Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hiện đại hóa quân đội

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hiện đại hóa quân đội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hiện đại hóa quân đội. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

>> Kế hoạch hiện đại hóa Hải quân Australia

Trước bối cảnh khu vực có nhiều biến động, chính quyền Canberra không quên lên kế hoạch đóng mới các thế hệ tàu chiến tối tân.

>> Australia là "tài sản chiến lược" của Mỹ
>> Hải quân Australia: Riêng một góc trời
>> Australia nâng cấp khinh hạm tên lửa lớp Anzac



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục lớp Hobart được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis - Ảnh: Combimac


Trước bối cảnh khu vực có nhiều biến động, chính quyền Canberra không quên lên kế hoạch đóng mới các thế hệ tàu chiến tối tân.

Hồi đầu tháng 6.2012, khi báo giới quốc tế tiết lộ thông tin Úc đã sẵn sàng kế hoạch chiến tranh với Trung Quốc thì thông tin về những kế hoạch đóng mới tàu chiến của Canberra càng gây chú ý.

Theo Sách trắng quốc phòng Úc được công bố vào năm 2009, nước này đang triển khai một loạt dự án bổ sung tàu chiến hiện đại với tổng ngân sách ước tính lên đến 70 tỉ USD dành cho tăng cường vũ trang đến năm 2030.

Cụ thế, đối với lực lượng hải quân, Canberra sẽ thực hiện các kế hoạch đóng mới tàu chiến như sau:

12 tàu ngầm: Theo Sách trắng quốc phòng Úc, nước này sẽ đóng mới 12 tàu ngầm để thay thế 6 chiếc tàu ngầm lớp Collins hiện có.

Đến đầu tháng trước, Úc mới công bố đang thực hiện giai đoạn đầu của việc thiết kế lớp tàu ngầm mới nhưng không tiết lộ thông tin chi tiết.

Tuy nhiên, một số nguồn tin quân sự cho biết, lớp tàu ngầm mới của Úc sẽ có độ choán nước vào khoảng 4.000 tấn, được trang bị ngư lôi thế hệ mới, tên lửa chống tàu chiến và cả tên lửa hành trình tấn công mặt đất.

Nhiều tàu chiến nổi: Theo kế hoạch, hải quân Úc sẽ được bổ sung ba tàu khu trục với nhiều tính năng tác chiến đối không.

Nổi bật nhất, loại tàu khu trục này sẽ được trang bị tên lửa đối không SM-6 có tốc độ gấp 3,5 lần vận tốc âm thanh và tầm bắn đạt 240 km.

Đến nay, Canberra vẫn chưa chính thức tiết lộ thông tin về 3 tàu khu trục này.

Trong khi đó, các nguồn tin quân sự cho rằng Úc đang triển khai đóng mới 3 tàu khu trục lớp Hobart. Loại tàu này được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis với nhiều loại tên lửa đối không tân tiến.

Tàu khu trục lớp Hobart còn sở hữu tên lửa chống tàu chiến Harpoon, pháo 127 mm và các loại ngư lôi, chở theo được 1 trực thăng Seahawk. Với độ choán nước 6.250 tấn, tàu này đạt tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ (khoảng 52 km/giờ).

Ngoài ra, Úc cũng sẽ đóng mới 8 tàu hộ tống thế hệ mới để thay thế dần lớp tàu Anzac vốn đang giữ vai trò chủ lực trong lực lượng hải quân nước này.

Đồng thời, Canberra còn thực hiện kế hoạch bổ sung 20 tàu chiến xa bờ có độ choán nước khoảng 2.000 tấn và được trang bị nhiều khí tài hiện đại.

Kèm theo đó, Úc cũng sẽ triển khai thêm 2 tàu đổ bộ có bãi đáp trực thăng với độ choán nước khoảng 30.000 tấn, tương đương một số tàu sân bay cỡ nhỏ.


http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng Sikorsky SH-60 Seahawk nằm trong kế hoạch triển khai vành đai bảo vệ hải quân từ xa của Úc - Ảnh: Navy.mil

Tăng cường máy bay cho hải quân: Để đảm bảo khả năng kết hợp tác chiến không - hải quân một cách hiệu quả, Úc còn xúc tiến mua mới hàng loạt trực thăng cho lực lượng hải quân.

Cụ thể, nước này sẽ mua thêm 24 trực thăng chiến đấu Sikorsky SH-60 Seahawk. Loại trực thăng này không chỉ có tầm bay lên đến 800 km mà còn được trang bị nhiều loại tên lửa chống tàu chiến như Hellfire, Penguin cùng ngư lôi và pháo.

Ngoài ra, Sikorsky SH-60 Seahawk còn có hệ thống định vị sóng âm tiên tiến nên trở thành khí tài hữu dụng dùng để chống các loại tàu nổi lẫn tàu ngầm. Vì thế, với lực lượng máy bay Sikorsky SH-60 Seahawk mới, Úc có thể tạo nên vành đai phòng thủ hải quân từ xa.

Chưa dừng lại ở đó, Canberra cũng sẽ bổ sung 46 trực thăng chiến đấu MRH-90 hiện đại cho lục quân và hải quân - đây cũng là một khí tài chuyên dùng để chống tàu chiến.

Với một kế hoạch gồm nhiều tàu chiến hùng hậu ở trên, hải quân Úc từ nay đến năm 2030 sẽ dần được tăng cường vũ trang mạnh mẽ hơn rất nhiều.

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011

>> Kế hoạch hiện đại hóa Quân đội Mỹ vào năm 2012



Mới đây, Mỹ đã công bố kế hoạch hiện đại hóa Quân đội năm 2012 và đề ra một chiến lược phát triển tổng thể và những ưu tiên trong chính sách phát triển quân đội.


Theo đó Quân đội Mỹ sẽ cung cấp chi tiết những yêu cầu và danh mục phát triển các trang thiết bị quân sự trong năm 2012, xây dựng lực lượng quân đội hùng mạnh nhằm sẵn sàng ngăn chặn xung đột và đối phó với mọi mối đe dọa trong tương lai.

Với chiến lược phát triển quân đội năm 2012, Mỹ đã đặt ra 3 mục tiêu ưu tiên chiến lược cơ bản gồm:

- Xây dựng mạng lưới kết nối thông tin liên lạc trực tiếp từ các đơn vị đồn trú tới từng binh sỹ;
- Ngăn chặn và đánh bại mọi mối đe dọa;
- Bảo vệ và trao quyền hành động cho binh sỹ;

Để thực hiện được các mục tiêu trên, Quân đội Mỹ xác định ưu tiên phát triển 7 hệ thống đảm bảo thành công cho các hoạt động như, hệ thống thông tin vô tuyến hỗn hợp cấp chiến thuật JTRS với khoản đầu tư là 776 triệu USD, bao gồm thiết bị truyền dẫn số liệu băng thông rộng cơ động mặt đất, máy tính xách tay sử dụng giao thức internet dựa trên công nghệ cung cấp mạng định tuyến.


http://nghiadx.blogspot.com

Dù Quân đội Mỹ đang đối mặt với vấn đề cắt giảm chí phí quốc phòng, tuy nhiên, vẫn lên kế hoạch hiện đại hóa quân đội vào năm 2012.


Có khả năng cung cấp thông tin bằng giọng nói, hình ảnh đa kênh, hệ thống mạng thông tin chiến thuật cho máy bay chiến đấu WIN-T được đầu tư lên tới 1,3 tỷ USD, cung cấp thông tin băng rộng được kết nối vệ tinh hỗ trợ khả năng chỉ huy, kiểm soát, thông tin, máy tính, tình báo, giám sát và trinh sát hỗn hợp JC4ISR.

Các phương tiện chiến đấu mặt đất đầu tư 884 triệu USD. Kế hoạch này nằm trong chương trình thay thế và hiện đại hóa các xe chiến đấu bộ binh tại các đơn vị chiến đấu chiến lược nhằm tăng cường khả năng bảo vệ và cơ động.

Hệ thống phân phối thông tin mặt đất DCGS-A, kế hoạch triển khai đầy đủ vào quý bốn năm 2012. DCGS-A cung cấp các dữ liệu tình báo, trinh sát và giám sát tích hợp cảm biến trên không và mặt đất.

Ngoài ra còn có hệ thống chỉ huy chiến trường hỗn hợp JBC-P được đầu tư 188 triệu USD. JBC-P có thể cung cấp khả năng chỉ huy và kiểm soát diện rộng trên mọi địa hình và phạm vi chiến dịch.

Hệ thống quản lý tích hợp pháo tự hành PIM được cấp 120 triệu USD. PIM nằm trong chiến lược hiện đại hóa các phương tiện chiến đấu mặt đất, được phát triển nhằm tăng cường phản ứng nhanh cho pháo tự hành như M109A6 Paladin và M992A2.


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo tự hành M109A6 Paladin

Nâng cấp và chuyển đổi máy bay Kiowa Warrior OH-58 được đầu tư 250 triệu USD từ thế hệ D sang thế hệ F bằng việc nâng cấp cảm biến và buồng lái của Máy bay.

Cùng với đó, Mỹ hoạch định các khoản chi nằm trong ngân sách Lục quân năm tài khóa 2012 bao gồm việc đầu tư 1,3 tỷ USD cho hiện đại các hệ thống trang bị cho binh sỹ như vũ khí cá nhân , các hệ thống cảm biến, thiết bị hỗ trợ phát hiện mục tiêu trong đêm, áo chống đạn, mạng chỉ huy và kiểm soát cá nhân, quần áo và trang bị cá nhân.

Kính phí cấp cho các hoạt động chỉ huy bao gồm khả năng truyền tải thông tin và dịch vụ cung cấp lên tới 3,6 tỷ USD.

Các hoạt động tình báo nhận được 1,2 tỷ USD. Các hoạt động cơ động mặt đất bao gồm các phương tiện chiến đấu như xe tăng Abram, xe bọc thép Bradley, Stryker và các phương tiện mặt đất mới là 3 tỷ USD.

Các hoạt động không quân bao gồm các hoạt động trinh sát, tiến công, các hệ thống máy bay không người lái, vận tải và các nhiệm vụ khác là 7,5 tỷ USD.

Các đơn vị hỏa lực, bao gồm radar, pháo, bệ phóng, đạn dược và các hệ thống tự động 1,4 tỷ USD.

Tăng cường khả năng phòng thủ trên không và phòng thủ tên lửa đạn đạo cho các máy bay chiến đấu, máy bay có và không người lái, tên lửa, pháo và súng cối là 2,3 tỷ USD.

Tăng cường bảo vệ các căn cứ quân sự, hóa sinh học, hạt nhân bằng 1,4 tỷ USD. Các phương tiện vận tải chiến thuật bao gồm hạng nhẹ, hạng trung, hạng nặng và các xe chống mìn bằng 2,2 tỷ USD.

Các chương trình phục vụ hỗ trợ chiến đấu bao gồm các nhiên liệu, nước, y tế bằng 566 triệu USD. Riêng mua sắm đạn dược là 1, 6 tỷ USD.


http://nghiadx.blogspot.com
Quân đội Mỹ sẽ tập trung trang bị những vũ khí chiến đấu cá nhân hiện đại.


Đầu tư cho trang bị cho binh sỹ

Kinh phí đầu tư chủ yếu cho binh sỹ bao gồm mua và triển khai kính nhìn đêm cho Lực lượng đặc nhiệm và 300 hệ thống cho mỗi Lực lượng chiến đấu cấp chiến dịch đang được triển khai, vũ khí loại nhỏ, các hệ thống cảm biến và lazer…tổng chí phí cho hoạt động mua sắm này lên tới 523,3 triệu USD.

Riêng việc trang bị các hệ thống cảm biến và lazer cho các Lực lượng chiến đấu cấp chiến dịch và Lực lượng đặc nhiệm chiếm 338,5 tiệu USD gồm Mua 714 hệ thống định vị mục tiêu lazer, 627 hệ thống hỗ trợ tìm kiếm bằng lazer STORM, 356 kính nhìn đêm, 7.293 thiết bị cảm biến, 14,056 hệ thống phòng thủ bằng lazer, 4.060 súng máy M2.50cal, và 26.806 súng M4A1. Ngoài ra còn mua dù và các trang bị hỗ trợ mới cho Lực lượng chiến đấu cấp chiến dịch là 41,5 triệu USD.

Hiện đại hóa mạng lưới tình báo

Các hệ thống tình báo mặt đất chung gồm 144,5 triệu USD cho mua sắm và 44,2 triệu USD cho nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm như việc nâng cấp các phần mềm các hệ thống tình báo mặt đất.

Tăng cường các hệ thống trinh sát và giám sát ở độ cao trung bình cho các máy bay gồm 540 triệu USD cho việc mua và 31 triệu USD cho nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm.

Hiện đại hóa các thiết bị cảm biến nhằm cải thiện khả năng tác chiến, hỗ trợ cho các Lực lượng chiến đấu cấp chiến dịch bằng 27,6 triệu USD. Các hệ thống máy bay không người lái 136,2 triệu cho việc mua và 36,3 triệu cho nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển.

Phát triển các Hệ thống thông tin liên lạc chỉ huy

Đối với việc phát triển hệ thống liên lạc chỉ huy, Mỹ dự định chi 34,5 triệu USD để mua các hệ thống thông tin chiến thuật cấp 1 để nâng cấp cho 35 Lữ đoàn; 924,2 triệu USD - Mua các hệ thống thông tin chiến thuật cấp 2 cho 13 Sở chỉ huy Lữ đoàn và 3 Sư đoàn.

Ngoài ra, 775,8 triệu USD cũng được dùng để mua các hệ thống thông tin vô tuyến chiến thuật; 256 triệu USD mua các hệ thống hỗ trợ lục quân chiến đầu toàn cầu nhằm tăng cường và thay thế cho các hệ thống quản lý thông tin Lục quân tiêu chuẩn hiện nay; 39,1 triệu USD mua các hệ thống chỉ huy chiến đấu Lục quân phục vụ các hoạt động chiến trường; 25,9 triệu USD mua các hệ thống thông tin liên lạc chỉ huy chiến đấu chiến thuật thiết yếu liên chính phủ.

Mua sắm, nghiên cứu và phát triển các hệ thống dự báo các dấu hiệu tình báo mặt đất bằng 85,9 triệu USD.

Đầu tư cho không quân

Mỹ dự định, mua máy bay trực thăng Kiowa Warrior và 78,7 triệu USD cho chương trình nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm là 249,5 triệu USD.

Mua máy bay trực thăng Blackhawk. Duy trì kế hoạch mua 47 máy bay trực thăng UH-60M và 24 máy bay HH-60M với tổng chi phí lên tới 1,5 tỷ USD. Mua 39 máy bay cho Lực lượng phòng vệ quốc gia bằng 250,4 triệu USD.

Mua 47 máy bay CH-47F được hiện đại hóa và 01 máy bay MH-47G lên tới 1,4 tỷ USD, trang bị đơn vị máy bay Apache Block III đầu tiên bằng 800,8 triệu USD.

Mua 424 hệ thống máy bay không người lái RQ-11B Raven (1.272 máy bay) cùng các hệ thống cho các trung tâm kiểm soát, điều khiển là 72,7 triệu USD.


http://nghiadx.blogspot.com
UAV RQ-11B Raven.


Chi khoảng 126,2 triệu USD hiện đại hóa các hệ thống máy bay không người lái RQ-7B Shadow nhằm tăng cường tải trọng, thời gian bay và khả năng liên kết thông tin chiến thuật.

Tối ưu hóa khả năng sản xuất chương trình máy bay không người lái Gray Eagle với việc mua 36 máy bay không người lái MQ-1C, 18 trung tâm kiểm soát mặt đất, 18 trung tâm dữ liệu mặt đất, 09 trung tâm dữ liệu thông tin vệ tinh mặt đất và các trang bị hỗ trợ khác bằng 658,8 triệu USD.

Mua các hệ thống máy bay không người lái cất và hạ cánh thẳng đứng, tên lửa không đối đất hỗn hợp, máy bay giám sát và tình báo tầm xa vào khoảng 200 triệu USD.

Phát triển các hệ thống tên lửa và phòng không

Đối với việc phát triển các hệ thống tên lửa và phòng không, Quân đội Mỹ sẽ mua 88 tên lửa PAC-3 và 36 bệ phóng tên lửa PAC-3 cải tiến với số tiền lên tới 662,2 triệu USD.

Tăng cường các hệ thống phòng không tầm trung, hoàn thành chương trình sản xuất và phát triển tên lửa hành trình tiến công, hoàn tất chương trình thử nghiệm tên lửa đa tầng, nâng cấp tên lửa phòng không Patriot và phát triển tên lửa phòng thủ và phòng không, cải tiến các hệ thống chống pháo, tên lửa và súng cối cũng như nâng cấp và phát triển 850 tên lửa Stinger.

Đầu tư cho các đơn vị hỏa lực

Mỹ lên kế hoạch đầu tư cho các đơn vị hỏa lực gồm chi khoảng 150 triệu USD mua và phát triển các trang thiết bị phát hiện mục tiêu bằng thiết bị lazer, các hệ thống phát hiện mục tiêu hỗn hợp, nâng cấp xe thiết giáp M-1200 và xe bọc thép Bradley.


http://nghiadx.blogspot.com
Xe bọc thép M-1200.


Ngoài ra, Quân đội Mỹ sẽ tiến hành mua sắm hệ thống radar EQ-36, hệ thống radar phát hiện súng cối hạng nhẹ, nâng cấp các hệ thống pháo binh lưu động và các hệ thống phóng tên lửa, phát triển pháo M119A2 Howitzer, Excalibur 155mm, hệ thống tên lửa dẫn đường đa mục tiêu và nâng cấp hệ thống quản lý tích hợp pháo tự hành Paladin.

Nâng cấp các phương tiện vận tải chiến thuật và chiến đấu mặt đất

Quân đội Mỹ tập trung sản xuất và phát triển phương tiện vận tải chiến thuật hạng nhẹ , mua sắm 121 hệ thống xe tải chiến thuật hạng nặng, 1.038 xe vận tải hạng nhẹ thay thế các xe vận tải M916.

Mua 1.478 xe FMTV A1P2 thay thế các xe M-35, M809, M939 đã lỗi thời đồng thời cải tiến các xe chống mìn và 413 xe vận tải chiến thuật hạng nặng, 558 xe tải Palletized thành xe bọc thép. Hoàn thành chương trình mở rộng thời gian hoạt động cho các phương tiện hỗ trợ hậu cần = 23 triệu USD.

Ngoài ra, Mỹ còn chi 884,4 triệu USD cho việc nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm công nghệ các phương tiện chiến đấu mặt đất.

Hệ thống quản lý tích hợp pháo tự hành bằng 167 triệu USD. Phát triển phương tiện thay thế xe bọc thép M 113 lên tới 31,4 triệu USD. Mua 100 phương tiện trinh sát hạt nhân, sinh hóa là 868,6 triệu USD. Mua sắm và hiện đại hóa xe tăng Abram gồm 1547 M1A2SEPv2 và 791 M1A1AIM bằng 358,8 triệu USD.

Mua sắm, nghiên cứu thử nghiệm và phát triển các phương tiện chiến đấu Lục quân gồm 108 tăng M2A2 cho 03 tiểu đoàn tại Kansas, Ohio và Nam Carolina là 263 triệu USD.

[BDV news]


Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011

>> Nga chi hàng tỷ USD mua sắm vũ khí



Theo tin từ VOA, Thủ tướng Vladimir Putin tiết lộ chính phủ Nga có kế hoạch chi hàng trăm tỷ USD để hiện đại hóa vũ khí.

Trong bài diễn văn trước Quốc hội Nga, ông Putin nhấn mạnh nước Nga phải đủ mạnh để chống lại bất kỳ mối đe dọa nào từ bên ngoài.

"Dự kiến, nước Nga sẽ chi 730 tỷ USD từ nay tới năm 2020 để nâng cấp và tái trang bị quân đội. Như vậy, trung bình một ngày họ sẽ tiêu tốn 20 triệu USD", VOA bình luận.

Chương trình mua sắm vũ khí mới bao gồm việc mua 8 tàu ngầm chiến lược trang bị tên lửa đạn đạo Bulava, 600 máy bay, các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 và S-500. Ngoài ra, việc sản xuất tên lửa sẽ tăng gấp đôi từ năm 2013.

Việc mua vũ khí cả trong và ngoài nước cho phép nước Nga nâng cao tỷ lệ vũ khí hiện đại trong kho lên 70% vào năm 2020.

Chuyên gia phân tích quân sự độc lập Pavel Felgenhauer nói việc nâng cấp lực lượng hạt nhân chiến lược được ưu tiên hàng đầu, nhưng phần còn lại của quân đội cũng cần được tăng cường.

“Tất nhiên lực lượng không quân, phòng không, lục quân thực sự đều có nhu cầu tái trang bị vì hiện tại chỉ có 10-15% vũ khí trong kho của chúng tôi là hiện đại,” ông Felgenhauer lưu ý.



Tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M.

Mặc dù, hàng năm nước Nga xuất khẩu hàng tỷ USD vũ khí thế hệ mới ra nước ngoài nhưng bản thân lực lượng vũ trang Nga được trang bị hầu hết các loại khí tài có từ thời Liên Xô, rất nhiều trong số đó đã xuống cấp. Trong 10 năm, Chính phủ Nga liên tục tăng ngân sách quốc phòng nhưng không thấm vào đâu.

“Ngành công nghiệp quốc phòng Nga đang xuống dốc, và khả năng của nó cũng kém hơn nhiều so với thời Xô Viết, cần nhiều kinh phí hơn trong sản xuất. Chúng tôi sản xuất cùng một loại tên lửa và máy bay nhưng mất nhiều tiền hơn trước,” ông Felgenhauer nói thêm.

Thủ tướng Putin nói cần thiết phải chi nhiều tỷ USD để tái trang bị quân đội nhằm đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích lại cho rằng mục tiêu thực sự là tạo ra nhiều công việc hơn cho tổ hợp công nghiệp - quốc phòng nước này trước cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống năm tới.

Kế hoạch nhập khẩu vũ khí được mong đợi là sẽ diễn ra trong hai giai đoạn. Đầu tiên, Nga mua trang bị và giấy phép sản xuất. Và sau đó, họ hợp tác với các nhà cung cấp bắt đầu sản xuất vũ khí do Phương Tây thiết kế trong nước.

[BDV news]


Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

>> Trung Quốc xem xét gọi sinh viên nhập ngũ




Nhằm hiện đại hóa quân đội, Trung Quốc đang xem xét dự thảo luật cho phép quân đội nước này gọi sinh viên đại học thực hiện nghĩa vụ quân sự.


Cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc vừa xem xét một dự thảo sửa đổi luật nghĩa vụ quân sự nước này với mục đích tuyển thêm nhiều sinh viên cao đẳng và các trường dạy nghề.

Bản dự thảo sửa đổi luật nghĩa vụ quân sự vừa được trình lên Ủy ban thường vụ, Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 11 cho phép quân đội Trung Quốc gọi những sinh viên đang theo học chương trình toàn thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự cũng như nâng độ tuổi tối đa để thực hiện nghĩa vụ quân sự lên 24.

Theo bản dự thảo, mục đích của việc sửa đổi lần đầu tiên luật nghĩa vụ quân sự (kể từ năm 1984) của Trung Quốc nhằm tuyển thêm những thành phần có nền tảng kiến thức tốt vào quân đội.

Những sinh viên sau quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự có thể tiếp tục học tiếp chương trình đang theo học. Ngoài ra, một số sinh viên có thành tích xuất sắc trong thời gian rèn luyện ở quân đội có thể được trực tiếp thăng cấp thành nhân viên công vụ trong quân đội.



Công cuộc hiện đại hóa quân đội Trung Quốc cần nhiều binh lính có hiểu biết về công nghệ.


Luật nghĩa vụ quân sự của Trung Quốc có tính chất bắt buộc với tất cả công dân Trung Quốc trên 18 tuổi.

Theo bộ luật được thông qua từ năm 1984, tất cả công dân Trung Quốc trên 18 tuổi phải phục vụ trong quân đội khi được yêu cầu, ngoại trừ những người tàn tật.

Hiện nay, hầu hết các tân binh của quân đội Trung Quốc (PLA) đều là học sinh tốt nghiệp trung học.

Theo nguồn tin từ Bộ quốc phòng Trung Quốc, việc hiện đại hóa xây dựng lực lượng quốc phòng cần nhiều sinh viên đại học vì việc nâng cấp hệ thống vũ khí cũng như kỹ thuật chiến tranh hiện đại đòi hỏi những người lính có nhiều hiểu biết về công nghệ.

PLA bắt đầu tuyển các sinh viên tốt nghiệp đại học vào từ năm 2001. Đến cuối năm 2009, số lượng binh sĩ đã tốt nghiệp đại học của PLA lên đến 130.000 binh sĩ.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang