Mặc dù Seychellese có vị trí chiến lược, Mỹ và Ấn Độ đều tranh giành, nhưng Trung Quốc đã từ chối xây dựng căn cứ quân sự để tránh các nước ngờ vực.
Đầu tháng 12/2011, Bộ trưởng Ngoại giao Seychelles Adam đề xuất mời biên đội hộ tống của Hải quân Trung Quốc tiến hành tiếp tế và nghỉ ngơi ở đảo Mahe. Sở dĩ Seychelles đưa ra đề nghị này là do sức mạnh quốc gia và sức mạnh quân sự có hạn của họ không thể ứng phó với hoạt động của cướp biển Somalia lan tràn tới vùng biển của Seychelles.
Để chống lại sự tấn công của cướp biển, những năm gần đây, chính phủ Seychelles ra sức tăng cường giao lưu và hợp tác quân sự với các cường quốc về vận tải trên biển, Mỹ và Ấn Độ dựa vào ưu thế trên biển của họ, đã đưa lực lượng vươn tới đảo quốc có vị trí then chốt này trên tuyến đường hàng hải ở Ấn Độ Dương. Quốc đảo Seychellese Nước Cộng hòa Seychelles tiếp giáp với bờ biển phía đông của châu Phi, nằm ở vùng biển phía tây nam Ấn Độ Dương. Phía bắc giáp với vùng biển vịnh Aden của châu Phi, phía tây giáp Kenya và Somalia của Đông Phi, phía nam có thể thẳng hướng mũi Hảo Vọng của châu Phi. Cả nước Seychelles được bao bọc bởi 115 hòn đảo lớn nhỏ, cơ bản tập trung ở 4 quần đảo: đảo Mahe và đảo vệ tinh xung quanh, đảo Silhouette - đảo North, quần đảo Praslin, đảo Frégate và các rạn san hô gần đó. Tổng diện tích mặt đất chỉ có 455,39 km2, dân số khoảng hơn 80.000 người. Nhìn vào quan hệ địa lý, Seychelles là mối liên kết trên biển kết nối giữa Đông Phi với châu Á, châu Mỹ và châu Âu, đồng thời là nơi phải đi qua khi vận chuyển dầu mỏ từ Trung Đông châu Mỹ. Hiện nay, hai tuyến đường biển quan trọng đi xuyên qua vùng biển thuộc Seychelles lần lượt là tuyến đường biển Suez và tuyến đường biển mũi Hảo Vọng. Tuyến đường biển Suez là tuyến đường biển ngắn nhất từ vịnh Péc-xích đi qua kênh đào Suez và đến khu vực Địa Trung Hải, tuyến đường này chủ yếu thông qua vịnh Aden phía bắc Seychelles, là cầu nối quan trọng kết nối Tây Âu với khu vực năng lượng Trung Đông. Vị trí chiến lược của Seychellese tạo sức hút đối với các cường quốc Còn tuyến đường biển mũi Hảo Vọng chủ yếu đi qua vùng biển mạn tây Seychelles, là tuyến đường biển quan trọng ra vào cửa ngõ tây nam Ấn Độ Dương, do bị hạn chế bởi trọng tải và số lượng của kênh đào Suez đối với tàu thuyền, các tàu chở hàng cỡ lớn của các nước châu Mỹ vận chuyển các loại vật tư chiến lược như dầu mỏ chủ yếu đi qua tuyến đường biển này. Ngoài ra, Seychelles cũng có bến cảng tốt có khả năng tiếp nhận các tàu thuyền cỡ lớn. Đảo Mahe là hòn đảo lớn nhất của Seychelles, diện tích khoảng hơn 140 km2, cảng Victoria nằm ở bờ phía bắc hòn đảo này là cảng duy nhất của hòn đảo, tuy quy mô không lớn, nhưng điều kiện khí hậu rất tốt, là cảng tránh gió tự nhiên. Phía đông nam hòn đảo này còn xây dựng sân bay quốc tế, có thể cất/hạ cánh máy bay cỡ lớn. Nhờ cảng biển có vị trí địa lý then chốt và điều kiện thích hợp, Seychelles đã trở thành đầu mối trọng yếu của vận tải biển quốc tế. Chống cướp biển: Seychelles lực bất tòng tâm Diện tích đất liền của Seychelles tuy không lớn, nhưng quần đảo này lại rất phân tán, tổng diện tích lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của nước này lên tới 1,4 triệu km2. Đa số các hòn đảo khó có thể đóng quân lâu dài, nhưng đã trở thành nơi ẩn náu tạm thời cho hoạt động cướp biển. Cướp biển vùng biển Somalia khiến cho Seychellese bất lực Hiện nay, Lực lượng Quốc phòng Nhân dân Seychelles được hợp thành bởi Lục quân và Cảnh sát biển. Lực lượng tổng cộng là 800 người, trong đó có 500 binh sĩ Lục quân, 300 binh sĩ Cảnh sát biển. Mà vùng biển của Seychelles rộng lớn như vậy thì sự phòng thủ của hơn 800 quân rõ ràng chỉ là “giật gấu vá vai”. Trong những năm gần đây, với sự tấn công của các hạm đội hộ tống của hải quân các nước, cơ hội cướp bóc tàu thương mại của cướp biển Somalia ở vùng biển Aden giảm xuống, chúng lại để mắt tới tàu thuyền đi qua vùng biển lân cận của Seychelles, do đó vùng biển Seychelles trở thành “khu vực thảm họa” cho tàu thuyền qua lại. Chẳng hạn, tháng 4 năm nay, ở vùng biển phía tây Seychelles, Cảnh sát biển Seychelles đã bắt giữ 7 tên cướp biển Somalia, địa điểm xảy ra cách đảo Mahe chỉ 150 hải lý. Sự cướp bóc liên tục của cướp biển không chỉ làm cho tàu thuyền qua lại do dự, chùn bước, mà còn chặn lại các nguồn kinh tế và cung ứng vật tư của Seychelles. Biển đẹp của Seychellese thưa vắng du khách Ngành nghề trụ cột của nước này là du lịch và nghề cá, trong đó ngành du lịch chiếm 70% thu nhập ngoại tệ. Do hoạt động cướp biển tràn lan, chính phủ các nước liên tục cảnh báo tàu du lịch nước họ tránh vùng biển Seychelles nguy hiểm, bãi biển náo nhiệt trước đây của Seychelles nay đã trở nên vắng vẻ. Trong khi đó, tàu cá của Seychelles cũng thường bị cướp biển cướp bóc. Rất nhiều ngư dân không dám ra khơi đánh bắt cá, làm cho thu nhập thủy sản của nước này giảm đi một nửa. Ngoài ra, để ứng phó với sự tấn công, gây rối của cướp biển, hàng năm chính phủ Seychelles buộc phải trích hàng chục triệu USD trong số thu nhập có hạn của mình để chống cướp biển, tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế nước này. Đại diện thường trực của Seychelles tại Liên Hợp Quốc Ronald Jumeau cho biết: “Đối với người Seychelles chúng tôi, cướp biển quấy nhiễu không chỉ đã làm ảnh hưởng đến tự do trên biển, thương mại trên biển hoặc an ninh hàng hải quốc tế, mà còn đe dọa đến an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và phát triển kinh tế của chúng tôi”. Vì vậy, chính phủ Seychelles buộc phải phát đi tín hiệu nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, mời lực lượng quân sự nước ngoài giúp ngăn chặn hoạt động cướp biển. Đóng quân ở Seychelles: Tấn công cướp biển không phải là mục đích duy nhất Hoàn cảnh của Seychelles vô cùng khó khăn như vậy, với tư cách là các cường quốc quân sự trên biển, Mỹ và Ấn Độ một mặt tích cực dang tay giúp đỡ, đồng thời cũng tận dụng cơ hội đưa lực lượng quân sự tới Seychelles, do đó cục diện chiến lược ở Ấn Độ Dương cũng đang lặng lẽ thay đổi. Quân đội Mỹ thiết lập căn cứ máy bay không người lái trên đảo Mahe của Seychellese Tháng 9/2009, biên đội máy bay do thám không người lái của quân đội Mỹ đã đến đóng tại Seychelles. Nhìn bề ngoài, quân Mỹ triển khai máy bay không người lái chỉ là để tiêu diệt cướp biển, nhưng những thông tin “giải mật” của báo chí cho biết, quân Mỹ đóng ở Seychelles còn có nhiều mục đích chiến lược hơn. Trước hết, tổ chức Al Qaeda và các thế lực cực đoan chống Mỹ hoạt động tích cực ở Somalia, trong khi nước này lại không thuận cho quân Mỹ đồn trú. Vì vậy, quân Mỹ chỉ có thể dựa vào lực lượng kiểm soát tầm xa để nhắm vào mục tiêu. Hiện nay, máy bay do thám không người lái của Mỹ triển khai trên đảo Mahe có thể bay 18 giờ liên tục, còn có thể trang bị 12 quả tên lửa Hellfire và tên lửa dẫn đường chính xác, khi cần thiết có thể tiêu diệt mục tiêu định sẵn. Căn cứ quân Mỹ trên đảo Mahe trên thực tế là tiền đồn cho các chiến dịch chống khủng bố toàn cầu do Mỹ lãnh đạo. Thứ hai, đối mặt với tình hình hỗn loạn của Trung Đông và Đông Bắc Phi, tuyến đường vận chuyển dầu mỏ Trung Đông của Mỹ phải đối mặt với thách thức rất lớn. Để bảo vệ tốt hơn lợi ích năng lượng của mình, Mỹ đã tăng cường thâm nhập quân sự đối với các nước Đông Phi. Quân đội Mỹ không chỉ triển khai ở Seychelles, mà còn lần lượt xây dựng căn cứ máy bay không người lái ở các nước như Ethiopia và Djibouti. Mạng lưới chống khủng bố được dày công xây dựng này đã bao trùm tuyến đường năng lượng Ấn Độ Dương đi qua mũi Hảo Vọng. Máy bay không người lái Predator mang theo đạn dẫn đường laser của quân đội Mỹ Thứ ba, khu vực Đông Phi trong đó có Seychelles vốn là thuộc địa của Anh, Pháp, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các nước lần lượt tách khỏi các nước phương Tây và trở nên độc lập. Do căm ghét thực dân, châu Phi đã trở thành khoảng trống trong triển khai chiến lược của Mỹ, nhưng lại là thị trường tài nguyên và hàng hóa chủ yếu của các nước châu Á mới nổi. Để hạn chế hợp tác kinh tế giữa các nước đáng phát triển như Trung Quốc với châu Phi, Mỹ cũng đã tăng cường bảo vệ khu vực này về quân sự. Ngoài Mỹ, quốc gia luôn tìm kiếm vị thế thống trị ở Ấn Độ Dương là Ấn Độ cũng liên tiếp có các động thái ở Seychelles. Năm 2009, Hải quân Ấn Độ từng triển khai tàu chiến ở Seychelles. Năm 2010, Bộ Quốc phòng Ấn Độ lại đạt được nhiều thỏa thuận hợp tác quân sự với quân đội Seychelles, đồng thời cung cấp hỗ trợ trang bị và đào tạo kỹ thuật cho quân đội Seychelles. Ấn Độ tăng cường hợp tác quân sự có chiều sâu với Seychelles cũng xuất phát từ sự tính toán chiến lược của họ. Một là, Ấn Độ đã có vai trò ảnh hưởng to lớn ở vịnh Bengal và biển Ả Rập, nếu tiếp tục giành được quyền đóng quân ở Seychelles, có thể hình thành lợi thế địa lý 2 điểm 1 tuyến ở vùng biển Ấn Độ Dương, giành trước cơ hội cho Hải quân Ấn Độ mở rộng không gian trên biển ở Ấn Độ Dương. Ấn Độ muốn kiểm soát Ấn Độ Dương Hai là, các nước đang phát triển khác của châu Á và Ấn Độ đang có một mối quan hệ cạnh tranh, đánh chiếm trước “lô cốt đầu cầu” Seychelles, chắc chắn giúp cho Ấn Độ có ưu thế hơn trong cuộc chiến kinh tế giành lấy thị trường và tài nguyên châu Phi. Ba là, căn cứ hải quân Diego Garcia của Mỹ hiện vẫn là trở ngại lực lượng quân sự lớn nhất xưng bá Ấn Độ Dương của Ấn Độ, trong tương lai nếu muốn thực hiện “giấc mơ” - “biển của Ấn Độ”, Ấn Độ chắc chắn phải ngăn chặn quân đội Mỹ có hiệu quả, Seychelles lại là điểm tập trung tốt nhất. Từ chối đóng quân ở Seychellese, Trung Quốc muốn gì? Gần đây, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã có chuyến thăm hữu nghị chính thức tới Seychelles. Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã trao đổi ý kiến về việc tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị giữa quân đội hai nước và tình hình quốc tế, khu vực. Sau đó, phía Seychelles đã mời biên đội hộ tống của Hải quân Trung Quốc đến Seychelles tiến hành tiếp tế và nghỉ ngơi trong thời gian làm nhiệm vụ. Biên đội hộ tống của Hải quân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, Trung Quốc sẽ xem xét tiến hành tiếp tế hoặc nghỉ ngơi ở cảng biển thích hợp của Seychelles và các nước khác. Sở dĩ Trung Quốc làm như vậy là vì: Trước hết, biên đội hộ tống vịnh Aden của Hải quân Trung Quốc tiến hành tiếp tế ở cảng biển của Seychellese là hợp lý, hợp pháp. Trong thời gian hộ tống, biên đội tàu chiến Trung Quốc cách xa cảng biển nước mình, và việc tiến hành tiếp tế tại cảng biển một nước ven biển khi làm nhiệm vụ ở xa là một cách làm thông thường của hải quân các nước trên thế giới. Từ cuối năm 2008 đến vịnh Aden, vùng biển Somalia thực hiện nhiệm vụ hộ tống đến nay, biên đội hộ tống của Hải quân Trung Quốc đã từng tiến hành tiếp tế ở cảng biển các nước Djibouti, Oman, Yemen. Đối với Seychellese, Trung Quốc từ chối đóng quân, nhưng không từ chối tiếp tế Thứ hai, Trung Quốc kiên trì chiến lược quân sự kiểu phòng thủ, nhấn mạnh không thiết lập căn cứ quân sự và đóng quân ở nước khác. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc mới đây cho biết, Trung Quốc không có cách làm thiết lập căn cứ quân sự ở nước ngoài. Điều này đã tránh sự hoài nghi, thổi phồng của một bộ phận báo giới và các nước xung quanh, giúp Trung Quốc giành được quyền chủ động trên vũ đài ngoại giao quốc tế. Thứ ba, chính phủ Trung Quốc từ chối thiết lập căn cứ quân sự ở Seychelles, là dựa trên cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái và đời sống nhân dân của địa phương. Môi trường tự nhiên của Seychellese rất tốt, nhưng tài nguyên có hạn, đặc biệt là nước ngọt, thực phẩm hoàn toàn không phong phú, thiết lập căn cứ quân sự lâu dài, buộc phải trả giá bằng cách phá hoại môi trường địa phương và giảm mức sống của nhân dân nơi đó. Thứ tư, Trung Quốc là một nước lớn có trách nhiệm, muốn đóng góp sức mình cho việc tấn công hoạt động cướp biển và giữ gìn an ninh, ổn định khu vực. Máy bay trực thăng - biên đội hộ tống số 8 Hải quân Trung Quốc cất cánh đi tuần tra Trong các chiến dịch hộ tống gần 3 năm qua, biên đội hộ tống của Hải quân Trung Quốc đã hoàn thành nhiệm vụ hộ tống cho 300 tốp với 3454 tàu thuyền của Trung Quốc và nước ngoài, trông đó tàu thuyền nước ngoài có 1507 chiếc, chiếm 43,6%. Trong tương lai, nếu biên đội hộ tống được tiếp tế ở Seychellese, chắc chắn sẽ răn đe có hiệu quả các hoạt động ngang ngược của cướp biển tại vùng biển xung quanh nước này, tạo được môi trường an ninh, hòa bình và ổn định cho Seychellese. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quốc đảo Seychellese. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quốc đảo Seychellese. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 19 tháng 12, 2011
>> Tại sao Trung Quốc từ chối đóng quân ở Seychellese
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)