Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: NAVY SEAL

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn NAVY SEAL. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NAVY SEAL. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011

>> Hình ảnh hiếm hoi về lực lượng 'huyền thoại' Navy SEAL




Lực lượng đặc biệt trên thế giới luôn tạo nên các chiến công huyền thoại và SEAL của Mỹ cũng là một trong những lực lượng như vậy.


Là lực lượng thủy quân chiến đấu đặc biệt trực thuộc Hải quân Mỹ hay SEAL còn gọi là Navy SEAL, được giao cho một số nhiệm vụ khó khăn mà các lực lượng thông thường không thực hiện được ở trong và ngoài nước Mỹ.

Đơn vị tiền thân của SEAL có từ Chiến tranh thế giới thứ II là lực lượng chuyên phá huỷ mục tiêu của đối phương do hải quân Mỹ tổ chức, với kỹ năng chiến đấu đặc biệt là tấn công từ tàu đổ bộ tàu. Lực lượng này từng tham gia cuộc tiến chiếm Bắc Phi năm 1942.

Sự phát triển được coi là bước ngoặt của Navy SEAL đánh dấu bởi sự kiện Tổng thống Mỹ John Kennedy công bố gói kinh phí trị giá 100 triệu USD, nhằm tăng cường sức mạnh các đơn vị đặc nhiệm của nước này trong những năm 1960.

Những năm gần đây, lực lượng SEAL thường xuyên tham gia các sứ mệnh tại chiến trường Afghanistan và Iraq. Tuy nhiên, vai trò của biệt đội này trong vụ tiêu diệt trùm khủng bố Al-Qaeda Osama bin Laden tại Abbottabad, Pakistan hồi đầu tháng 5 vừa qua sẽ là chương đặc biệt trong lịch sử đặc nhiệm Mỹ, do biệt đội tinh nhuệ nhất của SEAL là SEAL Team 6 thực hiện.

Tính bí mật của đội SEAL còn được thể hiện qua việc rất ít người bên ngoài quân đội Mỹ biết được chính xác đội này gọi là gì. Tên mà người ta hay dùng để gọi SEAL là NAVSPECWARDEVGRU. Đây là những chữ cái viết tắt cho từ Nhóm Phát triển Chiến tranh Đặc biệt của hải quân và thường được gọi vắn tắt là DEVGRU.

SEAL là lực lượng đột kích mạnh nhất của Mỹ và cũng được coi là mạnh nhất trên thế giới. Lực lượng này bao gồm những binh sĩ có khả năng chiến đấu đột kích tinh nhuệ. Điểm đặc biệt của lực lượng này là hoạt động chiến đấu đột kích đêm, nên yêu cầu thị lực rất cao.

Hầu hết các thành viên của SEAL đều thông thạo ngoại ngữ. Thông qua những ngoại ngữ họ được trang bị thông thạo có thể bí mật thâm nhập vào bất kỳ môi trường nào.

Không có gì ngạc nhiên khi những lính biệt kích trong Lực lượng đặc biệt SEAL phải trải qua quá trình tập luyện vô cùng gian khổ. Chế độ tập luyện khắc nghiệt và nguy hiểm chính là để chuẩn bị cho các thành viên của đội biệt kích luôn sẵn sàng cho các cuộc chiến thực sự.

Tất cả những thông tin về các thành viên của SEAL luôn được giữ bí mật. Công chúng, hoặc giới báo chí hiếm khi có cơ hội để tiếp cận và theo dõi các hoạt động huấn luyện của các binh sỹ thuộc lực lượng này.

Dưới đây là một vài hình ảnh có được trong một cơ hội đặc biệt hiếm hoi mà nhà báo Stephanie Freid-Perenchio được tiếp cận từ một cuốn sách viết về Lực lượng đặc biệt Navy SEAL của Mỹ, cuốn sách có tựa đề “Những hy sinh thầm lặng”.

Để được đăng tải quá trình đào tạo Navy SEAL, nhà báo Stephanie Freid-Perenchio đã được sự cho phép của Phó Đô đốc Robert Harward:




Các binh sỹ thuộc lực lượng SEAL tiến hành các bài tập nhảy xuống biển từ máy bay, sau đó bơi đến thuyền khu vực chờ đợi nhận nhiệm vụ tiếp theo tại một bãi huấn luyện ở Thái Bình Dương.



Thực hành đột kích mục tiêu ven biển.



Luyện tập cơ động trên cát là một bài tập nằm trong kế hoạch huấn luyện hàng ngày trong chương trình đào tạo của Lực lượng đặc biệt SEAL.



Bất kỳ ứng viên nào muốn gia nhập vào Lực lượng đặc biệt SEAL đều phải bắt đầu bằng các bài tập cơ bản dưới nước, thực hiện nhiệm vụ phá hủy các mục tiêu dưới nước. Được biết, thường có đến 80% số ứng viên không hoàn thành được các bài tập cơ bản này.



Tại lễ tốt nghiệp, hai ứng cử viên suất sắc nhất được giao nhiệm vụ rung chuông để báo hiệu rằng một lực lượng SEAL tiềm năng đã sẵn sàng phục vụ chính thức cho Navy SEAL.



Các binh sỹ thuộc Navy SEAL đang tiến hành bài tập cơ động trên đồi tuyết.



Các binh sỹ thuộc Navy SEAL đang thực hành tiêu diệt mục tiêu với súng trường M16 tại một căn căn cứ trên đảo San Clemente, California.



(Hình ảnh bên trái) là bài tập thực hành leo dây tốc độ cao là một kỹ năng đặc biệt quan trọng cần trang bị cho các binh lính thuộc lực lượng này. (Ảnh bên phải), là bài tập cơ động đổ bộ bằng dây từ trên máy bay. Đây là bài tập nguy hiểm nhất mà SEAL phải thực hiện.



Các ứng viên thuộc SEAL phải thực hành kỹ thuật trong các bài tập duy trì sống sót dưới nước.



Các binh sỹ đang chuẩn bị cho bài tập lặn dưới nước.



Một cậu bé đang đứng chờ đợi cha của mình trở về tại một căn cứ không quân ở California, cha của cậu bé là một binh sỹ trong lực lượng đặc biệt SEAL đang làm nhiệm vụ ở Afghanistan.



[BDV news]


Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

>> Vai trò mới của lực lượng đặc biệt SOF, Mỹ (kỳ 2)




Ngày 23-6, Tướng Gary L. North, tư lệnh lực lượng không quân Thái Bình Dương của Mỹ hiện đang ở thăm Philippines, nói với báo giới rằng căng thẳng chính trị xung quanh vấn đề tranh chấp quần đảo Trường Sa không thể là cái cớ dẫn tới chiến tranh.Mỹ cho rằng, trong điều kiện hoà bình cũng như trong chiến tranh, SOF thường đảm nhiệm những nhiệm vụ sau.

>> Vai trò mới của lực lượng đặc biệt SOF, Mỹ (kỳ 1)

- Tiến hành các hoạt động trinh sát đặc biệt, hợp tác với các đồng minh và trợ giúp các quốc gia khác trong lĩnh vực tác chiến đặc biệt;- Sẵn sàng và trực tiếp can thiệp quân sự vào những khu vực khủng hoảng trên cơ sở tiến hành chiến tranh không thông thường;
- Tiến hành các hoạt động đặc biệt với sứ mệnh "nhân đạo" như: hạn chế sự phát triển của vũ khí giết người hàng loạt; chống chủ nghĩa khủng bố; hoạt động chống ma tuý (CD); chống mìn sát thương (CM); trợ giúp nhân quyền (HA)...;
- Trợ giúp an ninh (SA); khôi phục nhân sự (tìm kiếm, giải thoát con tin)...;
- Tiến hành hoạt động tâm lý, hoạt động dân sự; Hoạt động thông tin và truyền thông; Hoạt động phòng thủ đối ngoại trong nước.

Để hoàn thành sứ mệnh của mình, SOF cần có yêu cầu cao nhằm luôn thích nghi với sự gia tăng các mối đe doạ trong môi trường quốc tế phức tạp, do vậy SOF phải có: tri thức hiện đại, tốc độ cao và luôn nâng cao khả năng tác chiến.



Lực lượng tác chiến đặc biệt NAVY SEAL thuộc USSOCOM.


SOF là lực lượng chiến đấu, song như chính Mỹ xác định, chủ yếu là sử dụng nhằm can dự từ thời bình, trong các cuộc khủng hoảng và trong các điều kiện "không có chiến tranh".

Lực lượng này hiện nay được tổ chức ở tất cả các quân chủng và nằm trong các Bộ chỉ huy chiến trường theo khu vực và đều ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao.

Nếu như năm 1993, quân số của USSOCOM là 35.000 người, năm 1999 tăng lên đến 46.000 người. Hiện nay quân số của USSOCOM trên 50.000 người.

Ngoài ra SOF thuộc các quân chủng và các Bộ Tư lệnh chiến trường, tuỳ thuộc vai trò và vùng trách nhiệm, mỗi đầu mối khoảng 15.000-20.000 quân, Chẳng hạn như quân số SOF của Lục quân (USASOC) là 25.600 người trong đó có 1.000 chuyên gia dân sự.

Trang bị mới cho SOF

Thực tế chiến đấu ở Afghanistan và Iraq cho thấy sự cần thiết phải cải tiến một số công nghệ và trang bị quân sự hiện đại, đồng thời cũng cho thấy tầm quan trọng của các trang bị trong giai đoạn lên kế hoạch hay sản xuất.



Binh sĩ thuộc các lực lượng tác chiến đặc biệt SOF đều trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao.


Bằng chứng là những tiến bộ về công nghệ phương tiện bay không người lái hay loại máy bay Bell/ Boeing V- 22 Osprey đã được cải tiến và tầm bay cao đủ để nhảy dù cũng như trang bị hỗ trợ đổ quân có thể giúp triển khai các đơn vị SOF đến các vùng sâu vùng xa.

Ngoài ra, các phương tiện liên lạc không dây qua vệ tinh nhằm bảo đảm an toàn cho việc truyền tải dữ liệu thông tin liên lạc và hình ảnh ở khoảng cách xa, thời gian phát và nhận nhanh chóng, phải nhỏ hơn nữa, không thể bị dò tìm và khi cần thiết có thể phá hủy được.

Các máy tính có kích thước bằng lòng bàn tay chứa các phương tiện phiên dịch nhanh sẽ hỗ trợ rất nhiều các hoạt động của SOF. Ngoài ra, nhu cầu hiện tại đối với các sản phẩm công nghệ chống thiết bị nổ tự tạo (IED) cũng được nghiên cứu….

Tương tự như vậy, máy bay vận tải C- 130 Hercules và một số loại vũ khí khác tiếp tục đóng vai trò quan trọng ở Afghanistan, Iraq và các khu vực có xung đột.



Binh lích trong biệt đội nhảy dù thuộc USSOCOM.


Xu hướng phát triển của SOF

Sự nhìn nhận vai trò, nhiệm vụ của SOF phải dựa vào chất lượng hơn là chạy theo số lượng. Thêm vào đó, Bộ Quốc phòng và Lục quân Mỹ phải xem xét lại việc thành lập thêm các đơn vị SOF trong lực lượng dự bị của Lục quân.

Phân tích về Lực lượng Đặc nhiệm số 11 là đơn vị có ban tham mưu trình độ đào tạo cao nhất, có nhiều kinh nghiệm hoạt động hiệp đồng và đảm bảo nhất trong số các lãnh đạo thuộc SOF, bao gồm cả các lực lượng SOF đang hoạt động.

Tương tự như thế, nhiều nhân viên trong đội đặc nhiệm số 11 cũng đã làm việc cho CIA, Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA), Bộ ngoại giao và các cơ quan Chính phủ có liên quan đến vấn đề an ninh cũng như các cơ quan trong Quốc hội Mỹ.

Các thành viên của Lực lượng Đặc nhiệm số 11 thông thạo ngoại ngữ hơn bất cứ thành viên của cụm đặc nhiệm nào khác, lực lượng dự bị hay lực lượng cảnh vệ quốc gia. Lực lượng Đặc nhiệm số 11 có trụ sở gần Washington D.C.

Hiện nay, các nhiệm vụ huấn luyện, cố vấn và hỗ trợ tác chiến của SOF của Mỹ và đồng minh đang được tiến hành ở hơn 100 nước, trong đó có Afghanistan, Iraq và một số quốc gia ở châu Phi và Colombia.


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang