Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Lực lượng đặc biệt

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Lực lượng đặc biệt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lực lượng đặc biệt. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

>> 6 chiến dịch đặc nhiệm nổi tiếng


Trước chiến dịch tiêu diệt Osama bin Laden năm 2011, lịch sử đã biết đến các chiến dịch đặc nhiệm nổi tiếng có những nét tương đồng.


Gần 10 năm sau khi các tòa tháp của Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) ở hạ Manhattan sụp đổ, một phân đội biệt kích SEAL của Hải quân Mỹ đã đột kích khu nhà ở Abbottabad, Pakistan và giết chết kẻ cầm đầu al-Qaeda chủ mưu vụ khủng bố Osama bin Laden.

Từ Thế chiến II đến nay, đã có nhiều chiến dịch đặc biệt và chiến dịch nhỏ nổi bật tạo ra những dấu ấn rất kịch tính trong lịch sử quân sự đương đại. Chúng cũng có những nét giống với những gì đã xảy ra ở Pakistan và những bài học giúp chiến dịch tiêu diệt bin Laden thành công. Dưới đây là 6 chiến dịch đặc biệt xuất sắc nhất.

Chiến dịch Chariot (28/3/1942)

Nhiệm vụ: Nỗ lực của quân Anh phá hủy một ụ tàu của phát xít Đức ở St Nazaire, Pháp thời bị Đức tạm chiếm.

Kết quả: Thành công, song tổn thất nặng nề.

Các sử gia đã gọi nó là “Cuộc tập kích vĩ đại nhất”. Quân Anh đã xếp chất nổ tự kích nổ lên tàu khu trục HMS Campbletown, một tàu chiến cổ lỗ thời Thế chiến và nó đã xóa sổ ụ tàu khô của quân Đức ở St. Nazaire, Pháp. Vụ nổ làm cho ụ tàu khô vô dụng trong suốt thời gian còn lại của cuộc chiến, buộc tàu chiến phát xít phải quay về Đức để sửa chữa.

http://nghiadx.blogspot.com


Do thời đó kỹ thuật điều khiển bom còn rất sơ đẳng nên nếu dùng máy bay tấn công phá hủy ụ tàu từ trên không thì có thể san phẳng cả thành phố. Và chiến dịch Chariot cũng xảy ra ở thời kỳ đầu chiến tranh khi mà quân đồng minh quan tâm đến việc giảm thương vong cho dân thường hơn sau này. Vì vậy, người Anh đã phát động một chiến dịch mạo hiểm, phái đi 18 tàu khác (2 tàu khu trục, 16 tàu nhỏ hơn) để hộ tống tàu Campbletown và đưa những người trên tàu này trở về.

Bộc phá trên tàu Campbletown được cài nổ chậm để binh lính Anh sau khi lao tàu vào trong ụ tàu kịp chạy trốn sang các tàu khác. Campbletown chỉ dừng ở đó một lát nên quân Đức không thể biết con tàu chất đầy thuốc nổ, cho đến khi nó nổ tung với tiếng nổ long trời.

Tuy nhiên, do cuộc đột kích không được yểm trợ bằng không quân đủ mạnh nên quân Đức thoải mái bắn vào đội tàu Anh bằng toàn bộ lực lượng pháo binh vây quanh St. Nazaire. Chỉ có 3 tàu sống sót trở về Anh; tổ tấn công sống sót đã phải trốn chạy bằng đường bộ qua nước Pháp. Trong số 622 lính tham gia chiến dịch, cuối cùng chỉ có 228 người trở về nhà.

Đây là chiến dịch có độ rủi ro cao giống như cuộc tập kích tiêu diệt Osama bin Laden. Có tin Tổng thống Mỹ Barack Obama đã xem xét phương án ném bom khu nhà của bin Laden khi ông biết chắc chắn trùm khủng bố có mặt ở đó. Song Obama lại muốn thử ADN của bin Laden để biết đích xác là trùm al-Qaeda đã chết thực sự nên ông đã phê chuẩn chiến dịch mạo hiểm hơn với sự tham gia của SEAL.

Chiến dịch Eiche (12/9/1943)

Nhiệm vụ: Giải cứu nhà độc tài Italia Benito Mussolini.

Kết quả: Quân Đức giải thoát được Mussolini mà không bị tổn thất nào.

Ngày 25/7/1943, Đại hội đồng phát xít của chính phủ Italia hạ lệnh thay thế và bắt giữ nhà độc tài Italia Benito Mussolini. Không muốn mất một đồng minh quý giá, Adolph Hitler đã hạ lệnh cho lính dù Đức giải cứu hắn.

http://nghiadx.blogspot.com


Phân đội dù Đức do đại úy SS Otto Skorzeny khét tiếng chỉ huy đã dùng tàu lượn đổ bộ vào nơi giam giữ Mussolini là khách sạn Campo Imperatore trên đỉnh núi Gran Sasso.

12 tàu lượn do máy bay kéo đã được thả phía trên Gran Sasso. Một tàu lượn bị tai nạn khi hạ cánh làm binh sĩ trên tàu bị thương. Nhưng đó là cản trở duy nhất trong chiến dịch thành công rực rỡ mà không cần bắn một phát đạn này. Sau khi quân SS đột kích khách sạn, chiến dịch chấm dứt chỉ trong vòng 4 phút. Mussolini sau đó trở lại nắm quyền tại khu vực Đức tạm chiếm ở Italia. Cuối cuộc chiến, Mussolini lại mất quyền lực và bị treo cổ ngày 28/4/1945.

Sử gia chuyên nghiên cứu về SEAL và các chiến dịch đặc nhiệm William McRaven viết rằng, cuộc giải cứu Mussolini thành công vì nó “thể hiện đầy đủ cả ba yếu tố bất ngờ: thời gian, nghi binh và khai thác những điểm yếu trong phòng thủ”. Trong chiến dịch của Mỹ tiêu diệt Osama bin Laden có những tiếng súng. Song việc nó cũng nhấn mạnh vào tính bất ngờ đã giúp không một lính Mỹ nào bị thương tổn.

Cuộc tập kích ở Cabanatuan (30/1/1945)

Nhiệm vụ: Giải cứu hơn 500 tù binh Mỹ khỏi trại tù binh gần thành phố Cabanatuan ở Philippines.

Kết quả: Thành công với tổn thất tối thiểu.

Sau cuộc di chuyển cưỡng bức chết chóc Bataan ở Philippines năm 1942 do quân đội Nhật thực hiện đối với tù binh 76.000 tù binh Mỹ và Philippines sau trận đánh Bataan kéo dài 3 tháng làm chế hàng ngàn tù binh, một số tù binh Mỹ sống sót đã bị giam giữ tại trại tù binh ở gần thành phố Cabanatuan.

Điều kiện ở trại thật kinh khủng, các vụ hành quyết hàng loạt là chuyện thường. Lo ngại các tù binh sẽ bị hành quyết hết giống như ở các trại tù binh khác của Nhật, các nhà lãnh đạo Mỹ đã chấp thuận tiến hành chiến dịch giải cứu.

http://nghiadx.blogspot.com


Đại úy Kenneth Schrieber đã thực hiện một hành động nghi binh độc đáo bằng cách lái một máy bay tiêm kích đánh chặn P-61 Black Widow bay qua trên trại tù binh, bằng cách vừa tắt rồi lại khởi động động cơ tạo ra những tiếng nổ lớn khiến người ta tưởng là chiếc máy bay đang bay thấp của anh bị hỏng và sắp rơi đến nơi.

Thủ đoạn đánh lạc hướng này đã thu hút sự chú ý của lính gác Nhật Bản để đội quân 133 lính Mỹ cùng khoảng 250 người Philippines tấn công trại tù binh. Trong cuộc tập kích, chỉ có 4 người Mỹ gồm 2 tù binh và 2 lính thuộc lực lượng giải cứu bị thiệt mạng.

Giống như chiến dịch hạ sát bin Laden ở Pakistan, công tác lập kế hoạch chiến dịch ở Philippines năm 1945 cũng được thực hiện rất thận trọng và chu đáo. Lực lượng Mỹ đã kiếm được các bức ảnh chụp trại tù binh và tiến hành quan sát trại giam. Trong 5 giờ đồng hồ, họ đã vẽ được sơ đồ trại giam để chuẩn bị trước khi tấn công.

Chiến dịch Kingpin (21/11/1970)

Nhiệm vụ: Chiến dịch giải cứu 61 tù binh phi công Mỹ bị giam ở miền Bắc Việt Nam.

Kết quả: Thành công về chiến thuật (người Mỹ khoe), song thất bại không thể giải cứu được tù binh nào.

Tình báo Mỹ đã định vị được một trại tù binh ở gần Sơn Tây, miền Bắc Việt Nam. Tổng thống Mỹ Nixon đã phê chuẩn chiến dịch và lựa chọn một lực lượng gồm 56 binh lính. Giống như chiến dịch triệt hạ Osama bin Laden, lực lượng tham gia chiến dịch Kingpin đã diễn tập cuộc đột kích trong nhiều tháng tại một mô hình trại giam được xây dựng tại căn cứ không quân Eglin ở Florida. Nhờ được huấn luyện kỹ càng, đội giải cứu tiến vào và rút ra khỏi trại giam mà chỉ có 1 người bị thương.

http://nghiadx.blogspot.com


Dù thành công về chiến thuật, chiến dịch này là thất bại tình báo đau đớn: Toàn bộ tù binh đã được đưa khỏi trại tù binh từ hơn 4 tháng trước khi diễn ra chiến dịch giải cứu. Nguyên nhân không hẳn là tình báo yếu kém mà là do thiếu sự trao đổi, phối hợp giữa các lực lượng, nhóm điều phối kỹ thuật liên quân làm nhiệm vụ lập kế hoạch chiến dịch đã không hợp tác chặt chẽ với các cơ quan tình báo Mỹ khác.

Trái lại, cuộc tập kích hang ổ của bin Laden lại là thành công chói sáng của chia sẻ tình báo. Có tin các cơ quan tình báo hàng đầu như Cục Tình báo Trung ương CIA, Cục An ninh Quốc gia NSA và Cục Tình báo Không gian địa lý Quốc gia (NGA) đều tham gia đóng góp cho chiến dịch.

Chẳng hạn NSA đã phát hiện ra là khu nhà của bin Laden không có kênh liên lạc Internet và điện thoại, còn NGA chịu trách nhiệm về các bản đồ và phần mềm nhận dạng để hỗ trợ cho lực lượng SEAL trong chiến dịch.

Chiến dịch Entebbe (4/7/1976)

Nhiệm vụ: Giải cứu các con tin là hành khách chuyến bay Air France Flight 139.

Kết quả: 103 con tin được giải cứu, 3 con tin và chỉ huy đặc nhiệm Israel giải cứu bị thiệt mạng.

Ngày 27/6/1976, một chuyến bay của hãng Air France bị không tặc trên đường bay từ Tel Aviv đến Paris. Bọn khủng bố bắt các phi công hạ cánh xuống sân bay Entebbe, Uganda, và thả toàn bộ các hành khách không phải là người Do Thái sau khi hạ cánh.

http://nghiadx.blogspot.com


Dưới sự chỉ huy của Trung tá Yonatan Netanyahu (anh trai của Thủ tướng Israel đương nhiệm Benjamin Netanyahu), một chiến dịch giải cứu hơn 100 con tin còn lại bị giam giữ tại nhà ga sân bay Entebbe bắt đầu hôm 4/7/1976.

Một toán biệt kích Israel đi trên các xe Mercedes giống như xe của quan chức Uganda đến nhà ga sân bay, khiến binh lính Uganda bối rối giây lát, sử gia McRaven cho hay. Đặc nhiệm Israel đã gần như thành công trong việc tiếp cận nhà ga mà không bị phát hiện, song họ đã để lọt một sơ xuất tai hại: các quan chức Uganda đi xe Mercedes tay lái thuận. Hai lính gác Uganda đã phát hiện ra sự khác lạ này. Toán đặc nhiệm Israel nhanh chóng tiêu diệt các lính gác, song yếu tố bất ngờ đã mất.

Entebbe được lập kế hoạch tỉ mỉ và giống như cuộc tập kích Sơn Tây năm 1970 và cuộc tập kích khu nhà của bin Laden năm 2011, những người lập kế hoạch đã xây dựng một mô hình để lính đặc nhiệm luyện tập. Bài học của chiến dịch Entebbe là bất kỳ chiến dịch đặc nhiệm nào, dù được chuẩn bị kỹ lưỡng đến đâu cũng là hành động có độ mạo hiểm cao. Biệt kích Israel đã tiêu diệt được toàn bộ 4 tên khủng bố, nhưng chỉ huy lực lượng giải cứu Netanyahu và 3 con tin đã bị bắn chết trong khi đấu súng với binh lính Uganda.

Cuộc tập kích tàu Maersk Alabama (12/4/2009)

Nhiệm vụ: Giải cứu 20 thành viên thủy thủ đoàn tàu Maersk Alabama bị hải tặc Somalia cướp.

Kết quả: Toàn bộ các thành viên thủy thủ đoàn được giải thoát, 3 hải tặc Somalia bị giết bằng súng bắn tỉa.

Cuộc tập kích hạ sát Osama bin Laden không phải là lần đầu tiên Tổng thống Obama sử dụng biệt đội SEAL để tiêu diệt kẻ thù. Ngày 8/4/2009, 4 cướp biển Somalia xông lên tàu chở container Maersk Alabama của Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com


Cuộc đối đầu căng thẳng kéo dài 4 ngày bắt đầu giữa bọn hải tặc tàu khu trục USS Bainbridge của Hải quân Mỹ được cử đến để giải cứi thủy thủ đoàn tàu Alabama. Luống cuống và lo sợ vì bị truy đuổi và sự phản kháng của thủy thủ đoàn tàu Alabama vốn được huấn luyện và chuẩn bị tốt cho tình huống bị hải tặc tấn công và mới tham gia một cuộc diễn tập đầy đủ một ngày trước, bọn cướp biển tìm cách chuồn về Somalia trên chiếc xuồng cứu sinh cùng với con tin là thuyền trưởng tàu Alabama Richard Phillips.

Đặc nhiệm SEAL truy kích chiếc xuồng bỏ trốn với mệnh lệnh nổ súng nếu tính mạng của Phillips bị đe dọa. Cảm thấy Phillips đang bị nguy hiểm cận kề và biết rõ hầu như không thể giải cứu được Phillips nếu bọn cướp biển đặt chân được lên mặt đất, đội biệt kích SEAL đã bắn chết 3 tên cướp biển. Tên thứ tư là tên từng lên tàu USS Bainbridge đàm phán với phía Mỹ đã bị bắt và đưa về Mỹ để xét xử.

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

>> Những binh đoàn bí mật của Tổng thống Mỹ


Mới đây, cuốn sách “Những lực lượng bí mật của tổng thống” do Marc Ambinder biên soạn mang tới độc giả cái nhìn cận cảnh về các binh đoàn Mỹ hùng mạnh nhất.



Với tấm lá chắn là lực lượng chủ lực của Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt, Chính phủ Mỹ đang cố tình giấu nhẹm đi mọi hoạt động của các binh đoàn này.

Theo Ambinder, Tổng thống Obama và cộng sự có một sức mạnh vô hình rất lớn khiến thế giới lãng quên và xóa bỏ dù là chút ít hình ảnh những lực lượng bí mật được công khai.

Ambinder gọi những lực lượng bí mật là “thực thể sống”. Chính quyền Mỹ đã và đang chi một khoản tiền khổng lồ nhằm giữ kín chúng. Không ai có thể tin mọi hoạt động của “thực thể sống” đều thể hiện sức mạnh và nhiều âm mưu toan tính.

Dưới đây là một trong số các lực lượng như vậy:

http://nghiadx.blogspot.com
Toàn cảnh trụ sở Cục An ninh quốc gia Mỹ.

1. Lực lượng F6: Tại các đại sứ quán trên khắp thế giới, các chuyên viên phân tích thuộc NSA kết thành một mạng lưới khổng lồ, lấy thông tin từ CIA nhằm chặn đứng các dấu hiệu nguy hại với Mỹ tại các địa điểm mục tiêu.

Đây là lá bài then chốt Mỹ "cài" để theo dõi tình hình chính trị và sẵn sàng tiến hành mọi động thái quân sự. Đa phần nhân viên F6 được quản lý bởi tổ chức SCS - “đứa con cưng” của CIA và NSA.

Một khi CIA cần thăm dò hoặc đặt máy ghi âm tại văn phòng đại sứ quán nước ngoài, F6 sẽ nhận lệnh từ các chuyên viên được bố trí công tác tại đại sứ quán Mỹ, cài người và thiết bị định vị để xử lý thông tin.

2. Trung tâm điều hành các chương trình ứng dụng mặt đất (GAPO): Đặt trụ sở tại Belvoir với chuyên môn vận hành các công nghệ do thám bí mật và chương trình thu nhận thông tin phục vụ hoạt động tình báo cấp cao của quân đội.

Ambinder cho biết "đại gia tìm kiếm" Google dường như bất lực về mọi tài liệu có liên quan tới GAPO. Tuy nhiên, ông tiết lộ bản báo cáo của một cựu giám đốc GAPO cho biết trung tâm này luôn tuân thủ một tôn chỉ nghề nghiệp chặt chẽ. Ấy là "Trách nhiệm đi đôi với phát triển".

Hoạt động chính của trung tâm là quan sát mục tiêu, giữ bình ổn hơn 190 chương trình xử lý chạy cùng lúc, tiếp nhận dự án tình báo và đánh giá quân trang.

Ngân sách Nhà Trắng chi cho GAPO hàng năm lên tới trên 500 triệu USD. Riêng tư lệnh chỉ huy được tuyển chọn thông qua một ban điều hành quản lý hai chương trình quân sự hàng đầu của Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt.

3. Trung tâm thử nghiệm bay thuộc Biệt đội Không quân số 3: Được biết tới với mật danh "Phi đội bay trinh sát thứ 30" nằm vùng tại khu vực 51 gần hồ Groom, căn cứ không quân Creech.

Bấy lâu nay, dư luận vẫn tưởng căn cứ thực của Biệt đội Không quân số 3 ở California, song đó thực chất chỉ là vỏ bọc. Biệt đội này huấn luyện cả nam và nữ quân nhân, đóng vai trò điều hành các trung tâm thí nghiệm quân sự tại hồ Groom theo chỉ đạo của không quân Mỹ và CIA.

Ambinder gọi đó là "miền đất hứa" nằm trong lòng khu vực 51.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay không người lái tại căn cứ không quân Creech.

Phi đội trinh sát thứ 30 tiếp tục được chia nhỏ nhằm thí nghiệm các dự án máy bay không người lái và bố trí hoạt động các cảm biến không gian, điển hình là chiếc RQ-170 đã "xới tung" Iran tháng 12/2011.

4. Phi đội trực thăng số 1 USAF: Hoạt động bằng mật danh "Mussel", lực lượng này chịu trách nhiệm thực hiện các chiến dịch tình báo "nhanh và chớp nhoáng" của không quân tại thủ đô Washington. Nơi đây chính là đầu não chi phối hoạt động các cơ quan dân vận và tình báo trên khắp thế giới của Mỹ.

Không quá khó để nhận ra sự hiện diện của các phi cơ chiến đấu UH N1 gần Washington, thậm chí hai chiếc "lơ lửng" trên bầu trờì gần căn cứ chỉ để quan sát tình hình bên dưới mặt đất.


http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc máy bay Boeing 757 là vũ khí tác chiến được Bộ An ninh nội địa và phi đội trực thăng số 1 USAF sử dụng.

5. Lực lượng hải quân tiếp ứng vô danh: Nằm vùng tại sông Potomac, Washington, từng gây xôn xao khi căn cứ hoàn thành năm 2003.

Có thể nói đây là một vị trí đắc địa với các khu nhà cao tầng bí ẩn, có vẻ được bảo mật an ninh rất kín kẽ. Các thành viên Hiệp hội Nghệ thuật Washington bị buộc yêu cầu giữ kín mọi hoạt động và mục tiêu quân sự nếu muốn được sống yên thân.

Một quan chức Mỹ từng khẳng định Nhà Trắng rất chú ý bao bọc nơi đây, tránh để lộ tên đơn vị hải quân đứng sau khu căn cứ cùng bất kỳ mối liên quan nào với phương thức hoạt động tình báo.

Điều này khiến Ambinder kết luận: rõ ràng một "núi" bí mật được cất giấu ngay tại Washington mà chẳng một ai biết.

6. Trung tâm Công nghệ chuyên dụng SCO: Đây là nơi giải quyết mọi vấn đề hóc búa về kỹ thuật công nghệ của Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt hoặc CIA.

SCO được ủy quyền bỏ qua mọi khâu trung gian trong thí nghiệm và đưa vào vận hành các loại vũ khí chiến tranh. Nhà Trắng bí mật thành lập SCO nhằm tìm kiếm, phát triển, áp dụng, thử nghiệm và sản xuất hệ thống vũ khí chiến đấu cho toàn bộ quân đội Mỹ, nhân viên ở đây đa phần là các chuyên gia về đạn dược, súng, pháo hay xe vận chuyển.

Chính nhiều hệ thống quân sự do Mỹ công khai đều "qua tay" SCO, đơn cử như máy bay không người lái Predator được vũ trang hay hệ thống dò tìm RFID.

Trung tâm này hoạt động song song với Phi đội trực thăng số 1 USAF, được coi là "ngân hàng đen" về vũ khí chiến tranh rải rác công nghệ "kinh điển" vào các mặt trận.

Trong sơ đồ tổ chức của Lầu Năm Góc, mọi thông tin SCO phải trình báo lên Phó chánh văn phòng Bộ Quốc phòng về các hệ thống và khái niệm cao cấp.

7. Phi đội bay tác chiến đặc biệt số 227 (SOF): Đóng tại căn cứ không quân McGuire AFB, New Jersey. Thành viên thuộc SOF điều khiển 2 máy bay tác chiến FEST nhằm ứng phó trong các tình huống khẩn cấp. Một điểm đặc biệt là SOF luôn ở chế độ sẵn sàng ngay khi nhận lệnh bố trí các tình báo Mỹ cùng phái đoàn ngoại giao tới hiện trường khủng bố và khu vực chịu ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu.

http://nghiadx.blogspot.com
Căn cứ không quân McGuire AFB là nơi đóng quân của phi đội bay SOF.

8. Đơn vị quân đội chuyên biệt: Gần như không có thông tin gì về đơn vị này tại căn cứ quân sự Fort Bragg.

Người ta vẫn hoài nghi nơi đây chuyên đào tạo và cung cấp tình báo viên làm việc theo thời hạn cho các lực lượng quân đội đặc biệt ở Mỹ.

Ambinder chỉ ra tên Biệt đội BI - một cơ cấu được xây dựng hoàn toàn bởi các điều tra viên và người thẩm vấn là phụ nữ. BI hoạt động riêng lẻ, tập hợp tin tình báo và liên lạc với một số đơn vị ở các căn cứ quân sự khác dưới quyền chỉ đạo từ CIA.

9. Biệt đội Thí nghiệm bay số 486: Đóng trụ sở tại căn cứ không quân Eglin AFB. Một trong 6 biệt đội bay thuộc nhóm 486 luôn ở trạng thái cảnh báo quân sự trong khi tiến hành các chiến dịch đặc biệt cùng các nhiệm vụ tình báo trên toàn cầu.

Là "anh em" với 486, Biệt đội tác chiến chuyên biệt mang số hiệu 427 đào tạo đội ngũ phi công cho các chuyến bay do thám của CIA. Đây được ví như những kế hoạch "sóc bay" bí mật, diễn ra tại Eglin AFB và căn cứ không quân Pope.


http://nghiadx.blogspot.com
Căn cứ không quân Pope là nơi diễn ra hoạt động đào tạo đội ngũ phi công cho các chuyến bay do thám của CIA.

10. Lực lượng hỗ trợ tác chiến (MSA): Là một đơn vị tình báo mang số hiệu 17 "không được công nhận" sau khi tách ra từ quân đội và hợp nhất với một số đơn vị khác thuộc Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt vào năm 2003.

MSA nhận ngân sách hàng năm khoảng 80 triệu USD, tập hợp nhân viên tình báo hỗ trợ quân sự cho các chiến dịch tại các khu vực mà "những cái vòi bạch tuộc" của CIA tỏ ra vô dụng.

MSA liên tiếp được chỉ đạo bởi các chuyên gia, cùng với những trung khu tình báo thông qua hệ thống thông tin cảnh báo tối tân. Lực lượng này từng được CIA bố trí ngầm tại Afghanistan năm 2002 dưới tên gọi Gray Fox (Cáo xám), sau đó bị lộ và buộc phải chuyển thành Intrepid Spear (Những binh sĩ dũng cảm) năm 2005.

MSA được cho là anh em với Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt với tên gọi thân mật là "Biệt đội hành động". Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, không có thông tin nào về mật danh chính thức của lực lượng này vì MSA luôn lấy chiến thuật "thay tên đổi dạng" để bí mật hoạt động

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2011

>> Choáng với quy mô của lực lượng đặc biệt Mỹ (kỳ 2)



Phát hiện, ngăn chặn những mối đe dọa với an ninh nước Mỹ từ trong trứng nước là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của SOCOM.

>> Choáng với quy mô của lực lượng đặc biệt Mỹ (kỳ 1)


http://nghiadx.blogspot.com


Những nơi không có ánh sáng về đêm đang là khu vực trọng điểm trong chiến lược mới của SOCOM (Ảnh:NASA)


Dự án mang mật danh Lawrence

Sự kiện 11/9 không chỉ là một cú sốc đối với nước Mỹ mà còn là bước ngoặc quan trong dẫn đến những thay đổi lớn trong phương châm tác chiến của SOCOM.

Trong Hội nghị các hoạt động đặc biệt hàng năm của Hiệp hội công nghiệp quốc phòng Mỹ. Đô đốc Eric Olson, giám đốc chỉ huy các hoạt động đặc biệt Mỹ nói: “Tôi luôn suy nghĩ thế giới đã thay đổi như thế nào, điều gì đang xảy ra ở những nơi không có ánh đèn về đêm”.

Sự thay đổi này là cơ sở để xây dựng dự án mang mật danh Lawrence hay “Hoạt động đặc biệt ở những nơi không có ánh sáng về đêm”. Dự án Lawrence được đặt tên theo một sỹ quan người Anh mang tên Thomas Edward Lawrence (còn gọi là "Lawrence of Arabia", đã trở thành đề tài cho một bộ phim nổi tiếng của Hollywood) ,người đã có công hợp tác với các chiến binh người Arab xây dựng cuộc chiến tranh du kích tại Trung Đông hồi chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Dự án tập trung vào việc đào tạo sự thành thạo về văn hóa, ngôn ngữ địa phương, cung cấp các hiểu biết sâu rộng hơn về lịch sử địa phương phục vụ cho các hoạt động đặc biệt tại đây.

Theo nhận định của SOCOM, những nơi không có ánh đèn về đêm thường là những nơi ít được kiểm soát bởi các chính phủ, những khu vực biên giới lỏng lẻo các sân bay ít an toàn hơn so với những khu vực phát triển. Đô đốc Eric Olson nói

“Ở những nơi đó, họ có cơ hội đào tạo, di chuyển, buôn lậu thực hiện một loạt các hoạt động mà cuối cùng có thể đe dọa chúng ta” Các hoạt động được tiến hành dưới hình thức hợp tác đào tạo với các quốc gia sở tại qua đó SOCOM đã tiến hành những hoạt động ngăn chặn các hoạt động khủng bố ngay từ trong trứng nước.

Đô đốc Eric Olson cho biết các chương trình hoạt động của SOCOM tập trung vào 51 quốc gia, 85% các hoạt động của SOCOM tập trung vào các khu vực Trung Đông, Trung Á, khu vực được gọi là CENTCOM bao gồm các quốc gia Afghanistan, Bahrain, Ai Cập, Iran, Iraq, Jordan, Kazakhstan, Kuwait, Kyrgyzstan, Lebanon, Oman, Pakistan, Qatar, Ả Rập Saudi, Syria, Tajikistan, Turkmenistan, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Uzbekistan và Yemen.

Cùng với một lực lượng được bố trí rải rác từ Nam Mỹ đến Đông Nam Á, tất nhiên các hoạt động đặc biệt tại các quốc gia không nằm trong CENTCOM không được tiết lộ. Đại tá Tim Nye phát ngôn viên của SOCOM cho biết: “Không phải tất cả các nước muốn đều biết đến sự tồn tại của lực lượng đặc biệt Mỹ trên đất nước họ”.

Tuy nhiên ở một số khu vực như Iraq, Pakistan, Yemen và Afghanistan, lực lượng đặc nhiệm SEAL và Delta được phép tiến hành các hoạt động một cách công khai. Trong khi đó lực lượng Green Berets và Rangers tiến hành phối hợp các hoạt động chống Al Qaeda và các nhóm hồi giáo vũ trang khác với lực lượng an ninh của Phillippine.

Những trang bị chưa bao giờ được công bố

Có thể không ngoa khi nói rằng, SOCOM chính là nơi hội tụ những gì tinh túy nhất của công nghiệp quốc phòng Mỹ. SOCOM sở hữu những vũ khí và phương tiện chiến tranh chưa bao giờ được công bố bởi bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào.


http://nghiadx.blogspot.com

Phần còn lại của một chiếc trực thăng bí ẩn, trong tay của SOCOM có rất nhiều vũ khí trang bị chưa bao giờ được công bố.

Cả thế giới không khỏi ngạc nhiên và bất ngờ về xác của một chiếc trực thăng chưa bao giờ được nhìn thấy bị bắn rơi trong chiến dịch tiêu diệt bin Laden.

Trong kho vũ khí của SOCOM có hàng loạt chiếc trực thăng tàng hình được thiết kế chỉ dành riêng cho các hoạt động đặc biệt, máy bay cánh cố định đặc biệt cho các hoạt động di chuyển xuyên quốc gia.

Máy bay không người lái vũ trang, súng máy cá nhân công nghệ cao, những tàu cao tốc đặc biệt, xe Humvees chống bom mìn đặc biệt, cũng như các thiết bị thông tin liên lạc và chiến thuật, khí tài quan sát mà chỉ có SOCOM mới có.

Các lực lượng đặc nhiệm của SOCOM có khả năng di chuyển cực kỳ đặc biệt đến bất cứ nơi nào trên thế giới và rất khó phát hiện. Họ có những phương tiện di chuyển đặc biệt trên mặt đất, trên biển, và nhiều địa hình khác nhau.

Các hoạt động của SOCOM phần lớn được tiến hành khi màn đêm buông xuống, các hoạt động ám sát, bắt cóc, tấn công các tổ chức khủng bố là những cuộc xung đột trong bóng tối mà hầu như không ai biết đến. Những chiến công và hy sinh của các thành viên SOCOM cũng âm thầm và lặng lẽ như chính hoạt động của họ.

Đô đốc Eric Olson tự tin tuyên bố: “Tôi tin tưởng rằng, lực lượng SOCOM vừa là các đối tác để hài hòa văn hóa giữa các quốc gia, họ là những thợ săn đầu người nguy hiểm nhất thế giới, nhanh nhẹn, sáng tạo, giải quyết bất kỳ vấn đề nào về các phiến quân mà bất kỳ quốc gia nào cung cấp, cố vấn hiệu quả cho các hoạt động giữa các quốc gia”/.

Những gì mà thế giới từng biết đến về các hoạt động của lực lượng đặc biệt Mỹ trên khắp thế giới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Vẫn còn đó rất nhiều những bí mật về các hoạt động cũng như những vũ khí trang bị của SOCOM vẫn mãi nằm trong bóng tối của sự bí mật.


Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

>> Choáng với quy mô của lực lượng đặc biệt Mỹ (kỳ 1)



Lặng lẽ âm thầm, núp bóng dưới nhiều hình thức khác nhau, Mỹ đã triển khai lực lượng đặc biệt hoạt động ở hơn 120 quốc gia trên toàn thế giới.


http://nghiadx.blogspot.com

Một cuộc hành quân huấn luyện của lực lượng đặc nhiệm SEAL.


Bất cứ nơi nào trên hành tinh, mỗi ngày đều có những người lính đặc biệt của lực lượng bí mật của Mỹ đang hoạt động. Lầu Năm Góc vẫn đang tiến hành các cuộc chiến có quy mô toàn cầu với kích thước và phạm vi chưa bao giờ được tiết lộ.

Sau khi lực lượng đặc nhiệm SEAL găm một viên đạn hạ sát bin Laden, lực lượng bí mật nhất của Mỹ mới bất ngờ được tiết lộ. Đó chỉ là một điển hình nhỏ trong rất nhiều lực lượng đặc biệt của Mỹ được triển khai trên khắp thế giới và ở những nơi chiến trường khốc liệt như Iraq, Afghanistan, Yemen, Somalia. Mức độ ác liệt của các cuộc chiến này hoàn toàn chìm sâu trong bóng tối của sự im lặng và bí mật.

Năm 2010, trong một báo cáo được đăng tải trên Washington Post của hai tác giả Karen DeYoung và Greg Jaffe cho biết: Mỹ đã triển khai lực lượng đặc biệt hoạt động ở hơn 75 quốc gia so với con số 60 quốc gia ở cuối nhiệm kỳ thứ 2 của Tổng thống Bush.

Phát ngôn viên của lực lượng đặc biệt Mỹ, đại tá Tim Nye cho biết, đến cuối năm 2011, số lực lượng đặc biệt của Mỹ hoạt động tại các quốc gia sẽ lên con số 120 quốc gia, ông nói: “Chúng tôi đã làm rất nhiều những "chuyến du lịch đặc "biệt đến Iraq và Afghanistan”. Sự hiện diện của lực lượng đặc biệt Mỹ ở hơn 60% quốc gia trên thế giới cho thấy Lầu Năm Góc đang tiến hành một cuộc chiến tranh bí mật trên toàn thế giới.

Gia tăng các hoạt động bí mật của quân đội

Mọi chuyện có lẽ được bắt đầu từ cuộc tấn công giải cứu con tin Mỹ bị bắt cóc tại Iraq năm 1980. Cuộc tấn công đã thất bại nặng nề, 8 thành viên trong đội giải cứu con tin bị bắn hạ.

Choáng váng trước thất bại này, năm 1987 Mỹ quyết định thành lập Bộ chỉ huy các hoạt động đặc biệt (US Special Operations Command) viết tắt là SOCOM. Lực lượng này được xây dựng trên cơ sở những người lính đã từng tham gia các hoạt động đặc biệt tại chiến trường Việt Nam đang trong tình trạng "vô công rồi nghề".

Sự ra đời của SOCOM đã mang lại cho họ một ngôi nhà mới, một khoản ngân sách ổn định, và một chỉ huy 4 sao hết lòng ủng hộ họ. Kể từ đó SOCOM đã phát triển thành một lực lượng kết hợp đáng ngạc nhiên, SOCOM là một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các đơn vị như Green Berets, Rangers của lục quân, Navy SEAL của hải quân, Bộ chỉ huy tác chiến đường không đặc biệt của không quân và Bộ chỉ huy các hoạt động đặc biệt của thủy quân lục chiến.

SOCOM được trang bị những khí tài quân sự tiên tiến nhất của quân đội Mỹ cùng với nhân lực là những quân nhân ưu tú được tuyển chọn rất gắt gao. Các thành viên của SOCOM đều phải trải qua những khóa huấn luyện đặc biệt có một không hai trên thế giới, họ buộc phải hoàn thành xuất sắc các bài kiểm tra trước khi được đứng trong hàng ngũ của SOCOM. SOCOM được phép thực hiện các hoạt động chuyên môn thuộc hàng tốt mật nhất của quân đội Mỹ.

Họ thực hiện các hoạt động như ám sát, các cuộc tấn công tiêu diệt các phần tử khủng bố đặc biệt, trinh sát tầm xa, phân tích tình báo, huấn luyện cho quân đội nước ngoài, các hoạt động chống phổ biến vũ khí giết người hàng loạt.


http://nghiadx.blogspot.com

Lực lượng đặc nhiệm Delta trong một bài tập giải cứu con tin.


Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của SOCOM là thực hiện công tác chỉ huy các hoạt động chống khủng bố đặc biệt hay còn gọi là JSOC. JSOC là một lực lượng bí mật chuyên thực hiện công tác theo dõi và tiêu diệt các nghi can khủng bố. Báo cáo trực tiếp với Tổng thống Mỹ về danh sách các nghi can khủng bố được xem là mối hiểm họa đối với nước Mỹ.

JSOC được phép thực hiện các hoạt động ngoài vòng pháp luật, chương trình ám sát được thực hiện bởi lực lượng đặc nhiệm như SEAL hay Delta, các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái cũng là một phần trong các chiến dịch đặc biệt của CIA. Ngoài ra họ còn điều hành một mạng lưới các nhà tù bí mật được sử dụng làm nơi giam giữ và thẩm vấn các mục tiêu có giá trị cao.

Tăng trưởng chóng mặt về nhân sự

Nhân lực phục vụ trong SOCOM vào những năm 1990 khoảng 37.000 người, tuy nhiên hiện tại con số này đã tăng lên gần đến 60.000 người. 1/3 trong số họ là những nhân viên chuyên nghiệp của SOCOM, phần còn lại núp bóng dưới các lĩnh vực khác nhau. Theo định kỳ họ được lệnh luân chuyển để thực hiện nhiệm vụ dưới nhiều hình thức khác nhau, đó cũng là một cách để che đậy thân phận thực sự của họ.

Ngân sách phân bổ cho SOCOM tăng trưởng theo cấp số nhân, đặc biệt từ sau sự kiện 11/9. Từ 2,3 tỷ USD lên đến 6,3 tỷ USD. Nếu cộng thêm chi phí cho các hoạt động đặc biệt tại Iraq và Afghanistan con số này lên đến 9,8 tỷ USD.

Cùng với đó, số lượng nhân viên được triển khai hoạt động tại nước ngoài cũng tăng lên đến 4 lần, các hoạt động được mở rộng hầu như khắp thế giới.

Trung tướng Dennis Hejlik cựu chỉ huy lực lượng đặc biệt của thủy quân lục chiến Mỹ cho biết. Trước năm 2006, số binh sỹ trong đơn vị mà ông quản lý và 2600 người, sau năm 2006 con số này đã tăng lên đến 5000 người. Cùng với số lực lượng SEAL có mặt trên chiến trường khoảng 5000-6000 người. Trong kế hoạch dài hạn, số lượng nhân viên sẽ tăng thêm 1000 người nữa.

Trong phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ gần đây, phó đô đốc William McRaven chỉ huy đặc biệt của JCOC, chính ông là người chỉ huy cuộc tấn công tiêu diệt bin Laden cho biết. Tốc độ tăng trưởng nhân lực ổn định của SOCOM vào khoảng từ 3-5% mỗi năm, cùng với đó là sự tăng cường bổ sung các máy bay không người lái và xây dựng các cơ sở hoạt động đặc biệt.

Phó Đô đốc McRaven tin tưởng rằng, mặc dù lực lượng quân đội thông thường được rút khỏi Iraq và Afghanistan, tuy nhiên lực lượng đặc biệt sẽ đảm đương vai trò tại đây. Trong một bài phát biểu tại Hội nghị các hoạt động đặc biệt hàng năm của Hiệp hội công nghiệp quốc phòng Mỹ. Đô đốc Eric Olson, giám đốc chỉ huy các hoạt động đặc biệt đã chỉ vào một hình ảnh tổng hợp từ vệ tinh của thế giới vào ban đêm.

Trước sự kiện 11/9/2001, vùng ánh sáng về đêm của hành tinh chủ yếu tập trung ở các nước công nghiệp Bắc bán cầu, đây được xem là vùng trọng điểm. Tuy nhiên trong một thập kỷ qua thế giới đã thay đổi nhiều, trọng tâm chiến lược của chúng tôi đã chuyển phần lớn xuống phía Nam, chúng ta đang đối phó với những mối đe dọa đang nỗi lên từ những nơi không có ánh đèn về đêm.


Thứ Ba, 2 tháng 8, 2011

>> Hé lộ về lực lượng tuyệt mật của Liên Xô (kỳ 3)



Niềm kiêu hãnh và lòng tin của lực lượng Delphin được trao cho các nhà thiết kế, chế tạo vũ khí trang bị cho người nhái.

>> Hé lộ về lực lượng tuyệt mật của Liên Xô (kỳ 1)
>> Hé lộ về lực lượng tuyệt mật của Liên Xô (kỳ 2)


Như đã nói ở trên, thành viên Delphin được trang bị súng APS-55 dài 62 cm, nặng khoảng 2,7 kg cả đạn và băng đạn (26 viên). Ở độ sâu 40m (sâu hơn 40 m với bình khí nén người thợ lặn không lặn được) súng có thể diệt các mục tiêu ở khoảng cách 10 m, đạn của súng tiểu liên có thể xuyên thủng lớp vỏ của tàu ngầm siêu nhỏ, hoặc bắn thủng đáy của xuồng… trên mặt nước đạn có thể diệt mục tiêu ở khoảng cách 100m.

Thuốc nổ có sức công phá mạnh, vũ khí nhiệt áp chân không và thậm chí cả đầu đạn hạt nhân mobile nữa (đầu đạn hạt nhân loại nhỏ mang theo loại 27 kg và loại lớn hơn, khoảng 70 kg, có khả năng hủy diệt cả một hạm đội), súng phóng lựu phản lực, súng phóng lựu đạn cháy, thiết bị chế áp sonar và điện tử... tất cả đều được trang bị đầy đủ và được sản xuất trong nước.

Thiết bị thở chu trình khép kín cho phép người thợ lặn có thể hoạt động dưới nước trong nhiều giờ và không lộ bí mật do không xuất hiện các bong bóng khí. Bộ quần áo Wetsuit với khả năng cách nhiệt cho phép giữ ấm người nhái, đồng thời thiết bị định vị định hướng dưới nước cho phép các Delphins có thể tác chiến trong điều kiện không gian vùng nước có độ nhìn xa gần bằng 0. Để vô hiệu hóa một Delphin, cách duy nhất là có một nhóm thành viên của PDSS khác đã trải qua huấn luyện và tác chiến thực tế.



Bình khí nén chu trình kín



Bộ khí nén và bình hơi, mặt nạ khí và phòng độc



Sơ đồ thiết bị khí thở chu trình kín


Trong giai đoạn ngày nay, với những nhiệm vụ của lực lượng đặc biệt tinh nhuệ hải quân này, thường sử dụng các loại tàu ngầm mini.

Những năm 1980, Liên Xô đã thiết kế loại tàu ngầm rất nhỏ kiểu Piranhia. Nó có thể im lặng tiếp cận mục tiêu, mang trên mình nó 6 chiến sĩ PDSS, các thùng chứa cơ sở vật chất, vũ khí trang bị và phương tiện cơ động.

Nhưng đỉnh cao nhất của trí tuệ Liên Xô là thiết bị tự hành Sirena, có cấu hình thiết kế tương tự như một quả ngư lôi tiêu chuẩn, phía trong có thể bố trí chỗ ngồi cho 2 chiến sỹ PDSS với đầy đủ trang bị. Sirena được phóng khỏi tàu ngầm bằng ống phóng ngư lôi 533mm.



Tàu ngầm mini Piranhia







Ngư lôi Sirena và các chiến sỹ đặc nhiệm Hải quân


Bí mật đổ bộ lên địa bàn căn cứ quân sự của nước thù địch, dễ nhất và an toàn nhất là sử dụng đường biển. Dựa trên cơ sở khoa học tình báo đó, vào năm 1983, trong đội hình của lực lượng tối mật Pennant "Вымпел" có nghĩa là "Cờ đuôi nheo" của Ủy ban an ninh quốc gia Liên Xô đã hình thành lực lượng đặc biệt người nhái.

Huấn luyện cho lực lượng đặc biệt này là các huấn luyện viên của biệt đội Delphin, nhưng cán bộ sỹ quan được huấn luyện là cán bộ của ủy ban an ninh quốc gia Liên Xô.

Điểm khác nhau giữa Delphin và Pannant là trong huấn luyện, đội Pannant có nhiệm vụ phối kết hợp với chiến sỹ tình báo ở địa bàn ven biển, nơi có các căn cứ quân sự hoặc các trọng điểm kinh tế, chính trị ven biển của nước thù địch.

Mục tiêu, kết hợp với tình báo viên tấn công hủy diệt các mục tiêu chiến lược vào ngày X hoặc chiếm giữ mục tiêu cho đến khi có lực lượng đổ bộ chính từ đường biển hay đường không.

Như chúng ta đã biết, quy mô thực hiện các nhiệm vụ khác nhau của Delphins và Pannant rất lớn. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh giữa nước Nga với những nước có khả năng thù địch, lực lương PDSS có nhiệm vụ phá hủy và vô hiệu hóa toàn bộ hệ thống chống ngầm tại các khu vực như Đại tây dương, Thái Bình dương và Địa trung hải, tấn công các trung tâm điều khiển các lực lượng liên quân của các nước thù đich, phong tỏa các căn cứ hải quân, điểm xuất phát của các lực lượng đổ bộ đường biển (xuồng đổ bộ, tàu đổ bộ, các phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ kỹ thuật như tàu chở dầu, tàu vận tải, các lực lượng chống ngầm và kể cả các tàu sân bay).

Để thực hiện nhiệm vụ đó, lực lượng có thể tiếp cận vùng nước hoạt động, có thể đổ bộ từ tàu ngầm lớp Kilo, tàu thuyền dân sự như tàu đánh cá, tàu vận tải mang cờ của nước khác hoặc tàu nghiên cứu khoa học, có thể đổ bộ từ máy bay trực thăng, máy bay vận tải từ rất sớm, khi dự kiến xảy ra hiện tượng nóng lên của chiến trường khu vực.

Nói chính xác hơn, lực lượng đặc nhiệm hải quân Delphin có ý nghĩa như lực lượng chiến lược, sẽ tấn công trên tất cả chiến trường, ở đâu không sử dụng vũ khí hạt nhân.

[BDV news]


Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011

>> Hé lộ về lực lượng tuyệt mật của Liên Xô (kỳ 2)



Khi các ứng viên trải qua được những cuộc kiểm tra gắt gao về y tế và tâm lý, họ được tuyển chọn và trở thành học viên.

>> Hé lộ về lực lượng tuyệt mật của Liên Xô (kỳ 1)

Bắt đầu khóa huấn luyện cơ bản, cực kỳ khó khăn, mức độ huấn luyện của khóa chỉ có thể so sánh với huấn luyện phi công vũ trụ. Khóa dài 26 tuần (½ năm) và được chia thành 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 có 7 tuần, 1 ngày học tập dài 15 giờ. Học viên phải chạy vượt chướng ngại vật trên đoạn đường dài, bơi, chèo thuyền, vượt qua những tuyến vật cản.

Từng ngày tải trọng huấn luyện càng tăng lên, yêu cầu huấn luyện cũng càng ngày càng khắc nghiệp hơn. Đồng thời, huấn luyện viên luôn luôn đặt ra những bài tập gây nhiễu, ví dụ: đổ dầu lên mặt nước và đốt, hoặc buộc học viên phải bơi cạnh chiếc bè, phía trên có đặt thuốc nổ và kích nổ.

Tuần huấn luyện cuối cùng là tuần huấn luyện chịu đựng tải trọng vượt quá sức chịu đựng của con người và trạng thái tâm lý vô cùng căng thẳng.

Trong thời gian này, học viên chỉ được ngủ không quá 3-4 giờ mỗi ngày. Học viên phải hành quân liên tục 100 km với đầy đủ vũ khí trang bị, sau đó bơi với bộ quần áo lặn wetsuit khoảng 10 hải lý (18,5 km), kéo theo một vật nặng khoảng 40 kg.

Giai đoạn huấn luyện thứ nhất này, từ hàng vài trăm người, lượng học viên chịu đựng được còn độ khoảng 15 đến 20 học viên.


Xạ kích dưới đáy biển.



Súng tiểu liên bắn dưới nước APM


Giai đoạn hai kéo dài khoảng 11 tuần, ở giai đoạn này, học viên nghiên cứu sử dụng các phương tiện, thiết bị lặn ngầm, các kỹ thuật công binh phá nổ, chiến thuật tổ nhóm ít người trong nước và trên đất liền, sử dụng vũ khí lạnh và vũ khí nóng (bao gồm cả vũ khí thông thường và vũ khí đặc chủng).

Học viên học nhẩy dù, leo núi hoặc những bức tường dựng đứng, điều khiển các phương tiện cơ động ngầm dưới mặt nước và trên mặt nước, đồng thời sử dụng các phương tiện giao thông trên bộ thông dụng khác, kể cả xe nâng hạ bằng điện trên bến cảng.

Tất nhiên, nội dung trọng tâm huấn luyện vẫn là các hoạt động tác chiến dưới nước, khả năng tiềm nhập từ dưới nước vào vị trí đã chọn và rút lui xuống dưới nước từ trên bờ.

Một lượng thời gian rất lớn học viên phải học kỹ thuật chiến đấu tay không trên bộ, tay không và có dao găm (loại thông thường và loại lưỡi lê nhọn). Các chàng học viên trẻ tuổi phải nghiên cứu kỹ lưỡng các thủ pháp gây shock, gây tổn thương và hạ sát đối phương.

Trong quá trình thực hiện các bài huấn luyện thường lựa chọn ra những nhóm nhỏ, phù hợp hoạt động ăn ý với nhau. Bởi các phân đội (tổ 2-4 người) cần phải hoạt động chính xác, đồng bộ, như bộ máy của một chiếc đồng hồ cơ khí hoàn hảo. Đó là yêu cầu mãi rũa sự ăn ý, hiểu nhau đến từng cử động trong quá trình các bài huấn luyện tác chiến.

Kết thúc giai đoạn 2 khóa huấn luyện, học viên được trả thi bằng bài kiểm tra bảo vệ và phòng thủ các điểm chốt trên bờ biển hoặc chiến hạm chống lại các lực lượng đặc nhiệm hải quân ngầm của đối phương trong các cuộc diễn tập như một trận đánh. Bài thi sẽ kiểm tra đánh giá khả năng hoạt động tác chiến dưới nước ở các độ sâu khác nhau.

Định hướng, quan sát trong điều kiện tầm nhìn rất hạn chế, tiến hành hoạt động tác chiến, theo dõi đối phương, cắt đuôi khỏi sự theo dõi của đối phương, ngụy trang ẩn nấp trên bộ… Những học viên trả thi có kết quả tốt được đưa về các đơn vị lính thủy đánh bộ để nâng cao kỹ năng chiến đấu.

Giai đoạn 3 kéo dài 8 tuần. Các huấn luyện viên có kinh nghiệm theo dõi học viên hàng ngày hàng giờ. Sau đó các chiến sỹ đặc nhiệm lặn ngầm một số được giữ lại ở đơn vị lính thủy đánh bộ, một số quay về lực lượng PDSS, ở đó họ tiếp tục được huấn luyện.

Những người có tiềm năng hơn cả được mời tham gia 2 năm huấn luyện trong một trung tâm huấn luyện đặc biệt của trinh sát đặc nhiệm công kích hải quân.

Đây là trung tâm huấn luyện lực lượng đặc biệt tinh nhuệ Denphin. Cách đây không lâu, căn cứ của nó nằm trên bờ hồ Balkhash nước cộng hòa Kazakhstan, hồ muối mặn có diện tích 17.000 km2, sâu đến 226m.

Ở đây, học viên phải nhẩy dù với mọi độ cao, bắt đầu từ độ cao 200m đến độ cao nhất trên tầng bình lưu xuống mọi địa hình khác nhau – mặt nước, rừng, đồi núi, thảo nguyên, hoang mạc trong mọi điều kiện thời tiết, thời gian và khí hậu.

Tuột xuống từ máy bay trực thăng bằng dây trong 28 giây ở độ cao 40m, và không dùng dây, nhẩy từ độ cao 5m xuống nước, học viên được học phương pháp từ trong tàu ngầm lao vào nước biển thông qua ống phóng ngư lôi. Học viên học các kỹ năng đánh tàu, cửa chắn tàu, đê biển, cầu cống, đánh chiếm sân bay, vị trí chỉ huy, các điểm kết nối thông tin liên lạc...

Đồng thời, học viên học cách tồn tại và sống trong mọi điều kiện khí hậu thời tiết, trên mọi địa bàn phức tạp nhất như ở đầm lầy, trên sa mạc… đồng thời có khả năng tự cởi trói, trốn tù, chịu đựng tra tấn, có khả năng làm việc với mọi đài thông tin liên lạc, sử dụng độc dược và sử dụng tât cả các loại phương tiện, thiết bị dân dụng và quân sự.

Kỹ năng xạ kích từ các loại vũ khí trong nước và nước ngoài chiếm một thời lượng rất lớn trong huấn luyện. Trong các loại vũ khí mà Denphin sử dụng, có những loại không hề có ở nước ngoài, ví dụ như súng tiểu liên APS-55.



Chuẩn bị tác chiến.


Nhưng quan trọng nhất, tại sao đặc công ngầm Delphin có thể vượt hơn cả các đội đặc nhiệm tương đương trên thế giới, đó là khả năng vượt qua mọi tuyến vật cản dưới nước và vận động qua mọi tuyến phòng thủ tưởng chừng như tuyệt đối không thể vượt qua. Ví dụ: Trong đêm biển động, sóng lớn, đổ bộ từ trực thăng ở khoảng cách mục tiêu là 15 hải lý (28km) nhiệm vụ đặt ra là bí mật luồn sâu vào căn cứ hải quân của đối phương và phá nổ một mục tiêu được bảo vệ cẩn mật.

Tuyến vật cản thứ nhất là bãi mìn ngầm dưới nước, có thể kích nổ từ trên bờ bằng sóng âm từ những trạm điều khiển theo tín hiệu của sonar.

Tuyến vật cản thứ 2, các dây phát tín hiệu dăng dày dưới mặt nước từ nhiều hướng khác nhau.

Tuyến phòng thủ thứ 3, Lưới nổ với những khối nổ nhậy được gắn chặt. Lưới không thể cắt được và bơi luồn dưới lưới cũng không được, phía trên là đèn pha công suất lớn với những khẩu súng máy phòng thủ bờ biển hạng nặng, nếu bơi lên phía trên lưới sẽ bị bắn nát.

Nhưng các thành viên delphin đã bí mật luồn qua mọi tuyến phòng thủ, vượt qua một vách núi dựng đứng, bí mật, không một tiếng động họ vô hiệu hóa lực lượng lính canh. Sau đó gài thuốc nổ và rút lui an toàn.

Trong biệt đội Delphin, các tổ được huấn luyện chuyên sâu theo từng vùng tác chiến, Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Tây Âu, Đông Nam Á, Nam và Tây Nam Phi, Trung cận đông, các nước ở khu vực Địa Trung hải... Sau giai đoạn huấn luyện ở Trung tâm Delphin, họ được chuyển về đóng quân tại Sevastopol, ở đó, những họ nghiên cứu các bài tập với cá heo, chiến đấu chống lại các động vật dưới biển được huấn luyện để chống người nhái. Tập luyện chiến đấu chống lại người nhái của đối phương.

Khi các huấn luyện viên xác định, học viên Delphin đã hoàn toàn sẵn sàng, delphin được tham gia vào các hoạt động tác chiến. Nhưng bắt buộc mỗi năm, đặc công nước phải trải qua một khóa huấn luyện với các trang thiết bị mới, vũ khí mới, các thiết bị y tế mới, đồng thời học hỏi các kinh nghiệm của các chiến sỹ đặc công nước khác và các lực lượng đặc công nước ngoài qua các trận đánh của 1 năm qua.

Mọi chiến dịch do lực lượng đặc nhiệm Hải quân delphin tiến hành đều không thể thiếu được sự hỗ trợ tuyệt đối của các nhóm khoa học hải dương. Các nhóm đã cung cấp đầy đủ thông tin về địa hình hải dương, nơi Delphin tiến hành tác chiến (thông tin về hải lưu, địa hình bờ biển, vị trí thuận lợi để đổ bộ, những vị trí ẩn nấp tự nhiên, nhiệt độ, những sinh vật có thể gây nguy hiểm cho con người ở vùng nước tác chiến, độ trong của nước biển, thời gian và cao độ cũng như mực nước thấp nhất của thủy triều và rất nhiều các thông tin quan trọng khác…).

Các chuyên gia hải dương thực hiện kết nối thông tin tín hiệu âm thanh dưới nước, sử dụng thiết bị sonar định hướng, định vị vị trí trên bản đồ hải dương và bờ biển, tạo màn ngụy trang che dấu vị trí đổ bộ từ tàu xuống biển và từ biển lên tàu.

Thông thường các phân đội bảo đảm khoa học kỹ thuật làm việc trên các con tàu nghiên cứu hải dương học hoặc trên các con tàu – nhà máy sản xuất thủy sản lưu động trên đại dương.

[BDV news]


Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

>> Hé lộ về lực lượng tuyệt mật của Liên Xô (kỳ 1)



Phương Tây có rất nhiều thông tin về lực lượng trinh sát đặc nhiệm công kích và chống phá hoại của nhưng hầu như không có chút thông tin nào về đặc nhiệm Hải quân Liên Xô.

Rõ ràng, việc không chút thông tin nào của các lực lượng đặc nhiệm hải quân phản ánh trạng thái giữ bí mật tuyệt đối về các lực lượng đặc nhiệm này.

Thứ nhất: Trong lĩnh vực huấn luyện chiến đấu, chiến thuật triển khai các hoạt động tác chiến, trang thiết bị kỹ thuật và vũ khí trang bị của Liên Xô đã vượt cả các nước trong khối quân sự Bắc đại tây dương.

Thứ hai: trong những năm 1970 – 1980 các lực lượng đặc nhiệm Hải quân Liên Xô đã tham chiến trong nhiều nước trên thế giới (ví dụ như Angola, Arab, Nicaragoa, Etyopia và nhiều khu vực có xung đột khác). Nhận trách nhiệm cho những hoạt động của họ thông thường là lực lượng đặc nhiệm hoặc lực lượng quân đội của các nước bạn bè hữu nghị với Liên Xô. Nói chung, những hoạt động của đặc nhiệm Hải quân Liên Xô thời điểm đó là tối mật.




Delphin tập kích từ biển chống hải tặc với súng lục đặc biệt.


Lịch sử hình thành lực lượng đặc nhiệm hải quân Liên Xô bắt đầu bằng một câu chuyện. Tháng 10/1955 tuần dương hạm Liên Xô mang tên nhà cách mạng Gruzia Ordzhonikidze cập cảng Portsmouth của nước Anh.

Trên boong tầu có 2 nhà lãnh đạo Liên Xô, Khrushchev và Bulganin. Các lãnh đạo Liên Xô có cuộc gặp gỡ và hội đàm với thủ tướng nước Anh ở London. Trong thời gian tuần dương hạm Ordzhonikidze đỗ trên bến cảng, một thợ lặn, đại úy hải quân bậc II Hoàng gia Anh Lionel Crabb đã lặn xuống bên dưới của chiến hạm.

Các chuyên gia quân sự Hải quân Hoàng gia Anh rất quan tâm đến cấu trúc thiết kế của chân vịt chiến hạm, các chuyên gia cho rằng nhờ có cánh quạt chân vịt hợp lý mà chiến hạm Liên Xô có khả năng đạt tốc độ 35 hải lý/giờ trong trạng thái hoạt động hải trình tiết kiệm của động cơ tuốc bin.

Nhưng nhiệm vụ tình báo công nghiệp của ngài đại úy hải quân Crabb đã bị tình báo Liên Xô phát hiện. Khi vị sĩ quan Anh "tò mò" với thiết kế ở phần đuôi tàu, cánh quạt chân vịt chiến hạm "vô tình" quay vài vòng và ngài Crabb tử thương. Phía Hải quân Liên Xô lấy làm rất tiếc và vô cùng xin lỗi.

Các cán bộ chuyên viên của Bộ quốc phòng Liên bang Liên Xô sau sự kiện đó đã nghiên cứu vấn đề cần phải thành lập lực lượng đặc nhiệm trinh sát công kích của lực lượng hải quân. Tổ nghiên cứu phương án thành lập đội đặc nhiệm bắt đầu làm việc.

Cuối cùng vào năm 1957, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô, Nguyên soái G.K Giucov ra mệnh lệnh thành lập lực lượng đặc nhiệm Hải quân. Nhưng sau khi bị thuyên chuyển, những hoạt động liên quan đến việc thành lập đặc nhiệm Hải quân bị dừng lại.



Delphin tập kích bằng ngư lôi cao tốc Sirena.


Chỉ đến năm 1967, có nghĩa là 10 năm sau, mệnh lệnh của Bộ tư lệnh Hải quân Liên Xô về việc thành lập đội huấn luyện thợ lặn hải quân của hạm đội Cờ đỏ Biển Đen được thực hiện.

Nhiệm vụ theo chương trình đặt ra của đội huấn luyện thợ lặn hải quân là thử nghiệm các thiết bị lặn ngầm, triển khai các hoạt động huấn luyện lặn ngầm, thực hiện các công việc dưới nước trong vùng nước của các căn cứ hải quân, nghiên cứu địa hình bờ biển…

Nói chung, những nhiệm vụ thường xuyên dưới nước của các phân đội bảo đảmgiữ bí mật với cấp trên, họ luyện tập theo một chương trình riêng biệt. Trong những cuộc tập trận lớn về đổ bộ đường biển, lực lượng lặn ngầm hải quân đã thể hiện hoàn toàn bất ngờ.

Các chiến sỹ đặc công nước không chỉ trinh sát địa điểm đổ bộ thích hợp nhất, họ còn chiếm luôn bàn đạp đầu cầu. Xuất hiện từ dưới nước, ở chỗ chẳng có ai ngờ, lực lượng lặn ngầm đã đè bẹp mọi ổ hỏa lực của đối phương, tiêu diệt các xe tăng và pháo tự hành, pháo bờ biển, cắt toàn bộ đường liên lạc hữu tuyến và vô tuyến.

Không những thế, lực lượng lặn ngầm đã sử dụng rất thông minh và hiệu quả chất nổ và súng tiểu liên, khả năng tác chiến tuyệt vời của lực lượng người nhái đã làm cho tất cả các tướng lĩnh và nguyên soái, những người mang trên vai kinh nghiệm từ đại chiến thế giới lần thứ 2 kinh ngạc đến không giới hạn. Căn cứ vào những kết quả đạt được trong các cuộc diễn tập.

Chỉ lệnh Bộ quốc phòng cho phép chuyển đổi đội huấn luyện thợ lặn hải quân thành lực lượng đặc nhiệm hải quân người nhái (viết tắt là PDSS).

Vào năm 1969 các đội PDSS được thành lập trong biên chế của Hạm đội Ban Tích, hạm đội Вiển bắc, hạm đội Thái bình dương. Các lực lượng chống đặc nhiệm ngầm được thành lập tại tất cả các căn cứ hải quân lớn, đặc biệt là các căn cứ tầu ngầm trang bị tên lửa và ngư lôi với các đầu đạn hạt nhân.

Sau khi các lực lượng quân đội Liên Xô rút quân khỏi Đông Đức, Ba Lan, các nước vùng Ban Tich, sau khi hạm đội Biển Đen bị phân rã, một phần của lực lượng đặc nhiệm hải quân PDSS bị giải thể, ngoài ra, các lực lượng còn lại đều được biên chế lại với lực lượng hạn chế.



Thực hiện nhiệm vụ hải kích (tấn công từ biển).


Năm 1970, Trung tâm tình báo quân sự của Bộ tổng tham mưu GRU thành lập đơn vị trinh sát đặc nhiệm công kích hải quân với mật danh Delphin (Cá heo), là một đơn vị không có chiến sỹ, chỉ có sỹ quan và sỹ quan chuyên nghiệp, Denphin có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ tối mật chống lại các căn cứ quân sự hải quân nước ngoài.

Chiến thuật tác chiến, kỹ thuật và phương pháp huấn luyện, phương tiện, vũ khí, trang thiết bị - tất cả mọi vấn đề, các chuyên gia Liên Xô phải bắt đầu từ con số 0, thực tế những vấn đề cơ bản này trước đây chưa hề có, ngoại trừ một số những phương án tác chiến sáng tạo hoặc các cuộc thử nghiệm.

Dù như vậy, sau những năm phát triển, theo những thông số và báo cáo đạt được trong những nhiệm vụ trinh sát và phá hoại căn cứ đối phương, lực lượng Delphin không những đuổi kịp các lực lượng đặc nhiệm của Hải quân Mỹ, Anh, Pháp, Liên bang Đức, Italy mà còn vượt hẳn họ về khả năng tác chiến và hoàn thành nhiệm vụ.

Tuyển chọn vào lực lượng PDSS chủ yếu là lực lượng lính thủy đánh bộ - tình nguyện, được sự giới thiệu của các sỹ quan chỉ huy. Người dự tuyển cần phải có tinh thần rất vững vàng, có khả năng giữ bình tĩnh trong các tình huống khắc nghiệp, không sợ bóng đêm, không gian đóng kín, cô độc.

Họ có khả năng chịu đựng những tải trọng lớn, chịu được áp lực nước ở độ sâu đáng kể hơn 40m, sự thay đổi áp suất qua các tầng nước sâu.

[BDV news]


Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011

>> Hình ảnh hiếm hoi về lực lượng 'huyền thoại' Navy SEAL




Lực lượng đặc biệt trên thế giới luôn tạo nên các chiến công huyền thoại và SEAL của Mỹ cũng là một trong những lực lượng như vậy.


Là lực lượng thủy quân chiến đấu đặc biệt trực thuộc Hải quân Mỹ hay SEAL còn gọi là Navy SEAL, được giao cho một số nhiệm vụ khó khăn mà các lực lượng thông thường không thực hiện được ở trong và ngoài nước Mỹ.

Đơn vị tiền thân của SEAL có từ Chiến tranh thế giới thứ II là lực lượng chuyên phá huỷ mục tiêu của đối phương do hải quân Mỹ tổ chức, với kỹ năng chiến đấu đặc biệt là tấn công từ tàu đổ bộ tàu. Lực lượng này từng tham gia cuộc tiến chiếm Bắc Phi năm 1942.

Sự phát triển được coi là bước ngoặt của Navy SEAL đánh dấu bởi sự kiện Tổng thống Mỹ John Kennedy công bố gói kinh phí trị giá 100 triệu USD, nhằm tăng cường sức mạnh các đơn vị đặc nhiệm của nước này trong những năm 1960.

Những năm gần đây, lực lượng SEAL thường xuyên tham gia các sứ mệnh tại chiến trường Afghanistan và Iraq. Tuy nhiên, vai trò của biệt đội này trong vụ tiêu diệt trùm khủng bố Al-Qaeda Osama bin Laden tại Abbottabad, Pakistan hồi đầu tháng 5 vừa qua sẽ là chương đặc biệt trong lịch sử đặc nhiệm Mỹ, do biệt đội tinh nhuệ nhất của SEAL là SEAL Team 6 thực hiện.

Tính bí mật của đội SEAL còn được thể hiện qua việc rất ít người bên ngoài quân đội Mỹ biết được chính xác đội này gọi là gì. Tên mà người ta hay dùng để gọi SEAL là NAVSPECWARDEVGRU. Đây là những chữ cái viết tắt cho từ Nhóm Phát triển Chiến tranh Đặc biệt của hải quân và thường được gọi vắn tắt là DEVGRU.

SEAL là lực lượng đột kích mạnh nhất của Mỹ và cũng được coi là mạnh nhất trên thế giới. Lực lượng này bao gồm những binh sĩ có khả năng chiến đấu đột kích tinh nhuệ. Điểm đặc biệt của lực lượng này là hoạt động chiến đấu đột kích đêm, nên yêu cầu thị lực rất cao.

Hầu hết các thành viên của SEAL đều thông thạo ngoại ngữ. Thông qua những ngoại ngữ họ được trang bị thông thạo có thể bí mật thâm nhập vào bất kỳ môi trường nào.

Không có gì ngạc nhiên khi những lính biệt kích trong Lực lượng đặc biệt SEAL phải trải qua quá trình tập luyện vô cùng gian khổ. Chế độ tập luyện khắc nghiệt và nguy hiểm chính là để chuẩn bị cho các thành viên của đội biệt kích luôn sẵn sàng cho các cuộc chiến thực sự.

Tất cả những thông tin về các thành viên của SEAL luôn được giữ bí mật. Công chúng, hoặc giới báo chí hiếm khi có cơ hội để tiếp cận và theo dõi các hoạt động huấn luyện của các binh sỹ thuộc lực lượng này.

Dưới đây là một vài hình ảnh có được trong một cơ hội đặc biệt hiếm hoi mà nhà báo Stephanie Freid-Perenchio được tiếp cận từ một cuốn sách viết về Lực lượng đặc biệt Navy SEAL của Mỹ, cuốn sách có tựa đề “Những hy sinh thầm lặng”.

Để được đăng tải quá trình đào tạo Navy SEAL, nhà báo Stephanie Freid-Perenchio đã được sự cho phép của Phó Đô đốc Robert Harward:




Các binh sỹ thuộc lực lượng SEAL tiến hành các bài tập nhảy xuống biển từ máy bay, sau đó bơi đến thuyền khu vực chờ đợi nhận nhiệm vụ tiếp theo tại một bãi huấn luyện ở Thái Bình Dương.



Thực hành đột kích mục tiêu ven biển.



Luyện tập cơ động trên cát là một bài tập nằm trong kế hoạch huấn luyện hàng ngày trong chương trình đào tạo của Lực lượng đặc biệt SEAL.



Bất kỳ ứng viên nào muốn gia nhập vào Lực lượng đặc biệt SEAL đều phải bắt đầu bằng các bài tập cơ bản dưới nước, thực hiện nhiệm vụ phá hủy các mục tiêu dưới nước. Được biết, thường có đến 80% số ứng viên không hoàn thành được các bài tập cơ bản này.



Tại lễ tốt nghiệp, hai ứng cử viên suất sắc nhất được giao nhiệm vụ rung chuông để báo hiệu rằng một lực lượng SEAL tiềm năng đã sẵn sàng phục vụ chính thức cho Navy SEAL.



Các binh sỹ thuộc Navy SEAL đang tiến hành bài tập cơ động trên đồi tuyết.



Các binh sỹ thuộc Navy SEAL đang thực hành tiêu diệt mục tiêu với súng trường M16 tại một căn căn cứ trên đảo San Clemente, California.



(Hình ảnh bên trái) là bài tập thực hành leo dây tốc độ cao là một kỹ năng đặc biệt quan trọng cần trang bị cho các binh lính thuộc lực lượng này. (Ảnh bên phải), là bài tập cơ động đổ bộ bằng dây từ trên máy bay. Đây là bài tập nguy hiểm nhất mà SEAL phải thực hiện.



Các ứng viên thuộc SEAL phải thực hành kỹ thuật trong các bài tập duy trì sống sót dưới nước.



Các binh sỹ đang chuẩn bị cho bài tập lặn dưới nước.



Một cậu bé đang đứng chờ đợi cha của mình trở về tại một căn cứ không quân ở California, cha của cậu bé là một binh sỹ trong lực lượng đặc biệt SEAL đang làm nhiệm vụ ở Afghanistan.



[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang