Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: P-8I

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn P-8I. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn P-8I. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2011

>> Máy bay săn ngầm P-8I



Máy bay P-8I mà Ấn Độ sắp mua là biến thể của P-8A Poseidon, loại máy bay phát triển dựa trên Boeing 737 được sử dụng rộng rãi, hiện đại nhất thế giới hiện nay.


Máy bay P-8 có sải cánh 37.7m, dài 39.5m, 2 động cơ phản lực với sức đẩy tổng cộng 27.000kg. Trần bay 12,5km, phi hành đoàn 9 người, trọng lượng cất cánh tối đa 90 tấn. Bán kính hoạt động, nếu máy bay dành 4 giờ bay vòng quanh khu vực tuần tra, là 1.200 hải lý.

Máy bay trang bị nhiều loại cảm biến khác nhau, gồm phao sonar thả từ máy bay, cảm biến hình ảnh tầm xa, cảm biến từ trường, radar quét tầm xa và radar độ phân giải cao SAR cho phép 'chụp ảnh' mục tiêu ở khoảch cách xa trong mọi điều kiện thời tiết, các thiết bị trinh sát điện tử.



Bố trí thiết bị, nội thất trên máy bay P-8I.
Bộ cảm biến quang điện tử-hồng ngoại chứa 7 thiết bị khác nhau như hồng ngoại, camera, khuyếch đại hình ảnh, đo khoảng cách và chỉ thị mục tiêu bằng laser. Radar trên máy bay có thể phát hiện tiềm vọng kính của tàu ngầm đưa lên khỏi mặt nước.

P-8 trang bị GPS thế hệ mới có tính năng chống nhiễu và tích hợp khả năng phân biệt bạn thù. Nguyên mẫu P-8A được trang bị một khoang chứa bom và 4 điểm treo vũ khí ở 2 cánh. Nó có thể mang theo rất nhiều loại vũ khí khác nhau, như tên lửa diệt hạm Harpoon, tên lửa hành trình, ngư lôi, bom, rocket, mìn chống tàu ngầm v.v…

Các hệ thống trên P-8 được thiết kế theo cấu trúc mở, cho phép dễ dàng nâng cấp, tích hợp những công nghệ mới trong tương lai.



Lắp đặt radar ở mũi P-8I.
So sánh với máy bay P-3
Dù P-8I phát triển dựa vào thiết kế Boeing 737 có 2 động cơ phản lực nhưng so với máy bay có 4 động cơ lực đẩy cánh quạt P-3 (>> xem thêm), máy bay này lại thể hiện khả năng vượt trội. P-8 có diện tích sàn lớn hơn 23% do đó mang theo nhiều thiết bị hơn. Trong khi đó, thời gian hoạt động giống nhau, khoảng 10 tiếng.

Tốc độ hành trình của P-8 là 910km/h, hơn hẳn tốc độ 590 km/h của P-3. Vận tốc này của P-8 cho phép máy bay này tới khu vực tuần tra nhanh hơn. Đây là lợi thế khi thực hiện săn tàu ngầm dựa trên thông tin ban đầu do dàn thiết bị phát hiện tàu ngầm (sonar) và vệ tinh cung cấp.

P-8 chở theo ít vũ khí hơn P-3, 6 tấn so với 10 tấn, nhưng vũ khí hiện nay hiệu quả hơn nhiều so với trước kia, nên ưu thế về sức mang không đáng kể.


(báo đất việt)

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

>> Ấn Độ mua máy bay săn ngầm P-8 đối phó Trung Quốc



Ấn Độ quyết định mua thêm 4 máy bay trinh sát biển P-8I của Mỹ chủ yếu đối phó với các hoạt động ngày càng tăng của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương.

Theo đó, máy bay P-8I sẽ được chuyển giao cho Ấn Độ vào năm 2014. Năm 2008, Ấn Độ đã mua 8 máy bay P-8I trị giá 2,2 tỷ USD.

Quyết định mua máy bay trinh sát của Mỹ của Ấn Độ chỉ mới xuất hiện thời gian gần đây. Trước đó, Không quân Ấn Độ vẫn sử dụng Tu-142M (*) của Nga để thực hiện các nhiệm vụ tuần tra biển. Năm 2007, Ấn Độ từng nhận 4 máy Tu-142M do Nga sản xuất đưa số lượng máy bay này trong biên chế lên 8 chiếc.



Máy bay ném bom chiến lược Tu-16. Ngày nay, Trung Quốc là quốc gia duy nhất biên chế Tu-16 trong không quân, dưới tên gọi H-6.
Ấn Độ cần các loại máy bay để thực hiện tuần tra vùng biển rộng lớn ở Ấn Độ Dương bao quanh khu vực tiểu lục địa. Nhưng việc nâng cấp các trang thiết bị điện tử lắp đặt trên máy bay Tu-142 có giá thành cao, đồng thời các thiết bị của Nga lại hoạt động kém hiệu quả nên Ấn Độ đã tìm đến đối tác khác.

(*) Máy bay Tu-142 được vào hoạt động vào những năm 1970 là biến thể tuần tra biển của cường kích hạng nặng Tu-95, đưa vào biên chế hơn một nửa thế kỷ qua và dự kiến giữ lại trong biên chế cùng với Tu-142 trong khoảng 3 thập kỷ nữa.

Hơn 500 chiếc Tu-95 được được sản xuất, đây là loại máy bay động cơ cánh quạt lớn nhất và nhanh nhất. Nga vẫn duy trì một lực lượng 60 máy bay Tu-95 nhưng nhiều chiếc trong đó được cất giữ trong kho có thể sửa chữa để đưa vào hoạt động như một máy bay cường kích hoặc Tu-142.

Tu-142 có trọng tải 188 tấn với bộ phận lái máy bay gồm 1 phi công, 1 lái phụ, 1 kỹ sư và 1 kỹ thuật viên vô tuyến. Phạm vi hoạt động không tiếp nhiên liệu là 15.000 km. Vận tốc tối đa là 925 km/h còn vận tốc hành trình là 440km/h.

Thiết kế ban đầu của máy bay là máy bay cường kích hạt nhân, nó có thể chở được tới 10 tấn vũ khí (thủy lôi, mìn, các loại vũ khí săn ngầm, tên lửa chống hạm, phao âm) và nhiều bộ phận cảm biến (radar tìm kiếm hải quân, thiết bị giám sát điện tử).

Máy bay có hai khẩu súng máy hỏa lực nhanh cỡ 23mm đặt ở phía sau máy bay. Phi hành đoàn khi làm nhiệm vụ của máy bay thường có 8 người có nhiệm vụ vận hành radar và các trang thiết bị điện tử khác. Các chuyến bay trinh sát biển của Tu-142 có thể kéo dài 12 tiếng hoặc hơn, đặc biệt, khi được tiếp dầu trên không. Trần bay tối đa của máy bay này là 14.000m, nhưng máy bay thường bay thấp hơn khi săn tàu ngầm.

(Strategy Page, Indian Defence)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang