Quân đội Nga đang đẩy nhanh những bước phát triển vượt bậc và hiện đại các loại máy bay tân tiến phục vụ chiến đấu. Công cuộc hiện đại hóa này còn nhằm tăng cường sức mạnh làm chủ trên không, đối trọng với các cường quốc và sẵn sàng đẩy lui những âm mưu đe doạ tới an ninh quốc gia Nga. Những số liệu thống kê dưới đây được công bố bới tạp chí Topwar của Nga sẽ cung cấp thông tin một cách cơ bản nhất số lượng và chủng loại máy bay sẽ xuất hiện trên bầu trời nước Nga tính đến năm 2020. Số liệu này dựa trên những hợp đồng đã được ký kết cho việc hiện đại hóa và phát triển máy bay tính đến thời điểm hiện tại. Máy bay tiêm kích Tính đến năm 2020, Quân đội Nga sẽ nâng tổng số máy bay chiến đấu lên tới 439 chiếc. Trong đó, máy bay chiến đấu MiG-29SMT/UBT sẽ được tăng lên thành 34 chiếc, máy bay MiG-29K/KUB là 24 (tính đến năm 2015), 100 máy bay MiG-31BM, 96 máy bay Su-27SM, 5 chiếc Su-27SM, Su-27SM3 bằng 12 chiếc, Su-30M2 bằng 12 đơn vị, Su-35 bằng 96 đơn vị. Riêng máy bay PAK-FA T-50 đến năm 2015 sẽ mua 10 máy bay và đến năm 2020 số lượng máy bay loại này sẽ được nâng lên 60 chiếc. Máy bay cường kích Số lượng máy bay tấn công cũng sẽ được nâng lên thành 474 chiếc vào năm 2020, trong đó máy bay Su-24M2 chiếm 150 chiếc, máy bay Su-25SM/UBT là 200 chiếc và 124 máy bay Su-34. Máy bay vận tải quân sự, số lượng máy bay này cũng sẽ được nâng lên đáng kế với tổng số là 157 chiếc, trong đó có 100 máy bay IL-476, 42 máy bay AN-124-100M và 15 máy bay AN-140. Máy bay tiêm kích hạng nặng Su-35. Máy bay cảnh báo sớm Cuối năm 2011, Không quân Nga đã tiếp nhận một máy bay loại này. A-50U là biến thể hiện đại hóa của máy bay cảnh báo sớm A-50. Đến năm 2020 số lượng máy bay này sẽ được tăng lên thành 20 chiếc. Máy bay A-50U mới được trang bị "các máy tính hiện đại, thiết bị thông tin liên lạc vệ tinh cải tiến, hiệu suất hoạt động và độ tin cậy của hệ thống thiết bị điện tử trên máy bay được tăng lên đáng kể". Do vậy, tầm phát hiện các mục tiêu trên không như trực thăng, tên lửa hành trình và máy bay siêu âm đã được nâng lên so với máy bay A-50M hiện có. Máy bay ném bom tầm xa Theo kế hoạch, máy bay ném bom tầm xa sẽ 65 chiếc. Trong đó máy bay Tu-160M sẽ được tăng lên thành 15 chiếc, Tu-95MSM sẽ là 20 chiếc, Tu-22M3M lên tới 30 chiếc. Máy bay huấn luyện Sơ bộ dựa trên các hợp đồng đã ký kết đến năm 2015, Không quân Nga sẽ tăng số lượng máy bay huấn luyện Yak-130 lên tới 65 chiếc. Như vậy, trong giai đoạn 2008-2020, Quân đội Nga sẽ nâng tổng số máy bay phục vụ chiến đấu các loại lên tới 1220 chiếc, chưa kể đến máy bay trực thăng. Ngoài ra, có thể có những kế hoạch điều chỉnh khác như mua thêm các loại máy bay mới vào năm 2020. Hầu hết những thống kê trên đều dựa trên những hợp đồng đã được ký kết tính đến thời điểm hiện tại. Dự kiến, đến năm 2015 Quân đội Nga sẽ có thêm những hợp đồng mới như hợp đồng hiện đại hóa máy bay IL-76, MiG-29, IL-38, cũng như mở rộng các hợp đồng hiện đại hóa của Su-25 và Su-24, thêm nữa là một hợp đồng mới cho hiện đại hoá máy bay Yak-130, máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không (AWACS) phiên bản nâng cấp A-100, các máy bay Su-30 và MiG-29, MiG-35, T-50 (PAK FA), máy bay An-140. Tổng số máy bay dự kiến sẽ ký cho việc hiện đại hoá khoảng 500 chiếc. Như vậy, đến vào năm 2020 sẽ có khoảng 2000 máy bay phục vụ trong Không quân Nga. Dưới đây là hình ảnh về những chiến đấu cơ sẽ xuất hiện năm 2020: MiG-29 là máy bay chiến đấu chủ yếu làm nhiệm vụ đánh chặn. MiG-29 có khả năng tăng tốc độ lên 2.200 km/h và bay cao tới tầm 15.000m. Máy bay đánh chặn MiG-31BM có thể mang tên lửa đối không và không đối đất tương tự tên lửa chống radar AS-17 Krypton. Su-27SM là một biến thể nâng cấp vượt trội của Su-27S, thuộc thế hệ 4+. Máy bay Su-30M2 của Không quân Nga. Su-35 được thiết kế để thực hiện như một máy bay chiến đấu thế hệ 4++. Chiến đấu cơ thế hệ thứ năm Sukhoi PAK FA T-50 được chế tạo để thực hiện nhiều nhiệm vụ trên không, trên bộ, trên biển. Máy bay ném bom/tấn công Su-24M2 có khả năng bay với vận tốc 1.700km/h và tầm hoạt động là 2.900km, được trang bị pháo 6 nòng 23mm cũng như có 8 điểm treo bên ngoài mang tên lửa điều khiển và không điều khiển. Không quân Nga hiện có hơn 30 máy bay Su-25SM đang được sử dụng. Su-34 Fullback được đánh giá là một trong những chiếc máy bay tiêm kích ném bom hàng đầu thế giới hiện nay. IL-476 là loại máy bay vận tải cỡ lớn được cải tiến từ phiên bản IL-76. An-124-100 Ruslan là máy bay vận tải lớn nhất thế giới có khả năng chở đến 130 tấn, do tổ hợp khoa học kỹ thuật hàng không mang tên Antonov chế tạo. An-140 là một máy bay sử dụng cho hoạt động tuần tra. A-50U là máy bay cảnh báo sớm đa năng và kiểm soát trên không. Máy bay ném bom hạng nặng TU-160 có khả năng thực hiện các chiến dịch tầm xa. Tu-95 MS là máy bay ném bom chiến lược tầm xa. Tu-22M3 là máy bay ném bom chiến lược siêu thanh, được quân đội Nga sử dụng để tuần tra bầu trời thuộc vùng biên giới phía nam, Trung Á và Biển Đen. Yak-130 là loại máy bay có thể được sử dụng như máy bay huấn luyện hoặc như phi cơ cường kích hạng nhẹ. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngôi sao không quân Nga. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngôi sao không quân Nga. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012
>> Không quân Nga năm 2020 ?
Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011
>> MiG-31 - 'Ngôi sao' không quân Nga
Với hệ thống radar mạnh kết hợp tên lửa đối không tầm xa, sức công phá lớn - MiG-31 là "cơn ác mộng" với bất kỳ loại chiến đấu cơ nào trên thế giới. Ra đời từ cơn ác mộng của phòng không Israel và cả Không quân Liên Xô Một trong các tiêm kích đánh chặn chủ lực của Không quân Liên bang Nga ngày nay, MiG-31 là sản phẩm kế thừa MiG-25, “nỗi kinh hoàng” một thời đối với các chuyên gia quân sự phương Tây mỗi khi cất cánh. Tiêm kích đánh chặn tầm xa MiG-25 thời điểm đó có tầm bay cao lên tới hơn 20.000m, tốc độ tối đa gấp 3 lần vận tốc âm thanh (Mach 3). Sự kiện gây sửng sốt cho phương tây đó là vào năm 1971, MiG-25 cất cánh từ Ai Cập đã lượn vài vòng dạo chơi trên vùng trời Israel. Toàn bộ hệ thống phòng không và không quân Israel hoàn toàn bất lực đứng nhìn không có cách nào ngăn chặn. Tiêm kích đánh chặn F-4 của Israel đều bị MiG-25 cho "hít khói". Tuy nhiên, đây cũng là “điểm yếu chết người” của MiG-25, việc bay ở tốc độ Mach 3,2 làm động cơ bị phá hủy hoàn toàn. Vì vậy, các phi công lái MiG-25 đều được khuyến cáo là chỉ bay ở vận tốc tối đa Mach 2,5. Ngoài ra, MiG-25 còn mắc một số lỗi khác như: thiếu khả năng cơ động ở tốc độ đánh chặn, khó khăn khi hoạt động ở độ cao thấp và động cơ phản lực R-15B-300 thiếu hiệu quả với tốc độ siêu âm ở phạm vi chiến đấu ngắn. Vì lẽ đó, Liên Xô “âm thầm” nghiên cứu tiêm kích mới thay thế MiG-25. Tiêm kích "tiền bối" MiG-25. Và "người kế nhiệm", tiêm kích đánh chặn hạng nặng MiG-31. Năm 1967, chương trình phát triển bắt đầu. Giai đoạn 1972-1975, nhà máy Mikoyan chế tạo nguyên mẫu MiG-31 mang tên Ye-155MP. Ngày 16/9/1975, Ye-155MP (số hiệu 831) cất cánh lần đầu tiên dưới sự điều khiển của phi công thử nghiệm Alexandr Fedotov. Năm 1976, nguyên mẫu thứ hai bay lần đầu. Các máy bay này đều đã hoàn thiện với hệ thống điện tử đầy đủ gồm cả radar Zaslon và cảm biến hồng ngoại. Năm 1977, thêm 2 mẫu thử nghiệm nữa thử nghiệm bay. Các mẫu Ye-155MP này có sự đổi khác trong hệ thống vũ khí đó là thêm pháo 6 nòng cỡ 23mm Gsh-23M. Cuối năm 1978, chương trình thử nghiệm hoàn thành. Trong quá trình đánh giá MiG-31, một số loại máy bay khác tham gia vào như Tu-104 lắp thử radar Zaslon, MiG-21 và MiG-25 thử nghiệm hệ thống tên lửa đối không R-33). Năm 1979, dây chuyền sản xuất hàng loạt MiG-31 chính thức đi vào hoạt động. Chiếc MiG-31 cuối cùng chuyển giao năm 1994. Có tất cả 450 chiếc MiG-31 đã được sản xuất.Năm 1981, những tiêm kích đánh chặn MiG-31 đầu tiên được biên chế vào Không quân Liên Xô. Những nhầm lẫn về MiG-31 Cũng giống như các thiết kế khác của Liên Xô, MiG-31 cũng bị bủa vây trong những suy đoán của tình báo Phương Tây. Năm 1976, viên phi công phản bội tổ quốc, Viktor Belenko lái 1 chiếc MiG-25 chạy trốn sang Nhật Bản. Chỉ chờ có thế, người Mỹ như “chết đuối vớ được cọc” đã tích cực mổ xẻ MiG-25 và tìm ra được không ít bí mật. “Kẻ phản bội” Belenko có lẽ nghe phong thanh về thiết kế mới của Liên Xô nên tiết lộ của Phương tây một số thông tin về loại máy bay mới. Belenko miêu tả thiết kế mới này là chiếc “Super Foxbat” với 2 chỗ ngồi, cửa hút khí giống với MiG-23 và có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình. Thực tế, thì MiG-31 không hề giống với bất kỳ lời nói nào của Belenko. Vệ tinh do thám của Phương Tây còn thu nhận được hình ảnh về loại máy bay lạ của Liên Xô hoạt động ở Trung tâm thử nghiệm Zhukovsky gần thị trấn Ramenskoye, họ suy đoán đây là phiên bản đánh chặn cánh cố định của chiến đấu cơ cánh cụp cụp cánh xòe và họ đặt tên nó là RAM-K. Trên thực tế, đây là chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không Sukhoi Su-27 “Flanker” không liên quan gì tới MiG-31. Năm 1985, NATO mới có trong tay bức ảnh đầu tiên về MiG-31 do phi công Na Uy chụp được trên vùng biển Barent. Có những phỏng đoán cho rằng Liên Xô cố tính để lộ MiG-31 nhằm “quảng cáo” cho mẫu máy bay mới này. Đặc điểm kỹ thuật Kiểu dáng khí động học của MiG-31 đáp ứng yêu cầu bay tốc độ cao ở tầm thấp. Cấu trúc thân được hình thành từ: 49% thép Nikel, 16% Titan, 33% hợp kim nhôm và 2% composite. Buồng lái MiG-31 thiết kế với hai chỗ ngồi: phi công ngồi trước và sĩ quan kiểm soát hệ thống vũ khí (Weapon system officer – WSO) ngồi sau. Sĩ quan WSO có trách nhiệm điều khiển hoạt động radar và triển khai vũ khí đối phó mục tiêu đối phương. Việc sử dụng sĩ quan WSO cho phép giảm tải khối lượng công việc cho phi công chính và tăng thêm hiệu quả chiến đấu bởi sĩ quan WSO chỉ tập trung chiến đấu. Hai vị trí ngồi của phi công và sĩ quan điều khiển vũ khí. Hai phi công đều trang bị ghế phóng khẩn cấp Zvezda K-36DM. MiG-31 là chiến đấu cơ đầu tiên trên thế giới trang bị radar quét mảng pha điện tử chủ động, N007 Zaslon. Radar có tầm hoạt động 200km, bắt bám 10 mục tiêu và tiêu diệt 4 trong số đó cùng lúc. MiG-31 còn trang bị cảm biến tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại (IRST), radar theo dõi trong khi quét (TWS), hệ thống radar cảnh báo sớm (RWR), thiết bị nhận diện bạn – thù (IFF), thiết bị truyền nhận dữ liệu không đối không và không đối đất. Về hệ thống vũ khí, tiêm kích đánh chặn MiG-31 có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không ở cả tầm ngắn, tầm trung và tầm xa. Chiến đấu cơ thiết kế một pháo Ghs-6-23M (6 nòng cỡ 30mm) đạt tốc độ bắn siêu nhanh 6.000-8.000 viên/phút (lượng đạn dự trữ 206 viên) phù hợp với không chiến tầm cực gần. Hỏa lực đối không chủ lực của MiG-31 là 4 tên lửa không đối không tầm xa Vympel R-33. Tên lửa được dẫn đường bằng quán tính kết hợp radar bán chủ động. R-33 có tầm bắn khoảng 160km (hoặc 228km với biến thể R-33S). Bốn tên lửa không đối không tầm xa R-33 lắp dưới thân. R-33 lắp đầu đạn nặng 47,5kg cùng tốc độ hành trình Mach 4,5 sẽ là sự kết hợp hoàn hảo đủ sức tiêu diệt các loại máy bay trinh thám SR-71 hay “pháo đài bay” B-1, B-52 của Mỹ. Ngoài ra, MiG-31 mang được 4 tên lửa đối không tầm ngắn R-60 và 2 tên lửa tầm trung R-40TD1. Tiêm kích đánh chặn siêu âm MiG-31 trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Solovyev D-30F6 cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 2,83 (3.000km/h), tầm hoạt động tối đa 3.300km, trần bay trên 20.000m. Ở trần bay thấp, MiG-31 vẫn đạt tốc độ siêu âm Mach 1,2 (1.500km/h) và như vậy nó đã khắc phục được điểm yếu của MiG-25. Dù có tầm hoạt động lý thuyết lớn hơn 3.000km nhưng thực tế bán kính chiến đấu của máy bay chỉ khoảng 720km với tốc độ trung bình Mach 2,35. Biến thể nâng cấp MiG-31BM Thời kỳ Hậu Xô Viết, nền kinh tế Nga ảnh hưởng nặng nề, ngân sách quốc phòng cắt giảm mạnh dẫn tới việc nhiều loại vũ khí không được bảo dưỡng, hỏng hóc. Các đơn vị không quân MiG-31 cũng chịu chung số phận. Thời điểm năm 1996, chỉ khoảng 20% số MiG-31 còn hoạt động tốt. Khi nền kinh tế Nga khởi sắc, ngân sách quốc phòng đảm bảo thì giới lãnh đạo Nga khôi phục hoạt động MiG-31. Năm 2006, 75% số tiêm kích MiG-31 đưa vào hoạt động đầy đủ. Không quân Nga còn tiến hành hiện đại hóa MiG-31 kéo dài thời gian sử dụng đồng thời đáp ứng nhu cầu chiến tranh hiện đại. Tháng 8/2010, Quân đội Nga công bố thông tin hoàn thành chương trình nâng cấp MiG-31 thành biến thể MiG-31BM. Với việc này, MiG-31 của Không quân Nga có thể phục vụ tốt trong nhiều năm tới. Biến thể cải tiến MiG-31BM có khả năng mang nhiều vũ khí công nghệ mới. MiG-31BM được trang bị radar mảng pha Zaslon M mạnh hơn radar đời đầu lắp trên MiG-31. Zaslon M có tầm hoạt động 300-400km, theo dõi 24 mục tiêu và tiêu diệt 6 trong số đó cùng lúc. Buồng lái của máy bay tiện nghi hơn đem lại sự thoải mái cho phi công, nó được lắp màn hình HUD và màn hình màu tinh thể lỏng hiển thị thông số kỹ thuật bay cũng như tình trạng vũ khí. Vũ khí đối không chủ lực của MiG-31BM là tên lửa tầm xa R-37 mạnh hơn so với R-33. R-37 có tầm bắn từ 150-398km, tốc độ hành trình Mach 6, hệ dẫn đường kết hợp quán tính và radar chủ động, lắp đầu đạn nổ phân mảnh 60kg. MiG-31BM mang tên lửa đối không tầm ngắn - tầm trung tiên tiến hơn như R-73 và R-77. MiG-31BM có thể thực hiện nhiệm vụ chế áp hệ thống phòng không đối phương (SEAD) bằng tên lửa chống radar Kh-31P, Kh-58. Trong nhiệm vụ không đối đất, MiG-31BM tấn công tiêu diệt mục tiêu bằng tên lửa đối đất Kh-29 hoặc tên lửa hành trình đối đất tầm xa Kh-59. Dù có tới gần 500 chiếc được chế tạo nhưng MiG-31 không hề được xuất khẩu ra nước ngoài. Sau khi Liên Xô giải thể năm 1991, cũng như nhiều loại vũ khí khác. MiG-31 được chia cho các thành viên liên bang. Liên bang Nga thừa hưởng nhiều nhất (khoảng 400 chiếc) và một số ít cho Kazakhstan. Thực tế, một vài quốc gia đã từng cố gắng nhập khẩu MiG-31. Điển hình là Trung Quốc, năm 1992 Quân đội Trung Quốc lên kế hoạch mua 24 MiG-31 của Nga. Họ dự tính nhập các bộ phận máy báy về lắp ráp tại nhà máy Thẩm Dương, với tốc độ “ra lò” 4 chiếc/tháng. Trung Quốc còn tính tới việc ký hợp đồng kèm chuyển giao giấy phép sản xuất 700 chiếc, ít nhất 200 chiếc sẽ đi vào phục vụ năm 2010. Dù vậy, hợp đồng “béo bở” này không bao giờ được thực hiện. Sau đó, Trung Quốc thay thế bằng hợp đồng mua và lắp ráp Su-27/30. Trung Quốc đã ngang nhiên vi phạm bản quyền tự ý sao chép công nghệ Su-27 và cho ra đời thiết kế trái phép J-11. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)