Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Học thuyết AirSea Battle và nguy cơ xung đột

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

>> Học thuyết AirSea Battle và nguy cơ xung đột


Nhằm đảm bảo ưu thế trước bất kỳ cuộc chiến nào, từ những năm 1990 Mỹ đã phát triển một học thuyết quân sự mới, song đằng sau đó là những nguy cơ xung đột rất lớn. 

Tiến sỹ Raoul Heinrichs, một học giả tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc phòng ĐH Quốc gia Australia đã có bài viết nhận định về tác động của học thuyết quân sự AirSea Battle mà Mỹ đang phát triển đối với tình hình an ninh tại châu Á.




http://nghiadx.blogspot.com


Dưới đây là một phần bài viết của ông:

Không - Hải chiến thay Không - Lục chiến

Năm 1992, Đô đốc James Stavridis, Chỉ huy tối cao của quân đồng minh châu Âu đã nói: “Chúng ta cần một khái niệm về không chiến trên biển mới, một lực lượng có khả năng triển khai ngay lập tức, tích hợp đầy đủ cho mọi cuộc không kích có thể xảy ra”.

Học thuyết quân sự “AirSea Battle” (Không chiến trên biển) được ra đời từ đó. Mỹ cùng với các đồng minh trong khối quân sự NATO đã tập trung vào các bài tập quân sự nhằm phát triển cho học thuyết quân sự mới này.

Học thuyết quân sự này tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa Không quân và Hải quân Mỹ. Ở đó, AirSea Battle vận hành một cỗ máy chiến tranh tổng thể, từ trinh sát, phân tích tình báo tầm xa, hiệp đồng giữa tàu ngầm, tàu chiến mặt nước, đến các máy bay trinh sát và chiến đấu trên không, hệ thống vệ tinh... cho tới vượt qua hệ thống phòng không của đối phương, chỉ thị và tấn công các mục tiêu, phá hoại khả năng trinh sát, ngăn chặn các hệ thống tấn công và cuối cùng là phá hoại và làm tê liệt khả năng tấn công từ xa của đối phương. Kế hoạch này có vai trò quan trọng tương tự như kế hoạch tổng hợp không quân - lục quân được triển khai tại châu Âu trong những năm chiến tranh lạnh nhằm đối phó với Liên Xô.

http://nghiadx.blogspot.com
Học thuyết quân sự mới của Mỹ có thể đẩy thế giới vào những cuộc xung đột.


Học thuyết mới nhằm ngăn cản Trung Quốc

Kế hoạch chi tiết cho sự phát triển của học thuyết AirSea Battle vẫn chưa được công bố một cách rõ ràng. Mục tiêu hướng tới của học thuyết quân sự này là khu vực châu Á, nếu không muốn trắng ra là để đối phó với sự lớn mạnh của Trung Quốc.

Phía bên kia, có vẻ như Trung Quốc đã chuẩn bị mọi thứ cho sự thách thức quyền kiểm soát của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Bắc Kinh đã cho thấy họ không còn nhượng bộ trước các chiến lược của Mỹ tại châu Á. Đồng thời, các đồng minh Mỹ tại châu Á cho rằng, Washington ưu thế quân sự tại Tây Thái Bình Dương đang mất dần. Uy tín quân sự của Mỹ phụ thuộc vào khả năng ngăn chặn thống trị đại dương của Trung Quốc.

Đó là những bài toán mà Washington phải giải đáp trong thời gian tới. Và ở đây, mục đích thực tiễn của Học thuyết quân sự "AirSea Battle" chính là vượt qua những chiến lược chống xâm nhập của Trung Quốc, bảo vệ và kiểm soát các vùng biển, bảo đảm tự do hàng hải...

Ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn tích cực

Để đạt được sự vượt trội trong chiến lược AirSea Battle, Mỹ cần phải tiến hành một loạt các nâng cấp cho hạ tầng cơ sở như: hệ thống chỉ huy chiến trường C4ISR, tăng số lượng các tàu ngầm tối tân, chống ngầm toàn diện, các máy bay ném bom chiến lược mới và vũ khí chống vệ tinh... Tiếp đến là các tàu sân bay, tàu khu trục, tàu tuần dương mới, máy bay chiến đấu mới và thậm chí là tàu đổ bộ mới.

Những hệ thống trên đều rất đắt tiền, trong khi đó Washington đang phải đối mặt với áp lực cắt giảm ngân sách lên tới hàng tỷ USD trong thập kỷ tới, sau các cuộc chiến mệt mởi ở Trung Đông và Nam Á. Điều này là trở ngại cho bước tiến của học thuyết AirSea Battle và thói quen bá quyền suốt nửa thế kỷ qua của Washington.

Tuy học thuyết quân sự chưa định hình một cách rõ ràng, song đã có nhiều ý kiến cho rằng. AirSea Battle là một chiến lược tốn kém và vô ích, thậm chí nếu học thuyết quân sự này được cụ thể hóa hơn nữa, nó sẽ dẫn đến những nguy cơ tiềm ẩn xung đột vũ trang thậm chí là xung đột hạt nhân tại khu vực.

Hệ quả đầu tiên của việc thực thi AirSea Battle là thúc đẩy cuộc vũ trang, vốn diễn ra ỉ cháy ở châu Á.

Thứ hai, tốc độ phát triển của ngoại giao Trung Quốc không bắt kịp sự phát triển của sức mạnh quân sự của nước này. Do đó, việc giải quyết các thách thức mới bằng các biện pháp ngoại giao có thể thực hiện chậm trễ.

Cuối cùng, khi AirSea Battle được thực hiện, việc triển khai ngăn chặn các hệ thống giám sát làm suy giảm khả năng tấn công từ xa của Trung Quốc chắc chắn sẽ diễn ra. Dù thủ đoạn thực hiện bằng các phương tiện thông thường cũng dẫn đến việc Bắc Kinh nhận thức đó là nỗ lực phá hủy khả năng răn đe hạt nhân của Trung Quốc. Mọi sự leo thang sẽ không loại trừ khả năng xảy ra xung đột hạt nhân.

Tuy nhiên, học thuyết AirSea Battle cũng có điểm tích cực nhất định, việc đảm bảo tự do hàng hải cho phép Mỹ tiếp tục đóng một vai trò mạnh mẽ trong khu vực. Điều này cho phép Washington thực hiện các cam kết với đồng minh, ngăn chặn "chủ nghĩa đơn phương" của Trung Quốc tại châu Á.

Bằng cách cung cấp cho Bắc Kinh một sự cởi mở hơn về chính trị và giảm ảnh hưởng của quân đội tại những khu vực nhạy cảm, Mỹ sẽ tránh được hệ quả tiêu cực của học thuyết quân sự AirSea Battle gây ra, trong khi vẫn giữ được vai trò của mình tại châu Á.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang