Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Công ty Rosoboronexport

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Công ty Rosoboronexport. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Công ty Rosoboronexport. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

>> Việt Nam nhận thêm 3 chiến đấu cơ Su-30 MK2

Hãng thông tấn Nga Interfax-AVN hôm 16/5 đưa tin: Tập đoàn Rosoboronexport và Sukhoi của Nga vừa hoàn tất việc bàn giao cho Việt Nam 3 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2.




http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến đấu cơ Su-30MK2

Các máy bay vừa được chuyển giao cho Việt Nam, trong tương lai gần sẽ trở thành một phần của lực lượng Không quân Việt Nam.

Theo dự kiến, phía Nga sẽ chuyển cho Việt Nam 4 chiếc Su-30MK2, nhưng thực tế chỉ có 3 chiếc được đưa sang Việt Nam trong đợt này, bởi 1 trong 4 chiếc đã bị rơi trong chuyến bay thử nghiệm hồi tháng 2/2012.

>> 'Hổ mang chúa' Su-30MK2 trên bầu trời Việt Nam
>> “Sát thủ diệt hạm” Kh-59MK trên Su-30MK2 Việt Nam

Cũng theo nguồn tin trên, Hiệp hội sản xuất máy bay Komsomolsk on Amur của Nga đang tiến hành hoàn thiện nốt những chiếc Su-30 còn lại để chuyển cho Việt Nam theo bản hợp đồng đã được ký kết hồi năm 2010.

Cho tới thời điểm hiện tại, Nga đã gần như hoàn thành 2 bản hợp đồng về việc cung cấp các máy bay chiến đấu cho Việt Nam. Đầu tiên, là bản hợp đồng cung cấp 8 chiến đấu cơ Su-30MK2 với tổng chi phí khoảng 400 triệu USD.

Tiếp theo là bản hợp đồng cung cấp 12 chiếc Su-30MK2 với trị giá (không công khai) lên đến 1 tỉ USD. 2 bản hợp đồng này bao gồm cả việc cung cấp thiết bị vũ khí và phụ tùng cho các máy bay.

Chiến đấu cơ Su-30MK2 là loại máy bay đa năng 2 chỗ ngồi, có khả năng hoạt động trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất, ngày cũng như đêm. Đặc biệt, loại chiến đấu cơ này có thể sử dụng cả các loại vũ khí tác chiến tầm xa và tiếp nhiên liệu trên không.

Su-30MK2 được trang bị pháo tự động cỡ 30mm, bom hoặc tên lửa được bố trí trên 12 giá treo dưới cánh và thân. Các tên lửa không đối không trang bị trên máy bay bao gồm tên lửa tầm trung R-27 với nhiều biến thể khác nhau, tên lửa tầm ngắn R-73E với đầu tự dẫn hồng ngoại, tên lửa tầm trung RVV-AE…

http://nghiadx.blogspot.com
Khoang lái Su-30 MK2


http://nghiadx.blogspot.com
Su-30MK2 và các loại tên lửa có thể được trang bị

Su-30MK2 thực hiện nhiệm vụ cường kích sẽ được trang bị các tên lửa Kh-59ME, Kh-35E và Kh-59MK, tên lửa đối hạm tầm trung Kh-31P, tên lửa tầm ngắn Kh-29T… Bên cạnh đó là 1 số loại bom và tên lửa không có điều khiển.

Gần đây, có thông tin cho rằng, trong tương lai Việt Nam có thể mua thêm 24 chiến đấu cơ Su-30MK2.

Trước đó, vào tháng 6 và 12/2011, Việt Nam đã liên tiếp nhận được 8 chiếc Su-30 MK2 từ phía Nga.

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

>> Việt Nam có thể mua S-400 của Nga


Việt Nam sẽ mua từ 4-6 hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 hoặc S-400 nếu được phép xuất khẩu. Thông tin trên được Giám đốc CAST (Nga) tiết lộ.


Sau triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế Lima tổ chức tại đảo Langkawi ở Malaysia từ ngày 6-10/12/2011, ông Ruslan Pukhov giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ (CAST) có trụ sở tại Moscow, tiết lộ. Trung tâm này có sự liên kết chặt chẽ với công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport



http://nghiadx.blogspot.com
Ông Ruslan Pukhov

Theo ông này, trong thập kỷ qua, Việt Nam đã mua sắm các trang bị khí tài hiện đại chủ yếu từ Nga. Trọng tâm của việc mua sắm là tăng cường sức mạnh cho không quân và hải quân.

Trong lĩnh vực phòng không không quân, năm 2005 Việt Nam đã mua 2 tiểu đoàn tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU1, cùng với đó là hợp đồng nâng cấp hệ thống tên lửa phòng không tầm trung S-125 Pechora lên tiêu chuẩn S-125 Pechora 2M. Mua hệ thống radar phòng không hiện đại từ Nga và Belarus.

Lực lượng tên lửa phòng không Việt Nam được biên chế tới 10 trung đoàn tên lửa phòng không hỗn hợp trang bị các loại tên lửa đối không SA-2 và S-125 Pechora 2M, 4 trung đoàn tên lửa đối không 2K12 Kub (NATO định danh là SA-6 Gainful) và một trung đoàn tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU1.

Ngoài ra còn rất nhiều loại tên lửa phòng không tầm thấp vác vai như Strela-2, Strela-3, Igla-1 và Igla-S, cùng với một số hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp di động Strela-1, Strela-10, bên cạnh đó còn có hàng ngàn khẩu pháo phòng không các loại 37, 57mm tạo nên thế trận phòng không nhiều tầng nhiều lớp.

Hiện tại, Việt Nam có trong biên chế một số lượng lớn các hệ thống phòng không được Liên Xô chuyển giao từ những năm 1980. Về cơ bản những hệ thống này đã lỗi thời, song với những nâng cấp gần đây vẫn duy trì được sức mạnh chiến đấu chống lại những cuộc tập kích đường không quy mô lớn.

http://nghiadx.blogspot.com
S-300PMU2 và S-400 là những hệ thống tên lửa đối không mà Việt Nam có thể mua trong thời gian tới.

Năm 2011, Hải quân Việt Nam đã nhận 2 tàu khu trục có trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm thấp Palma và đã quyết định đặt hàng thêm 2 chiếc nữa.

Về mặt lý thuyết, trong thập kỷ tới Việt Nam có thể mua thêm từ 4-6 hệ thống tên lửa đối không tầm xa S-300PMU2 Favorit hoặc S-400 Triumf trong trường hợp hệ thống này được phép xuất khẩu.

Ngoài ra, Việt Nam cũng sẽ mua thêm một số hệ thống tên lửa đối không tầm thấp hiện đại như Tor-M2E(SA-15 Gauntlet) hệ thống pháo tích hợp tên lửa đối không Pantsir-S1(SA-22 Greyhound), tuy nhiên số lượng mua sẽ không lớn.

Nền kinh tế Việt Nam tuy có bước phát triển vượt bậc trong thời gian qua song vẫn còn nhiều khó khăn. "Điều này làm hạn chế việc mua số lượng lớn các hệ thống vũ khí hiện đại từ Nga, song đó cũng là một cơ hội để chúng ta có thể dành những hợp đồng nâng cấp các hệ thống sẵn có", ông Ruslan Pukhov nhận xét. Ông này đưa ra ví dụ là hệ thống tên lửa đối không 2K12 Kub. Việc hiện đại hóa hệ thống, trang bị tên lửa 9M317E sẽ mang lại một sức mạnh vượt trội cho hệ thống này trong khi vẫn đảm bảo được vấn đề tiết kiệm ngân sách.

"Tuy không mua ào ạt số lượng lớn, song Việt Nam lại là một bạn hàng tin cậy và ổn định của Nga, tương lai Việt Nam có thể chuyển sang đóng mới các tàu chiến lớn hơn do Nga chế tạo, những tàu chiến này có thể được trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm trung mang lại năng lực tác chiến hải đối không mới cho Hải quân Việt Nam", ông Pukhov nói.

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

>> Malaysia sẽ mua tên lửa “Gấu xám” Buk-M2E của Nga?



Malaysia đã bày tỏ sự mong muốn có được hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung hiện đại Buk-M2E của Nga.

Hãng tin Interfax dẫn lời giám đốc Công ty Rosoboronexport, Dimidyuk Nicholas rằng Malaysia đã đánh giá cao và bày tỏ sự quan tâm đến hệ thống tên lửa Buk-M2E của Nga.

Tuy nhiên, Malaysia vẫn chưa thông qua quyết định mua các tên lửa đất đối không tầm trung này.

Hôm thứ năm tuần trước, tại Triển lãm quốc tế hải quân và công nghệ hàng không vũ trụ Lima 2011, N. Dimidyuk cho biết: "Sau khi nghe thuyết trình, các đại diện quân sự của Malaysia đã đánh giá cao tên lửa Buk-M2E của chúng tôi, và tuyên bố rằng đây là công nghệ tên lửa chống máy bay tầm trung tiên tiến nhất trên thế giới tại thời điểm này."

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa “Gấu xám” Buk-M2E của Nga

N. Dimidyuk cũng nhắc lại các kết quả của cuộc triển lãm Lima trong năm 2009: "Sau khi thăm quan các sản phẩm, các sĩ quan quân đội Malaysia, cũng như đại diện của ngành công nghiệp quốc phòng nước này đã công khai bày tỏ quan điểm của mình rằng các sản phẩm của Nga hiện đại hơn các đối tác nước ngoài rất nhiều.

Hiện tại chúng tôi có thể cung cấp cho Malaysia các tên lửa Buk-M2E có tính năng kỹ chiến thuật tốt hơn, tầm bắn xa hơn các tên lửa Buk-M1-2 đồng thời cũng cải thiện khả năng chống lại chiến tranh điện tử".

“Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Malaysia đã quá quen thuộc với các trang thiết bị quân sự và vũ khí của xuất khẩu khác nhau của Nga”, phó Giám đốc cơ quan xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport Victor Komardin, người đứng đầu phái đoàn Nga tại Triển lãm Không gian Vũ trụ và Hàng hải Lima 2011 tại Malaysia cho hay:

“Và chúng tôi hy vọng các thỏa thuận sẽ đạt được tại cuộc họp với tư lệnh các lực lượng quốc phòng của Malaysia sắp tới”, Victor Komardin cho biết.

Triển lãm Lima 2011 có sự tham gia tới hơn 400 công ty đến từ 35 quốc gia khác nhau với các sản phẩm trong lĩnh vực không gian vũ trụ và hải quân.

Các hãng sản xuất vũ khí nổi tiếng trên thế giới đã mang đến Lima-2011 64 máy bay các loại, 12 tàu chiến cùng hàng loạt các loại vũ khí, trang thiết bị quân sự được trưng bày dưới dạng mô hình, áp phích và video.

Nga cũng đã mang tới triển lãm các sản phẩm tốt nhất của mình như tiêm kích Su-30MK2, máy bay trực thăng Mi-17, xe tăng T-90S, tên lửa “Cuồng phong” Tornado, tên lửa Buk-M2E…và các thiết bị hàng hải khác.

http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa “Gấu xám” Buk-M2E (NATO gọi là S-17 Grizzly) là tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung đa năng và có sức cơ động cao. Tổ hợp này được Nga thiết kế và sản xuất tại nhà máy Ulianov.

Các chuyên gia Nga đánh giá, Buk-M2E có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trong phạm vi nhiệm vụ của mình, từ các loại trực thăng yểm trợ hỏa lực cho đến các loại máy bay chiến thuật, chiến lược cũng như tên lửa đạn đạo và tên lửa chống rada khác.

http://nghiadx.blogspot.com
Buk-M2E có khả năng tiêu diệt cả các mục tiêu mặt nước (gồm cả các tàu lớp khu trục và tàu tuần dương trang bị tên lửa).

Đối với các mục tiêu là các trạm rada mặt đất, Buk-M2E có khả năng phát hiện và tiêu diệt kể cả trong điều kiện môi trường nhiễu tăng cường.

Tầm xa tối đa mà Buk-M2E có khả năng tiêu diệt hiệu quả mục tiêu là 45 km với khả năng vươn cao lên tới 25 km.


http://nghiadx.blogspot.com
“Gấu xám” Buk-M2E sẽ sớm có mặt trong quân đội Malaysia?

Đặc biệt, tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M2E có thời gian triển khai và khai hỏa cực nhanh so với các tổ hợp tương tự của các nước trên thế giới.

Chỉ mất 20 giây, Buk-M2E đã có khả năng triển khai tác chiến và chưa đầy 5 phút sau sẽ ở trạng thái hoàn toàn sẵn sàng tiêu diệt bất cứ mục tiêu nào. Bên cạnh đó, Buk-M2E có khả năng tự hành và tính cơ động cao nhờ trang bị bánh xích và động cơ công suất lớn.

Trước đây, Nga không xuất khẩu loại vũ khí này. Tuy nhiên, do nhu cầu trên thị trường vũ khí thế giới đối với tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M2E ngày càng tăng nên Nga đã nghiên cứu và sản xuất phiên bản xuất khẩu, trong đó có phiên bản bánh lốp. Hy vọng rằng, “gấu xám” Buk-M2E sẽ sớm có mặt trong quân đội Malaysia.

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

>> Thổ Nhĩ Kỳ mang S-300 ra dọa NATO



NATO sẽ ngưng cung cấp các thông tin tình báo liên quan đến mối đe dọa về tên lửa nếu Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không của Nga hoặc Trung Quốc.




Thổ Nhĩ Kỳ thực sự muốn hệ thống Antey-2500 hay chỉ là một chiêu bài ép giá các nhà thầu phương Tây.


Một quyết định mua hệ thống tên lửa phòng không tầm xa mới từ Trung Quốc hoặc Nga sẽ làm xấu đi cho mối quan hệ tốt đẹp giữa NATO và Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay.

Trước đó Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức chương trình đấu thầu cung cấp hệ thống tên lửa phòng không tầm xa mới cho quân đội nước này.

Chương trình T-LORAMIDS có sự tham gia của các nhà thầu Lockheed Martin cùng với Raytheon của Mỹ giới thiệu hệ thống Patriot PAC-2 và PAC-3. Tập đoàn Eurosam giới thiệu một biến thể phóng trên xe phóng di động của Aster-30.

Còn Tổng công ty xuất nhập khẩu máy móc chính xác CPMIEC của Trung Quốc giới thiệu hệ thống FT-2000 biến thể xuất khẩu của hệ thống HQ-9 sao chép từ S-300 của Nga.

Công ty Rosoboronexport của Nga giới thiệu hệ thống S-300PMU2, theo một nguồn tin của Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất mong muốn sở hữu hệ thống Antey-2500, biến thể nâng cấp của hệ thống tên lửa S-300V.

Theo nguồn tin của Bộ Quốc phòng Thỗ Nhĩ Kỳ người chiến thắng trong cuộc đấu thầu này sẽ được công bố vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2012.

Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia quân sự phương Tây phản đối việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không mới từ Nga hoặc Trung Quốc. Lý do được đưa ra là, bất kỳ hệ thống phòng không nào khác với chuẩn của NATO sẽ gây nhiều khó khăn cho việc tích hợp cuối cùng vào hệ thống phòng thủ tên lửa chung của khối.

Các vấn đề liên quan đến cung cấp phụ tùng thay thế, nguy cơ rò rỉ thông tin bí mật. Song bất chấp những lời chỉ trích và áp lực, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn không loại trừ khả năng chọn các nhà sản xuất từ Trung Quốc hoặc Nga làm nhà thầu chính.

Các lý do Thổ Nhĩ Kỳ để mắt tới S-300?

Một đại diện của NATO cho biết, nếu Thổ Nhĩ Kỳ vẫn quyết tâm chọn các nhà thầu từ Trung Quốc hoặc Nga, hệ thống phòng không mới của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải hoạt động thông qua một trung tâm trao đổi thông tin riêng của NATO.

Một số nhà phân tích của phương Tây lại có một cái nhìn nhận khác về vấn đề này. Họ cho rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ chọn các nhà sản xuất từ Trung Quốc và Nga làm nhà thầu tiềm năng là một động thái nhằm gây áp lực lên các nhà sản xuất của Mỹ và châu Âu trong việc giảm giá thành.

Lý do các nhà thầu của Nga và Trung Quốc nằm trong danh sách dự thầu không phải là động thái ly tâm của Thổ Nhĩ Kỳ rời xa khối NATO. Đây chỉ là áp lực truyền thông của Thổ Nhĩ Kỳ tớiphương Tây.

Vấn đề nữa cần phải nhắc tới, T-LORAMIDS là một chương trình phòng không và phòng thủ quốc gia. Đây không phải là một phần của hệ thống phòng thủ chung NATO. Trên nguyên tắc cơ bản, đây là một "sân chơi" cho tất cả các ứng viên do Thổ Nhĩ Kỳ tạo ra.

Trung tâm phân tích mua bán vũ khí toàn cầu TSAMTO của Nga nhấn mạnh, đây là một áp lực chưa từng có của NATO đối với việc mua sắm hệ thống phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ. Trường hợp này là một ví dụ điển hình về sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường vũ khí toàn cầu.

Một lý do khác lý giải cho áp lực này là, tháng 11/2010 trong hội nghị thượng đỉnh NATO tại Lisbon, Bồ Đào Nha. Khối quân sự này đã thống nhất thông qua chương trình xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa chung của NATO.

Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định tham gia hệ thống này sau khi NATO đưa ra một số sửa đổi, theo đó, Iran cùng với một số quốc gia khác không nêu tên được liệt vào mối đe dọa tên lửa tiềm năng đối với Thổ Nhĩ Kỳ. NATO sẽ cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ các thông tin tình báo liên quan đến mối đe dọa này.

Theo kế hoạch, NATO sẽ triển khai tại Thổ Nhĩ Kỳ một hệ thống radar cảnh báo sớm các vụ phóng tên lửa. Giữa tháng 7/2011, đại diện của Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã thảo luận các vấn đề về việc triển khai radar này trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton.

Một khi hệ thống được triển khai hoạt động, bất kỳ vụ phóng tên lửa nào từ các quốc gia “hiếu chiến” theo đánh giá của Mỹ, đều được radar cảnh báo sớm này phát hiện. Tên lửa ngay lập tức sẽ bị đánh chặn bởi các tên lửa SM-3 được triển khai hoạt động trên các tàu khu trục Aegis của Mỹ được triển khai ở phía Đông của Địa Trung Hải hoặc từ Romania.

Như vậy khả năng thắng thầu của Nga hoặc Trung Quốc tại Thổ Nhĩ Kỳ và chỉ là khá thấp nếu chiêu bài gây áp lực lên vấn đề giá cả của họ thành công.

[BDV news]


Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

>> Quốc hội Mỹ thúc đẩy bán F-35 cho Ấn Độ




Quốc hội Mỹ đề xuất khả năng cho Lockheed Martin trở lại đấu thầu cung cấp máy bay cho MMRCA của Ấn Độ băng "siêu phẩm" F-35.

MMRCA - Medium Multirole Combat Aircraft: Chương trình trang bị máy bay chiến đấu đa năng hạng trung

Đề xuất trên được Ủy ban thượng viện về các vấn đề vũ trang thuộc Quốc hội Mỹ đưa ra cùng với báo cáo các khoản chi dự tính của Bộ Quốc phòng Mỹ trong tài khóa 2012.

Với đề xuất này, chỉ cần Bộ Quốc phòng thông qua “mục đích và tính khả thi” của việc xuất khẩu F-35 cho Ấn Độ là F-35 sẽ có thể được mang đi tham gia đấu thầu chương trình MMRCA.



Máy bay F-35 chỉ cần qua "cửa" của Bộ Quốc phòng trước khi được phép tham gia dự án đấu thầu cung cấp máy bay cho Ấn Độ theo chương trình MMRCA.


Phát ngôn viên của Lockheed Martin đã xác nhận lại thông tin này nhưng cho biết thêm tất cả tiến trình trong việc mang F-35 đi đấu thầu và bán cho Ấn Độ sẽ được quyết định bởi chính phủ Hoa Kỳ chứ không phải công ty.

Bà cho biết thêm, chương trình JSF là chương trình của Chính phủ Hoa Kỳ, vì thế đích thân chính phủ sẽ quyết định chính sách bán F-35 cho quốc gia nào trên thế giới.

Công ty Lockheed Martin sẽ không có bất kỳ một vai trò nào trong việc đưa ra quyết định thị trường sẽ xuất khẩu F-35, tuy nhiên, công ty sẽ bán loại máy bay này cho bất kỳ quốc gia nào nếu Chính phủ Hoa Kỳ cho phép.

Trong tháng 4/2011, chiếc F-16IN của Lockheed Martin là 1 trong 4 loại máy bay đã bị loại khỏi cuộc đấu thầu cung cấp máy bay cho chương trình MMRCA cùng với F/A-18E/F của Boeing, MiG-35 của Nga và JAS-39 Gripen của Thụy Điển.

Hai loại máy bay được chấp nhận là Dassault Rafale và Eurofighter Typhoon của Châu Âu đã thắng thầu sẽ được ký hợp đồng cung cấp trong vài tháng tới. Do tiến độ của chương trình MMRCA, việc F-35 được cung cấp cho Ấn Độ nếu có sẽ không thể sớm hơn năm 2016.



Máy bay Sukhoi T-50 đẫ vượt qua F-35 trong cuộc đấu thầu cung cấp máy bay thế hệ thứ năm cho Ấn Độ theo chương trình FGFA.


Đây không phải lần đầu Washington xem xét đến khả năng bán F-35 cho Ấn Độ. Tháng 7/2007, Lockheed Martin đã gửi các thông số kỹ thuật của F-35 cho lực lượng không quân Ấn Độ (IAF) xem xét.

Cùng với động thái này, phó chủ tịch công ty đã cho biết F-35 có thể thỏa mãn mọi nhu cầu tương lai của chương trình phát triển máy bay thế hệ thứ 5 (FGFA) của Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ đã chọn hợp tác với Nga để phát triển chương trình FGFA.

Theo một hợp đồng được kỳ tháng 12/2010, Nga và Ấn Độ sẽ hợp tác để phát triển loại máy bay FGFA dựa theo phiên bản thử nghiệm Sukhoi T-50 của Nga với sự tham gia của các công ty Hindustan, Sukhoi và Rosoboronexport.

[BDV news]


Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

>> Tại sao Ấn Độ và Mỹ mua trực thăng Nga?




Sau Mỹ, Ấn Độ đã ký kết hợp đồng mua 80 trực thăng Mi-17 V5 của Nga, bên lề cuộc triển lãm hàng không quốc tế Paris diễn ra ở Le Bourget, Pháp. Các chuyên gia quan tâm và đã đưa ra những lý giải đối với lựa chọn trên của Mỹ và Ấn Độ.

RIA Novosti cho biết giá trị hợp đồng trực thăng giữa Nga và Ấn Độ không được tiết lộ. Trưởng đoàn đại diện của Tập đoàn xuất khẩu quốc phòng Nga Rosoboronoexport tại triển lãm, ông Sergey Kornev khẳng định Ấn Độ sẽ được cung cấp những trực thăng Mi-17 đã được cải tiến hơn nữa.

Trước đó, Rosoboronexport và tư lệnh lục quân Mỹ đã ký hợp đồng mua bán máy bay vận tải quân sự Mi-17 V5 cho không lực 21 của Afghanistan vào ngày 26/5, trị giá hợp đồng là 367,5 triệu USD. Nga và Mỹ cũng đã thống nhất sẽ xây dựng một cơ sở bảo trì trực thăng tại Afghanistan. Thời gian cung cấp lô đầu tiên được ấn định vào tháng 10/2011. Số còn lại sẽ được chuyển vào năm 2012.


Trực thăng Mi-17 của Nga


“Hợp đồng này là dự án hợp đầu tiên trong lịch sử quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự Nga – Mỹ”, Phó Giám đốc Cơ quan hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga Vyacheslav Dzirkalin cho hay.

Theo ông, trong hợp đồng này, người Mỹ hoàn toàn thực dụng vì binh lính Afghanistan có nhiều kinh nghiệm vận hành trực thăng Liên Xô.

Trực thăng Mi-17 là phiên bản nâng cấp từ trực thăng Mi-8. Mi-17 hiện là loại máy bay lên thẳng được sử dụng nhiều nhất trên thế giới nhờ những cải tiến dễ điều khiển so với những máy bay do châu Âu sản xuất. Nga đã sản xuất được hơn 11.000 máy bay Mi-8 và Mi-17, bán được cho 80 nước. Những trực thăng đầu tiên đã được dùng thử nghiệm trong điều kiện chiến đấu tại cuộc chiến ở Afghanistan vào thập niên 80.

“Trong cuộc chiến này, trực thăng Mi-17 đã thể hiện rất tốt. Mi-17 đã thực hiện xuất sắc các chuyến bay và hạ cánh trong điều kiện núi cao, người ta đã sử dụng chúng để vận chuyển phi công, lính đổ bộ sau các chiến dịch đặc biệt, chở hàng hóa”, phi công bậc 1, Valery Kalashnikov của Nga kể với hãng tin RIA Novosti.

Tư lệnh Không quân Afghanistan, tướng Abdul Wahab Wardak, khẳng định: “Mi-17 thích hợp với các điều kiện của Afghanistan hơn bất kỳ loại trực thăng nào khác, hơn nữa phi công của chúng tôi cũng quen sử dụng chúng. Chúng tôi đã sử dụng các trực thăng này từ những năm 1980. Chính tôi đã được học lái Mi-17 tại Liên Xô, vì vậy, tôi biết tôi đang nói gì”.

Phó Giám đốc Cơ quan hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga Vyacheslav Dzirkalin cho rằng, Mi-17 là mẫu trực thăng phù hợp nhất đối với yêu cầu của Mỹ. Nhiệm vụ của trực thăng tuy khác nhau, nhưng cơ bản là chở binh lính, hàng hóa, đảm bảo an toàn cho các chuyến bay và cho lực lượng hành quân dưới mặt đất. Các bạn cũng biết những con đường ở Afghanistan là như thế nào rồi, vì thế trực thăng được dùng là chính.

Mi-17V-5 là biến thể của Mi-8, có trọng lượng cất cánh tối đa 13 tấn, chiều dài 25m, tốc độ hành trình 230km/h (tối đa 300 km/h), có thể chở 36 lính, hoặc 4 tấn hàng trong khoang và 4,5 tấn treo bên ngoài trong bán kính 750km. Mi-17V-5 là trực thăng thích hợp nhất cho điều kiện núi cao, nhiệt độ lên xuống nhiều, và có tính năng bay cao tốt hơn nhiều các trực thăng tương tự khác. Mi-17V-5 có thể dùng cho nhiều nhiệm vụ, chủ yếu là chở quân và hàng hóa.

[BDV news]


Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

>> Nga bán 2 chiến hạm lớp Tiger cho khách hàng truyền thống




Tập đoàn đóng tàu Nga và công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport đã ký hợp đồng đóng mới và cung cấp 2 tàu hộ tống lớp Tiger (*) cho 1 khách hàng truyền thống.

Bản hợp đồng được ký kết với Algieri bên lề của hội chợ quốc phòng đại dương quốc tế IMDS-2011 đang diễn ra tại thành phố St. Peterburg.

Đây là triển lãm diễn ra 2 năm/lần với 300 công ty (30 công ty quốc tế và 270 công ty của Nga).

“Chúng tôi đã ký 2 hợp đồng với Rosoboronexport để bán 2 tàu hộ tống cho Algeria và 3 tàu hộ tống tên lửa hạng nhẹ (Molniya) cho một quốc gia nằm trong Liên bang Xô Viết trước đây”, ông Roman Trotsenko – chủ tịch của tập đoàn đóng tàu phát biểu.

Theo ông Trotsenko, những hợp đồng đã được ký kết trị giá khoảng 1,3 tỷ USD, và giới chuyên môn cho rằng nhiều thương vụ nữa sẽ tiếp tục được ký kết trước khi kết thúc hội chợ vào gày 3/7.



Tàu hộ tống lớp Tiger là một trong những chủ đề "hot" của triển lãm.


(*) Tàu hộ tống lớp Tiger, thuộc Project 20380 là biến thể xuất khẩu của Project 20382, Steregushchy. Tại IMDS-2011, Nga đang triển lãm tàu hộ tống lớp Steregushchy lần đầu tiên có tên Soobrazitelny. Tàu hộ tống hiện đại này có khả năng tiêu diệt tàu chiến, tàu ngầm và máy bay chiến đấu, cũng như pháo kích hỗ trợ đổ bộ tại bờ biển.

Khu vực trưng bày của hội chợ có sự góp mặt của 15 tàu chiến của hải quân Nga, 3 tàu chiến nước ngoài là: tàu khu trục FGS Hamburg của Đức, tàu khu trục HMS Van Amstel của Hà Lan và tàu khu trục USS Carr của hải quân Mỹ.

Chương trình của triển lãm bao gồm trình diễn bắn đạn thật của 10 tàu chiến, biểu diễn bay của máy bay thể thao, trực thăng và máy bay không người lái.

[BDV news]


Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

>> Mỹ phát sốt khi Nga đặt bút ký hợp đồng mua tàu Mistral





Nga chính thức ký hợp đồng mua 2 tàu đổ bộ tấn công lớp Mistral của Pháp.

Hợp đồng đóng 2 tàu đổ bộ lớp Mistral được ký giữa Công ty Rosoboronexport của Nga và công ty lắp đóng tàu chiến DCNS của Pháp bên lề Diễn đàn kinh tế Saint Petersbrug, diễn đàn kinh tế lớp nhất của Nga được tổ chức hàng năm.

Lễ ký kết diễn ra dưới sự chứng kiến của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev.



Hải quân Pháp sở hữu 2 tàu đổ bộ lớp Mistral và đang trog quá trình đóng chiếc thứ 3.


Chiếc tàu đầu tiên sẽ được Pháp chuyển cho Nga trong năm 2014 và chiếc tiếp theo vào năm 2015. Theo hãng thông tấn RIA, 2 chiếc tàu đầu tiên sẽ được đóng ở cảng STX, Saint-Nazaire (Pháp).

Đô đốc Hải quân Nga, ông Vladimir Vysotsky cho biết 2 tàu chiến sẽ được trang bị hệ thống vũ khí của Nga. Giá trị hợp đồng không được tiết lộ nhưng một số nguồn tin trước đó cho rằng giá trị hợp đồng lên tới 1,7 tỷ USD.

Theo nhật báo kinh tế Vedomosti, Pháp đã đồng ý chuyển cho Nga công nghệ liên quan đến hệ thống thông tin chiến thuật hải quân SENIT-9.

Thương vụ trên đánh dấu lần đâu tiên một vụ mua bán vũ khí giữa một thành viên NATO và Nga. Thương vụ này cũng làm dấy lên lo ngại trong các đồng minh của Pháp ở vùng biển Baltic cũng như Mỹ.



Bà Ileana Ros Lehtinen nghị sỹ thuộc Đảng Cộng hoà Mỹ.


Tuy nhiên, cùng ngày, trong khi Nga và Pháp ký kết hợp đồng thì Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã tuyên bố rằng việc Nga mua tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral của Pháp là một mối đe dọa đối với an ninh của Mỹ và nhằm chống lại các đồng minh của Mỹ.

Bà Ileana Ros Lehtinen nghị sỹ Mỹ thuộc Đảng Cộng hoà, đã chỉ trích Pháp đồng ý bán hai chiếc tàu chiến lớp Mistral cho Nga và lên án thỏa thuận này. Theo thỏa thuận, lần đầu tiên kể từ cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ II, Pháp sẽ chuyển giao công nghệ quân sự nhạy cảm cho Nga.

Chính quyền Mỹ tỏ ra quan ngại rằng Pháp là một đồng minh NATO, đã quyết định phớt lờ mối nguy hiểm rõ ràng khi bán các tàu chiến hiện đại cho Nga ngay cả khi Nga đang có những bước đi ngày càng thù địch đối với Mỹ, các nước láng giềng .

Bà Ileana Ros Lehtinen tuyên bố, Chính quyền Mỹ phải kiên quyết yêu cầu các đồng minh NATO và EU của Mỹ chấm dứt bán các hệ thống vũ khí cho Nga mà có thể được sử dụng để chống lại các lợi ích của Mỹ, châu Âu và nhiều đồng minh khác.

Bà Ileana Ros-Lehtinen cho biết: "Thật đáng lo ngại khi một thành viên NATO như Pháp lại bán cho Nga một trong những tàu chiến hiện đại nhất của họ trong khi Nga đang cho thấy sự thù địch rõ ràng của họ với Mỹ, đồng minh của Pháp".

Thỏa thuận Mistral giữa Nga và Pháp cũng đã gây lo lắng cho các nước láng giềng của Nga, đặc biệt là Gruzia, nước có mối quan hệ với Nga vẫn rất căng thẳng kể từ cuộc chiến 5 ngày hồi tháng 8/2008 giữa hai nước về nước cộng hòa ly khai Nam Ossetia, mà sau đó Nga đã công nhận là một nước độc lập.

Ngoài ra, theo nghị sỹ Ileana Ros Lehtinen, nhiều đồng minh của Mỹ trong khu vực, như Gruzia và các nước Baltic, đã phải chịu các cuộc tấn công mạng, sức ép kinh tế nghiêm trọng của Nga.

Tàu đổ bộ tiến công lớp Mistral dài 199m, lượng giãn nước hơn 21.000 tấn. Mistral có khả năng chở 450 – 900 lính, 40 xe tăng chiến đấu chủ lực hoặc 70 xe thiết giáp, 16 trực thăng hạng trung hoặc 35 trực thăng hạng nhẹ, 4 tàu đổ bộ cỡ nhỏ hoặc 2 tàu đổ bộ đệm khí.

Theo một quan chức cấp cao giấu tên thuộc Bộ Quốc phòng, Nga sẽ trang bị tàu đổ bộ trực thăng Mistral cho Hạm đội Thái Bình Dương và sẽ được đặt tại Vladivostok, các tàu sẽ được sử dụng để đảm bảo sự an toàn của khu vực Viễn Đông, bao gồm hỗ trợ cho binh sĩ trên quần đảo Kuril.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang