Trong cuộc chiến Yom Kippur, lực lượng đặc nhiệm Ai Cập đã đóng vai trò quan trọng. Tuy chiến thắng, nhưng Israel cũng phải kính nể lực lượng đặc nhiệm này. Bối cảnh ra đời lực lượng đặc nhiệm Trong chiến tranh Trung Đông lần 2, đặc nhiệm Ai Cập được xây dựng trên cơ sở lực lượng đột kích lục quân khá ít ỏi, trong thời kì chiến tranh nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng đặc nhiệm là đảm nhận vai trò mũi nhọn tiên phong trong đội hình bộ binh cơ giới, dùng trực thăng xâm nhập vào sâu trong lòng địch, đánh chiếm các vị trí quan trọng… Trong cuộc chiến, 2 tiểu đoàn đặc nhiệm Ai Cập được không vận tới thủ đô Amman, hỗ trợ quân Jordan tấn công căn cứ của Israel, nhưng chính họ và quân đội Jordan lại bị đối phương tiêu diệt. Tổng tham mưu trưởng Ai Cập năm 1973, "cha đẻ" của lính đặc nhiệm Ai Cập, Saadeddin El-Shazli hay gọi tắt là Sadin. Sau cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ 2 năm 1956, Ai Cập giao trách nhiệm xây dựng tiền thân của lực lượng "đặc nhiệm – dù" cho Sadin, người hùng của Ai Cập trong Thế chiến thứ 2. Tính đến năm 1959, lực lượng này đã định hình qui mô ban đầu, năm 1960 Sadin dẫn đầu một tiểu đoàn dù tham gia lực lượng quân sự của Liên Hợp Quốc tại Congo. Vào những năm 1960, quân đội Ai Cập có nhiều mặt được coi là "bản sao" của quân đội Liên Xô. Tuy nhiên, một số sĩ quan từng tham dự cuộc chiến tranh thế giới lần 2 tỏ ra rất sùng bái quân đội Anh, nhất là đội đặc nhiệm “Chuột sa mạc” đã chiến đấu kiên cường chống lại quân Đức phát xít trên chiến trường châu Phi. Sau cuộc chiến Trung Đông lần 3, quân đội Ai Cập và Israel hình thành thế đối đầu lấy kênh đào Suez làm ranh giới, những đơn vị đặc nhiệm của Ai Cập thường xuyên tổ chức những nhóm nhỏ, vượt sông bằng xuồng cao su tiến đánh phá hoại các điểm chốt của Israel, giữa họ và lính Israel thường xuyên xảy ra đụng độ. Tiêu biểu là tháng 9/1969, 30 lính đặc nhiệm được trực thăng đổ bộ xuống sau lưng phòng tuyến Israel tại bán đảo Sinai, tập kích vào căn cứ quân sự giành được chiến thắng khá vang dội. Đến tháng 10/1973, quân đội Ai Cập đã có 2 lữ đoàn lính dù, 2 lữ đoàn đặc nhiệm dù và 7 đại đội đột kích. Thử lửa trên chiến trường Sau khi đánh bại các quốc gia Arab trong cuộc chiến năm 1967, Israel mở rộng vùng kiểm soát đến bờ đông kênh đào Suez, xây dựng dọc theo bờ sông trên cơ sở 30 cứ điểm để hình thành phòng tuyến Balev nổi tiếng. Việc thu hồi lại vùng đất bờ đông kênh đào, với người Ai Cập không chỉ là đòi hỏi về chiến lược mà còn mang ý nghĩa lấy lại lòng tự tôn dân tộc. Để thực hiện điều này, quân đội Ai Cập đã nằm gai đếm mật, trải qua những khoảng thời gian huấn luyện gian khổ để cuối cùng có một ngày thách đấu với Israel như hôm nay. Họ quyết tâm bằng bất cứ giá nào cũng phải đánh bại người Israel để thu hồi lại phần lãnh thổ bị xâm chiếm. Quân đội Ai Cập gửi gắm niềm hi vọng vào đội tiên phong - lực lượng đặc nhiệm. Lính đặc nhiệm Ai Cập chụp hình trước giờ tấn công ngày 6/10/1973. Đêm trước cuộc chiến, đội đặc nhiệm Ai Cập đã điều nghiên, trinh sát kỹ lưỡng trận địa phòng ngự của Israel. Ngoài ra, trước đó họ còn tung lực lượng bí mật vượt sông xâm nhập vào bán đảo Sinai, thực hiện phá hoại ngay trước khi lực lượng thiết giáp Israel tổ chức phản công. Ngày 6/10/1973 là ngày lễ “Ngày chuộc tội” của người Do Thái, người Israel được nghỉ lễ trên toàn quốc. Nhưng người Israel hoàn toàn không thể ngờ rằng vào ngày hôm đó sẽ diễn ra cuộc tổng tấn công của liên quân Ai Cập – Syria, mở màn cho cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ 4 với qui mô và mức độ ác liệt chưa từng có, cuộc chiến Yom Kippur. Lúc 14h15 ngày 6/10, đội đặc nhiệm Ai Cập bất ngờ, thần tốc và dũng mãnh lao đến bên bờ Tây của kênh đào Suez, họ nhảy vào những chiếc xuồng cao su triển khai vượt sông trên mât sông rộng 200m. Cùng lúc đó, trên bầu trời 200 chiếc máy bay chiến đấu của không quân Ai Cập cũng gầm rú lao về phía trận địa tiền duyên của quân Israel trên bán đảo Sinai. Trong giây lát trận địa quân Israel trên phòng tuyến Balev mịt mù trong những cột khói đạn, tiếng súng giáng trả của quân Israel cũng nổ giòn giã. Cuộc tấn công của liên quân Ai Cập-Syria chính thức được mở màn. Vị trí đổ bộ của lính đặc nhiệm nằm giữa hai cứ điểm. Khi xuồng đổ bộ tiến sát bờ, các lính đặc nhiệm nhảy khỏi xuồng, nhanh chóng trèo lên bờ đập cát khá cao, họ buông thang dây cho lực lượng tiếp ứng phía sau. Lên được bờ sông họ nhanh chóng tấn công các chốt phòng thủ, tới tấp quăng lựu đạn và dùng AK báng gấp tấn công đối phương. Trận chiến ác liệt nhất diễn ra tại cứ điểm Quyi bao bọc cực Nam của phòng tuyến Bar Lev, lực lượng tấn công rất khó tiếp cận. Trong lực lượng tuy chỉ có một nhóm được trang bị súng phun lửa nhưng họ cũng đã đột phá được cứ điểm này, tiêu diệt toàn bộ số lính Israel phòng thủ tại đây. Các mũi tấn công nhằm vào các cứ điểm khác chỉ vấp phải sự chống cự lẻ tẻ. Các binh sĩ Israel dưới làn đạn pháo như mưa đã co cụm vào các công sự, bỏ lại trận địa với vũ khí không người sử dụng, đây có lẽ là lần đầu tiên người Israel rời bỏ vị trí chiến đấu của mình. Chiếc dịch vượt sông đánh chiếm đầu cầu của Ai Cập thành công mĩ mãn. Một điểm phòng thủ trong phòng tuyến Bar Lev Lúc này, lực lượng xe tăng Israel bắt đầu phản công ào ạt về hướng đầu cầu của Ai Cập, 240 chiếc tăng nã đạn như mưa về phía lính đặc nhiệm Ai Cập. Lực lượng này cũng có sự chuẩn bị, họ đã nhanh chóng lập các bãi mìn chống tăng kết hợp với thứ vũ khí rất hiệu quả lúc bấy giờ, tên lửa chống tăng AT-3 Sagger của Liên Xô. Hơn 170 chiếc tăng của lữ đoàn thiết giáp Israel đã bị bắn cháy. Bức họa về lính đặc nhiệm Ai Cập với RPG-7 Lực lượng đột kích cũng tấn công mạnh vào phòng tuyến khu vực phía Bắc, trận đánh diễn ra tại cứ điểm Budapis. Cứ điểm này nằm trong vị trí xung yếu của phòng tuyến Bar Lev, phía Đông cách cảng Fad 11km, khu đầm lầy rộng lớn bao bọc phía Nam tạo thành tấm bình phong che chắn tự nhiên. Trong thời gian trước, tại đây chỉ có 18 lính Israel đồn trú, sau khi cuộc chiến nổ ra lực lượng thiết giáp được tăng viện. Chiều ngày 6/10, lực lượng đặc nhiệm Ai Cập gồm 16 chiếc tăng, 16 xe bọc thép quân và các loại xe tải quân sự chở bộ binh tiến đến khu vực này, dưới sự yểm trợ của máy bay và phi pháo, tổ chức tấn công và cứ điểm Budapis. Cuộc tấn công này bị Israel đẩy lùi, Ai Cập mất 7 xe tăng và 8 xe bọc thép, nhưng một đội đặc nhiệm cũng đã đổ bộ lên được bãi biển cách cứ điểm 2km. Cứ điểm này sau đó rơi vào thế bị cô lập. Khi phát hiện được ý đồ của quân Ai Cập, Israel điều một trung đội tăng 8 chiếc từ lữ đoàn thiết giáp mới được thành lập của tướng Adam đến tăng cường ngay trong đêm cho cứ điểm Budapis. Đáng tiếc là đơn vị tăng này không biết gì về sự xuất hiện của toán lính đặc nhiệm Ai Cập, vốn đang chôn mìn chống tăng trên con đường duy nhất đến Budapis. Cờ Israel mà quân Ai Cập thu được sau những ngày đầu thành công Lính đặc nhiệm Ai Cập bên cạnh những chiếc tăng Israel mà họ tiêu diệt Lính Ai Cập bắn pháo sáng quan sát và sử dụng RPG-7 bắn cháy 2 xe tăng, đẩy lùi đợt tấn công. Đến sáng quân Israel tiếp tục phản kích nhưng bị chặn lại bởi bãi mìn kéo dài đến tận bờ biển, đặc nhiệm Ai Cập lại bắn cấp tập nhiều quả RPG-7 từ cự ly gần 500m, diệt thêm một số xe bọc thép, quân Israel lại rút lui. Sau đó tăng viện của Israel gồm một đại đội pháo và một đại đội bộ binh tổ chức phản kích lần thứ 3. Lúc này, lính Ai Cập đã ẩn nấp kĩ, các xe tăng Israel rất khó phát hiện ra họ. Đợi đến khi lực lượng Israel đã tràn xuống bãi biển, hỏa lực đồng loạt khai hỏa, 15 lính Israel chết và hơn 30 lính bị thương. Cũng vào buổi tối cùng ngày, một đại đội đặc nhiệm Ai Cập xâm nhập vào khu vực cách cứ điểm Budapis 30km về phía Đông, họ phục kích một đoàn xe thiết giáp Israel, phá hủy 2 xe tăng và 1 xe bọc thép. Khi đoàn xe tổ chức phản công, lực lượng đột kích biến mất, sau đó họ lại tấn công, Israel mất tiếp 1 xe tăng. Những bãi mìn (hình trên) và súng chống tăng đã tiêu diệt rất nhiều xe tăng Israel Thế nhưng, đó chỉ là những trận tập kích qui mô nhỏ. Cuối cuộc chiến, do các đơn vị bộ binh kém cỏi của Ai Cập nhanh chóng tan rã trước sức mạnh tổng lực của quân đội Israel, phần thắng nghiêng về phe của quân dội Do Thái. Tuy nhiên, lính đặc nhiệm Ai Cập vẫn tạo tiếng vang lớn khi tác chiến với qui mô lữ đoàn, đương đầu với sư đoàn thiết giáp của A. Sharon (Thủ tướng Israel sau này), bảo vệ thành công con đường dẫn đến thủ đô Cairo. Lính đặc nhiệm Ai Cập diễu binh năm 1974 sau Yom Kipuur Trong cuộc chiến Yom Kippur, lực lượng đặc nhiệm Ai Cập đã đóng vai trò quan trọng. Tuy cuối cùng, về quân sự người Israel đã chiến thắng trong cuộc chiến đó nhưng lực lượng đặc nhiệm Ai Cập cũng thể hiện họ là lực lượng thiện chiến đáng khâm phục. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Ai Cập. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Ai Cập. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011
>> Đặc nhiệm Ai Cập và cuộc chiến Yom Kippur
Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011
>> Emulsion 2 - 'Tử thần' của các đường hầm bí mật
Quân đội Israel đã phát triển Emulsion 2, công cụ ngăn chặn hàng trăm đường hầm vận chuyển vũ khí từ Sinai (Ai Cập) vào Gaza. Ở Gaza, những đường hầm không chỉ để buôn lậu hàng hóa mà còn dùng để vận chuyển vũ khí và đưa các tay súng Hamas "đi, về" Đây là kết quả của sự hợp tác giữa Quân đội Israel và EMI – một cơ sở sản xuất vật liệu nổ địa phương. Cách chống lại hoạt động dưới hệ thống đường hầm là các lực lượng vũ trang Israel sẽ bơm vào lòng đất một hỗn hợp các hóa chất dạng lỏng, có thể tìm thấy trên thị trường. Những hóa chất này vô hại cho đến khi được pha trộn và sử dụng. “Tất cả đều tự động. Khả năng gây hại cho binh lính là vô cùng nhỏ tuy nhiên lại phá hủy đường hầm tối đa đến mức không thể sửa chữa được” ông Maj. Isam Abu Tarif, sĩ quan trong Bộ tư lệnh Lục quân Israel nhận xét. Phương pháp triển khai Emulsion 2 được đánh giá là mang lại hiệu quả và an toàn hơn với binh sĩ. Theo cách thức cũ, quân nhân Israel phải vận chuyển hóa chất về phía mục tiêu, sau đó mang vào đường hầm để thực hiện nhiệm vụ. Rất nhiều binh lính đã chết trên đường hay bên trong đường hầm. Emulsion-2 gồm môt lượng lớn hai chất nổ thành phần. Nó cho phép phá hủy nhiều đường hầm trong một lần triển khai duy nhất tại những khu vực nghi vấn. “Phiên bản trước đây đã không phá hủy triệt để. Đối phương vẫn có thể sửa chữa xung quanh khu vực bị ảnh hưởng. Với thế hệ thứ hai này, tốt hơn hết là họ nên đào một đường hầm mới”, ông Abu Tarif nói. Theo B'yabasha - tạp chí của Bộ tư lệnh Lục quân Israel, các mẫu thử nghiệm Emulsion 2 sẽ được gắn trên tám bánh của xe vận tải bọc thép. Những phiên bản tương lai sẽ nhỏ hơn, thích hợp với điều kiện hoạt động khó khăn và sẽ được thiết kế để sử dụng ở những khu vực có hỏa lực đe dọa. [BDV news] |
Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011
>> Quân đội Ai Cập nhận trực thăng đa nhiệm
Theo Defense Aerospace, Quân đội Mỹ đã trao cho công ty Agusta Westland hợp đồng máy bay trực thăng đa năng AW139 cho Ai Cập. Theo hợp đồng có giá trị lên đến 37.800.000 USD, Agusta Westland sẽ cung cấp hai phiên bản AW139 tìm kiếm cứu nạn cho Ai Cập. Không quân Ai Cập sẽ nhận các máy bay trực thăng thông qua cục cung ứng quân sự nước ngoài (FMS) của Bộ Quốc phòng Mỹ. Trực thăng đa nhiệm AW139. Ngoài việc cung cấp máy bay trực thăng AW139, công ty AgustaWestland sẽ được tham gia vào việc cung cấp phụ tùng, trang thiết bị dự phòng, cũng như giúp quân đội Mỹ đào tạo phi công Ai Cập. Máy bay trực thăng AW139 được trang bị 2 động phản lực PT6C-67C, có tốc độ lên đến 310 km/h với tầm bay khoảng 1.000 km. AW139 là trực thăng đa năng hạng trung có trọng lượng cất cánh tối đa 6,4 tấn, máy bay có khả năng chở 15 người hoặc hàng hóa với tổng trọng lượng 2,5 tấn. Trước đó vào tháng 7/2008, Tập đoàn Oboronprom của Nga và Agusta Westland hợp tác lắp ráp trực thăng AW139 tại Nga. Dự kiến, chiếc trực thăng đầu tiên sẽ “ra lò” năm 2012. Oboronprom là công ty con của Rosoboronexport, tập đoàn chuyên phụ trách xuất khẩu vũ khí của Liên Bang Nga. Agusta Westland là bộ phận của Finmeccanica Group, một trong những nhà sản xuất trực thăng lớn nhất thế giới với các cơ sở chế tạo đặt ở Italy, Anh và Mỹ. Máy bay trực thăng AW139 và các biến thể khác nhau đang được sử dụng trong lực lượng quân đội của gần 50 nước trên thế giới. [BDV news] |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)