thể dùng nhiều bệ phóng khác nhau, tuy không thể diệt được tàu sân bay, nhưng lại có thể bắn chìm tàu chiến nhỏ hơn, rất thích hợp cho tác chiến ở eo biển hẹp Hormuz.

Nhiều nguồn tin cho thấy, quan điểm cho rằng Iran không thể phong tỏa eo biển Hormuz lâu dài là sai lầm.

Trên thực tế, Iran không chỉ có năng lực phong tỏa eo biển Hormuz trong một khoảng thời gian, hơn nữa còn có thể gây thiệt hại nặng nề cho Hạm đội 5 của Hải quân Mỹ.

Bởi vì trong 10 năm qua, Iran đã nhập rất nhiều tên lửa chống hạm Sunburn từ Nga và Trung Quốc.

Loại tên lửa này là vũ khí mũi nhọn do Nga nghiên cứu phát triển, có giá thành thấp, có thể tạo ra thách thức cho vũ khí công nghệ cao của Mỹ, đặc biệt là lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm Sunburn


Bài báo cho rằng, khả năng bùng nổ xung đột Iran là rất cao, đối với lý luận hải quân thế giới, cuộc xung đột này là một cuộc khảo nghiệm to lớn.

Điều đáng chú ý là, hai nước Trung Quốc và Nga đều có mối quan tâm lớn đối với lý luận này, đây có thể chính là nguyên nhân hai nước này cung cấp vũ khí cho Iran.

Theo ước tính, Iran có thể đã sở hữu hàng nghìn quả tên lửa Sunburn.

Mặc dù Hải quân Mỹ rất chuyên nghiệp, nhưng về mặt phòng thủ chiều sâu, eo biển Hormuz lại khác với vùng biển quốc tế. Trên thực tế, eo biển này đã cung cấp cho Iran một mạng lưới hỏa lực đan xen có lợi.

Tuy hệ thống phòng thủ tàu chiến như Aegis của Mỹ rất mạnh, nhưng cũng không thể hoàn toàn tránh được bị tấn công, tàu chở dầu thì càng không thể tránh được.

Mỹ đang cố gắng phát triển hệ thống phòng thủ laser thế hệ mới, đối phó với những tên lửa này. Nhưng, hệ thống này vẫn đang trong quá trình nghiên cứu phát triển.

Tình hình này sẽ làm cho Iran tin rằng hiện nay tuyên chiến sẽ chiếm ưu thế hơn so với sau này.

Tên lửa Sunburn có thể là tên lửa chống hạm gây sát thương nhất trên thế giới, có thể bay với tốc độ hơn 1.500 dặm Anh/giờ, bay thấp ở mức 9 thước Anh trên mặt đất/mặt nước.

Loại tên lửa này có giá thành rất thấp, rất thích hợp với xung đột hải quân cự ly gần ở eo biển nhỏ hẹp.

Tên lửa Sunburn có nhiều tác dụng, hầu như có thể phóng ở bất cứ bệ phóng nào, bao gồm cả xe phẳng đơn giản. Tên lửa này có tầm phóng 90 dặm Anh, rất thích hợp với vịnh Ba Tư và eo biển Hormuz chỉ rộng có 40 dặm Anh.

Sau khi phóng đi từ bờ biển, loại tên lửa này có thể bắn trúng tàu ở eo biển trong vòng chưa đến 1 phút. Điều này sẽ tạo ra mối đe dọa thực sự cho Hải quân Mỹ.

Trong các cuộc thử nghiệm, hệ thống phòng thủ Aegean và RAM ngăn chặn có hiệu quả 95% tên lửa Sunburn, nhưng những thử nghiệm này đều được tiến hành ở các vùng biển quốc tế, chứ không phải ở vùng biển nhỏ hẹp.

Tên lửa Sunburn có thể mang theo 750 cân (pound), tuy hoàn toàn không đủ để bắn chìm tàu sân bay, nhưng đủ để bắn chìm tàu chiến tương đối nhỏ.

http://nghiadx.blogspot.com


Eo biển Hormuz là một điểm xung đột tiềm tàng. Iran chắc chắn đã xác định góc và vị trí phóng tên lửa ở dọc tuyến bờ biển vịnh Ba Tư.

Điều này đã tiếp tục tạo ra sức ép to lớn đối với việc định vị của máy bay chiến đấu quân Mỹ và việc phá hủy các bệ phóng tên lửa – nó có thể chỉ là một chiếc xe phẳng.

Trên thực tế, khu vực Jask ở phía đông đến Bandar ở phía tây của Iran đều có công sự, có thể dễ dàng bao trùm lên tàu thuyền thương mại và quân sự đi qua eo biển nhỏ hẹp này.

Tầm phóng của tên lửa Iran cũng tạo ra phiền phức rất lớn cho toàn bộ vịnh Ba Tư. Bahrain có thể bị tên lửa Sunburn phiên bản xa hơn là Bastion tấn công.

Nếu Mỹ rút khỏi nơi đó, thì quyền kiểm soát tuyến đường vận tải dầu mỏ ở eo biển Hormuz sẽ rơi vào tay Iran. Nhưng, nếu lưu lại ở đó nắm quyền kiểm soát này, thì chắc chắn phải trả giá: Ưu thế chiến lược của Iran đồng nghĩa với việc Hạm đội 5 sẽ bị tổn thất nhất định.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm siêu âm Sunburn được phóng từ tàu khu trục lớp Hiện Đại của Hải quân Trung Quốc

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

>> Nga và Trung Quốc có thể nhảy vào can thiệp nếu Mỹ tấn công Iran


"Để chống lại sự trừng phạt đối với Iran và nuôi dưỡng chính quyền thân Nga, Moscow có thể sẽ sẵn sàng đáp trả các hành động quân sự của Mỹ và NATO".


Ngày 8/1/2012, sĩ quan tình báo Hải quân nghỉ hưu Mỹ J.E. Dyer có bài viết cho rằng, Mỹ nếu tiến hành trừng phạt Iran rất có thể dẫn đến sự can thiệp quân sự của Trung Quốc và Nga. Nga đã bắt đầu có hành động quân sự đáp trả Mỹ và NATO, bao gồm điều tàu sân bay đến Địa Trung Hải tổ chức tập trận.

Đồng thời, một tướng lĩnh quân đội Trung Quốc cũng cho biết, Mỹ tấn công Iran sẽ dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ Ba. Ngoài ra, năm 2011 Trung Quốc còn tổ chức tập trận ở Pakistan – tiếp giáp biên giới phía đông Iran, đồng thời đang tiến hành xây dựng quân sự ở phía bắc Pakistan, hơn nữa đã có khả năng tương đối điều động lực lượng tới Ấn Độ Dương.


http://nghiadx.blogspot.com
Nếu Mỹ trừng phạt Iran, Nga và Trung Quốc có thể can thiệp quân sự. Nga đã bắt đầu có các hành động quân sự đáp trả Mỹ và NATO, bao gồm điều tàu sân bay tới Địa Trung Hải tập trận. Mỹ tấn công Iran cũng có thể gây ra Chiến tranh thế giới thứ Ba.


Bài viết cho rằng, bất kể Mỹ phải chăng có ý định làm bình ổn lại tình hình Iran hay không, sự bất ổn của tình hình nước này chắc chắn sẽ có hậu quả đáng sợ không thể dự đoán. Nga và Trung Quốc đều sẽ không ngồi nhìn Iran dựa vào đối phương hoặc Mỹ.

Báo Phương Đông viết: Hai nước này muốn nuôi dưỡng Iran thành “tay sai”, từ đó chiếm vị trí nhất định ở khu vực xung quanh “ngã tư lớn” Trung Đông, châu Phi, châu Âu.

Hiện nay, Nga và Trung Quốc đã thông qua nhiều cách thức, cho biết họ không có ý định tham gia bất kỳ hành động này của Mỹ đối với Iran, cũng không có hứng thú chờ đợi Obama tái tạo cục diện thế giới cho Nga và Trung Quốc.(tổng quan sức mạnh quân sự của Iran)

Đối với Nga, nước này nằm ở phía bắc Iran, khu vực Caucasus và các nước Trung Á chính là cánh nam “láng giềng” của Nga.

Moscow rất lo ngại Mỹ phát động các chiến dịch quân sự đối với Iran, họ đã bắt đầu tập kết lực lượng ở biên giới Nga ở phía nam, sơ tán gia đình quân nhân ở các chốt quân sự khu vực Caucasus, đồng thời đã tổ chức một cuộc tập trận quy mô lớn ở biển Caspian, mô phỏng tình huống nguồn dầu mỏ và khí đốt của nước này bị phương Tây đe dọa quân sự.

http://nghiadx.blogspot.com
Cụm chiến đấu tàu sân bay Kuznetsov của Hải quân Nga

Hạ tầng cơ sở dầu khí biển Caspian thuộc nhiều nước, mà Nga tổ chức tập trận lần này có nghĩa là Moscow có ý xem nhẹ trừng phạt đối với Iran, cùng theo đuổi lợi ích thương mại với Iran.

Nhưng, giả thiết Nga chỉ thông qua bảo vệ hạ tầng cơ sở dầu khí của Iran để “giúp Iran” là quá hạn hẹp. Hiện nay, Nga còn đang cố gắng giảm bớt khả năng Gruzia trở thành căn cứ cho các chiến dịch quân sự của Mỹ đối với Iran, đồng thời bảo đảm cho mình có thể thông qua Gruzia cung cấp sự hỗ trợ quân sự cho quân Nga đóng ở Armenia.

Có tin cho biết, nhà lãnh đạo quân sự Nga từng phàn nàn, hành động phong tỏa một tuyến đường vận chuyển then chốt của Gruzia làm cho những nỗ lực cung cấp hỗ trợ hậu cần cho quân Nga ở Armenia của Nga đã bị cản trở.(tổng quan sức mạnh quân sự của Iran)

Vào trung tuần tháng 12/2011, Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga cho biết, Moscow lo ngại các phần tử khủng bố sẽ sẵn sàng phát động các cuộc tấn công vào Nga từ lãnh thổ Gruzia.

Ngoài ra, Nga cũng đã tăng cường cơ cấu chỉ huy cho Hạm đội Biển Đen, tăng cường trình độ sẵn sàng chiến đấu cho hạm đội này lên mức cao nhất.

http://nghiadx.blogspot.com
Quân đội Trung Quốc tham gia tập trận chung "Hữu nghị 2011" với Pakistan


Bài viết cho rằng, Nga đã điều lực lượng đặc biệt của Hải quân với hạt nhân là tàu sân bay “Đô đốc Kuznetsov”. Từ ngày 5-6/1/2012, chiếc tàu sân bay này đã tổ chức tập trận ở vùng biển Hy Lạp, sau đó còn đến cảng Tartus của Syria.

Nhìn từ góc độ của điện Kremlin, tàu sân bay “Đô đốc Kuznetsov” chính là lực lượng tiên phong phản đối Mỹ hành động ở biển Đen.

Đương nhiên, động thái này của Nga có ý làm rõ sự hứng thú của họ đối với các vấn đề của Syria và ủng hộ chính phủ Assad. Nhưng, từ trước năm 2007 Tổng thống Nga Putin tuyên bố Nga quay trở lại vũ đài thế giới đến nay, bên ngoài đã không còn coi thường các mục tiêu chiến lược triển khai quân sự của Nga.

Một điều cũng đáng chú ý là, tháng 9/2011, Tổ chức hiệp ước an ninh tập thể do Nga đứng đầu đã tổ chức cuộc tập trận chung quy mô lớn, đã mô phỏng tình huống ngăn cản xây dựng đường ống dẫn khí ở giữa Azerbaijan và Turkmenistan.

Nếu đường ống này thực sự được xây dựng, thì người ủng hộ phía sau chỉ có thể là phương Tây. Như vậy, trong vấn đề quan tâm chiến lược, Nga đang ngày càng tính toán nhiều hơn đến lựa chọn quân sự.

Do đó để phá bỏ sự trừng phạt đối với Iran và nuôi dưỡng chính quyền thân Nga, Moscow có thể sẽ sẵn sàng đáp trả các hành động quân sự của Mỹ và NATO.

http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Trung Quốc tập trận trên biển

Bài viết cho rằng, ngoài Nga, còn có tin cho biết, một tướng lĩnh quân sự Trung Quốc từng cho rằng, nếu Mỹ tấn công Iran sẽ gây ra Chiến tranh thế giới thứ ba.

Đối với vấn đề này, Trung Quốc đã tổ chức cuộc tập trận quy mô lớn ở Pakistan – nước láng giềng Iran vào năm 2011, đồng thời triển khai xây dựng quân sự ở khu vực Gilgit-Baltistan, miền bắc Pakistan, hơn nữa cũng có khả năng nhất định điều động lực lượng tới Ấn Độ Dương.

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2012

>> "Chiến tranh vùng Vịnh lần 3" sắp xảy ra ???


"Trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết", vì vậy các nước vùng Vịnh đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất xảy ra xung đột giữa Mỹ - Iran.

Tăng cường mua sắm quốc phòng

Tình hình tại eo biển Hormuz đang trở nên hết sức căng thẳng với những tuyên bố của các bên liên quan. Sau khi kết thúc cuộc tâp trận hải quân kéo dài 10 ngày, ngày 6/1/2012 Tehran thông báo sẽ tiếp tục tổ chức một cuộc tập trận mới trong tháng 2/2012.

Cùng với đó, Mỹ và Israel cũng tổ chức một cuộc tập trận phòng thủ tên lửa, diễn biến tình hình tại vùng Vịnh đang đứng trên bờ vực của một cuộc chiến tranh nếu các bên liên quan không kiềm chế.



http://nghiadx.blogspot.com
Rất nhiều hệ thống vũ khí hiện đại trong đó có hệ thống đánh chặn siêu hạng THAAD (ảnh) đã có mặt tại vùng Vịnh nhằm đối phó với mối đe dọa từ Iran.


AFP dẫn lời nhà phân tích quân sự Riad Kahwaji (UAE) cho biết: Các quốc gia vùng Vịnh đang dõi theo từng bước diễn biến mối quan hệ giữa Mỹ - Iran". Bởi, một cuộc xung đột giữa phương Tây và Tehran đồng nghĩa với việc nền kinh tế các nước vùng Vịnh bị tàn phá, khủng hoảng kinh tế toàn cầu thêm trầm trọng. Nỗi quan ngại của các nước vùng Vịnh là có cơ sở khi các bên liên quan chưa cho thấy dấu hiệu nhượng bộ.

Dù vẫn hy vọng vào các biện pháp ngoại giao có thể làm dịu tình hình, song các quốc gia vùng Vịnh đã bắt đầu có những sự chuẩn bị để tăng cường khả năng phòng thủ nhằm đối phó với tình huống xấu nhất, đặc biệt là các quốc gia thân cận với phương Tây. “Không có quốc gia vùng Vịnh nào mong muốn chiến tranh xảy ra, nhưng các nước đều có những chuẩn bị cho khả năng xấu nhất”, ông Riad Kahwaji nói.

Các quốc gia vùng Vịnh đang chờ đợi diễn biến tình hình và đẩy mạnh mua sắm quốc phòng, tháng 12/2011 Saudi Arabia đã ký một thỏa thuận trị giá 29,4 tỷ USD để mua 84 máy bay chiến đấu F-15 và nâng cấp 70 máy bay phản lực khác đang có trong biên chế. Không lâu sau đó UAE cũng ký một thỏa thuận trị giá 3,84 tỷ USD để mua hệ thống đánh chặn tên lửa THAAD.

Trong năm 2011, Mỹ và Saudi Arabia cũng công bố hợp đồng trị giá 1,7 tỷ USD để mua sắm thêm các hệ thống tên lửa phòng không Patriot. Kuwait cũng đặt mua tới 209 tên lửa Patriot trị giá 900 triệu USD. Hiện, tập đoàn Raytheon hoàn thành việc nâng cấp radar của hệ thống phòng không Patriot cho Kuwait.

Thủ tướng Qatar, ông Sheikh Hamad bin Jassem Al-Thani cho biết, trong quá khứ các nước vùng Vịnh đã cố gắng thu hẹp khoảng cách với Tehran và sẽ góp phần vào việc tham gia giải quyết cuộc khủng hoảng tại đây. “Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều không có lợi ích với một cuộc xung đột tại vùng Vịnh, sự căng thẳng giữa Mỹ và Iran là đáng lo ngại. Chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm trong các cuộc xung đột quân sự, tất cả chúng ta đều biết rằng không có người chiến thắng trong các cuộc xung đột như vậy, đặc biệt là đối với các nước vùng Vịnh”, ông nói.

Ngoài việc chuẩn bị đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài, các quốc gia vùng Vịnh cũng đang chuẩn bị đối phó với các mối đe dọa từ các cơ sở tên lửa của Iran bị nghi ngờ triển khai trong khu vực. Ông Riad Kahwaji nói: “Chúng tôi nghe nói nhiều đến các biện pháp phòng ngừa trong nhiều quốc gia nhằm đối phó với mối đe dọa bằng tên lửa từ Iran”

Muốn tránh chiến tranh cần phải hạn chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Iran trong khu vực. Nhà phân tích chính trị người Kuwait Sami al-Faraj nhận định, có hai kịch bản có thể xảy ra ở vùng Vịnh. Thứ nhất: Loại bỏ hoàn toàn các biện pháp dùng đến chiến tranh trừ trường hợp bị bắt buộc phải sử dụng đến vũ lực. Thứ hai: Sự cần thiết phải chống lại việc Iran can thiệp vào Syria, Iraq, Lebanon, Yemen và Sudan nhằm thổi bùng căng thẳng giáo phái. Ông Faraj cho rằng khả năng thứ hai là mạnh mẽ hơn.

Cần lưu ý rằng Kuwait đã xây dựng các cơ sở dầu mỏ chiến lược, các trung tâm tài chính, kinh doanh gần bờ biển Iran. Cơ sở dầu mỏ chiến lược Ras Tanura của Saudi Arabia chỉ cách bờ biển Iran có 180km, trung tâm dầu mỏ chiến lược Abu Dhabi thuộc UAE chỉ cách bờ biển Iran có 220km.

Các quốc gia vùng Vịnh có nhiều lý do để lo ngại, một cuộc xung đột vũ trang giữa Mỹ-Iran sẽ là thảm họa đối với các nước này. Không ai có thể đoán được Tehran sẽ làm gì với những vũ khí mà họ đang sở hữu.

>> 3 tàu sân bay Mỹ đều có mặt tại vùng Vịnh


Ba tàu sân bay John C. Stennis, Carl Vinson và Lincoln sẽ tụ hội ở vùng Vịnh – khu vực phụ trách của Hạm đội 5 Mỹ.

Ngày 11/1, Lầu Năm Góc tuyên bố, chiếc tàu sân bay thứ hai của Mỹ là USS Carl Vinson (CVN-70) đã đến khu vực vùng Vịnh, cho rằng đây chỉ là sự điều động “thông thường”, phủ nhận có liên quan đến tình hình liên tục căng thẳng của Iran.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Carl VinsonTàu sân bay Carl Vinson của Hải quân Mỹ đã đến vùng Vịnh


Tuy nhiên, việc quân Mỹ gia tăng tập kết binh lực ở khu vực vùng Vịnh, khiến cho khu vực vùng Vịnh vốn căng thẳng tiếp tục phủ bóng chiến tranh.

Hạm đội 5 của Mỹ cho biết, cụm chiến đấu tàu sân bay USS Carl Vinson, dưới sự phối hợp của tàu tuần dương, tàu khu trục, mang theo gần 80 máy bay và trực thăng, “ngày 9/1 đến khu vực phụ trách của Hạm đội 5 Mỹ”.

Khu vực phụ trách của Hạm đội 5 Mỹ bao gồm vịnh Péc-xích, biển Hồng Hải, vịnh Oman và một phần Ấn Độ Dương.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cho biết, tàu sân bay Carl Vinson “không ở vịnh Péc-xích”, không đi qua eo biển Hormuz.

Ông nói, tàu sân bay Carl Vinson sẽ thay thế tàu sân bay John C. Stennis đang đồn trú tại khu vực này.

Kirby cho biết: “Tàu sân bay Carl Vinson được điều đến khu vực này là sự điều động thông thường, có kế hoạch lâu dài, không có bất cứ sự bất thường nào”.

Theo Kirby: “Tôi không hy vọng tạo một ấn tượng cho người khác, tức là do chúng tôi lo ngại sự việc xảy ra trong nội bộ Iran, 2 chiếc tàu sân bay này mới vội vàng tới khu vực Trung Đông. Sự tình không phải như vậy”.

“Khu vực phụ trách của Hạm đội 5 cùng lúc có sự hiện diện của 2 tàu sân bay hoàn toàn không phản ánh bất cứ quan hệ gì với Iran”. “Tình hình triển khai quân sự của khu vực này không thay đổi”.

Quan chức quân sự Mỹ cho biết, ngày 9/1, tàu sân bay Carl Vinson bắt đầu tới vịnh Ả rập, thay thế cho tàu sân bay Stennis đang quay trở về. Cuối tháng trước, tàu sân bay Stennis đã rời khỏi vịnh Péc-xích, tuần trước Iran cảnh báo nó không cần phải quay trở lại vịnh Péc-xích.

Tàu sân bay John C. Stennis dự kiến quay trở về cảng chính San Diego, nhưng Lầu Năm Góc chưa tiết lộ về thời gian.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay USS Abraham Lincoln


Một cụm tàu sân bay khác dẫn đầu là tàu sân bay Lincoln, ngày 10/1 kết thúc chuyến thăm Thái Lan, hiện đang ở Ấn Độ Dương.

Nó sẽ cùng với tàu sân bay Carl Vinson gia nhập hành động tác chiến của khu vực chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung ương Quân đội Mỹ. Khu vực phụ trách của Bộ Tư lệnh Trung ương bắt đầu từ biển Ả rập lân cận.

Một quan chức quân sự khác cho biết: “Khu vực chiến lược của Bộ Tư lệnh Trung ương đồng thời có 2 tàu sân bay là điều rất bình thường”.

Còn một sĩ quan cho hay, 18 tháng trở lại đây, khu vực vịnh Péc-xích đồng thời có 2 tàu sân bay ít nhất đã có 2 lần.

Hiện nay chưa rõ tàu sân bay khác của Mỹ khi nào tới vịnh Péc-xích. Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ ngầm cho biết, tàu sân bay Mỹ đi qua eo biển Hormuz tới vịnh Péc-xích là một điều sớm muộn.

http://nghiadx.blogspot.com
Iran tập trận ở eo biển Hormuz


Gần đây Iran cảnh báo, nếu xuất khẩu dầu mỏ của họ bị các nước phương Tây trừng phạt, sẽ sử dụng vũ lực phong tỏa eo biển Hormuz, đồng thời cảnh báo tàu sân bay Mỹ không quay trở lại vùng biển vịnh Péc-xích.

Quân đội Mỹ cho biết, có khả năng ngăn chặn bất cứ hành động nào phong tỏa eo biển Hormuz. Ngày 10/1, Bộ trưởng Tác chiến Hải quân Mỹ Jonathan Greenert thẳng thắn thừa ngận, đã sẵn sàng cho cuộc xung đột có khả năng xảy ra và hoạt động gần đây của Iran đã “khiến ông cả đêm khó ngủ”.

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

>> Hải quân Iran có thực sự mạnh?



Vẫn còn khoảng cách giữa mong muốn chủ quan và khả năng thực tế của Iran, do vậy, sức mạnh thực sự của hải quân Iran vẫn là một dấu hỏi đối với giới quan sát.

Tuyên bố về việc phá vỡ âm mưu bắt cóc của cướp biển Somali ở ngoài khơi bờ biển Yemen của Iran ngày 9/10 được giới thiệu như minh chứng về khả năng hải quân nước này có thể bảo vệ tàu chở hàng trên vùng biển xa.

Tuyên bố được đưa ra chỉ một ngày sau khi chính phủ Tehran tiết lộ đã điều động tàu hải quân và tàu ngầm tới Biển Đỏ để tham gia “cuộc hành quân đầu tiên của hải quân Iran tại khu vực biển xa”.

Tính toán của Iran

Ý định của Tehran là tăng cường tiềm lực hải quân để mở rộng sự hiện diện tại các vùng biển khu vực và biển xa. Từ đó gây sự chú ý của các cường quốc khu vực về sự mở rộng ảnh hưởng của Iran, giảm sự hiện diện của quân Mỹ tại các vùng biển quanh khu vực Tây Nam Á.

Lãnh tụ tối cao Iran, Ayatollah Ali bày tỏ: “Thời kỳ mà các cường quốc bá quyền quyết định số phận của các quốc gia khác bằng sự hiện diện quân sự đã chấm dứt”. “Iran không lùi bước và sẽ đẩy lùi bất cứ cường quốc quân sự, chính trị nào”.

Sự hiện diện của tàu Mỹ và châu Âu tại vịnh Ba Tư “có hại và tuỳ tiện”. Các vùng biển trong khu vực không phải là khu vực phụ thuộc “do sự hiện diện mạnh mẽ của Iran”.

Những con tàu tới Đại Tây Dương

Người Iran nhấn mạnh thông điệp nói trên bằng cách phô diễn tên lửa hành trình mới và ngư lôi. Tư lệnh hải quân Iran tuyên bố sẽ cử tàu đến Đại Tây Dương khi cần và duy trì hiện diện liên tục tại các vùng biển Địa Trung Hải, kênh đào Suez và Ấn Độ Dương.

Tuy vậy, các nhà phân tích vẫn hoài nghi về điều này. Bởi sức mạnh hiện thời của Hải quân Iran không thể đáp ứng được những tham vọng đó.

Hầu hết tàu hải quân đã có hơn 40 năm sử dụng và Tehran đang phải nỗ lực để duy trì hoạt động của chúng. Vài năm qua chỉ bổ sung thêm một tàu khu trục được chế tạo trong nước và 3 tàu ngầm do Nga chế tạo.

Mục đích thực sự trong chiến lược mới của Tehran là về chính trị hơn là quân sự. Iran đang cố gắng tận dụng những gì mà nước này cho rằng sẽ giúp làm giảm ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực.

Theo đó, những nhân tố đó gồm nỗ lực bất thành của NATO nhằm bình định Afghanistan, kế hoạch rút quân khỏi Iraq sắp tới của Mỹ, ảnh hưởng gia tăng của các đảng chính trị thân Iran ở Baghdad, ảnh hưởng ngày càng tăng của Hezbollah được Iran hậu thuẫn ở Lebanon...

Tehran đang tận dụng để cố gắng thúc đẩy hợp tác khu vực với việc thành lập một hệ thống an ninh mà không có sự tham gia của Hải quân Mỹ tại vịnh Ba Tư và các vùng biển tiếp giáp.


http://nghiadx.blogspot.com
Sức mạnh thực sự của Hải quân Iran còn là một dấu hỏi.


Tuy nhiên, theo giám đốc chương trình nghiên cứu Iran tại trung tâm phân tích hải quân ở Washington, Michael Connell, điều này nói dễ hơn làm.

“Iran mong muốn các nước Arab sẽ “đón nhận” Iran cũng như tham gia vào một số dàn xếp về an ninh”. “Nhưng các nước Arab không có “mong muốn” như vậy, đặc biệt là các nước vùng Vịnh. Lý do là sự hiện diện Mỹ tại đây, các nước Arab ở vùng Vịnh thấy rằng cán cân quyền lực khu vực sẽ thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho họ nhưng lại thuận lợi cho Iran nếu không có sự hiện diện của Mỹ. Vì vậy, Mỹ hiện giữ vai trò là người đảm bảo về an ninh”.

Sự hiện diện mạnh mẽ hơn của Mỹ

Các nhà phân tích khác cho rằng mối quan tâm chung về tham vọng hạt nhân của Iran dẫn tới sự xích lại gần nhau hơn giữa Mỹ và các nước trong Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC), gồm các nước Arab tiếp giáp với Iran.

Nếu như vậy, những tiến bộ trong chương trình hạt nhân của Iran và tình trạng không rõ ràng tại vành đai Arab vẫn hiện hữu thì có thể xuất hiện ngày càng nhiều lời kêu gọi Mỹ hiện diện mạnh mẽ hơn tại vịnh Ba Tư.

Những chỉ trích của Tehran về sự can thiệp của GCC chống lại các cuộc biểu tình mà người Shiite chiếm đa số tại Bahrain đầu năm 2011 đã làm các nước láng giềng Arab ít có “thiện cảm” với Iran, một số nước cáo buộc Tehran tiếp tay cho các cuộc biểu tình chống chính phủ ở đó.

“Nhìn chung, trừ khi có thay đổi chính trị quan trọng ở một nước nào đó, chiều hướng chung sẽ là quan hệ gắn bó chặt chẽ hơn với Mỹ và tăng cường sự can dự về an ninh của Mỹ trong khu vực”, ông Michael Eisenstadt, Viện chính sách Cận Đông Washington lập luận.

Một vài cuộc tập trận của hải quân Iran dường như có mục đích thắt chặt mối quan hệ ngoại giao hơn là củng cố sức mạnh quân sự. Tháng 2/1011, 2 tàu hải quân Iran đã cập cảng Latakia của Syria nhằm thúc đẩy quan hệ của Tehran với một trong các đồng minh thân cận nhất tại khu vực. Connell cho rằng các chuyến thăm này được tính toán để phô trương thanh thế của Iran.

“Tuyên truyền là chủ yếu”

Các chuyến thăm cảng là một phần trong nỗ lực của Tehran nhằm “hỗ trợ để tường thuật Iran như là một cường quốc đang trỗi dậy”, học giả Eisenstadt bày tỏ.

“Đây là các chuyến thăm ngắn hạn chỉ với một vài con tàu dễ bị tổn thương trong trường hợp nổ ra đối đầu quân sự”. “Vì vậy, động thái này có mục đích chủ yếu là: tuyên truyền, phô trương sức mạnh để tạo ra hình ảnh Iran là một cường quốc đang nổi lên; thu thập thông tin tình báo; và huấn luyện các đơn vị hải quân hoạt động ở xa các khu vực truyền thống.

“Tuy nhiên, để hoạt động xa bờ một cách vững chắc thì còn mất nhiều thời gian. Do vậy, những sự triển khai này nhằm xây dựng hình ảnh hơn là thể hiện khả năng thực chất”.

Rõ ràng giữa mong muốn chủ quan và khả năng thực tế của Iran vẫn còn một khoảng cách lớn. Việc mở rộng phạm vi hoạt động tới Đại Tây Dương vượt quá khả năng của Tehran, “ít nhất là trong tương lai gần”. Sự phát triển về quân sự của Iran đã được phóng đại quá mức, ông Connell nhận định.

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011

>> Iran sản xuất lượng lớn tên lửa chống hạm



Ngày 28/, Iran tuyên bố bắt đầu sản xuất số lượng lớn tên lửa hành trình nội địa được thiết kế tiêu diệt mục tiêu trên biển.


Bộ trưởng Quốc phòng Ahmad Vahidi cho biết, số lượng không xác định tên lửa hành trình có tên là Ghader hoặc Capable trong tiếng Farsi được chuyển giao cho Quân đội và Hải quân Vệ binh Cách mạng, nhằm bảo vệ vững chức lãnh hải Iran.

Tên lửa chống hạm Ghader được giới thiệu là có tầm bắn 200km, tàng hình trước hầu hết các loại radar hiện đại và có đầu đạn đủ mạnh dể đánh chìm bất kỳ chiến hạm lớn nào trên thế giới.

Loại tên lửa này đã xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng trong một buổi lễ duyệt binh có sự tham gia của tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad trong tháng 8/2011.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa mới của Iran có thể tiêu diệt mục tiêu lớn trên biển.


Có ý kiến cho rằng tên lửa mới có khả năng dùng để đối phó với sự hiện diện của Hải quân Mỹ ở Vịnh Ba Tư.

Trước đây, chiến hạm của Iran chủ yếu vẫn sử dụng tên lửa hành trình C-802 do Trung Quốc sản xuất.

Theo các chuyên gia quân sự Iran, tên lửa mới sẽ được cung cấp với đầy đủ ba phiên bản đất đối hải, hải đối hải và không đối hải có thể sử dụng để chống lại các tàu chiến, tàu sân bay và cả với nhiệm vụ oanh kích các cơ sở quân sự gần bờ biển của đối phương.

Hệ thống dẫn đường hiện đại của tên lửa cho phép nó hoạt động hoàn toàn tự động, có khả năng chống nhiễu cao và phát hiện, tấn công các mục tiêu ở độ cao thấp. Một quan chức quân sự cấp cao của Iran cho biết hiện tại trong khu vực chỉ có Iran là nước sở hữu công nghệ hiện đại này.

Trong buổi lễ ngày 28/9, Bộ trưởng Quốc phòng Iran, thiếu tướng Ahmad Vahidi cho biết việc sản xuất hàng loạt những vũ khí hiện đại sẽ là câu trả lời thích đáng dành cho những cố gắng bêu xấu nền công nghiệp quốc phòng Iran của truyền thống nước ngoài khi trong những năm qua, Iran đã đạt được rất nhiều thành tựu về quốc phòng và có thể tự trang bị nhiều loại vũ khí và khí tài hiện đại.

Iran bắt đầu chương trình tự cung cấp vũ khí năm 1992, họ đã sản xuất được số lượng lớn xe tăng, máy bay phản lực, trinh thám cơ không người lái, ngư lôi, tàu chiến, tên lửa.

Đặc biệt, tên lửa đạn đạo tầm trung của Iran có khả năng tấn công căn cứ quân sự của Mỹ và Israel ở vùng Vịnh. Tuy nhiên tính chính xác, độ tin cậy của những loại này vẫn là dấu hỏi lớn.

>> Iran công bố kế hoạch đóng tàu sân bay



Phó Tư lệnh Hải quân Iran, ông Mansour Maqsoudlou đã công bố kế hoạch của đất nước cho việc thiết kế và sản xuất tàu sân bay.


Theo đó, Indonesia và Trung Quốc sẽ cùng hợp tác sản xuất tên lửa hành trình đối hạm C-705.

Các mẫu thiết kế ban đầu để đóng tàu sân bay và qui trình thiết kế đã được phê duyệt, nghiên cứu chế tạo, thiết kế và sản xuất sẽ bắt đầu sớm, Ông Maqsoudlou nói với hãng tin IRNA hôm 28/9.

Hải quân Iran đã thực hiện một chương trình nghị sự để sản xuất tàu các lớp tàu chiến lớn khác nhau, một số lớp tàu trong đó sẽ được sản xuất hàng loạt và những lớp tàu khác đang được nghiên cứu, ông Maqsoodlou cho biết.

Ông nhắc lại năng lực của Hải quân để nâng cấp trang thiết bị và các hệ thống trong đội tàu của mình.

Kể từ Cách mạng Hồi giáo năm 1979, Iran bắt tay phát triển công nghiệp quốc phòng và đưa ra rất nhiều dự án quân sự. Trước đó, tháng 2/2010, Hải quân Iran đã công bố sản xuất tàu khu trục nội địa đầu tiên mang tên Jamaran ở vùng biển của Vịnh Ba Tư.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục nội địa Jamaran do Iran tự đóng.

Tàu khu trục Jamaran có tải trọng 1.420 tấn, được trang bị hệ thống radar hiện đại và khả năng tác chiến điện tử mạnh. Tàu chuyên thực hiện nhiệm vụ tuần tra các vùng biển phía nam của Vịnh Ba Tư.

Vào tháng 1/2011, Iran bắn thử nghiệm thành công tên lửa đất đối không tầm trung. Mới đây, Bộ Quốc phòng Iran đã cung cấp số lượng lớn hệ thống tên lửa hành trình mới cho Hải quân.Các hệ thống, được thiết kế và sản xuất bởi các chuyên gia Iran, có khả năng xác định và phá hủy nhiều mục tiêu khác nhau trên biển.

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

>> Iran xây căn cứ tên lửa bí mật sát nách Mỹ



Iran đã trả tiền cho Venezuela để xây dựng căn cứ tên lửa tầm trung trên bán đảo Paraguana của quốc gia Nam Mỹ này, theo tiết lộ của báo Đức Die Welt.

Dẫn thông tin từ “nguồn tin cậy từ các cơ quan an ninh phương Tây”, Die Welt cho biết: Iran đang xúc tiến xây dựng một căn cứ cho loại tên lửa tầm trung Shahab-3 trên bán đảo Paraguana, Venezuela.

Một nhóm kỹ sư đến từ Công ty Khatam al-Anbia thuộc sở hữu của lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran đã đến Paraguana từ tháng 2/2011.

Đích thân người đứng đầu lực lượng Không quân của Vệ binh Cách mạng Amir al-Hadschisadeh đã xúc tiến kế hoạch.

Theo đó, Iran sẽ xây dựng tại đây một khu phức hợp, bao gồm các bệ phóng tên lửa và các hệ thống kiểm soát. Một hệ thống hầm ngầm chứa tên lửa sâu đến 20m cùng trại lính, tháp canh và lô cốt cũng được xúc tiến xây dựng.



Tên lửa Shahab-3



Vị trí đặt căn cứ tên lửa


Các chi phí của Quân đội Venezuela sẽ được Iran chi trả bằng lợi nhuận từ việc bán dầu. Chi phí khởi động dự án, theo Die Welt mô tả là “lên đến nhiều triệu USD”, đã được Iran trả bằng tiền mặt.

Bán đảo Paraguana nằm trên bờ biển Venezuela và chỉ cách Colombia – đồng minh chính của Mỹ - khoảng 120km.

Theo Die Welt, thỏa thuận ngầm giữa 2 chính phủ có điều khoản Venezuela sẽ dùng căn cứ để bắn tên lửa vào các kẻ thù của Iran trong trường hợp quốc gia này bị tấn công.

Tên lửa Shahab-3 có thể được phóng bằng các giàn phóng di động giống tên lửa Scud hoặc phóng từ các bệ phóng cố định.

Giới quân sự Mỹ đang lo ngại một cuộc khủng hoảng tên lửa hạt nhân tương tự cuộc khủng hoảng ở Cuba năm 1962 có thể tái diễn, bởi với tầm bắn lên đến 2.000km thì loại tên lửa này có thể bắn xa đến bang Miami (Mỹ). Iran cũng có thể sẽ triển khai thêm các loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn với tầm bắn xa hơn như Sejjil, khi đó tầm bắn còn có thể mở rộng hơn nữa.

Iran và Venezuela cũng sẽ thỏa thuận hợp tác chế tạo một loại tên lửa tầm trung nhằm trang bị cho Quân đội Venezuela trong tương lai.
[BDV news]


Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

>> Iran trang bị tên lửa cho tàu ngầm



Phó tư lệnh lực lượng hải quân Iran, đô đốc Farhad Amiri, cho biết, các tàu ngầm của hải quân sẽ được trang bị tên lửa trong tương lai gần.



“Việc sử dụng ngư lôi có những giới hạn nhất định. Chúng tôi đang hướng đến việc trang bị các hệ thống phóng tên lửa cho tàu ngầm”, hãng thông tấn Fars của Iran dẫn lời đô đốc Farhad Amiri vào hôm qua (01/5).





Vị tư lệnh hải quân cấp cao này cũng ca ngợi những thành tựu đặc biệt của Iran trong hoạt động tác chiến không theo cách thông thường và cho biết kẻ thù của Iran ngạc nhiên trước những tiến bộ của Tehran.

“Ví dụ, một số tàu cao tốc của chúng ta có khả năng xác định và phóng tên lửa vào các mục tiêu đang chuyển động ở tốc độ cao từ 50 – 60 hải lý (100km/h)”, tư lệnh Amiri nói.

Trước đó, ngày 17/4, đô đốc Amir Farhadi cho biết Tehran có kế hoạch triển khai các tàu ngầm mới do nước này sản xuất để tuần tra các vùng biển ngoài khơi phía Nam Iran.

Theo ông Farhadi, loại tàu ngầm 500 tấn nói trên sẽ được phiên chế cho hạm đội Hải quân Iran vào tháng 7/2012. Loại tàu có kích cỡ trung bình này được thiết kế chủ yếu để tuần tra các tuyến đường biển ở phía Nam Iran, đặc biệt tại vùng Vịnh Persian và Eo biển Hormuz.

Tháng 8/2010, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Ahmad Vahidi thông báo nước này đã hạ thủy bốn tàu ngầm mini Ghadir sản xuất trong nước ở Vịnh Persian. Theo ông Vahidi, loại tàu ngầm này có khả năng phóng ngư lôi và tấn công chính xác. Tehran cũng đang sản xuất hàng loạt loại tàu chiến lược này nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của Hải quân Iran.

Tháng trước, Iran đã đạt được bước đột phá quan trọng trong lĩnh vực phòng thủ và đạt tới khả năng độc lập sản xuất các hệ thống và trang thiết bị quân sự quan trọng.

Quốc gia Cộng hòa Hồi giáo này đã nhiều lần cam đoan rằng sức mạnh quân sự của họ không đe dọa nước khác, và rằng học thuyết quân sự của Tehran chỉ dựa trên sự răn đe.


[Vitinfo news]


Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011

>> Arab Saudi tăng cường sức mạnh hải quân



Arab Saudi đang đặc biệt quan tâm đến các tàu chiến của Mỹ.

Mục đích chính của sự quan tâm này là nhằm tăng cường sức mạnh hải quân để chống lại sự lớn mạnh không ngừng trong thời gian gần đây của Hải quân Iran.

Các tàu chiến của Mỹ được Arab Saudi quan tâm là các tàu nổi, có khả năng chống lại “các mối đe doạ phi đối xứng” từ trên không và trên biển.

“Tham vọng” sở hữu các tàu chiến của Mỹ là vấn đề trọng tâm trong chương trình tăng cường sức mạnh Hải quân Arab Saudi giai đoạn 2, dự kiến được thực hiện trong vòng 10 năm, với mức chi phí lên tới 23 tỷ USD.

Dự án được khởi xướng từ khi kết thúc cuộc chiến tranh vùng Vịnh vào năm 1990-1991. Khi đó, đơn đặt hàng đầu tiên của Arab Saudi chỉ hạn chế ở số lượng 10 chiến hạm.



Arab Saudi có nhiều chương trình mua bán với Mỹ nhằm tăng cương sức mạnh quân sự.


Ngày 8/4, Hải quân Mỹ thông báo, Bộ Quốc phòng và Không quân Arab Saudi đã gửi đề xuất đến Washington yêu cầu Mỹ cung cấp cho quốc gia Trung Đông các tàu chiến, hệ thống phòng không tích hợp, trực thăng và các cơ sở hạ tầng bờ biển như sở chỉ huy bảo vệ bến cảng và các trung tâm huấn luyện. Giá trị hợp đồng dự kiến sẽ được công bố trong tháng tới.

Trong đề xuất của Riyadh không nhắc đến loại tàu cụ thể. Tuy nhiên, đã từ lâu Riyadh đã đặc biệt quan tâm đến các loại tàu bảo vệ bờ biển lớp LCS, có thể hoạt động trong điều kiện của các cuộc chiến tranh phi đối xứng.

Tàu loại này có pháo Mk 110 57mm, bãi đáp cất hạ cánh cho 2 máy bay trực thăng SH-60 Seahawk. Tài có thể tăng tốc đến 47 hải lý/h.


Al-Riyadh - chiến hạm chủ lực của Hải quân Arab Saudi


Mặc dù, tàu chiến có lượng choán nước trung bình của Mỹ không thể trang bị hệ thống Aegis, nhưng trong tương lai không loại trừ khả năng Lockheed Martin sẽ đóng các biến thể LCS tích hợp được hệ thống này.

Hiện nay, Aegis chỉ được trang bị cho các chiến hạm loại Nansen (Na Uy) và Bazan (Tây Ban Nha). Các chiến hạm này có lượng choán nước lần lượt là 5.200 tấn và 6.200 tấn, dùng để hoạt động tại các vùng nước sâu.

Theo giới chức Lầu Năm Góc, ngoài các tàu LCS, Mỹ có thể cung cấp cho Arab Saudi các chiến hạm mới, có thể tích hợp được hệ thống Aegis.

Hiện chưa rõ khoản tiền 67 tỷ USD chi cho việc mua vũ khí của Mỹ (hợp đồng ký năm 2010) có nằm trong ngân sách của chương trình giai đoạn 2 hay không?

Các điều kiện trong hợp đồng quy định, việc chuyển giao vũ khí sẽ được thực hiện trong vòng 15-20 năm, bao gồm các loại vũ khí như máy bay tiêm kích Boeing F-15S, xe tăng M1A2 do General Dynamics Land Systems sản xuất. Hợp đồng này được đánh giá là hợp đồng “khủng” nhất trong lịch sử bán vũ khí Hải quân của Mỹ.


Trước sự gia tăng sức mạnh quân sự của Iran, Arab Saudi đầu tư mạnh cho hải quân.


Hiện nay, Hải quân Arab Saudi gồm 13.500 binh sỹ. Quốc gia này có 2 hạm đội: Hạm đội lớn đồn trú tại Jubail trên bờ biển Vịnh Ba Tư, hạm đội nhỏ đồn trú tại Biển Đỏ với trụ sở chính ở Jeddah.

Nhiệm vụ chính của Hạm đội phía Tây (hạm đội lớn) là bảo đảm an ninh cho các phương tiện vận chuyển dầu đến bờ biển Vịnh Ba Tư, phía đông Arab Saudi.

Ngoài ra, hạm đội này còn có nhiệm vụ phối hợp với các lực lượng hải quân các nước láng giềng bảo đảm lưu thông tự do cho các tàu ở vịnh Hormuz, cửa ngõ vào Vịnh Ba Tư. Nếu Iran đóng cửa ngõ này thì thế giới sẽ mất đi 1/5 nguồn cung cấp dầu.

Trước đây, Arab Saudi tuyên bố dự định hiện đại hoá các đơn vị lính thuỷ đánh bộ và đặc nhiệm. Theo đó, Riyadh sở hữu 6-8 chiếc tàu ngầm trị giá từ 4-6 tỷ USD, nhưng kế hoạch này đã không được thực hiện. Tàu chủ lực của Hải quân Arab Saudi hiện nay là 3 chiến hạm Al-Riyadh do Pháp đóng, được trang bị tên lửa đối hạm MM-40 Exocet và 4 chiếm hạm tàng hình F3000 La Fayette (Madina) cũng do Pháp đóng.


[BDV news]


Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011

>> Iran thử thành công tên lửa phòng không tự chế



Kênh truyền hình tiếng Anh Press TV của Iran đưa tin: Nước Cộng hoà Hồi giáo Iran đã bắn thử thành công hệ thống tên lửa phòng không mới nhất mang tên Sayyad-2 (Hunter II).

Hãng thông tấn Far hôm nay cho biết, hệ thống này đã được thử nghiệm gần đây và sẽ được trình làng trong tương lai gần.




Sayyad-2 là phiên bản nâng cấp của hệ thống Sayyad-1 với tầm phóng, khả năng phòng thủ và độ chính xác cao hơn.

Hệ thống phòng thủ tên lửa Sayyad-1 gồm các tên lửa hai tầng, có thể nhắm tới tất cả các loại máy bay, trong đó có máy bay ném bom, ở độ cao từ trung bình đến mức cao. Nó cũng được trang bị một đầu đạn 200kg và đạt tốc độ 1.200m/giây.

Hệ thống tên lửa chống máy bay Sayyad-1 có thể được sử dụng trong tác chiến điện tử và chống lại các hệ thống radar RCS tầm thấp.

Trong những năm gần đây, Iran đã đạt những bước đột phá đáng kể trong lĩnh vực phòng thủ và đạt tới khả năng độc lập trong các hệ thống và trang thiết bị quân sự quan trọng.

Tháng 01/2011, Bộ Quốc phòng Iran đã bàn giao hệ thống tên lửa hành trình hải quân mới cho hải quân nước này nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của quốc gia.

Iran cũng đã trình làng phương tiện bay không người lái (UAV) tầm xa nội địa Karrar trong năm 2010. Truyền thông Iran quảng bá rằng mẫu UAV này có thể bay sâu vào trong lãnh thổ đối phương với vận tốc lên tới 900km/h và ném bom các mục tiêu quan trọng. Nó cũng có khả năng mang theo 4 tên lửa hành trình để phục vụ các mục đích khác nhau. Tầm hoạt động của mẫu UAV này được thông báo là khoảng 1.000km.

Iran cũng đã bắt đầu sản xuất hai UAV nội địa khác có khả năng ném bom và do thám.

Iran nhiều lần quả quyết rằng sức mạnh quân sự của họ không đe doạ tới các quốc gia khác, và khẳng định học thuyết phòng thủ của Iran dựa trên sự răn đe.
[VITINFO news] 

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang