Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hải quân Australia

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Australia. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Australia. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

>> Kế hoạch hiện đại hóa Hải quân Australia

Trước bối cảnh khu vực có nhiều biến động, chính quyền Canberra không quên lên kế hoạch đóng mới các thế hệ tàu chiến tối tân.

>> Australia là "tài sản chiến lược" của Mỹ
>> Hải quân Australia: Riêng một góc trời
>> Australia nâng cấp khinh hạm tên lửa lớp Anzac



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục lớp Hobart được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis - Ảnh: Combimac


Trước bối cảnh khu vực có nhiều biến động, chính quyền Canberra không quên lên kế hoạch đóng mới các thế hệ tàu chiến tối tân.

Hồi đầu tháng 6.2012, khi báo giới quốc tế tiết lộ thông tin Úc đã sẵn sàng kế hoạch chiến tranh với Trung Quốc thì thông tin về những kế hoạch đóng mới tàu chiến của Canberra càng gây chú ý.

Theo Sách trắng quốc phòng Úc được công bố vào năm 2009, nước này đang triển khai một loạt dự án bổ sung tàu chiến hiện đại với tổng ngân sách ước tính lên đến 70 tỉ USD dành cho tăng cường vũ trang đến năm 2030.

Cụ thế, đối với lực lượng hải quân, Canberra sẽ thực hiện các kế hoạch đóng mới tàu chiến như sau:

12 tàu ngầm: Theo Sách trắng quốc phòng Úc, nước này sẽ đóng mới 12 tàu ngầm để thay thế 6 chiếc tàu ngầm lớp Collins hiện có.

Đến đầu tháng trước, Úc mới công bố đang thực hiện giai đoạn đầu của việc thiết kế lớp tàu ngầm mới nhưng không tiết lộ thông tin chi tiết.

Tuy nhiên, một số nguồn tin quân sự cho biết, lớp tàu ngầm mới của Úc sẽ có độ choán nước vào khoảng 4.000 tấn, được trang bị ngư lôi thế hệ mới, tên lửa chống tàu chiến và cả tên lửa hành trình tấn công mặt đất.

Nhiều tàu chiến nổi: Theo kế hoạch, hải quân Úc sẽ được bổ sung ba tàu khu trục với nhiều tính năng tác chiến đối không.

Nổi bật nhất, loại tàu khu trục này sẽ được trang bị tên lửa đối không SM-6 có tốc độ gấp 3,5 lần vận tốc âm thanh và tầm bắn đạt 240 km.

Đến nay, Canberra vẫn chưa chính thức tiết lộ thông tin về 3 tàu khu trục này.

Trong khi đó, các nguồn tin quân sự cho rằng Úc đang triển khai đóng mới 3 tàu khu trục lớp Hobart. Loại tàu này được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis với nhiều loại tên lửa đối không tân tiến.

Tàu khu trục lớp Hobart còn sở hữu tên lửa chống tàu chiến Harpoon, pháo 127 mm và các loại ngư lôi, chở theo được 1 trực thăng Seahawk. Với độ choán nước 6.250 tấn, tàu này đạt tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ (khoảng 52 km/giờ).

Ngoài ra, Úc cũng sẽ đóng mới 8 tàu hộ tống thế hệ mới để thay thế dần lớp tàu Anzac vốn đang giữ vai trò chủ lực trong lực lượng hải quân nước này.

Đồng thời, Canberra còn thực hiện kế hoạch bổ sung 20 tàu chiến xa bờ có độ choán nước khoảng 2.000 tấn và được trang bị nhiều khí tài hiện đại.

Kèm theo đó, Úc cũng sẽ triển khai thêm 2 tàu đổ bộ có bãi đáp trực thăng với độ choán nước khoảng 30.000 tấn, tương đương một số tàu sân bay cỡ nhỏ.


http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng Sikorsky SH-60 Seahawk nằm trong kế hoạch triển khai vành đai bảo vệ hải quân từ xa của Úc - Ảnh: Navy.mil

Tăng cường máy bay cho hải quân: Để đảm bảo khả năng kết hợp tác chiến không - hải quân một cách hiệu quả, Úc còn xúc tiến mua mới hàng loạt trực thăng cho lực lượng hải quân.

Cụ thể, nước này sẽ mua thêm 24 trực thăng chiến đấu Sikorsky SH-60 Seahawk. Loại trực thăng này không chỉ có tầm bay lên đến 800 km mà còn được trang bị nhiều loại tên lửa chống tàu chiến như Hellfire, Penguin cùng ngư lôi và pháo.

Ngoài ra, Sikorsky SH-60 Seahawk còn có hệ thống định vị sóng âm tiên tiến nên trở thành khí tài hữu dụng dùng để chống các loại tàu nổi lẫn tàu ngầm. Vì thế, với lực lượng máy bay Sikorsky SH-60 Seahawk mới, Úc có thể tạo nên vành đai phòng thủ hải quân từ xa.

Chưa dừng lại ở đó, Canberra cũng sẽ bổ sung 46 trực thăng chiến đấu MRH-90 hiện đại cho lục quân và hải quân - đây cũng là một khí tài chuyên dùng để chống tàu chiến.

Với một kế hoạch gồm nhiều tàu chiến hùng hậu ở trên, hải quân Úc từ nay đến năm 2030 sẽ dần được tăng cường vũ trang mạnh mẽ hơn rất nhiều.

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

>> Australia là "tài sản chiến lược" của Mỹ


Gần đây, Mỹ-Australia đã thảo luận về nhiều vấn đề hợp tác quốc phòng, một báo cáo của Australia còn đề nghị cho tàu sân bay Mỹ neo đậu.


http://nghiadx.blogspot.com
Quần đảo Cocos của Australia (Vòng màu đỏ. Ảnh từ Internet).

Ngày 28/3, quan chức Chính phủ Australia thừa nhận, đã thảo luận với quan chức Mỹ về khả năng máy bay Mỹ đến đồn trú ở quần đảo Cocos trên Ấn Độ Dương, nhưng là ý tưởng lâu dài.

Đóng quân ở quần đảo Cocos là “khả năng lâu dài”

Ngày 27/3, tờ “Bưu điện Washington” dẫn lời của một số quan chức Mỹ và Australia, hai bên cho rằng, quần đảo Cocos có thể trở thành căn cứ lý tưởng cho máy bay trinh sát (do thám) và máy bay không người lái Global Hawk của quân Mỹ.

Hải quân Mỹ đang nghiên cứu phát triển “Global Hawk” phiên bản cải tiến, được gọi là “máy bay do thám trên biển khu vực rộng không người lái”, dự kiến trang bị vào năm 2015.

Ngày 28/3, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith cho biết, triển vọng máy bay Mỹ đóng ở quần đảo Cocos “rất xa vời”.

Ông cho biết, qua thảo luận, quan chức hai bên cho rằng, công trình trên đảo cần cải tạo quy mô lớn, nâng cấp sân bay dự kiến cần khoảng 75-100 triệu đô la Úc (khoảng 78-104 triệu USD).

Stephen nói: “Tôi và đồng nghiệp Mỹ không thảo luận bất cứ chi tiết nào, cho dù là với Robert Gates (cựu Bộ trưởng Quốc phòng) hay Leon Panetta (Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm)”. “Đây là khả năng lâu dài, cần phải nhìn như vậy”.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay do thám không người lái Global Hawk Mỹ.


Thủ tướng Australia Julia Gillard cho biết, Australia và Mỹ thảo luận về mở rộng hợp tác quốc phòng tại khu vực này, bao gồm cả khả năng sử dụng quần đảo Cocos. Bà không phủ nhận thông tin của tờ “Bưu điện Washington”, nhưng đồng thời nói rằng, về rất nhiều vấn đề thảo luận với Mỹ vào tháng 11/2011, “không có bất cứ sự tiến triển thực chất nào”.

Quần đảo Cocos cách bờ biển phía tây Australia khoảng 3.000 km, nằm ở vùng biển phía nam Indonesia, do một loạt các rạn san hô tạo thành.

Hiện nay, Quân đội Mỹ đang có căn cứ liên hợp hải-không quân ở đảo Diego Garcia – cách Ấn Độ khoảng 1.600 km về phía nam. Quan chức Mỹ cho biết, căn cứ này đã hoạt động hết công suất, khả năng mở rộng thêm nhỏ, hơn nữa thỏa thuận cho thuê sẽ hết hạn vào năm 2016.

Tìm kiếm hợp tác quốc phòng

Chiến lược quân sự mới của Tổng thống Mỹ Barack Obama xác định khu vực châu Á-Thái Bình Dương là trọng tâm chiến lược. Tháng 11/2011, Australia và Mỹ đã đạt được thỏa thuận, tìm cách tăng cường hợp tác quốc phòng.

Bộ trưởng Quốc phòng Australia Smith cho biết, 3 trọng điểm hợp tác hiện nay là lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ đóng tại Darwin-Australia, tăng các chuyến bay của máy bay Mỹ ở miền bắc Australia, và tàu chiến Mỹ sử dụng căn cứ hải quân Stirling ở thành phố Perth-Australia.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay USS George Washington - Hải quân Mỹ.


Theo thỏa thuận, lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ thay phiên nhau đóng tại Darwin, tốp 250 binh sĩ đầu tiên đã đến, cuối cùng quân đồn trú sẽ lên tới 2.500 binh sĩ.

Tờ “Washington Post” cho biết, một bản báo cáo căn cứ quân sự gần đây của Australia đề nghị tăng cường đóng quân ở duyên hải phía bắc và phía tây, xem xét lợi ích an ninh của Mỹ, đưa ra phương án căn cứ.

Báo cáo cho biết, căn cứ Sterling “có thể giúp cho Hải quân Mỹ triển khai và hành động ở Đông Nam Á và Ấn Độ Dương”, cần cải tạo quy mô lớn, từ đó tiếp nhận tàu sân bay, tàu chiến mặt nước cỡ lớn khác và tàu ngầm hạt nhân tấn công của quân Mỹ.

Một số quan chức Quân đội Mỹ cho biết, vị trí của Perth xa xôi, nhưng có thể địa điểm tiếp tế và bảo trì quan trọng của Hải quân Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương. Họ cho biết, quân Mỹ chỉ dự định “làm khách” ở Australia, không tìm cách xây dựng căn cứ.

Một số quan chức Australia cho biết, sẽ không vội vã đưa ra quyết định về tương lai của căn cứ Stirling, nhưng gần đây sự quan tâm của Quân đội Mỹ đối với căn cứ này tăng lên, Phó Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ Mark Ferguson tháng 2 đã thăm Australia, Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus trong tháng này dự kiến đến thăm Perth và Darwin.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Seawolf của Quân đội Mỹ.


Trong một lần phỏng vấn, Mabus cho biết: “Australia luôn là đồng minh lâu đời nhất, đáng tin cậy nhất của chúng tôi. Có thể nói, chúng tôi sẽ luôn quan tâm tới các hành động và quan điểm của Australia”.

Ngoài Perth và quần đảo Cocos, Australia còn đề xuất xây thêm một căn cứ hải quân ở thành phố bờ biển phía đông Brisbane. Mỹ quan tâm đến quan điểm này.

Một quan chức cấp cao của Quân đội Mỹ giấu tên cho biết: “Australia là đồng minh duy nhất của chúng tôi ở Ấn Độ Dương”. “Chúng tôi cho rằng, chúng tôi cần bỏ thêm nhiều thời gian hơn ở Ấn Độ Dương. So với Tây Thái Bình Dương, quốc gia chúng tôi có quan hệ tốt ở khu vực này ít”.

Một quan chức Australia nói với phóng viên tờ “Bưu điện Washington” rằng: “Nói về ảnh hưởng tổng thể của các bạn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trọng tâm chiến lược của các bạn (Mỹ) đang chuyển xuống phía nam.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh (thế kỷ trước), Australia (vị trí) xem ra không quan trọng như vậy. Nhưng, khi các bạn (Mỹ) thực sự cuốn hút bởi các hòn đảo ở khu vực Đông Nam Á, tầm quan trọng của Australia xem ra được nâng lên rất nhiều”.

“Australia trở thành tài sản chiến lược của Mỹ”

Đảng Xanh Australia phản đối máy bay Mỹ vào đóng ở quần đảo Cocos, lý do là máy bay không người lái của Mỹ tập kích đường không có thể làm chết rất nhiều dân thường. Người phát ngôn các vấn đề quốc phòng của Đảng Xanh nói:

“Đối với một số người, theo dõi, giám sát nghe ra thì dường như vô hại. Nhưng, căn cứ này sẽ làm cho quân Mỹ có thể dễ dàng phát động cuộc tấn công chí tử hơn.

Nếu nói chúng ta học được gì trong 40 năm qua, thì chúng ta chắc chắn phải cẩn thận, không nên trở thành đồng lõa cho những việc làm rủi ro này”.


http://nghiadx.blogspot.com
Australia trở thành "tài sản chiến lược" của Mỹ khi chuyển trọng tâm chiến lược đến châu Á-Thái Bình Dương. Trong hình là các bang của Australia.


Quần đảo Cocos có khoảng 600 dân, họ lo ngại vườn nhà của họ biến thành căn cứ của Quân đội Mỹ. Từ năm 1966-1971, để đem lại “proton” cho căn cứ quân Mỹ ở đảo Diego Garcia, nhà cầm quyền Anh và Mỹ yêu cầu tất cả người dân trên đảo phải di dời.

Doanh nhân John Clunies sống 30 năm ở đảo Cocos. Ông nói với phóng viên Công ty Phát thanh Australia rằng, nghị sĩ Công đảng Warren Snowdon hồi đầu tháng này đã đến thăm quần đảo Cocos, cho biết, “đời này của chúng ta” sẽ không thấy xuất hiện của Quân đội Mỹ. Nhưng, “khó có thể yêu cầu họ đưa ra bảo đảm. Họ cơ bản không muốn thảo luận vấn đề này”.

Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, Đại học Quốc lập Australia Hugh White cho biết, trọng tâm chiến lược của Mỹ chuyển tới châu Á-Thái Bình Dương, có nghĩa là sau Chiến tranh Việt Nam, lần đầu tiên Mỹ coi Australia là “tài sản chiến lược” cạnh tranh với nước khác.

Báo chí Trung Quốc bình luận Australia nếu tham gia chiến lược quân sự mới của Mỹ, sẽ là sai lầm, có thể bị cuốn vào cuộc tranh chấp giữa Mỹ với nước khác.

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

>> Australia nâng cấp khinh hạm tên lửa lớp Anzac



Bộ Quốc phòng Australia đã ký hợp đồng với hãng BAE Systems trị giá 650 triệu USD để nâng cấp các khinh hạm lớp Anzac hiện có.

Bộ Quốc phòng Australia đã ký hợp đồng với hãng BAE Systems trị giá 650 triệu USD để nâng cấp các khinh hạm lớp Anzac hiện có.

Theo hợp đồng nói trên, BAE Systems sẽ nâng cấp tổ hợp tên lửa phòng không và các trang bị nâng cao khả năng phòng thủ đối không của lớp chiến hạm này.

Hiện tại, quá trình nâng cấp trên chiến hạm HMAS Perth lớp Anzac đang được thực hiện. Toàn bộ dự án nâng cấp khinh hạm lớp Anzac nằm trong chương trình cải tổ quy mô lớn Project Sea 1448 của hải quân Australia nhằm nâng cao khả năng tác chiến của lực lượng này.

http://nghiadx.blogspot.com
HMAS Anzac


Trong hợp đồng đã ký, khinh hạm lớp Anzac sẽ được lắp radar AESA CEAPAR, hệ thống tìm kiếm và theo dõi mục tiêu ảnh nhiệt Vampire NG, hệ thống đạo hàng bằng radar Sharpeye và nâng cấp hệ thống điều phối hỏa lực Saab CMS.

Các trang bị mới này đã được lắp đặt trên HMAS Perth và trong năm 2012, chúng sẽ được lắp đặt trên toàn bộ 7 chiến hạm lớp Anzac còn lại.

Dự kiến, quá trình nâng cấp khinh hạm lớp Anzac sẽ hoàn thành vào năm 2017.

Australia đã lên kế hoạch nâng cấp khinh hạm lớp Anzac từ năm 2004. Mới đây, các chiến hạm loại này đã được tái trang bị tổ hợp ngư lôi MU90 Impact cỡ 324 mm, súng máy M2HB 12,7 mm, đạn tên lửa phòng không RIM-162 ESSM, thiết bị gây nhiễu tên lửa Nulka và thiết bị quét mìn mới.

Ngoài ra, khinh hạm lớp Anzac còn được trang bị thêm 4 đạn tên lửa diệt hạm RGM-84 Harpoon.

Với tổng lượng choán nước đạt 3.600 tấn, khinh hạm lớp Anzac dài 118 m, rộng 14,8 m và cao 4,35 m. Hải quân Australia bắt đầu tiếp nhận dòng khinh hạm này từ năm 1996.


Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

>> Australia xét lại kế hoạch mua F-35?



Tại Australia, cuộc tranh luận về khả năng xét lại kế hoạch mua 100 chiếc F-35 trị giá hơn 16 tỷ USD nổ ra sau tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Stephen Smith.


Với tư cách là một trong 8 đối tác toàn cầu chính thức tài trợ cho việc phát triển máy bay tiêm kích F-35, các nhà phân tích lo ngại bất cứ sự sụt giảm nghiêm trọng nào trong cam kết của Australia sẽ tác động mạnh tới khoảng 125.000 nhân viên của nhà thầu quốc phòng.

Khi được hỏi về tin Australia đang suy tính lại các lựa chọn của mình, Tom Casey, Giám đốc truyền thông quốc tế của nhà sản xuất máy bay Lockheed nói rằng công ty: “Không biết về bất cứ thay đổi nào của chính phủ Australia đối với chương trình máy bay tiêm kích F-35 Lightning II”.

Trên thực tế, Lockheed rất tin tưởng vào cam kết của Australia vẫn được quảng cáo trên trang mạng F-35 như sau: “Cuối cùng, khoảng 100 máy bay F-35A thế hệ thứ 5 sẽ đưa lực lượng Không quân Hoàng gia Australia trở thành lực lượng máy bay chiến đấu giữ vai trò nòng cốt có khả năng đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia”.

Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà phân tích đều chia sẻ sự lạc quan với Lockheed.

Thực chất, nhiều người tin rằng chương trình này đang đối mặt với trở lực ghê gớm về chính trị và của bộ máy quan liêu, thậm chí cả với một số người tin rằng F-35 là sự lựa chọn tốt nhất cho Không quân Hoàng gia Australia.

Những người này lập luận Australia có thể sẽ cắt giảm một phần trong số 100 máy bay đã cam kết để dành chi cho những hạng mục khác. Theo quan điểm này, vấn đề không phải là “nếu” tiến hành cắt giảm một phần đơn đặt hàng mà là khoản tiền được cắt giảm là bao nhiêu.

Cuối cùng, họ cho rằng vấn đề với Lockheed không phải là sự thể hiện kém cỏi trong giai đoạn đầu của giai đoạn nghiên cứu và phát triển. Thay vào đó là mối quan ngại với việc Lockheed cung cấp đúng thời hạn và đúng dự toán máy bay tiêm kích FA-35 để đáp ứng nhu cầu an ninh của Australia sau khi các yêu cầu về ngân sách, lịch trình và kỹ thuật được duyệt lại.


http://nghiadx.blogspot.com
Kế hoạch mua F-35 của Australia bị xét lại?


Alan Stepnens, nghiên cứu viên ĐH New South Wales, giảng viên thỉnh giảng tại Học viện Quốc phòng Australia đã đưa ra quan điểm cho rằng: “Hầu hết mọi người đều đồng ý sau những trì hoãn thì hoạt động phát triển máy bay F-35 cần trở lại đúng quỹ đạo. Nó rõ ràng đem lại năng lực tiềm tàng tốt nhất cho Australia .Vấn đề nhức nhối hiện tại là đơn giá liên tục tăng lên”.

Trong khi đó, một số nhà phân tích nghĩ rằng việc Lầu Năm Góc không đặt hết sự tin tưởng và sức nặng chính trị vào chương trình phát triển loại máy bay này cũng là một nhân tố.

Một học giả Australia lại cho rằng: “Lịch trình và chi phí là mối quan tâm chủ yếu. Tôi chưa nghe được tin chính phủ đứng đằng sau chủ trương xét lại chương trình này của Bộ trưởng Quốc phòng. Quan tâm chính của Bộ Quốc Phòng Australia là liệu nền công nghiệp quốc phòng gắn với F-35 có khả năng sản xuất được máy báy đúng thời hạn và dự toán”.

Trên thực tế, giả sử các mối quan ngại chủ yếu này chi phối sự suy xét lại, Canberra có thể tìm cách bù đắp các nguy cơ liên quan đến chương trình F-35 bằng cách chuyển một số chi phí dành cho chương trình này sang công nghệ tiên tiến có mức độ thấp hơn song vẫn có được thẩm quyền liên quan.

“Bộ trưởng Quốc phòng Australia nhận thức Không quân Hoàng gia Australia đã không theo quy trình giao dịch thông thường khi gần đây mua các loại máy bay C-17 và Super Hornets. Các loại vũ khí này được mua theo hình thức COT (mua máy bay sẵn có và đưa luôn vào sử dụng) và thường được giới quân sự viện dẫn như là phi vụ mua bán thành công nhất”.

“Hiện Bộ Quốc phòng không thể chi tiêu phần ngân sách đã được phân bổ vì sự kém hiệu quả của hệ thống. Do vậy, mua theo hình thức COT có vẻ hấp dẫn hơn. Các tin đồn ở Canberra đang theo hiệu ứng này”.

Các nhà phân tích đồng ý rằng nếu Canberra chọn mua theo hình thức COT thì đối thủ chiến lược của Lockheed, công ty Boeing sẽ được lợi nhất. Đây sẽ là mối lợi lớn cho Boeing khi công ty này đang có chiến lược tập trung mở rộng sự hiện diện ra khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
F-35 Lightning II được phát triển từ máy bay X-35 theo dự án máy bay tiêm kích tấn công kết hợp (JSF), có khả năng tàng hình, đa năng, thực hiện các nhiệm vụ như: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, chiến đấu không đối không.

F-35 được thiết kế và phát triển bởi một tổ hợp công nghiệp hàng không do Lockheed Martin dẫn đầu. F-35 được phát triển thành 3 phiên bản:

F-35A là kiểu cất cánh và hạ cánh thông thường (CTOL-conventional takeoff and landing);
F-35B là phiên bản máy bay cất cánh đường bay ngắn và hạ cánh (STOVL-short take-off vertical landing);
F-35C dành cho hải quân có cánh lớn hơn và gấp được.

Việc phát triển loại máy bay này đã được đưa vào kế hoạch tài chính của Mỹ, Anh và các chính phủ liên minh khác. Có 3 cấp độ tham gia của các nước khác. Các cấp độ nói chung phản ảnh vai trò về tài chính, mức độ chuyển giao công nghệ và các gói thầu phụ mở ra cho các công ty quốc gia và các đơn đặt hàng mà các quốc gia có thể sản xuất.

Anh là nước duy nhất thuộc đồng minh cấp 1, đóng góp khoảng 2,5 tỉ USD, chiếm 10% chi phí. Các đồng minh cấp 2 là Italy (1 tỉ USD), Hà Lan (800 triệu USD). Các nước cấp 3 là Canada (440 triệu USD), Thổ Nhĩ Kỳ (175 triệu USD), Australia (144 triệu USD), Na Uy (122 triệu USD), Đan Mạch (110 triệu USD). Israel và Singapore cũng tham gia với tư cách thành viên cộng tác của dự án

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

>> Hải quân Australia: Riêng một góc trời


Australia ưu tiên phát triển hải quân có khả năng tác chiến vùng biển xa, độc lập triển khai kiểm soát biển trong khu vực tích cực can dự quân sự vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Australia ưu tiên phát triển hải quân có khả năng tác chiến vùng biển xa, độc lập triển khai kiểm soát biển trong khu vực tích cực can dự quân sự vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.


Hải quân Australia ra đời năm 1901, cùng lúc thành lập Liên bang, lúc đầu gọi là Hải đoàn quân Liên bang, đến năm 1909 đổi thành Hải quân Hoàng gia Australia.

Khi đại chiến 2 nổ ra, một phần vì phụ thuộc nhiều vào Anh, Chính phủ Australia đã tuyên chiến với Đức ngày 3/9/1939 và sẵn sàng tham chiến ở Đông Nam Á, Thái Bình Dương.

Trong ba quân chủng còn non trẻ và mỏng lực lượng, thì Hải quân được coi là khá nhất với 2 tàu tuần dương hạng nặng, 4 tuần dương hạng nhẹ, 5 tàu khu trục, 2 tàu hộ vệ và một số tàu tuần tiễu ven bờ.

Các chiến hạm Australia đã đụng trận đầu tiên ở Địa Trung Hải, rồi lần lượt tác chiến trên vùng biển Bắc Phi, Trung Đông, Nam Âu và Tây Âu.

Ở phía Đông Nam Á, lực lượng này đã tham chiến ở vùng biển Malaysia và Indonesia. Do vậy, Hải quân thu được nhiều kinh nghiệm cho tác chiến và xây dựng lực lượng sau này.

Từ sau đại chiến thế giới 2 đến nay, quân đội Australia trong đó có hải quân đã tham gia một số cuộc chiến tranh với lực lượng nhỏ, nhưng tham gia diễn tập rất nhiều.




RIMPAC 2010
Tàu hải quân các nước Australia, Pháp, Canada, Mỹ, Nhật...tham gia tập trận RIMPAC 2010.

Các cuộc diễn tập mà hải quân nước này thường xuyên tham gia gồm RIMPAC với gần 20 nước ở châu Mỹ, Milan ở Nam Á và Đông Nam Á, Kakadu với 7 nước ở vùng biển Australia, Bersama Padu ở Malaysia với 5 nước.

Bộ tư lệnh Hải quân Australia hiện nay (đóng ở thủ đô Canberra) có 5 thành phần chính là: Bộ tư lệnh hạm đội (ở căn cứ Stirling, đây cũng là căn cứ của tàu ngầm và tàu khu trục Anzac); Bộ tư lệnh Không quân Hải quân; Bộ tư lệnh yểm trợ; Bộ tư lệnh huấn luyện và Bộ tư lệnh hỗ trợ bảo vệ bờ biển.

Bộ tư lệnh hạm đội là thành phần quan trọng nhất, có các biên đội tàu ngầm, tàu tuần tiễu, tàu đổ bộ, tàu quét mìn, tàu khảo sát phục vụ, tàu huấn luyện. Bộ tư lệnh không quân hải quân có các phi đội trực thăng chống ngầm, chống tàu mặt nước, bảo đảm, huấn luyện.

Chiến lược ngăn chặn nguy cơ trên biển

Xác định là một “cường quốc hạng trung”, có nền kinh tế rất phát triển đất rộng mênh mông ở Nam bán cầu, giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nhưng Australia đánh giá tình hình “châu Á không còn như xưa”, sẽ xảy ra nhiều diễn biến phức tạp hơn, nhiều điểm tranh chấp hơn.

Do đó, nước này “tập trung tăng cường khả năng tác chiến của lực lượng hải quân nhằm chặn đứng, đẩy lùi các cuộc tấn công trên biển cũng như để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế”. Hiện nay, chủ trương này dựa vào sức mạnh Hải quân Australia, nằm ở “bộ 3” tàu ngầm, tàu hộ vệ và tàu đổ bộ hiện đại.

Tên lửa hóa tàu ngầm

Đội tàu ngầm Australia hiện có 6 chiếc lớp Collino, mỗi tàu trang bị tên lửa chống hạm chiến thuật Harpoon UGM-84C, 6 ngư lôi 533mm. Đây là loại tàu ngầm điện – dieszel truyền thống lớn nhất thế giới do Australia tự đóng.

UGM-84 phóng từ tàu ngầm
Tên lửa hành trình đối hạm UGM-84 phóng từ tàu ngầm.

Tuy nhiên, với chủ trương quốc phòng trên, 6 tàu ngầm là chưa đủ. Theo ông Paul Dibb, tác giả Sách trắng quốc phòng Australia năm 1987, các tàu ngần này cần được đóng tại Australia, và được trang bị vũ khí tầm xa có hỏa lực mạnh như các tên lửa hành trình.

Cụ thể, lực lượng tàu ngầm này cần phải có khả năng chiến đấu trong khu vực kéo dài từ phía đông Ấn Độ Dương đến phía nam Thái Bình Dương và cả các vùng biển thuộc Đông Nam Á, bao gồm cả Biển Đông, đến các đại dương phía Nam.

Bên cạnh đó, các tàu ngầm cần có khả năng phối hợp tác chiến với hải quân các nước đồng minh trong các trận chiến cường độ cao.

Vì vậy, Australia đang có kế hoạch đóng 12 tàu ngầm tầm xa với mức chi phí ước tính khoảng 36 tỷ USD. Trong đó, các tàu ngầm đầu tiên sẽ được biên chế hoạt động từ năm 2020.

Cũng theo kế hoạch các tàu ngầm mới sẽ được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk nhằm nâng cao khả năng tác chiến và vai trò răn đe.

Đầu tư tàu đổ bộ, hướng tới biển xa

Trên mặt nước, đội tàu hộ vệ của Australia có 12 tàu gồm 4 chiếc thuộc lớp Adelaid và 8 chiếc thuộc lớp Anzac. Chiến hạm lớp Adelaid trang bị tên lửa đối hạm Harpoon RGM-84C, tên lửa phòng không SM-1MR, ngư lôi 324mm, 1 pháo 76mm, 2 trực thăng Seahawk 70B chống ngầm.

Còn tàu hạm lớp Anzac trang bị tên lửa phòng không Sea Sparrow, ngư lôi, 1 pháo 127mm, 1 trực thăng SH-2G. Tương đối yên tâm với sức mạnh này, Hải quân Australia tập trung đầu tư vào các tàu đổ bộ.

Đầu tháng 3/2011, Hải quân Australia vừa hạ thủy tàu đổ bộ lớn nhất có tên HMAS Canberra dài 230,8m, rộng 32m, lượng giãn nước từ 27.851-30.700 tấn.

Đây có thể coi là tàu sân bay cỡ nhỏ với những vũ khí trang bị được gọi là “siêu phẩm” của nước này. Sự kiện hạ thủy tàu đổ bộ trực thăng loại lớn HMAS Canberra, đưa hải quân Australia gia nhập hàng ngũ các quốc gia sở hữu các tàu đổ bộ trực thăng cỡ lớn.

HMAS Canberra
Cấu tạo tàu đổ bộ HMAS Canberra.

HMAS có tốc độ tối đa 20,5 hải lý/h, tầm hoạt động 9.000 hải lý liên tục 50 ngày đêm trên biển. Tàu đáp ứng các yêu cầu của tác chiến đổ bộ đại dương, chở 1.000 sĩ quan và lính cùng 150 xe tăng (M1A1) xe thiết giáp.

Boong tàu rộng, cho phép 6 trực thăng hạ cánh hay cất cánh cùng một lúc. Khoang dưới tàu chứa 16 máy bay hạng nặng hoặc 24 máy bay hạng trung, nhẹ. Trên tàu có bệnh viện đầy đủ trang bị.

Vũ khí trên tàu có 4 pháo bắn nhanh M242 cỡ 25mm. Hệ thống phòng thủ tên lửa có radar Giraffe quét xa trăm km, các thiết bị điện tử, tích hợp hoạt động... tiếp tục được lắp đặt.

Trước khi tàu sân bay nhỏ Canberra hạ thủy, Australia đã mua của Anh tàu đổ bộ Largs Bay 16.000 tấn chở được 700 lính hải quân đánh bộ và 24 xe tăng. Trong 4 năm tới sẽ có tiếp tàu đổ bộ HMAS Adelaide. Ba tàu này nằm trong kế hoạch toàn diện chiếm lĩnh biển xa và gần trị giá 9 tỷ USD.

Trong 20 năm tới, Australia theo đuổi chương trình canh tân Hải quân. Trong đó, sẽ biên chế 12 tàu ngầm hiện đại thay thế 6 chiếc lớp Collino, 8 tàu khu trục, 1 tàu đổ bộ HMAS Adelaide, 16 tàu chiến khác, 24 trực thăng săn ngầm, các tên lửa hành trình tầm xa…

Hải quân Australia có 13.000 người (Không quân hải quâng 1.000) với 80 tàu trong đó có 6 tàu ngầm, 12 tàu hộ vệ, 5 tàu đổ bộ cỡ lớn, hơn 20 tàu phục vụ....Máy bay hải quân hơn 50 chiếc chống ngầm S-70B-2, SH-2G...hỗ trợ chiến đấu AS-350BA.

[BDV news]


Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

>> Mỹ có nên mở rộng căn cứ quân sự ở Australia?



Sự trỗi dậy của Trung Quốc khiến Mỹ phải lưu tâm. Có ý kiến cho rằng cường quốc này nên tăng cường quân sự ở Australia nhằm kiềm chế Trung Quốc.


Trong một bài luận gần đây, Tiến sĩ Toshi Yoshihara - một nhà nghiên cứu về chiến lược chính trị Trung Quốc, trường ĐH Hải chiến, đảo Rhodes, Hoa Kỳ đã đưa ra ý kiến cần tăng cường hơn nữa sự hiện diện của đội quân xứ cờ hoa tại Australia, đặc biệt là hải quân.

Triển khai kế hoạch này sẽ khẳng định và nâng cao vị thế của Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, đồng thời đối phó với Trung Quốc – đất nước đang phát triển mạnh mẽ nhưng đồng thời cũng bị coi là yếu tố tiềm ẩn gây bất ổn khu vực.


Tiến sĩ Toshi Yoshihara.


Ý kiến này xuất phát từ sự quan sát đánh giá về tiềm lực quân sự Mỹ và thỏa thuận tại Hội đàm quân sự Australia – Mỹ năm 2010.

Phân tích của Tiến sĩ Yoshihara chỉ ra rằng Mỹ nên mở rộng hơn nữa các căn cứ và cơ sở quân sự ở châu Á Thái Bình Dương vượt ra khỏi những khu vực mà Trung Quốc có thế gây ảnh hưởng trong tương lai.

Trong chiến lược đó, Australia có vị trí quan trọng. Sở dĩ nói vậy là bởi khoảng cách từ Australia đến các khu vực Mỹ quan tâm là rất thích hợp.

Những cơ sở vật chất và căn cứ sẵn có ở Australia có ý nghĩa lâu dài mang chiều sâu chiến lược. Chúng có thể bổ sung, thậm chí thay thế cho các căn cứ quân sự Guam và Diego Garcia.

Tuy nhiên ý kiến này không hoàn toàn được ủng hộ.

Theo ông Ron Huisken tại Đại học Quốc gia Australia, phản ứng này là không cần thiết và đã vượt quá phạm vi phân tích.


Ông Ron Huisken


Thậm chí ông còn cho rằng, kiến nghị của ông Yoshihara trong thời điểm hiện tại có thể truyền đi những tín hiệu chính trị sai lầm. Nếu Mỹ làm vậy, các nước đồng minh, bè bạn sẽ dấy lên mối nghi ngờ rằng Mỹ đã trở nên yếu ớt và phải “chật vật” trong việc kiềm chế Trung Quốc.

Năm 1992, Mỹ rời các căn cứ quân sự ở Philippines và chỉ để lại khoảng 100.000 nhân viên quân sự để thực hiện các nhiệm vụ. Sau đó Mỹ đã phải mất khá nhiều thời gian để khôi phục lòng tin về các khu vực Mỹ cam kết.

Quả thực sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc đang gia tăng không ngừng. Song mặc dù còn tồn tại nhiều khó khăn kinh tế, Mỹ vẫn có thể kìm hãm Trung Quốc trong vài năm tới.

Hai cường quốc Mỹ, Trung và các quốc gia khác trong khu vực Đông Á mới chỉ bắt đầu kiểm tra các cơ hội nhằm thiết lập một luật chơi chung sao cho phù hợp với các bên. Mỹ có quan hệ khá rộng và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ. Về khoản này, Trung Quốc vẫn còn thua kém.

Có nhiều tín hiệu trái ngược nhau về việc liệu Trung Quốc có muốn nuôi dưỡng mối quan hệ quốc tế rộng rãi và thật lòng hay không.

Ông Huisken nhấn mạnh, "Điểm mấu chốt là chúng ta vẫn có cơ hội để thiết lập hòa bình và ổn định của khu vực Đông Á dựa trên một cơ cấu quyền lực mới và rộng hơn một cách an toàn”.

Tăng cường sự hiện diện của Mỹ về cơ bản là không thay đổi gì nhiều. Hơn nữa nếu xảy ra vào thời điểm này có thể sẽ không làm cải thiện các chi phí và mối quan tâm an ninh. “Thay vào đó, truyền đạt một tư duy mới, có thể là vị thế của Mỹ đối với châu Á sẽ hợp lý hơn”, ông Huisken cho hay.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang