Công ty BAE Systems của Anh đã cho ra mắt các biến thể mới nhất của pháo hạm tầm xa Mk-38 được phát triển cho Hải quân Mỹ. Tạp chí Jane's International Defence Review cho hay, tại Hội nghị chuyên đề thường niên Sea Air Space của Hải quân Mỹ (Navy League 2012) diễn ra từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 4 năm 2012, công ty BAE Systems đã cho ra mắt các biến thể mới nhất của pháo hạm tầm xa Mk-38 được phát triển cho Hải quân Hoa Kỳ. Một trong những biến thể của pháo hạm MK 38, do Boeing và BAE Systems hợp tác sản xuất đó là Mk 38 Mod 2. Biến thể này sử dụng phần thân của Mk 38 với pháo tự động 25 mm để gắn thêm một thiết bị phát tia laser có công suất 10 kW theo thiết kế của Boeing. Pháo hạm Mk 38 Mod 2 với laser 10 kW của Boeing Các cuộc thử nghiệm với Mk 38 Mod 2 được thực hiện tại căn cứ Không quân Mỹ Eglin vào giữa năm 2011 đã cho thấy được khả năng phá hủy ngư lôi và UAV của thiết bị laser. Các bài kiểm tra được thực hiện theo hợp đồng của Hải quân Hoa Kỳ trong điều kiện thời tiết bất lợi đối với laser. Đại diện của BAE Systems cho biết rằng Hải quân Mỹ muốn tiến hành kiểm tra thiết bị laser được lắp đặt trên tàu chiến. Trong một biến thể khác của Mk38, người ta đã lắp đặt trên tháp pháo của nó một bộ bức xạ vi ba với tần số siêu cao. Thiết bị này đã trải qua các cuộc thử nghiệm trên bãi thử Dalgrenovskom của Hải quân Mỹ và đã cho “kết quả rất tích cực", thể hiện khả năng vô hiệu hóa hoàn toàn động cơ trên các tàu của đối phương. Kết quả tương tự cũng đã nhận được khi thực hiện với tên lửa và UAV. Biến thể của Mk38 với bộ bức xạ vi ba BAE Systems tuyên bố rằng hệ thống này không gây chết người, và “bạn sẽ không cảm thấy đau ngay cả khi bạn đang ở gần nó”. Công ty cũng đã tuyên bố rằng sẽ phát triển đầy đủ biến thể này dựa trên pháo hạm Mk 38 trong vòng 18 tháng nếu nhận được hợp đồng. Biến thể cuối cùng mà BAE Systems ra mắt tại Hội nghị lần này đó là biến thể Mk 38 Mod 3 được phát triển cùng với công ty Rafael của Israel. Biến thể này thuần túy chỉ là một pháo hạm chứ không có thêm bất cứ các thiết bị nào như laser hay thiết bị bức xạ siêu cao cao tần. Tuy nhiên, khác với nguyên mẫu, Mk 38 Mod 3 có tính năng vượt trội, và hiệu suất cao hơn rất nhiều. Nó không chỉ có khả năng sử dụng đạn pháo 25 mm mà còn có thể bắn được cả đạn pháo cỡ 30 mm. Ngoài ra, Mk 38 Mod 3 còn được trang bị súng máy 12,7 mm hoặc có thể có thêm súng máy 7,62 mm hay súng phóng lựu tự động 40 mm, giúp nó linh hoạt hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Mk 38 Mod 3 với pháo hạm 30 mm và súng máy 12 li 7 Khác với người anh Mk38 của nó, chỉ được trang bị pháo cỡ 25 mm với cơ số đạn khiêm tốn 165 viên, biến thể Mk 38 Mod 3 được trang bị pháo cỡ 30 mm với cơ số 420 hay pháo 25 mm với cơ số đạn 500 viên. Thử nghiệm trên biển của biến thể này dự kiến sẽ bắt đầu vào cuối năm 2013. Tạp chí Jane's International Defence Review cho biết rằng, đến nay, Hải quân Hoa Kỳ có hơn 200 pháo hạm Mk38 được trang bị trên các chiến hạm của mình và có kế hoạch thay thế chúng bằng các biến thể hiện đại mà BAE Systems giới thiệu sau khi hoàn thành các cuộc thử nghiệm. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Pháo hạm Hải quân Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Pháo hạm Hải quân Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012
>> Pháo hạm Mk 38 và các biến thể
Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011
>> Hải quân Mỹ nâng cấp pháo hạm theo hướng nào?
Pháo hạm là thành tố quan trọng trong hệ thống các phương tiện hỏa lực trang bị trên tàu chiến, có khả năng công, thủ toàn diện trong nhiều tình huống tác chiến khác nhau.
Pháo hạm là vũ khí không thể thiếu trên tàu chiến. Đặc tính nổi bật của pháo hạm chính là khả năng tác chiến nhanh, tốc độ bắn, chính xác cao khi sử dụng đạn có điều khiển, thời gian bắn có thể kéo dài liên tục trong nhiều giờ, có thể tiêu diệt nhiều loại mục tiêu (trên không, trên bộ và trên biể) trong mọi điều kiện thời gian, thời tiết và phản ứng nhanh trước các nguy cơ đe dọa. Đồng thời, pháo hạm cũng được coi như là loại vũ khí toàn diện nhất trang bị cho các tàu chiến hải quân hiện nay. Nó trực tiếp quyết định đến độ bền tác chiến và hiệu quả của các chiến dịch, các trận giao chiến mà các tàu chiến hải quân tiến hành. Trong bối cảnh tình hình hiện nay, đặc tính của các cuộc chiến tranh đã có sự thay đổi khá nhiều, thay vì tiến hành các hoạt động tác chiến trên đại dương, các bên tham gia giao chiến đã chuyển dần sang hình thức tác chiến gần bờ, đặc biệt là trong các cuộc xung đột vũ trang cục bộ. Sự thay đổi đặc tính tác chiến này đã khiến cho vai trò của hệ thống pháo hạm trên tàu chiến ngày càng trở nên quan trọng. Nó đã trở thành một trong những phương tiện tấn công chủ lực để tiêu diệt các mục tiêu cố định và di động trên bộ của đối phương, là thành tố quan trọng không thể thiếu để bảo đảm khả năng phòng thủ cho tàu trước các đợt tấn công bằng đường không của đối phương đang ngày càng gia tăng. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, Hải quân Mỹ cho rằng, chế tạo các loại pháo hạm, các loại đạn pháo đi kèm mạnh hơn, hiệu quả hơn là một trong những hướng chính trong quá trình nâng cấp và hoàn thiện hệ thống pháo hạm trang bị trên tàu chiến hải quân Mỹ. Pháo hạm mới cỡ lớn của Mỹ phải có tầm bắn xa 180 km. Các chuyên gia phân tích của Hải quân Mỹ đưa ra nhận định rằng, trong giai đoạn trước năm 2030, các loại pháo hạm cỡ lớn và tầm trung sẽ luôn đi đầu trong giải quyết các nhiệm vụ sau: - Hỗ trợ cho lực lượng đổ bộ trên biển, tiêu diệt các mục tiêu cố định và di động trên mặt đất trong quá trình đẩy mạnh hoạt động của lực lượng do thám ở các khu vực gần biển. - Tiêu diệt tàu chiến, tàu tuần tiễu, tàu vận tải và các mục tiêu nổi khác của đối phương, đặc biệt là trong điều kiện đối phương tăng cường hoạt động của các phương tiện tác chiến điện tử. Để giải quyết có hiệu quả hàng loạt các nhiệm vụ nêu trên, Hải quân Mỹ đã đặt ra những yêu cầu rất khắt khe đối với các hệ thống pháo hạm mới. Để đủ sức tiêu diệt các mục tiêu gần bờ, pháo hạm cỡ lớn phải có tầm bắn xa là 180 km, pháo hạm cỡ trung phải có tầm bắn xa từ 115-140 km. Pháo hạm rất quan trọng trong tác chiến gần bờ. Bên cạnh đó, pháo hạm phải có hỏa lực mạnh, tiêu diệt mục tiêu trên bộ, trên biển trong thời gian ngắn, có độ chính xác bắn cao (sai số tiêu diệt mục tiêu là 2 m đối với pháo hạm cỡ trung khi sử dụng đạn nổ phá mảnh hoặc xuyên phá; sai số tiêu diệt mục tiêu là 20-50 m đối với pháo hạm cỡ lớn và tầm trung khi sử dụng đạn chính xác cao tầm xa mang đầu đạn chùm). Ngoài ra, pháo hạm thế hệ mới phải có khả năng phản ứng nhanh, chuyển mục tiêu tấn công nhanh, nạp đạn tự động, độ tin cậy cao, trọng lượng nhẹ, giá thành thấp và đơn giản trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa cũng như sử dụng. Như vậy, trong thời gian tới, theo yêu cầu của Hải quân Mỹ, bên cạnh việc nâng cấp các hệ thống pháo hạm hiện có, các chuyên gia chế tạo vũ khí của Mỹ cũng phải tập trung nghiên cứu ra các hệ thống pháo hạm mới có hỏa lực mạnh, ứng dụng công nghệ tiên tiến, có tầm bắn xa và độ chính xác cao. |
Nhãn:
Hải quân Mỹ,
Pháo hạm,
Pháo hạm Hải quân Mỹ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)