Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Rosoboronexport

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Rosoboronexport. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Rosoboronexport. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

>> Nga chi 1,7 tỷ USD mua tàu chiến Pháp





Nga đã ký hợp đồng trị giá 1,7 tỷ USD mua hai tàu chở máy bay và tấn công hạng Mistral do Pháp chế tạo, nhằm bổ sung cho Hải quân Nga.


Một tàu chiến hạng Mistral. Ảnh: Ria Novosti.


Theo Ria Novosti, thỏa huận mua bán được ký tại St. Petersburg, giữa một bên là Anatoly Isaikin - Giám đốc hãng xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga và bên kia là Patrick Boissier - chủ tịch hãng đóng tàu DCNS của Pháp.

Lễ ký kết có sự chứng kiến của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev. Tàu chiến đầu tiên sẽ được chuyển giao vào năm 2014 và tàu thứ hai vào năm 2015.

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy ca ngợi hợp đồng này như một dấu hiệu của sự hợp tác chiến lược giữa hai quốc gia.

"Việc ký kết hợp đồng này cho thấy một sự hợp tác ở cấp độ chiến lược giữa Nga và Pháp, cũng như sự hỗ trợ thường xuyên giữa lãnh đạo hai nước", cung điện Elysee tại Pháp ra thông cáo. Hợp đồng này sẽ tạo ra 1.000 việc làm trong suốt 4 năm.

Theo Đô đốc Hải quân Nga Vladimir Vysotsky, các tàu chiến này sẽ được trang bị hệ thống vũ khí của Nga.

"Công nghệ xây dựng những tàu này sẽ cho phép vũ khí Nga được tích hợp, trong đó có bộ phận đổ bộ trên cạn và chuyên chở máy bay".

Việc sử dụng tàu chiến hạng Mistral cũng tăng cường đáng kể hiệu quả của các chiến dịch nhân đạo, theo đó chúng có thể được sử dụng trong cả thời bình cũng như trong các cuộc chiến, Vysotsky bổ sung.

Một tàu chiến hạng Mistral có khả năng mang theo 16 trực thăng, 4 tàu đổ bộ, 70 xe bọc thép và 450 binh lính. Pháp hiện có hai tàu tấn công hạng Mistral đang được sử dụng và đang xây một con tàu thứ ba.

[Vnexpress news]


Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

>> Peru nhận lô trực thăng thiện chiến Mi-171SH



Ba máy bay đầu tiên trong số sáu máy bay trực thăng Mi-171SH đã đến Peru, hãng tin ITAR-TASS cho biết.


Ba chiếc trực thăng trên được vận chuyển tới Peru bằng máy bay vận tải An-124. Đây là kết quả của hợp đồng mà Peru ký với Rosoboronexport, công ty xuất nhập khẩu vũ khí của Nga.

Người đứng đầu văn phòng đại diện về công nghệ của Nga tại Peru, Viktor Polyakov thông báo: “Lô hàng thứ 2 gồm 3 chiếc trực thăng còn lại sẽ giao cho Peru và cuối tháng 7/2011”.

Theo thông tin của cơ quan báo chí Nhà máy sản xuất hàng không Ulan-Ude, nơi sản xuất các máy bay Mi-171 SH, cho biết thêm: “Hợp đồng cũng quy định về việc cung cấp các thiết bị, phụ tùng hàng không, đào tạo đội ngũ phi công và nhân viên kỹ thuật cho hệ máy bay này” .



Trực thăng Mi-171SH trong biên chế không quân Peru.

Những chiếc Mi-171 SH giao cho Peru lần này có trang bị các hệ thống mới nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và chiến đấu của, trong đó, các thiết bị điện tử mới được trang bị đảm bảo máy bay vận hành trong điều kiện thời tiết phức tạp.

Bộ Quốc phòng Peru có kế hoạch sử dụng Mi-171SH cho một loạt các nhiệm vụ, đặc biệt là để chống lại nạn buôn bán ma túy. Đến nay, Peru đã có hơn 10 năm sử dụng và khai thác các loại máy bay trực thăng của nhà máy Ulan-Ude.

Mi-171SH là biến thể của trực thăng vận tải quân sự Mi-17. Mẫu này được phát triển nhờ vào những phân tích toàn diện và kinh nghiệm chiến trường của quân đội Nga.

Máy bay trực thăng vận tải quân sự Mi-171SH có thể vận chuyển 36 lính dù, xe bọc thép, tham gia tấn công các mục tiêu trên mặt đất và các công sự kiên cố. Ngoài ra, máy bay còn thích hợp cho tìm kiếm dân sự, cứu hộ và chữa cháy.

Máy bay Mi-171SH được xuất khẩu kể từ năm 2002. Đến nay, đã có hơn 120 máy bay loại này đã được giao cho các nước ở Trung Đông, Đông Nam Á, Châu Phi và Đông Âu thông qua công ty Rosoboronexport.

Mi-171SH không chỉ được giao cho các đối tác truyền thống của Nga trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật - quân sự mà còn cả các nước thuộc NATO, 26 chiếc trực thăng loại này được chuyển giao cho CH Séc và Croatia trong thời gian từ năm 2005 đến 2008.
[BDV news]


Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

>> Quân đội Ai Cập nhận trực thăng đa nhiệm



Theo Defense Aerospace, Quân đội Mỹ đã trao cho công ty Agusta Westland hợp đồng máy bay trực thăng đa năng AW139 cho Ai Cập.


Theo hợp đồng có giá trị lên đến 37.800.000 USD, Agusta Westland sẽ cung cấp hai phiên bản AW139 tìm kiếm cứu nạn cho Ai Cập.

Không quân Ai Cập sẽ nhận các máy bay trực thăng thông qua cục cung ứng quân sự nước ngoài (FMS) của Bộ Quốc phòng Mỹ.


Trực thăng đa nhiệm AW139.


Ngoài việc cung cấp máy bay trực thăng AW139, công ty AgustaWestland sẽ được tham gia vào việc cung cấp phụ tùng, trang thiết bị dự phòng, cũng như giúp quân đội Mỹ đào tạo phi công Ai Cập.

Máy bay trực thăng AW139 được trang bị 2 động phản lực PT6C-67C, có tốc độ lên đến 310 km/h với tầm bay khoảng 1.000 km.

AW139 là trực thăng đa năng hạng trung có trọng lượng cất cánh tối đa 6,4 tấn, máy bay có khả năng chở 15 người hoặc hàng hóa với tổng trọng lượng 2,5 tấn.

Trước đó vào tháng 7/2008, Tập đoàn Oboronprom của Nga và Agusta Westland hợp tác lắp ráp trực thăng AW139 tại Nga. Dự kiến, chiếc trực thăng đầu tiên sẽ “ra lò” năm 2012. Oboronprom là công ty con của Rosoboronexport, tập đoàn chuyên phụ trách xuất khẩu vũ khí của Liên Bang Nga.

Agusta Westland là bộ phận của Finmeccanica Group, một trong những nhà sản xuất trực thăng lớn nhất thế giới với các cơ sở chế tạo đặt ở Italy, Anh và Mỹ.

Máy bay trực thăng AW139 và các biến thể khác nhau đang được sử dụng trong lực lượng quân đội của gần 50 nước trên thế giới.
[BDV news]


Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011

>> Nga trở thành thủ lĩnh trên thị trường vũ khí Peru



Theo gói đơn hàng cung cấp vũ khí cho lực lượng vũ trang Peru giai đoạn 2010-2013, Nga chiếm vị trí thứ nhất với giá trị cung cấp vũ khí trị giá 253 triệu USD. Theo chỉ số này, Nga vượt xa đáng kể so với Pháp (140 triệu USD, thứ hai) và Mỹ (88 triệu USD, vị trí thứ ba).

Theo đánh giá của Trung tâm phân tích buôn bán vũ khí quốc tế Nga (TsAMTO), giá trị nhập khẩu vũ khí Peru giai đoạn 2010-2013 là 588 triệu USD.

Trong 8 năm trước (2002-2009), có 9 quốc gia đã cung cấp vũ khí cho Peru là Belarus, Đức, Ấn Độ, Italy, Trung Quốc, Ba Lan, Nga, Mỹ và Ukraine.




Từ năm 2010-2013, các nước Anh, Israel, Italy, Canada, Trung Quốc, Hà Lan, Nga, Mỹ, Ukraine, Pháp và Hàn Quốc có các đơn hàng cung cấp vũ khí với Peru.

Trong 4 năm trở lại đây (2007-2010), giá trí khối lượng các hợp đồng nhập khẩu vũ khí của Peru là 647 triệu USD, trong đó năm 2007 – 10 triệu USD, 2008 – 217,5 triệu USD, 2009 – 153 triệu USD, năm 2010 – 267 triệu USD.

Trong khi đó, giá trị nhập khẩu vũ khí thực tế trong giai đoạn này là 448 triệu USD, trong đó năm 2007 - 27 triệu USD, năm 2008 – 56 triệu USD, năm 2009 - 80,5 triệu USD, năm 2010 – 284 triệu USD.

Trong những năm gần đây, Peru tăng đáng kể ngân sách quốc phòng. Từ 840 triệu USD năm 2002, Peru đã tăng ngân sách quốc phòng lên 1,4 tỷ USD vào năm 2009 (chưa có thống kê năm 2010).

Peru là một trong những quốc gia mua nhiều vũ khí nhất của Liên Xô trong khu vực Mỹ Latinh. Hợp tác kỹ thuật quân sự Liên Xô – Peru được bắt đầu vào năm 1973 khi những thỏa thuận vũ khí đầu tiên được ký kết.

Chuyên gia Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Pauline Temerin đánh giá, cùng với Venezuela, thị trường vũ khí Peru vẫn hấp dẫn nhất đối với xuất khẩu vũ khí Nga bất chấp những khó khăn tạm thời.

Theo bà, Peru hiện đã thông qua chương trình hiện đại hóa Lực lượng Vũ trang trị giá 650 triệu USD.

“Thị trường Peru cũng trở nên tiềm năng nhất trước hết đối với trang thiết bị trực thăng Nga”, bà Temerin đánh giá. Bà cũng cho rằng Nga có cả những cơ hội tốt dành cho Nga trong việc cung cấp trang thiết bị bọc thép hạng nặng cho Peru trong đó có xe tăng T-90.

Tháng 7 năm ngoái, Bộ Quốc phòng Peru đã ký hợp đồng với công ty xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport cung cấp 6 trực tăng Mi-17Sh và 2 trực thăng vận tải chiến đấu Mi-35P. Giá trị thỏa thuận bao gồm cả hỗ trợ kỹ thuật trị giá 107,9 triệu USD. Trong khuôn khổ thỏa thuận, đầu tháng 4 năm nay, 2 trực thăng vận tải chiến đấu Mi-35P đầu tiên của Nga đã được chuyển tới căn cứ không quân của Peru.

Trong tương lai, Không quân Peru cũng sẽ quay trở lại chương trình sửa chữa máy bay Su-25. Tháng 9/2010, Không quân Peru đã hoãn vô thời hạn vụ đấu thầu quốc tế cung cấp phụ tùng dành cho những cường kích cơ Su-25 đang trang bị.

Liên quan đến việc hủy bỏ kết quả đấu thầu mua xe tăng chiến đấu chủ lực dành cho lực lượng vũ trang Peru mà công ty NORINCO của Trung Quốc với tăng MBT-2000 đã giành chiến thắng, Nga lại có cơ hội để tranh giành hợp đồng này. Những đối thủ cạnh tranh chính trong vụ đấu thầu là Ukraine, Hà Lan, Đức, Serbia và có thể là cả Ba Lan.
[BDV news]


Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

>> Peru tiếp tục nhận trực thăng từ Nga



Do điều kiện địa lý, máy bay trực thăng của Nga luôn là vũ khí được ưa thích của các quốc gia Nam Mỹ.



Không quân Peru sẽ nhận thêm 3 trực thăng chiến đấu từ Nga trong tuần tới. Những máy bay trực thăng này được sử dụng để chống khủng bố và các băng nhóm buôn lậu ma túy.

Tháng 7/2010, bộ quốc phòng Peru và tập đoàn xuất khẩu vũ khí quốc gia Nga Rosoboronexport đã ký hợp đồng mua 6 chiếc trực thăng vận tải Mi-171Sh Hip và 2 chiếc trực thăng chiến đấu Mi-35P Hind E. Hợp đồng này có trị giá lên tới 107,9 triệu USD.

“Ba máy bay trực thăng mới của Nga sẽ tới Peru vào ngày 9 và 10/5, sau đó sẽ thực hiện các nhiệm vụ chống buôn lậu ma túy tại thung lũng song Apurimac và Ene”, bộ trưởng bộ quốc phòng Peru Jaime Thorne tuyên bố. Theo kế hoạch, 3 chiếc trực thăng còn lại sẽ được bàn giao cho Peru vào cuối năm nay.



Điều kiện địa lý của Peru khiến cho máy bay trực thăng từ Nga trở thành những phương tiện chiến đấu thuận lợi nhất.


Peru cùng Columbia và Bolivia những quốc gia được coi là “vùng sản xuất ma túy lớn” tại Nam Mỹ. Tháng 8/2009, vùng lưu vực sông Apurimac và Ene được đưa vào tình trạng báo động quân sự khi chiến sự ác liệt giữa quân chính phủ và quân du kích “con đường sáng” xảy ra. “Con đường sáng” là tên của lực lượng du kích có mối quan hệ mật thiết với những băng nhóm buôn lâu ma túy. Nhóm du kích này được Mỹ và các nước phương Tây liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố nguy hiểm.

[BDV news]


Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

>> Bộ Quốc phòng Nga thiếu chuyên nghiệp?



Sự yếu kém và thiếu chuyên nghiệp trong đàm phán mua bán của Bộ Quốc phòng Nga đã dẫn đến nguy cơ phá sản cho thương vụ Mistral.

Sau một thời gian dài đàm phán, thương vụ mua bán lớn nhất giữa Nga và Pháp đang dần rơi vào thế bế tắc. Hai bên không đạt được bất kỳ sự thống nhất nào về giá cả và công nghệ cho chiếc tàu đổ bộ trực thăng này.

Theo thông tin được tiết lộ bởi ông Sergey Chemezov, Tổng giám đốc công ty xuất khẩu vũ khí Nhà nước Nga Rosoboronexport: Các cuộc đàm phán đã không đạt được sự thống nhất về giá cả và công nghệ.

Trong khi phía Nga yêu cầu ngoài chi phí mua sắm chiếc tàu đổ bộ trực thăng này, còn có vấn đề về chuyển giao công nghệ liên quan cho phía Nga thì Pháp lại từ chối.

“Cuộc đàm phán đang có vấn đề, ban đầu chúng tôi biết rằng giá cả mua tàu đổ bộ trực thăng này có các vấn đề liên quan đến công nghệ. Nhưng khi bắt tay vào cuộc đàm phán ở cấp độ nhà nước thì mọi thứ đã sụp đổ”, Chemezov đã trao đổi như vậy với các phóng viên.



Thương vụ mua bán Mistral tồn tại quá nhiều điều phức tạp.


Nguyên nhân của sự bế tắc?
Theo truyền thống, tất cả các hợp đồng mua bán vũ khí, khí tài quân sự của Nga phải thông qua công ty Rosoboronexport.

Tuy nhiên, ngoại lệ đã xảy ra, chính Bộ Quốc phòng Nga mà cụ thể là Hải quân Nga, dẫn đầu là Phó đô đốc Nikolai Borissov đã tiến hành các công tác đàm phán đầu tiên với Tập đoàn DCNS của Pháp.

Đích thân Phó đô đốc Nikolai Borissov đặt bút ký vào bản thỏa thuận sơ bộ liên chính phủ về hợp đồng mua bán Mistral. Tưởng chừng như sau bản thỏa thuận sơ bộ này, tàu đổ bộ trực thăng Mistral sẽ sớm biên chế trong Quân đội Nga.

Theo thỏa thuận liên chính phủ được công bố vào ngày 24/12/2010, chi phí cho hợp đồng là 1,15 tỷ Euro, trong đó có chi phí mua 2 tàu đổ bộ trực thăng Mistral là 980 triệu Euro, chi phí dịch vụ hậu cần liên quan là 131 triệu Euro, chi phí đào tạo sử dụng là 39 triệu Euro.

Sau đó, đến khi bước vào vòng đàm phán chính thức với DCNS của Pháp, Rosoboronexport mới té ngửa nhận ra: Thỏa thuận sơ bộ liên chính phủ đã không làm rõ các vấn đề liên quan, mở đường cho công tác đàm phán chính thức.

Thứ nhất, chi phí cho 2 tàu Mistral nêu trên đã bao gồm giấy phép sản xuất và toàn bộ tài liệu kỹ thuật để đóng 2 chiếc nữa tại Nga hay không?

Thứ hai, thỏa thuận sơ bộ cũng không chỉ rõ các tàu Mistral của Nga sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn công nghệ nào?

Thứ ba, thỏa thuận sơ bộ cũng không chỉ rõ liên doanh để sản xuất các tàu Mistral sẽ đặt ở đâu nếu hợp đồng chính thức được ký kết?

Các nhà phân tích đã đặt ra sự hoài nghi, tại sao Bộ Quốc phòng Nga vốn không có nhiều kinh nghiệm trong các cuộc mua bán, lại tiến hành đàm phán trực tiếp với nhà cung cấp nước ngoài. Điều lẽ ra phải được thực hiện bởi một tổ chức chuyên nghiệp như Rosoboronexport.

Theo một thông tin được công bố bởi trang Vedomosti từ giữa tháng 4/2011, giá cả không phải là trở ngại lớn nhất cho cuộc đàm phán. Lý do của sự bế tắc là các tàu Mistral của Nga sẽ không được trang bị các hệ thống điện tử truyền thông và kiểm soát hệ thống hiện đại.

Dù sau đó hãng tin Ria Novosti trích dẫn nguồn tin khác của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, phía Pháp cam kết hoàn thành tàu Mistral với đầy đủ tính năng của hệ thống. Bao gồm cả hệ thống dữ liệu chiến đấu SENIT9. Tuy nhiên, mã nguồn của hệ thống này sẽ không được chuyển giao cho phía Nga, và Nga sẽ không thể thực hiện các thay đổi cho hệ thống phù hợp với quan điểm tác chiến của Hải quân Nga.

Rõ ràng sự yếu kém và thiếu kinh nghiệm trong công tác đàm phán ban đầu của Bộ Quốc phòng Nga đã dẫn đến sự bế tắc và có nguy cơ đỗ vỡ của thương vụ này. Trước đó, công tác đàm phán mua máy bay không người lái từ Israel đã bị phá sản chính từ sự thiếu chuyên nghiệp trong đàm phán của Bộ Quốc phòng Nga.


[BDV news]


Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

>> Phó tư lệnh Hải quân Nga bị cách chức



Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã ký quyết định miễn nhiệm chức vụ quân sự với Phó Đô đốc Nikolai Borisov.


Phó Đô đốc Nikolai Borisov, hiện là phó tư lệnh về vũ khí và trang bị của Hải quân Nga. Lý do cho việc miễn nhiệm này không được công bố.

Tuy nhiên, trước đó, Phó Đô đốc Nikolai Borisov là người đại diện cho Bộ Quốc phòng Nga trong cuộc đàm phán sơ bộ về hợp đồng mua bán tàu đổ bộ trực thăng Mistral với Pháp.



Phó Đô đốc Nikolai Borisov đã đặt bút ký vào một bản thỏa thuận gây nhiều bất lợi trong đàm phán mua tàu Mistral cho phía Nga.


Ông cũng là người đã đặt bút ký vào bản thỏa thuận sơ bộ liên chính phủ cho hợp đồng mua bán này. Thỏa thuận liên chính phủ này đã không có sự tham gia của công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport.

Sau đó, một loạt các bài báo được đăng tải trên các trang mạng của Nga về nguyên nhân của sự bế tắc trong công tác đàm phán mua tàu đỗ bộ trực thăng Mistral giữa Rosoboronexport của Nga và DCNS của Pháp.

Theo thông tin được đăng trong các bài báo, Phó Đô đốc Nikolai Borisov đã đặt bút ký vào một bản thỏa thuận với quá nhiều điều bất lợi cho phía Nga.

Điều này đã dẫn đến sự bất lợi cho phía Nga khi bước vào công tác đàm phán chính thức. Đây được cho là nguyên nhân mà giới phân tích quân sự nhận định cho việc bị sa thải của ông.

Việc Phó Đô đốc Nikolai Borisov bị cách chức cũng đồng nghĩa với nhiều khả năng, công tác đàm phán mua tàu đỗ bộ trực thăng Mistral sẽ quay trở về vạch xuất phát ban đầu.


[BDV news]


Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011

>> Việt Nam sẽ là một trong những khách hàng vũ khí lớn nhất của Nga



Nười đứng đầu hãng Rosoboronexport là Anatoly Isaikin cho biết, Việt Nam sẽ là một trong những đối tác lớn nhất mua vũ khí của Nga trong những năm tới.

Sự hợp tác quân sự-kỹ thuật giữa hai nước bắt đầu từ năm 1953. Cho đến tận khi Liên Xô sụp đổ, các thiết bị quân sự của Nga chủ yếu là hàng viện trợ cho Việt Nam. Từ năm 1992, hợp tác quân sự-kỹ thuật Nga Việt được thực hiện trên cơ sở thương mại.

“Việt Nam rất nhanh chóng lọt Top 10 các quốc gia mà Nga có quan hệ tích cực nhất trong lĩnh vực này", Thiếu tướng Anatoly Pozdeyev, năm 1970 tham gia chiến tranh Việt Nam, cho biết.



Người đứng đầu hãng Rosoboronexport cho biết, Việt Nam sẽ là một trong những khách hàng vũ khí lớn nhất của Nga.

Theo RUVR, danh sách vũ khí của Nga mà Việt Nam đặt mua khá rộng rãi.

Gepard-3.9 dùng để thực hiện các nhiệm vụ hộ tống, tuần tiễu, bảo vệ hải phận và vùng đặc quyền kinh tế, yểm trợ các hoạt động trên biển.

Khi cần thiết, Gepard-3.9 có thể làm các nhiệm vụ săn tìm, theo dõi và tác chiến hiệu quả chống các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm và máy bay; tuần tiễu, hộ tống, rải lôi, chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ. Tàu có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc trong đội hình biên đội tàu chiến thuật.

Các tàu Gepard-3.9 đời mới được đóng tại Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên Gorky có thiết kế tiên tiến, áp dụng công nghệ tàng hình, nhiều trang thiết bị trên boong được đưa vào trong tàu và được trang bị các loại vũ khí tiên tiến nhất của Nga hiện nay, trong đó có hệ thống phòng không Palma-SU, hệ thống tên lửa Uran và trực thăng Ka-28. Hệ thống bảo đảm sinh hoạt cho thủy thủ đoàn 103 người được cải tiến đáng kể, lắp đặt hệ thống điều hòa không khí mới.

(RUVR, BBC news)

>> Hải quân Việt Nam nhận tàu chiến Nga?



Nhà máy đóng tàu Gorky của Nga vừa hoàn tất hợp đồng cung cấp hai tàu chiến Gepard cho Việt Nam, BBC dẫn tin từ hãng thông tấn Nga Ria Novosti.

Ria Novosti đưa tin từ Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan của Nga, nhà máy đóng tàu Gorky vừa giao hàng chiếc thứ hai trong hợp đồng hai chiếc tàu chiến hạng Gepard-3.9.



Đây là thế hệ Gepard đời mới nhất của nhà máy Zelenodolsk, mất tới hai năm rưỡi để chế tạo từ mẫu đang hoạt động thuộc lớp Project 11661.

Hợp đồng cung cấp tàu Gepard 3.9 được ký từ cuối năm 2006 qua công ty Rosoboronexport, nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu của Nga.

Trước đó, một công ty Nga khác là RET Kronshtadt cũng được lựa chọn để cung cấp hệ thống huấn luyện thủy thủ đoàn cho các tàu chiến này. Công việc huấn luyện được thực hiện ngay trong năm nay.

Cũng theo BBC, công ty RET Kronshtadt tham gia huấn luyện thủy thủ đoàn cho các tàu ngầm hạng Kilo mà Việt Nam ký hợp đồng mua của Nga hồi cuối năm ngoái. Công ty này chuyên huấn luyện hoa tiêu cho tàu ngầm.

Ngoài ra, Nga thông báo sẽ xây căn cứ tàu ngầm bao gồm cả cơ sở sửa chữa và huấn luyện cho hải quân Việt Nam, tuy không nói rõ là ở địa điểm nào.

Gepard-3.9 (một số nguồn gọi Gepard-3.9 là tàu hộ tống), dùng để thực hiện các nhiệm vụ hộ tống, tuần tiễu, bảo vệ hải phận và vùng đặc quyền kinh tế, yểm trợ các hoạt động trên biển. Khi cần thiết, Gepard-3.9 có thể làm các nhiệm vụ săn tìm, theo dõi và tác chiến hiệu quả chống các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm và máy bay; tuần tiễu, hộ tống, rải lôi, chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ. Tàu có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc trong đội hình biên đội tàu chiến thuật.

Các tàu Gepard-3.9 đời mới được đóng tại Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên Gorky có thiết kế tiên tiến, áp dụng công nghệ tàng hình, nhiều trang thiết bị trên boong được đưa vào trong tàu và được trang bị các loại vũ khí tiên tiến nhất của Nga hiện nay, trong đó có hệ thống phòng không Palma-SU, hệ thống tên lửa Uran và trực thăng Ka-28. Hệ thống bảo đảm sinh hoạt cho thủy thủ đoàn 103 người được cải tiến đáng kể, lắp đặt hệ thống điều hòa không khí mới.


Mô hình tàu khu trục Gepard 3.9 lớp 1166.1

Gepard-3.9 có lượng giãn nước 2.100 tấn; chiều dài 102,2 m; chiều rộng 13,1 m và mớn nước 3,8 m. Hệ thống động lực kết hợp diesel-turbine khí có tổng công suất 20.000 mã lực, cho phép tàu đạt tốc độ 28 hải lý một giờ (52 km một giờ), khả năng hoạt động độc lập 20 ngày đêm, cự ly hành trình gần 5.000 hải lý với tốc độ 10 hải lý một giờ. Ở đuôi tàu có sân đỗ cho một trực thăng Ка-27 (hoặc Ka-28, Ка-31). Nhiệm vụ chính của các loại trực thăng này là chống ngầm.


Trực thăng chống ngầm Ka-27 được trang bị cho Gepard 3.9


Vũ khí hiện đại, uy lực mạnh
Gepard-3.9 được trang bị tổ hợp vũ khí hiện đại gồm: hệ thống tên lửa chống hạm Uran gồm bốn bệ phóng x 4 ống phóng với 16 tên lửa chống hạm Kh-35E, một khẩu pháo 76,2 mm АК-176М ở mũi tàu dùng để tác chiến chống mục tiêu mặt nước, mặt đất và máy bay bay thấp, có tốc độ bắn 60-120 phát mỗi phút, tiêu diệt mục tiêu ở cự ly trên 15 km và bay cao 11,5 km; ba hệ thống tên lửa-pháo phòng không cao tốc Palma và hai súng máy 14,5 mm; hai hệ thống phóng lôi x hai ống phóng 533 mm và một bệ phóng có 12 ống phóng bom phản lực chống ngầm RBU-6000.

Vũ khí đáng sợ nhất của Gepard-3.9 là 3M24 (Kh-35) Uran, NATO gọi là SS-N-25 Switchblade (biến thể xuất khẩu là 3M24E (Kh-35E) Uran-E), loại tên lửa chống hạm dưới âm, bay sát mặt biển, sử dụng hệ dẫn quán tính giai đoạn bay giữa và radar chủ động giai đoạn cuối.


Tên lửa chống hạm Kh-35 Uran là vũ khí chủ lực của Gepard 3.9


Uran có hình dáng và tính năng tương tự loại tên lửa chống hạm chủ lực của Hải quân Mỹ là AGM-84 Harpoon. Tên lửa Uran có chiều dài 4,2 m; đường kính 0,42 m, trọng lượng 630 kg, đầu đạn 145 kg, tầm bắn 5-130 km, tốc độ tối đa 0,9M. Ngoài biến thể 3M24 Uran SS-N-25 Switchblade trang bị cho tàu chiến, Nga còn chế tạo các biến thể phòng thủ bờ biển 3K60 (3M24M) Bal/Bal-E (SSC-6 Stooge) và biến thể lắp trên máy bay Kh-35U (AS-20 Kayak).

Hệ thống tên lửa - pháo phòng không Palma có thể tác chiến chống máy bay và trực thăng, bom, tên lửa hành trình chống hạm, tàu nhỏ và mục tiêu nhỏ trên bờ. Palma gồm hai pháo tự động 6 nòng 30mm AO-18KD/6K30GSh và 8 tên lửa siêu vượt âm dẫn bằng laser Sosna-R (lắp trên hai cụm ống phóng 3R-99E).

Palma có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200-8.000 m và bay ở độ cao tối đa 3.500 m; thời gian phản ứng của hệ thống là 3-5 s. Các pháo AO-18KD 30mm có tầm bắn xa 200-4.000 m và bắn cao đến 3.000 m. Cơ số đạn 1.500 viên đạn xuyên giáp, phá-mảnh hoặc cháy. Các khẩu pháo có tốc độ bắn tối đa 10.000 phát một phút.

Hệ thống tên lửa Sosna có tầm bắn mục tiêu bay hiệu quả ở độ cao 2.000 - 3.500 m và cự ly 1.300 - 8.000 m. Hệ thống điều khiển hỏa lực của Palma gồm camera truyền hình 3V-89 và camera hồng ngoại, máy đo xa laser, hệ thống dẫn tên lửa bằng tia laser và radar bắt mục tiêu 3Ts-99.

(bbc news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang