Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Quan hệ Mỹ - Australia

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quan hệ Mỹ - Australia. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quan hệ Mỹ - Australia. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

>> Kế hoạch hiện đại hóa Hải quân Australia

Trước bối cảnh khu vực có nhiều biến động, chính quyền Canberra không quên lên kế hoạch đóng mới các thế hệ tàu chiến tối tân.

>> Australia là "tài sản chiến lược" của Mỹ
>> Hải quân Australia: Riêng một góc trời
>> Australia nâng cấp khinh hạm tên lửa lớp Anzac



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục lớp Hobart được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis - Ảnh: Combimac


Trước bối cảnh khu vực có nhiều biến động, chính quyền Canberra không quên lên kế hoạch đóng mới các thế hệ tàu chiến tối tân.

Hồi đầu tháng 6.2012, khi báo giới quốc tế tiết lộ thông tin Úc đã sẵn sàng kế hoạch chiến tranh với Trung Quốc thì thông tin về những kế hoạch đóng mới tàu chiến của Canberra càng gây chú ý.

Theo Sách trắng quốc phòng Úc được công bố vào năm 2009, nước này đang triển khai một loạt dự án bổ sung tàu chiến hiện đại với tổng ngân sách ước tính lên đến 70 tỉ USD dành cho tăng cường vũ trang đến năm 2030.

Cụ thế, đối với lực lượng hải quân, Canberra sẽ thực hiện các kế hoạch đóng mới tàu chiến như sau:

12 tàu ngầm: Theo Sách trắng quốc phòng Úc, nước này sẽ đóng mới 12 tàu ngầm để thay thế 6 chiếc tàu ngầm lớp Collins hiện có.

Đến đầu tháng trước, Úc mới công bố đang thực hiện giai đoạn đầu của việc thiết kế lớp tàu ngầm mới nhưng không tiết lộ thông tin chi tiết.

Tuy nhiên, một số nguồn tin quân sự cho biết, lớp tàu ngầm mới của Úc sẽ có độ choán nước vào khoảng 4.000 tấn, được trang bị ngư lôi thế hệ mới, tên lửa chống tàu chiến và cả tên lửa hành trình tấn công mặt đất.

Nhiều tàu chiến nổi: Theo kế hoạch, hải quân Úc sẽ được bổ sung ba tàu khu trục với nhiều tính năng tác chiến đối không.

Nổi bật nhất, loại tàu khu trục này sẽ được trang bị tên lửa đối không SM-6 có tốc độ gấp 3,5 lần vận tốc âm thanh và tầm bắn đạt 240 km.

Đến nay, Canberra vẫn chưa chính thức tiết lộ thông tin về 3 tàu khu trục này.

Trong khi đó, các nguồn tin quân sự cho rằng Úc đang triển khai đóng mới 3 tàu khu trục lớp Hobart. Loại tàu này được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis với nhiều loại tên lửa đối không tân tiến.

Tàu khu trục lớp Hobart còn sở hữu tên lửa chống tàu chiến Harpoon, pháo 127 mm và các loại ngư lôi, chở theo được 1 trực thăng Seahawk. Với độ choán nước 6.250 tấn, tàu này đạt tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ (khoảng 52 km/giờ).

Ngoài ra, Úc cũng sẽ đóng mới 8 tàu hộ tống thế hệ mới để thay thế dần lớp tàu Anzac vốn đang giữ vai trò chủ lực trong lực lượng hải quân nước này.

Đồng thời, Canberra còn thực hiện kế hoạch bổ sung 20 tàu chiến xa bờ có độ choán nước khoảng 2.000 tấn và được trang bị nhiều khí tài hiện đại.

Kèm theo đó, Úc cũng sẽ triển khai thêm 2 tàu đổ bộ có bãi đáp trực thăng với độ choán nước khoảng 30.000 tấn, tương đương một số tàu sân bay cỡ nhỏ.


http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng Sikorsky SH-60 Seahawk nằm trong kế hoạch triển khai vành đai bảo vệ hải quân từ xa của Úc - Ảnh: Navy.mil

Tăng cường máy bay cho hải quân: Để đảm bảo khả năng kết hợp tác chiến không - hải quân một cách hiệu quả, Úc còn xúc tiến mua mới hàng loạt trực thăng cho lực lượng hải quân.

Cụ thể, nước này sẽ mua thêm 24 trực thăng chiến đấu Sikorsky SH-60 Seahawk. Loại trực thăng này không chỉ có tầm bay lên đến 800 km mà còn được trang bị nhiều loại tên lửa chống tàu chiến như Hellfire, Penguin cùng ngư lôi và pháo.

Ngoài ra, Sikorsky SH-60 Seahawk còn có hệ thống định vị sóng âm tiên tiến nên trở thành khí tài hữu dụng dùng để chống các loại tàu nổi lẫn tàu ngầm. Vì thế, với lực lượng máy bay Sikorsky SH-60 Seahawk mới, Úc có thể tạo nên vành đai phòng thủ hải quân từ xa.

Chưa dừng lại ở đó, Canberra cũng sẽ bổ sung 46 trực thăng chiến đấu MRH-90 hiện đại cho lục quân và hải quân - đây cũng là một khí tài chuyên dùng để chống tàu chiến.

Với một kế hoạch gồm nhiều tàu chiến hùng hậu ở trên, hải quân Úc từ nay đến năm 2030 sẽ dần được tăng cường vũ trang mạnh mẽ hơn rất nhiều.

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

>> Australia là "tài sản chiến lược" của Mỹ


Gần đây, Mỹ-Australia đã thảo luận về nhiều vấn đề hợp tác quốc phòng, một báo cáo của Australia còn đề nghị cho tàu sân bay Mỹ neo đậu.


http://nghiadx.blogspot.com
Quần đảo Cocos của Australia (Vòng màu đỏ. Ảnh từ Internet).

Ngày 28/3, quan chức Chính phủ Australia thừa nhận, đã thảo luận với quan chức Mỹ về khả năng máy bay Mỹ đến đồn trú ở quần đảo Cocos trên Ấn Độ Dương, nhưng là ý tưởng lâu dài.

Đóng quân ở quần đảo Cocos là “khả năng lâu dài”

Ngày 27/3, tờ “Bưu điện Washington” dẫn lời của một số quan chức Mỹ và Australia, hai bên cho rằng, quần đảo Cocos có thể trở thành căn cứ lý tưởng cho máy bay trinh sát (do thám) và máy bay không người lái Global Hawk của quân Mỹ.

Hải quân Mỹ đang nghiên cứu phát triển “Global Hawk” phiên bản cải tiến, được gọi là “máy bay do thám trên biển khu vực rộng không người lái”, dự kiến trang bị vào năm 2015.

Ngày 28/3, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith cho biết, triển vọng máy bay Mỹ đóng ở quần đảo Cocos “rất xa vời”.

Ông cho biết, qua thảo luận, quan chức hai bên cho rằng, công trình trên đảo cần cải tạo quy mô lớn, nâng cấp sân bay dự kiến cần khoảng 75-100 triệu đô la Úc (khoảng 78-104 triệu USD).

Stephen nói: “Tôi và đồng nghiệp Mỹ không thảo luận bất cứ chi tiết nào, cho dù là với Robert Gates (cựu Bộ trưởng Quốc phòng) hay Leon Panetta (Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm)”. “Đây là khả năng lâu dài, cần phải nhìn như vậy”.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay do thám không người lái Global Hawk Mỹ.


Thủ tướng Australia Julia Gillard cho biết, Australia và Mỹ thảo luận về mở rộng hợp tác quốc phòng tại khu vực này, bao gồm cả khả năng sử dụng quần đảo Cocos. Bà không phủ nhận thông tin của tờ “Bưu điện Washington”, nhưng đồng thời nói rằng, về rất nhiều vấn đề thảo luận với Mỹ vào tháng 11/2011, “không có bất cứ sự tiến triển thực chất nào”.

Quần đảo Cocos cách bờ biển phía tây Australia khoảng 3.000 km, nằm ở vùng biển phía nam Indonesia, do một loạt các rạn san hô tạo thành.

Hiện nay, Quân đội Mỹ đang có căn cứ liên hợp hải-không quân ở đảo Diego Garcia – cách Ấn Độ khoảng 1.600 km về phía nam. Quan chức Mỹ cho biết, căn cứ này đã hoạt động hết công suất, khả năng mở rộng thêm nhỏ, hơn nữa thỏa thuận cho thuê sẽ hết hạn vào năm 2016.

Tìm kiếm hợp tác quốc phòng

Chiến lược quân sự mới của Tổng thống Mỹ Barack Obama xác định khu vực châu Á-Thái Bình Dương là trọng tâm chiến lược. Tháng 11/2011, Australia và Mỹ đã đạt được thỏa thuận, tìm cách tăng cường hợp tác quốc phòng.

Bộ trưởng Quốc phòng Australia Smith cho biết, 3 trọng điểm hợp tác hiện nay là lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ đóng tại Darwin-Australia, tăng các chuyến bay của máy bay Mỹ ở miền bắc Australia, và tàu chiến Mỹ sử dụng căn cứ hải quân Stirling ở thành phố Perth-Australia.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay USS George Washington - Hải quân Mỹ.


Theo thỏa thuận, lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ thay phiên nhau đóng tại Darwin, tốp 250 binh sĩ đầu tiên đã đến, cuối cùng quân đồn trú sẽ lên tới 2.500 binh sĩ.

Tờ “Washington Post” cho biết, một bản báo cáo căn cứ quân sự gần đây của Australia đề nghị tăng cường đóng quân ở duyên hải phía bắc và phía tây, xem xét lợi ích an ninh của Mỹ, đưa ra phương án căn cứ.

Báo cáo cho biết, căn cứ Sterling “có thể giúp cho Hải quân Mỹ triển khai và hành động ở Đông Nam Á và Ấn Độ Dương”, cần cải tạo quy mô lớn, từ đó tiếp nhận tàu sân bay, tàu chiến mặt nước cỡ lớn khác và tàu ngầm hạt nhân tấn công của quân Mỹ.

Một số quan chức Quân đội Mỹ cho biết, vị trí của Perth xa xôi, nhưng có thể địa điểm tiếp tế và bảo trì quan trọng của Hải quân Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương. Họ cho biết, quân Mỹ chỉ dự định “làm khách” ở Australia, không tìm cách xây dựng căn cứ.

Một số quan chức Australia cho biết, sẽ không vội vã đưa ra quyết định về tương lai của căn cứ Stirling, nhưng gần đây sự quan tâm của Quân đội Mỹ đối với căn cứ này tăng lên, Phó Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ Mark Ferguson tháng 2 đã thăm Australia, Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus trong tháng này dự kiến đến thăm Perth và Darwin.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Seawolf của Quân đội Mỹ.


Trong một lần phỏng vấn, Mabus cho biết: “Australia luôn là đồng minh lâu đời nhất, đáng tin cậy nhất của chúng tôi. Có thể nói, chúng tôi sẽ luôn quan tâm tới các hành động và quan điểm của Australia”.

Ngoài Perth và quần đảo Cocos, Australia còn đề xuất xây thêm một căn cứ hải quân ở thành phố bờ biển phía đông Brisbane. Mỹ quan tâm đến quan điểm này.

Một quan chức cấp cao của Quân đội Mỹ giấu tên cho biết: “Australia là đồng minh duy nhất của chúng tôi ở Ấn Độ Dương”. “Chúng tôi cho rằng, chúng tôi cần bỏ thêm nhiều thời gian hơn ở Ấn Độ Dương. So với Tây Thái Bình Dương, quốc gia chúng tôi có quan hệ tốt ở khu vực này ít”.

Một quan chức Australia nói với phóng viên tờ “Bưu điện Washington” rằng: “Nói về ảnh hưởng tổng thể của các bạn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trọng tâm chiến lược của các bạn (Mỹ) đang chuyển xuống phía nam.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh (thế kỷ trước), Australia (vị trí) xem ra không quan trọng như vậy. Nhưng, khi các bạn (Mỹ) thực sự cuốn hút bởi các hòn đảo ở khu vực Đông Nam Á, tầm quan trọng của Australia xem ra được nâng lên rất nhiều”.

“Australia trở thành tài sản chiến lược của Mỹ”

Đảng Xanh Australia phản đối máy bay Mỹ vào đóng ở quần đảo Cocos, lý do là máy bay không người lái của Mỹ tập kích đường không có thể làm chết rất nhiều dân thường. Người phát ngôn các vấn đề quốc phòng của Đảng Xanh nói:

“Đối với một số người, theo dõi, giám sát nghe ra thì dường như vô hại. Nhưng, căn cứ này sẽ làm cho quân Mỹ có thể dễ dàng phát động cuộc tấn công chí tử hơn.

Nếu nói chúng ta học được gì trong 40 năm qua, thì chúng ta chắc chắn phải cẩn thận, không nên trở thành đồng lõa cho những việc làm rủi ro này”.


http://nghiadx.blogspot.com
Australia trở thành "tài sản chiến lược" của Mỹ khi chuyển trọng tâm chiến lược đến châu Á-Thái Bình Dương. Trong hình là các bang của Australia.


Quần đảo Cocos có khoảng 600 dân, họ lo ngại vườn nhà của họ biến thành căn cứ của Quân đội Mỹ. Từ năm 1966-1971, để đem lại “proton” cho căn cứ quân Mỹ ở đảo Diego Garcia, nhà cầm quyền Anh và Mỹ yêu cầu tất cả người dân trên đảo phải di dời.

Doanh nhân John Clunies sống 30 năm ở đảo Cocos. Ông nói với phóng viên Công ty Phát thanh Australia rằng, nghị sĩ Công đảng Warren Snowdon hồi đầu tháng này đã đến thăm quần đảo Cocos, cho biết, “đời này của chúng ta” sẽ không thấy xuất hiện của Quân đội Mỹ. Nhưng, “khó có thể yêu cầu họ đưa ra bảo đảm. Họ cơ bản không muốn thảo luận vấn đề này”.

Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, Đại học Quốc lập Australia Hugh White cho biết, trọng tâm chiến lược của Mỹ chuyển tới châu Á-Thái Bình Dương, có nghĩa là sau Chiến tranh Việt Nam, lần đầu tiên Mỹ coi Australia là “tài sản chiến lược” cạnh tranh với nước khác.

Báo chí Trung Quốc bình luận Australia nếu tham gia chiến lược quân sự mới của Mỹ, sẽ là sai lầm, có thể bị cuốn vào cuộc tranh chấp giữa Mỹ với nước khác.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang