Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Dải Gaza

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Dải Gaza. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dải Gaza. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011

>> Emulsion 2 - 'Tử thần' của các đường hầm bí mật



Quân đội Israel đã phát triển Emulsion 2, công cụ ngăn chặn hàng trăm đường hầm vận chuyển vũ khí từ Sinai (Ai Cập) vào Gaza.




Ở Gaza, những đường hầm không chỉ để buôn lậu hàng hóa mà còn dùng để vận chuyển vũ khí và đưa các tay súng Hamas "đi, về"


Đây là kết quả của sự hợp tác giữa Quân đội Israel và EMI – một cơ sở sản xuất vật liệu nổ địa phương.

Cách chống lại hoạt động dưới hệ thống đường hầm là các lực lượng vũ trang Israel sẽ bơm vào lòng đất một hỗn hợp các hóa chất dạng lỏng, có thể tìm thấy trên thị trường. Những hóa chất này vô hại cho đến khi được pha trộn và sử dụng.

“Tất cả đều tự động. Khả năng gây hại cho binh lính là vô cùng nhỏ tuy nhiên lại phá hủy đường hầm tối đa đến mức không thể sửa chữa được” ông Maj. Isam Abu Tarif, sĩ quan trong Bộ tư lệnh Lục quân Israel nhận xét.


Phương pháp triển khai Emulsion 2 được đánh giá là mang lại hiệu quả và an toàn hơn với binh sĩ.

Theo cách thức cũ, quân nhân Israel phải vận chuyển hóa chất về phía mục tiêu, sau đó mang vào đường hầm để thực hiện nhiệm vụ. Rất nhiều binh lính đã chết trên đường hay bên trong đường hầm.

Emulsion-2 gồm môt lượng lớn hai chất nổ thành phần. Nó cho phép phá hủy nhiều đường hầm trong một lần triển khai duy nhất tại những khu vực nghi vấn.

“Phiên bản trước đây đã không phá hủy triệt để. Đối phương vẫn có thể sửa chữa xung quanh khu vực bị ảnh hưởng. Với thế hệ thứ hai này, tốt hơn hết là họ nên đào một đường hầm mới”, ông Abu Tarif nói.

Theo B'yabasha - tạp chí của Bộ tư lệnh Lục quân Israel, các mẫu thử nghiệm Emulsion 2 sẽ được gắn trên tám bánh của xe vận tải bọc thép.

Những phiên bản tương lai sẽ nhỏ hơn, thích hợp với điều kiện hoạt động khó khăn và sẽ được thiết kế để sử dụng ở những khu vực có hỏa lực đe dọa.



[BDV news]



Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

>> Israel tuần tra biên giới bằng công nghệ cao



Mục đích chính là phát hiện những phần tử khủng bố Palestine muốn vượt qua biên giới để đặt bom tấn công lực lượng tuần tra của Israel.

Từ trước đó, khu vực biên giới của Israel thuộc khu vực Gaza dài 51 km với địa hình chủ yếu là sa mạc và bán hoang mạc. Nước này canh gác biên giới nhờ sử dụng phương tiện quân sự và quân đội; còn tại các điểm gần cửa khẩu được gác nhờ tháp canh có người.

Hệ thống tháp canh Sentry-Tech có chiều cao 5 m và đường kính 2 m. Trên đỉnh tháp là chòi canh thiết giáp, trang bị súng máy điều khiển từ xa.

Loại súng máy 12,7 mm có tầm bắn 2.000 m, còn một số tháp sử dụng súng máy 7,62 mm với tầm bắn 800m.



AvantGuard giúp Israel kiểm soát tốt hơn vùng biên giới Gaza. Hàn Quốc cũng đang phát triển một phương tiện không người lái riêng.


Ngoài ra, để bảo vệ khu vực dải Gaza, Israel còn triển khai các phương tiện vũ trang điều khiển từ xa hỗ trợ cho các khu vực tháp canh và tuần tra, đặc biệt tại các nơi có "điểm mù".

Tiêu biểu trong số đó là phương tiện Avant Guard sử dụng cảm biến và phần mềm với súng máy 7,62 mm, camera trang bị nhìn mọi hướng và hệ thống nhận dạng mối đe dọa tiềm tàng. Avant đặc biệt hiệu quả trong hoạt động ban đêm vì khả năng nhìn đêm và di chuyển lặng lẽ.

Với trọng lượng 1,3 tấn, Avant Guard được an toàn trước đạn súng trường và mảnh đạn cối, mảnh bom.

Với kinh nghiệm trên từ Israel, Hàn Quốc đang tính chuyện phát triển phương tiện không người lái riêng để triển khai tại DMZ.
[BDV news]


Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

>> Israel nhìn nhận vai trò của Iron Dome



[BDV news] Từ phê phán dự án tốn kém, báo chí Israel đã nhìn nhận sự cần thiết của hệ thống phòng thủ Iron Dome (Vòm sắt).

Ngày 4/4/2011 Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak cho biết, Không quân Israel có kế hoạch triển khai 6 khẩu đội của hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome trong 2 năm tiếp theo.

Theo Bộ trưởng Barak, khẩu đội mới sẽ được đưa vào chiến đấu với sự hỗ trợ tài chính từ phía Mỹ.

Vào tháng 5/2010, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đồng ý cung cấp cho Israel 205 triệu USD chi cho việc triển khai hệ thống Iron Dome.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak cho biết: “Hiện tại Israel đã có 4 khẩu đội, với sự giúp đỡ tài chính của Chính phủ Mỹ, chúng tôi hy vọng tới năm 2013 Israel sẽ có 6 khẩu đội hoạt động.

Khẩu đội pháo đầu tiên của hệ thống trị giá hàng tỷ USD này được triển khai ở phía Bắc ngoại ô Beer Sheva, thành phố hoang mạc nhiều ngày sau khi thành phố này bị trúng 3 quả rocket Grad phóng đi từ Dải Gaza giữa lúc căng thẳng đang gia tăng giữa Israel và khu vực của Palestine.

Ông Barak cho biết thêm, khẩu đội thứ hai sẽ sớm đi vào hoạt động tại vùng biên giới giữa Israel và Dải Gaza.



Hệ thống radar của Iron Dome.

Theo các quan chức quân sự Israel, hệ thống trên vẫn trong giai đoạn thử nghiệm, chưa thể chống đỡ được hàng trăm quả rocket từ Dải Gaza vào khu vực miền nam Israel. Theo Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu , hệ thống phòng thủ tên lửa vẫn chưa thể hoàn toàn bảo vệ đất nước khỏi bị tấn công tên lửa.

Mỗi năm Mỹ viện trợ quân sự cho Israel lên đến 3 tỷ USD. Tổng cộng, Bộ Quốc phòng Israel dự định sẽ triển khai 20 khẩu đội Iron Dome.

Hệ thống Iron Dome, do Công ty quốc doanh Rafael Advanced Defense Systems của Israel sản xuất với sự giúp đỡ tài chính của Mỹ, được thiết kế để chặn các tên lửa và đạn pháo tấn công từ cự ly 4-70 km.

Cấu trúc của một khẩu đội "Iron Dome" bao gồm một radar đa năng EL/M-2084, trung tâm kiểm soát tên lửa và ba bệ phóng, mỗi bệ phóng được trang bị 20 tên lửa đánh chặn Tamir AMM với đầu dò cảm biến quang điện tử, với khả năng cơ động rất cao. Tổ hợp có khả năng bảo đảm phòng thủ cho một khu vực có phạm vi 150 km.

Nếu dữ liệu tính toán cho thấy quỹ đạo bay của tên lửa đối phương có thể gây ra mối nguy hiểm, hệ thống lập tức được triển khai để đánh chặn tên lửa ngay từ ngoài vùng nguy hiểm.

Việc bàn giao những khẩu đội Iron Dome cho Quân đội Israel sẽ phải hoàn tất vào cuối năm 2013.


Mô phỏng hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome.


Trước đó tháng 11/2010 báo chí Isarel đánh giá hệ thống Iron Dome quá phức tạp để có thể hoạt động đầy đủ như một thứ vũ khí phòng thủ hiệu quả.

Nhiều ý kiến chỉ trích hệ thống Iron Dome có chi phí phát triển quá tốn kém, hệ thống vận hành phức tạp. Tên lửa Tamir có giá thành lên đến 50.000 USD/quả, nếu dùng để đánh chặn một quả đạn rocket thông thường xem ra quá lãng phí. Tuy nhiên sau các vụ tấn công bằng rocket và tên lửa của Hezbollah thì dư luận nhìn nhận lại sự cần thiết phải phát triển hệ thống đắt tiền này.

Theo kế hoạch, hệ thống đầu tiên sẽ được triển khai dọc theo khu vực giáp ranh với lực lượng Hamas tại dải Gaza, nơi các chiến binh du kích đã bắn rất nhiều tên lửa tự chế khiến Israel phải mở một cuộc tấn công kéo dài 22 ngày vào năm 2008.

Các hệ thống tiếp theo sẽ được triển khai dọc biên giới với Lebanon, nơi các chiến binh Hezbollah đã bắn hơn 4.000 quả tên lửa và đạn pháo vào miền Bắc Israel trong cuộc chiến năm 2006. Đây chính là những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển Iron Dome.

Israel cho rằng, lực lượng Hezbollah có khoảng 40.000 quả rocket. Và việc triển khai Iron Dome cùng với hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Arrow trong chương trình tên lửa nhiều tầng nhiều lớp nhằm mục đích bảo vệ các thành phố của Israel khỏi các cuộc tấn công bằng rocket và tên lửa từ Lebanon, Dải Gaza, Syria và Iran.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang