Tập đoàn đóng tàu Nga và công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport đã ký hợp đồng đóng mới và cung cấp 2 tàu hộ tống lớp Tiger (*) cho 1 khách hàng truyền thống. Bản hợp đồng được ký kết với Algieri bên lề của hội chợ quốc phòng đại dương quốc tế IMDS-2011 đang diễn ra tại thành phố St. Peterburg. Đây là triển lãm diễn ra 2 năm/lần với 300 công ty (30 công ty quốc tế và 270 công ty của Nga). “Chúng tôi đã ký 2 hợp đồng với Rosoboronexport để bán 2 tàu hộ tống cho Algeria và 3 tàu hộ tống tên lửa hạng nhẹ (Molniya) cho một quốc gia nằm trong Liên bang Xô Viết trước đây”, ông Roman Trotsenko – chủ tịch của tập đoàn đóng tàu phát biểu. Theo ông Trotsenko, những hợp đồng đã được ký kết trị giá khoảng 1,3 tỷ USD, và giới chuyên môn cho rằng nhiều thương vụ nữa sẽ tiếp tục được ký kết trước khi kết thúc hội chợ vào gày 3/7. Tàu hộ tống lớp Tiger là một trong những chủ đề "hot" của triển lãm. (*) Tàu hộ tống lớp Tiger, thuộc Project 20380 là biến thể xuất khẩu của Project 20382, Steregushchy. Tại IMDS-2011, Nga đang triển lãm tàu hộ tống lớp Steregushchy lần đầu tiên có tên Soobrazitelny. Tàu hộ tống hiện đại này có khả năng tiêu diệt tàu chiến, tàu ngầm và máy bay chiến đấu, cũng như pháo kích hỗ trợ đổ bộ tại bờ biển. Khu vực trưng bày của hội chợ có sự góp mặt của 15 tàu chiến của hải quân Nga, 3 tàu chiến nước ngoài là: tàu khu trục FGS Hamburg của Đức, tàu khu trục HMS Van Amstel của Hà Lan và tàu khu trục USS Carr của hải quân Mỹ. Chương trình của triển lãm bao gồm trình diễn bắn đạn thật của 10 tàu chiến, biểu diễn bay của máy bay thể thao, trực thăng và máy bay không người lái. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Project 20380. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Project 20380. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011
>> Nga bán 2 chiến hạm lớp Tiger cho khách hàng truyền thống
Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011
>> Xu hướng tàu khu trục nhỏ trong thế kỉ 21
Các tàu khu trục nhỏ, tàng hình, đa chức năng sẽ là xu hướng chủ đạo của công nghiệp đóng tàu chiến mặt nước thế kỷ 21. Chiến tranh thế giới thứ 2 và những năm chiến tranh lạnh, các thiết giáp hạm, tuần dương hạm hạng nặng đã bộc lộ nhiều điều bất cập và các điểm yếu chết người. Dù được trang bị hệ thống hỏa lực cực mạnh, với thời gian hoạt động kéo dài hàng tháng trên biển, nhưng kích thước khổng lồ khiến các thiết giáp hạm, tuần dương hạm hạng nặng có chi phí vận hành tốn kém, khả năng xoay xở và tốc độ chậm khiến các chiến hạm này dễ bị tổn thương trong tác chiến. Sự phát triển mạnh mẽ của các tên lửa chống hạm khiến tuần dương hạm hạng nặng dễ trở thành "miếng mồi ngon". Kích thước đồ sộ, độ bộc lộ radar lớn, chúng dễ dàng bị phát hiện và tấn công từ xa. Ngày nay, các thiết giáp hạm đã ngưng sử dụng, chỉ còn tuần dương hạm hạng nặng chỉ còn trong trang bị của Nga và Mỹ. Ưu điểm của tàu khu trục nhỏ Ngày nay, các quốc gia ven biển có nhu cầu lớn trong việc tuần tra bảo vệ an toàn vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế, đảm bảo an ninh hàng hải, chống cướp biển, ngăn chặn các hoạt động xâm nhập trái phép. Trong đó, nổi lên là nhu cầu sở hữu tàu chiến mới có thể đảm đương tất cả các vai trò nói trên. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng đủ khả năng tài chính để trang bị cho mình một đội tàu chiến mặt nước hùng hậu. Quan điểm tác chiến hải quân mỗi nước cũng khác nhau nên nhu cầu cụ thể cũng rất khác nhau. Nắm bắt được xu thế đó, các nhà thiết kế đã cho ra đời các tàu khu trục nhỏ, có lượng giãn nước dưới 7.000 tấn, có trang bị đáp ứng hầu hết nhu cầu của hải quân mỗi nước. Tàu khu trục nhỏ tàng hình đa chức năng là lựa chọn số một của tác chiến hải quân hiện đại. Có thiết kế nhỏ gọn hơn các tuần dương hạm, tàu khu trục có chi phí vận hành thấp, thời gian bảo trì giữa 2 lần được kéo dài hơn. Ngoài ra, các hệ thống điện tử được thiết kế theo dạng mô đun mở cho phép thực hiện các nâng cấp về sau, kéo dài tuổi thọ và thời gian sử dụng. Tàu khu trục nhỏ có khả năng hoạt động tốt tại các vùng biển nông, thích hợp trong việc đảm bảo công tác tuần tra vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế. Những tàu chiến này có tốc độ cao, độ bộ lộ radar thấp, thích hợp cho chiến thuật đột kích đánh nhanh rút gọn. Đây là sự lựa chọn hợp lý cho các quốc gia có năng lực tài chính hạn chế. Xu hướng tàu khu trục nhỏ lan rộng Pháp là quốc gia tiên phong trong thiết kế và phát triển các tàu khu trục nhỏ tàng hình đa chức năng. Điển hình là tàu khu trục tàng hình lớp La Fayette. Hiện tại, chiến hạm lớp La Fayette tàu khu trục tấn công chủ đạo của Hải quân Pháp và được xuất khẩu cho nhiều nước khác như Singapone, Arab Saudi... Nối bước theo Pháp, các quốc gia khác như Brazil, Canada, Israel và Anh đều cho ra đời các tàu khu trục nhỏ đa chức năng của riêng mình. Trong khu vực châu Á, nhiều nước đã tiệm cận xu hướng này. Điển hình là chương trình tàu khu trục nhỏ Type-054D của Trung Quốc, gần đây là chương trình tàu khu trục FFX của Hàn Quốc. Tàu khu trục nhỏ tàng hình đa chức năng Project 20380 của Hải quân Nga. Là một nước có nền công nghiệp hàng hải mạnh, Đức cũng đầu tư phát triển chương trình tàu khu trục đa chức năng tàng hình mới mang tên F-125. Ngay cả Nga, quốc gia có lực lượng hải quân mạnh với bề dày phát triển tàu khu trục cỡ lớn, tuần dương hạm hạng nặng cũng dần đi theo xu hướng này. Gần đây nhất, Hải quân Nga đã đầu tư đóng mới các tàu khu trục nhỏ tàng hình Project 20380. Hiện tại Nga đã hạ thủy một số tàu thuộc Project 20380. Dương như chỉ còn Mỹ chưa chú trọng tới vai trò các loại tàu khu trục nhỏ tàng hình. Điều này có thể xuất phát từ quan điểm tác chiến của Hải quân Mỹ thấy rằng, các tàu khu trục lớn và các tuần dương hạm hạng nặng vẫn còn đảm bảo yêu cầu tác chiến toàn cầu của họ và nền kinh tế hàng đầu đủ sức duy trì những hạm đội tốn kém hư vậy. Thế kỷ 20 từng được mệnh danh là thế kỷ của các thiết giáp hạm và tuần dương hạm hạng nặng. Thế kỷ 21 sẽ là kỷ nguyên của các tàu khu trục nhỏ tàng hình đa chức năng? [BDV news] |
Nhãn:
chiến tranh lạnh,
Hải quân Hàn Quốc,
Hải quân Mỹ,
Hải quân Nga,
La Fayette,
Project 20380,
tàu khu trục,
Tàu khu trục FFX,
Thế kỉ 21,
Tuần dương hạm hạng nặng
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)