Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Quan hệ Mỹ - Nga

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quan hệ Mỹ - Nga. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quan hệ Mỹ - Nga. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

>> So sánh lực lượng vũ trang Nga - Mỹ

Cách đây không lâu, báo “Bình luận quân sự độc lập” của Nga đã đăng bài “So sánh lực lượng vũ trang Nga- Mỹ“ của tác giả X.Iuferev. Xin được lược dịch để bạn đọc tham khảo.

>> Chiến tranh Nga Mỹ sẽ xảy ra tại Syria?



Trong điều kiện hiện nay khó có thể hình dung là một cuộc xung đột quân sự chỉ giữa hai nước Nga - Mỹ lại có thể xảy ra. Nếu có một cuộc xung đột như vậy thì các quốc gia có chung đường biên giới cũng sẽ bị lôi kéo vào cuộc chiến.

Hơn nữa, Mỹ với tư cách là một nước thành viên NATO có thể trông đợi vào một sự hỗ trợ hoàn toàn, nếu không phải là của toàn khối, thì ít nhất cũng từ một đồng minh Châu Âu chủ chốt là nước Anh. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này chúng ta hãy chỉ thử phân tích xem quân đội hai nước có gì trong tay để đối đầu nhau.

Các thông tin để so sánh đều lấy từ các nguồn công khai mà bất cứ ai cũng có thể tiếp cận được nếu muốn. Phần lớn các số liệu về số lượng các loại vũ khí và sinh lực là thuộc loại thông tin bí mật, cho nên nếu có được công bố thì thường bị chậm, chính vì thế mà các con số thực có thể ít hơn hoặc nhiều hơn số liệu được dẫn ra dưới đây.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tăng Т-90

Thứ nhất - về quân số

Có thể bắt đầu việc so sánh tiềm lực quân sự của hai cường quốc bằng so sánh dân số của hai nước. Dân số Nga đến ngày 01/01/2013 là 143.347.059 người, dân số Mỹ đến tháng 12/2012 là 314.895.000 người.

Từ các con số trên có thể thấy là trong trường hợp xảy ra chiến tranh toàn cầu thì Mỹ có thể huy động lực lượng nam giới khỏe mạnh cầm vũ khí nhiều hơn so với Nga.

Tiềm lực lực lượng dự bị động viên của Nga được đánh giá vào khoảng 31 triệu người, còn Mỹ là 56 triệu người (nếu tính toàn bộ nam giới từ 17 đến 49 tuổi thì không ít hơn 109 triệu người).

Tuy nhiên, cũng nên hiểu rằng dĩ nhiên là Mỹ không thể huy động toàn bộ lực lượng trên. Để duy trì một quân đội với quân số như vậy sẽ không đủ vũ khí, đạn dược, lương thực, quân trang và dịch vụ hậu cần vận tải sẽ biến thành một địa ngục thực sự.

Nếu tiến hành chiến tranh tiêu hao thì việc bù đắp tổn thất của Mỹ sẽ hiệu quả và kéo dài được hơn nhiều so với Nga. Nga cũng chưa có lực lượng dự bị chuyên nghiệp. Công việc xây dựng lực lượng dự bị động viên chuyên nghiệp hiện mới chỉ đang trong giai đoạn bắt đầu.

Quân số lực lượng vũ trang Nga có thể tăng đến 1 triệu người, trong đó số quân có trong biên chế là 70.000 người, còn khoảng 300.000 là lính nghĩa vụ. Quân đội Mỹ được chuyên nghiệp hóa hoàn toàn với quân số là 1,4 triệu người và có khoảng 1,1 đến 1,3 triệu người là lực lượng dự bị động viên hoặc quân dự bị.

Tất cả họ (lực lượng dự bị động viên và quân dự bị) đều có hợp đồng với Bộ quốc phòng, thường xuyên được tham gia các cuộc tập trận và huấn luyện tác chiến và trong trường hợp cần thiết có thể được gọi vào đội quân thường trực.

Theo học thuyết quân sự “Duy trì vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. Các ưu tiên quốc phòng thế kỷ XXI“ được công bố năm 2012 thì quân đội Mỹ chỉ có thể sẵn sàng tiến hành 01 cuộc chiến tranh quy mô lớn và đồng thời kiềm chế các hành động xâm lược của đối phương ở các khu vực khác nhau trên Trái đất.

Trước đó, Mỹ cho rằng nước này có thể tiến hành đồng thời 02 cuộc chiến tranh quy mô lớn. Xuất phát từ học thuyết trên, có thể thấy trong trường hợp tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược chống Nga, Mỹ có thể sử dụng một phần lớn lực lượng vũ trang của mình.

Thứ hai - trang bị kỹ thuật của lục quân

Lực lượng xung kích chủ yếu của lục quân là xe tăng. Trong trang bị của Lục quân Mỹ đến năm 2012 có 1.963 tăng “Abrams” biến thể M1A2, trong số đó có 588 xe tăng đã hiện đại hóa theo phiên bản M1A2SEP. Ngoài ra, Mỹ còn có khoảng 2.400 tăng M1A1 và khoảng 2.385 tăng M1 đang được niêm cất.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tăng "Abrams" М1А2 biên chế Quân đội Mỹ

Loại tăng hiện đại nhất của Lục quân Nga là T-90. Tất cả có 500 xe tăng loại này với 2 phiên bản là T-90A và T-90AK hiện có trong biên chế.

Điều đó có nghĩa là, nếu chỉ tính những loại tăng hiện đại nhất thì giữa hai bên có một sự cân bằng tương đối.

Ngoài loại tăng trên, đến năm 2010 Lục quân Nga còn có 4.500 tăng T-80 với các biến thể khác nhau đã qua sửa chữa lớn (đại tu).

Hiện tại, các đơn vị và các kho bảo quản còn có khoảng 12.500 tăng T-72 nhiều biến thể khác nhau.

Như vậy, chỉ cần 1/3 tất cả các loại xe tăng nói trên được đưa vào sử dụng thì số lượng cũng đã vượt số tăng của Mỹ. Nếu tính đến việc Mỹ không thể triển khai toàn bộ số xe tăng đang có để chống Nga thì ưu thế số lượng của Nga là tuyệt đối. Tính tổng số thì ưu thế về tăng của Nga sẽ vượt Mỹ ít nhất 2,5 lần.

Trong trang bị của Lục quân Mỹ còn có khoảng 6.500 xe chiến đấu bộ binh “Bradly”, còn Nga có khoảng 700 xe chiến đấu bộ binh BMP-3, 4.500 BMP-2 và gần 8.000 BMP-1.

Nga có khoảng 4.900 xe vận tải bọc thép từ BTR-70 đến BTR-80A. Dự định đến năm 2020 tất cả các xe vận tải bọc thép sẽ được hiện đại hóa và nâng cấp lên thành BTR-82A (AM).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Pháo tự hành МСТА-С

Bộ đội đổ bộ đường không Nga sở hữu 1.500 xe chiến đấu đổ bộ tất cả các biến thể và khoảng 700 BTR-D (xe vận tải bọc thép dành cho lính đổ bộ đường không – ND). Quân đội Mỹ sở hữu số lượng xe vận tải bọc thép lớn hơn nhiều- tới gần 16.000 chiếc.

Một trong những thành tố quyết định thắng lợi của các chiến dịch trên bộ vẫn là các đợt pháo bắn chuẩn bị. Hiện nay Lục quân Mỹ có khoảng 2.000 pháo tự hành và 1.500 pháo xe kéo.

Lục quân Nga, theo số liệu năm 2010, có hơn 6.800 pháo tự hành và 7.500 pháo xe kéo. Trong số đó có 4.600 khẩu là pháo 122 mm D-30 sẽ được đưa ra khỏi trang bị cuối năm 2013.

Ngoài ra, Nga còn có gần 3.500 dàn pháo phản lực bắn dàn, trong khi đó Lục quân Mỹ chỉ có khoảng 830 dàn pháo kiểu này.

Như vậy, về mặt lý thuyết Quân đội Nga có ưu thế về pháo tự hành so với Mỹ là 3,4 lần, pháo xe kéo là 5 lần (sẽ là 1,9 lần sau khi thanh lý pháo D-30), còn về pháo phản lực bắn dàn thì Nga hơn Mỹ 4,2 lần.

Tuy nhiên, theo biên chế trực tiếp của các lữ đoàn và các căn cứ quân sự thì trong lực quân Nga chỉ có 2.500 xe tăng. Để khẳng định điều này không khó khăn lắm và chỉ cần làm một phép tính đơn giản. Trong Lục quân Nga chỉ có 4 lữ đoàn tăng độc lập, mỗi lữ đoàn được trang bị từ 91 đến 94 tăng chiến đấu cơ bản. Lục quân Nga cũng có 30 lữ đoàn bộ binh cơ giới, mỗi lữ đoàn có 01 tiểu đoàn tăng với 41 chiếc. Các xe tăng còn lại hiện nằm tại các kho niêm cất và sửa chữa phương tiện kỹ thuật quân sự. Tình hình đối với pháo binh cũng tương tự như vậy.

Ngoài xe tăng và các loại xe thiết giáp nói trên, Lục quân 2 nước có một số lượng lớn các máy bay lên thẳng. Lục quân Mỹ có 2.700 máy bay lên thẳng chiến đấu. Lục quân Nga có ít hơn- 1.368 chiếc (ít hơn 2 lần).

Thứ ba - về không quân

Không quân Mỹ thực sự là một lực lượng đáng gờm, nếu tính theo số lượng máy bay chiến đấu thì Không quân Mỹ đứng đầu thế giới.

Trong thành phần của các đơn vị thường trực (năm 2011) lực lượng này có 144 máy bay ném bom chiến lược (66 B-1, 20 B2 và 58 B-52), 297 máy bay cường kích A-10, 1.629 máy bay tiêm kích (471 F-15, 968 F-16, 179 F-22, 11 F-35).

Cần ghi nhận rằng Mỹ là nước duy nhất trên thế giới có máy bay tiêm kích thế hệ 5 (máy bay F-22 Raptor). Ngoài ra, Hải quân Mỹ (số liệu năm 2008) cũng có 867 máy bay tiêm kích - cường kích F/A-18. Tổng cộng số lượng các máy bay chiến đấu (không tính máy bay dự trữ) – 2.937 chiếc.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
F-22 Raptor

Thành phần của Không quân Nga được giữ bí mật, điều đó có nghĩa là những số liệu dẫn ra dưới đây có chỗ nào đó không chính xác. Lực lượng thường trực của Không quân Nga có 80 máy bay ném bom chiến lược (16 Tu-160, 64 Tu-95MS), 150 máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3, 241 máy bay cường kích Su-25, 164 máy bay ném bom chiến trường Su-24M và M2, 26 máy bay ném bom chiến trường Su-34.

Không quân tiêm kích có tổng cộng 953 máy bay (282 MiG-29, 252 MiG-31, 400 Su-27, 9 Su-30 và 10 Su- 35S. Tổng cộng số lượng máy bay chiến đấu của Không quân Nga là 1.614 chiếc (con số tương đối). Như vậy, không quân của đối phương (Mỹ) có ưu thế gấp 2 lần về số lượng.

Tuy vậy, có một thực tế là hiện nay Không quân Nga đang tích cực hiện đại hóa và tái trang bị. Số lượng máy bay chiến đấu hiện đại sẽ nhanh chóng tăng lên, sẽ đưa vào trang bị máy bay thế hệ 5 của Nga – PAK FA (máy bay của không quân chiến trường trong tương lai).

Không những thế, nếu căn cứ vào các khả năng của mình thì Su-35S trên thực tế không thua kém gì các máy bay thế hệ 5 (của Mỹ) và Không quân Nga đã lên kế hoạch sở hữu ít nhất là 48 chiếc máy bay loại này. Đến năm 2012, một nửa sô máy bay Su-27 đã được hiện đại hóa lên phiên bản Su-27 SMZ, và về thực chất thì nó đã là một loại máy bay khác và hoàn toàn có thể tác chiến ngang ngửa với tất cả các loại máy bay thế hệ 4. Các máy bay tiêm kích- đánh chặn MiG-31 cũng đang được nhanh chóng hiện đại hóa.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Su-35S

Ngoài những yếu tố trên, Không quân Nga còn có một con bài rất lợi hại. Các tên lửa có điều khiển lớp “không đối không” hiện có trong trang bị của Không quân Nga có cự ly bắn xa nhất so với tất cả các loại tên lửa cùng loại hiện có.

Tên lửa R-37 mà máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-31BM và máy bay tiêm kích Su-27, Su-35 được trang bị có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly tới 300 km! Không chỉ có vậy, Nga đang nghiên cứu chế tạo tên lửa KS-172 có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly xa hơn- đến 400 km.

Tên lửa tầm trung RVV-SD có tầm bắn 110 km. Tên lửa có điều khiển bắn trong mọi điều kiện thời tiết của Mỹ hiện đại nhất ATM-120C7 và AIM-120D chỉ có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly lần lượt là 120 và 180 km .

Su-35, Su-27 và MiG-31BM với đài rada hiện đại và các tên lửa R-37 có cự ly bắn lớn hơn bất kỳ một loại tên lửa nào cùng loại của Mỹ đã cho phép khắc phục được một cách cơ bản những nhược điểm của mình so với máy bay tiêm kích thế hệ 5 hiện đại nhất của Mỹ là F-22 Raptor có bề mặt phản xạ rada ít hơn.

Còn đối với các loại tiêm kích kiểu F-15, F-15 và F/A-18 thì các loại máy bay trên của Nga dễ dàng đối đầu mà không gặp vấn đề gì lớn.

Và cuối cùng – Lực lượng phòng không

Con bài chủ yếu của Nga trong một cuộc xung đột quân sự có thể xảy ra, ngoài lực lượng không quân không phải là quá yếu kém, chính là hệ thống phòng không- một lực lượng có đủ khả năng làm cho không phận Nga trở thành bất khả xâm phạm đối với lực lượng không quân của bất kỳ đối phương tiềm năng nào. Mà thiếu sự yểm trợ của không quân thì không thể tiến hành thành công bất kỳ một chiến dịch quân sự trên bộ nào để chống lại các cụm lục quân tương đối mạnh của đối phương.

Nếu tính đến việc Lục quân Mỹ trong giai đoạn đầu của chiến dịch phải tiến hành các trận đánh xa căn cứ bàn đạp và tiếp tục phát triển, nếu Mỹ không chiếm được ưu thế trên không thì chiến dịch trên đã cầm chắc thất bại.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống phòng không S-400

Trung tâm phân tích của Úc Air Power Australia đã đưa ra một bản báo cáo, trong đó có mục so sánh Không quân chiến đấu Mỹ với các phương tiện phòng không của Nga và đã nhận xét rằng trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự quy mô lớn thì khả năng sống sót của Không quân Mỹ trên thực tế hoàn toàn bị loại trừ vì các phương tiện phòng không như các hệ thống rada và các tổ hợp tên lửa phòng không của Nga đã đạt tới đỉnh phát triển cao nhất.

Hệ thống phòng không hiện đại S-400 của Nga nhìn chung không có đối thủ và vượt trội hơn hẳn so với Patriot của Mỹ.

Bên cạnh đó, thành phần xương sống của hệ thống phòng không Nga là các tổ hợp S-300 vẫn còn khả năng trừng trị bất kỳ một đối phương tiềm năng nào. Theo các số liệu của nhiều chuyên gia Châu Âu, hệ thống phòng không của Nga có thể tiêu diệt đến 80% các máy bay bất kỳ loại nào xâm nhập không phận Nga.

Các chuyên gia Nga khiêm tốn hơn và cho rằng con số trên vào khoảng 60 đến 65%, - tuy vậy, trong bất kỳ trường hợp nào (80 % hoặc 60- 65%) thì không quân đối phương cũng đã phải chịu đựng tổn thất không thể bù đắp được và không thể nào hồi phuc lại được.

Đến năm 2010, lực lượng phòng không Nga có khoảng 2.100 tổ hợp phóng S-300 các kiểu khác nhau, 9 tiểu đoàn S-400 với 72 tổ hợp phóng và đến năm 2020 dự định sẽ triển khai 56 tiểu đoàn S-400. Ngoài ra, tại các đơn vị còn có ít nhất 22 tổ hợp phòng không tầm gần – Pantsir-S1.

Chính các hệ thống phòng không Nga với vai trò là con bài chủ chốt và là “cái ô” là lực lượng có thể bảo vệ đất nước trước các cuộc xâm lược có thể xảy ra.

Dưới cái ô của hệ thống phòng không, đến năm 2020 Nga có thể bình tĩnh đổi mới căn bản lực lượng lục quân và không quân, bổ sung vũ khí và phương tiện kỹ thuật mới cho các lực lượng này. Và như vậy, sau năm 2020 xác suất xảy ra xung đột vũ trang trực tiếp giữa Nga và Mỹ (hiện giờ đang rất thấp) sẽ xuống mức gần như bằng không.


(Lê Hùng - DVO)

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

>> Quan hệ Nga - Mỹ căng như dây đàn ?

Vladimir Putin đã trở thành nhân vật gần như được chú ý nhất trong hội nghị thượng đỉnh G8 và NATO vừa qua, cho dù ông không tham dự các cuộc họp này.




http://nghiadx.blogspot.com
Mô phỏng hệ thống phòng thủ tên lửa


Nhiều người biết chắc rằng ông có thể không tới Chicago tham dự hội nghị của NATO, nhưng việc ông từ chối xuất hiện tại Trại David lại là một bất ngờ.

Việc 'không xuất hiện' này có một phần mang tính tượng trưng, nhưng cũng không quá quan trọng. Cho dù nguyên nhân là gì thì thực tế là, ông Putin cũng chẳng có nhiều nội dung để tranh luận trong các cuộc hội nghị này.

Nhưng hẳn nhiên, ai cũng có thể đoán ra nguyên nhân một phần trong đó có thể là vấn đề lá chắn phòng thủ tên lửa của Mỹ và NATO ở châu Âu vẫn đang phủ bóng lên quan hệ giữa Mỹ và phương Tây.

Các cuộc thảo luận diễn ra từ cuối năm 2010 và nửa đầu 2011 về chủ đề này tỏ ra khá hữu ích, nhưng lại mang lại một kết quả tiêu cực - không đưa ra có bất kỳ khả năng phòng thủ tên lửa chung nào. Kể từ sau đó, các cuộc thảo luận đã bị ngưng lại, và lúc này thì không có bất kỳ cuộc đàm phán nào mang lại kết quả khả quan.

Trong một sự cố quên tắt micro, Tổng thống Barack Obama đã hứa hẹn với Thủ tướng Dmitry Medvedev (khi đó còn làm Tổng thống Nga) rằng ông sẽ 'linh hoạt hơn' sau cuộc bầu cử tới đây. Nhưng dù ông Obama có tái đắc cử đi chăng nữa, thì việc 'linh hoạt' này chắc chắn vẫn còn nhiều hạn chế - bởi hệ thống phòng thủ tên lửa này vẫn được phần lớn giới chính trị của Mỹ coi đó là một biểu tượng cho cả sức mạnh về quân sự và an ninh của Mỹ.

Hầu hết các nghị sĩ ở Thượng và Hạ viện của Mỹ đều hiểu rõ vấn đề phức tạp trong tương tác giữa các yếu tố bảo phòng thủ và tấn công của hệ thống chiến lược và ảnh hưởng của nó lên sự ổn định mang tính chiến lược. (Họ chỉ không hiểu tại sao người Nga lại có thể phàn nàn bất kỳ điều gì về một hệ thống tên lửa chỉ đơn thuần mang tính 'phòng thủ').

Đối với Putin, ông có thể mềm mỏng hơn trong một số khía cạnh, nhưng riêng với vấn đề lá chắn tên lửa này thì không ai mong chờ ông sẽ có nhượng bộ. Hy vọng 'tái thiết' quan hệ Nga - Mỹ theo sáng kiến của ông Obama hồi năm 2009 vừa mới được nhen nhóm trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Medevdev.

Nay, Tổng thư ký NATO tuyên bố giai đoạn đầu của hệ thống đã được lắp đặt và đưa vào hoạt động. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc quá trình 'tái thiết' này sẽ bị đẩy về không xa vạch xuất phát ban đầu, bởi giữa hai 'cựu thù' chẳng có nhiều nền tảng vững chắc để xây dựng niềm tin trên đó.

Hồi tháng 11 năm ngoái, trong một nỗ lực nhằm xoa dịu đối thủ cũ thời Chiến tranh Lạnh, NATO đưa ra lời mời hợp tác với Nga về hệ thống này tại Lisbon, nhưng cả hai phía đã phải rất chật vật để tìm ra một cơ sở chung.

'Đây không phải là một dự án nhằm chống lại Nga, đó là một dự án mà chúng tôi muốn cùng Nga thúc đẩy mối quan tâm về an ninh tại châu Âu" - Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle nói. "Và do đó, cánh cửa với Nga vẫn luôn mở".

Tuy nhiên, cánh cửa đó có mở đủ rộng để Nga bước vào hay không lại là việc khác. Moscow đã kêu gọi cùng kiểm soát hệ thống này với NATO và kêu gọi NATO ký một cam kết mang tính ràng buộc pháp lý rằng hệ thống không nhằm vào Nga.

Nhưng NATO kiên quyết không đồng ý, và khẳng định rằng hệ thống này chỉ nhằm đánh chặn các loại tên lửa của những nước như Iran. Còn Nga lại tin rằng các tên lửa của Iran khó có thể uy hiếp được Mỹ hoặc các mục tiêu của Mỹ ở châu Âu.

Sẽ chẳng còn bất kỳ cơ hội nào cho việc 'tái thiết' nếu như nhìn vào thực tế: Mỹ không bao giờ từ bỏ chương trình phòng thủ tên lửa này, lại càng không bao giờ làm việc đó vì mong muốn của Nga.

Nhưng khi nhìn vào túi tiền và thực trạng kinh tế ảm đạm của cả Mỹ và NATO, Nga có khi cũng chẳng cần phải quá sốt ruột về hệ thống tên lửa phòng thủ có nguy cơ đặt sát nách của mình. Nếu không có tiền, thì hệ thống này sẽ chẳng có động lực để vận hành.

Hội nghị thượng đỉnh của NATO tại Chicago bàn thảo một nội dung vô cùng quan trọng đối với lá chắn tên lửa: ai sẽ phải trả tiền cho toàn bộ kế hoạch?

Sáng kiến "quốc phòng thông minh" là một trong nội dung thảo luận lần này của NATO, nhằm cắt giảm một khoản tiền đáng kể bằng việc nâng cấp độ hợp tác về việc lên kế hoạch ngân sách.

Nếu đi vào chi tiết các bất đồng bên trong NATO, thì có thể tính đến một giả thiết tương đối khả thi. Washington mong châu Âu đóng góp nhiều hơn về mặt tài chính để tạo ra hệ thống phòng thủ tại châu lục này.

Nhưng nếu châu Âu cảm thấy rằng họ chưa cần tới một hệ thống đắt đỏ như vậy, thì người được lợi nhất hẳn sẽ là Nga. Bởi Moscow sẽ chẳng cần phải giương rađa hay đe dọa dùng bất kỳ loại tên lửa tối tân nào để đáp trả, thì tự thân một chiếc túi rỗng cũng là 'sát thủ' đáng gờm nhất cho cả hệ thống tên lửa phòng thủ tối tân nhất thế giới này rồi.

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

>> Vì Nga, Trung Á làm Mỹ và NATO bẽ mặt

Sau Nga, Tổng thống các nước Trung Á đồng loạt từ chối lời mời đến Mỹ dự Hội nghị thượng đỉnh NATO và cử đại diện đi thay.



http://nghiadx.blogspot.com
Lãnh đạo các nước Nam Á

Tổng thống các nước Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan sẽ không đến Mỹ dự Hội nghị chuyên đề về Afghanistan được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh liên minh NATO diễn ra tại Chicago vào các ngày 20-21/5.

Thay vào đó, cũng như Nga, lãnh đạo các quốc gia Trung Á sẽ cử Bộ trưởng Ngoại giao đi thay.

Trước đó, các vị Tổng thống đã lần đầu tiên nhận được giấy mời đích danh của Tổng thư ký NATO.

Các nguyên thủ quốc gia Trung Á có cơ hội giúp đỡ cho chiến dịch tranh cử của Tổng thống Barack Obama, người muốn giới thiệu mình là chính khách đã kết thúc được hai cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan cũng như lọt vào danh sách của hơn 60 nguyên thủ thế giới được mời đến cuộc gặp, một điều chỉ riêng như vậy cũng đã rất danh dự. Nhưng các vị Tổng thống này đều đã khéo léo từ chối và cử người đi thay.

>> Vì sao Putin không đi Mỹ ?

Lý giải cho điều này, Phó giám đốc Viện Mỹ và Canada Viện Hàn lâm khoa học Nga Pavel Zolotarev cho rằng: “Nguyên thủ các nước Trung Á cảnh giác theo dõi xem Mỹ tiếp tục sử dụng NATO như thế nào để gia tăng ảnh hưởng của mình vào không gian hậu Xô Viết, đồng thời đẩy Nga ra khỏi đó”.

Thư ký nhóm hợp tác với Quốc hội Afghanistan của Hội đồng liên bang (Thượng viện Nga) Vyacheslav Nekrasov cũng cho rằng, nguỵ trang dưới lá cờ liên minh, người Mỹ cố gắng bám lấy khu vực mà họ gọi là Cận Đông Lớn. Điều này cần để duy trì ảnh hưởng đối với Afghanistan, Pakistan, Iran, cũng như ở mức độ nào đó Trung Quốc và Ấn Độ. Ngoài ra Mỹ muốn kiểm soát các chế độ ở Trung Á.

“Mỹ hành xử ở Trung Á một cách trắng trợn, không hề để ý đến tính kiêu hãnh của các nguyên thủ các nước ở đây và cách tư duy phương Đông của họ," ông Vyacheslav Nekrasov nói.


Qua phản ứng lần này của các nhà lãnh đạo Trung Á, nước Mỹ sẽ còn lâu mới nắm được khu vực này trong tay.

Cách đây vài tháng, Mỹ đã định tổ chức tại Trung Á các trung tâm chống lại buôn bán ma tuý ở Afghanistan, nhưng đã đi quá đà. Theo chuyên gia này, nhân sự của các cơ quan đại diện này là các quân nhân sẽ được rút ra từ Afghanistan và họ sẽ được trang bị kỹ thuật đầy đủ nếu nhận nhiệm vụ mới.

Mỹ đã lập kế hoạch, đại diện của họ sẽ đứng đầu các cơ quan này. Đồng thời Washington muốn các nhân viên này có thể trực tiếp khai thác ngân hàng dữ liệu của các cơ quan tình báo phản gián địa phương.

Rõ ràng các quân nhân Mỹ sẽ không chỉ quan tâm đến ma tuý. Thực chất đây là ý định xây dựng các căn cứ quân sự mà trong một tương quan nào đó có thể trở thành nguy cơ thực sự đối với các lãnh đạo địa phương.

Quá trình thiết lập quan hệ với NATO rất phức tạp không chỉ đối với Nga, mà là cả với các nước Trung Á, ông Pavel Zolotarev đánh giá.

Nếu nghiên cứu văn kiện của Hội nghị thượng đỉnh lần trước của NATO ở Lisbon, nơi đã ghi nhận lập trường thực tế là từ chối hợp tác với CSTO (Tổ chức hiệp ước an ninh tập thể), thì hoá ra từ đó đến nay chưa hề có bất cứ thay đổi gì.

Dù CSTO thực chất chịu trách nhiệm về xây dựng các biện pháp an ninh khu vực, và có trong tay các tiềm năng, kể cả về quân sự, để làm việc này.

Chuyên gia về Afghanistan Vyacheslav Nekrasov cho rằng: “NATO coi CSTO và SCO (Tổ chức hợp tác Thượng Hải) không chỉ như là các đối thủ cạnh tranh, mà, trước hết, như là các yếu tố kiềm chế gây khó khăn cho việc xây dựng các căn cứ quân sự của Mỹ và liên minh NATO ở Trung Á”.

Vấn đề là, trong khuôn khổ của các tổ chức này ghi nhận một nguyên tắc: Muốn triển khai các đơn vị quân đội nước ngoài trên lãnh thổ các nước thành viên cần sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên, nghĩa là cả Nga và Trung Quốc. Chính vì vậy mà người Mỹ cố gắng “lôi kéo” các nước tham gia CSTO và SCO, đưa ra các phương án hợp tác trực tiếp.

Tuy nhiên, Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev và các đồng nghiệp Trung Á của ông – những chính khách rất giàu kinh nghiệm đã từ lâu chèo chống thành công giữa những thế lực có ảnh hưởng có lợi ích ở khu vực Trung Á.

NATO sẽ nhận được những thông điệp về giải quyết vấn đề Afghanistan mà họ muốn chuyển trực tiếp hoặc là qua đại diện được uỷ quyền. Và sau đó, như phải là như vậy, sẽ phải suy nghĩ tiếp.

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

>> Vì sao Putin không đi Mỹ ?

Chuyến dự hội nghị thượng đỉnh G8 được kỳ vọng là cơ hội để Moscow nhấn mạnh ý định xây dựng quan hệ đối tác với phương Tây và Washington. Nhưng Putin đã từ chối. Vì sao?


http://nghiadx.blogspot.com
Quan hệ Mỹ - Nga


Vào cuối tuần này tại Mỹ sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh tám nền kinh tế lớn G8.

Đại diện cho nước Nga tại hội nghị lần này, trái với truyền thống, sẽ không phải là Tổng thống mà là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng D. Medvedev.

Tổng thống Vladimir Putin từ chối chuyến đi Mỹ lần này đã tạo ra rất nhiều ý kiến ​​tranh luận.

Theo thông lệ, chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tổng thống thường được tiến hành với một ý nghĩa tượng trưng, chứng minh ưu tiên chính trị. Và chuyến đi đến hội nghị thượng đỉnh G8 của Vladimir Putin được kỳ vọng sẽ là cơ hội để Moscow nhấn mạnh ý định xây dựng quan hệ đối tác với phương Tây nói chung và Washington nói riêng.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã quyết định thay đổi thời gian và địa điểm cuộc họp của các nhà lãnh đạo “câu lạc bộ ưu tú”, địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh G8 đã được chuyển từ Chicago đến Trại David.

Người ta tin rằng, điều chỉnh như vậy không mang lại bất tiện cho phía Nga. Nếu không, đoàn đại biểu Nga do Putin dẫn đầu, như đề nghị ở Washington, sẽ phải rời khỏi Chicago trước khi hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra tại đây.

Nhưng 10 ngày trước khi hội nghị thượng đỉnh diễn ra, Tổng thống Nga đã từ chối thăm Mỹ, với lý do thực tế là ông cần phải dành thời gian cần thiết để thành lập nội các mới. Trong khi, người đứng đầu của nội các được hình thành Dmitry Medvedev sẽ bay tới Trại David để dự họp.

Bây giờ, các chuyên gia trên cả hai bờ Đại Tây Dương đang nhẩm tính giai đoạn phát triển tương lai của mối quan hệ giữa Nga và phương Tây.

Đây là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo một quốc gia từ chối không tham gia Hội nghị thượng đỉnh G8.

Mô hình sách đối ngoại mới của Moscow?

Theo Tổng biên tập tạp chí “Nước Nga và các vấn đề toàn cầu” Fyodor Lukyanov, động cơ thực sự cho sự vắng mặt của Putintại trại David là, "ông Putin muốn chứng minh rằng, Mỹ và phương Tây không phải là duy nhất và ông không đi để duy trì quan hệ chỉ cho mục đích quan hệ.

Có vẻ như ông Putin có ý định giới thiệu một mô hình chính sách đối ngoại mới của Moscow. Ở đó, tất cả các giao tiếp chính thức sẽ được trao cho Thủ tướng Medvedev, và sẽ tiết kiệm cho Tổng thống các nghi thức ngoại giao, mà từ lâu Putin vốn đã bị làm phiền.

Ông Putin không cho rằng cần phải mất thời gian dành thời gian cho những điều như thế. Trong khi đó Medvedev sẽ là gương mặt chính đáng tin cậy của ông Putin với ám chỉ rằng, những gì sẽ được thảo luận với Thủ tướng Chính phủ sẽ được tự động chuyển giao cho Tổng thống.

Putin sẽ chỉ tham gia những sự kiện quan trọng nhất, nơi mà sự vắng mặt của đứng đầu quốc gia được coi là sự thách thức công khai.

Như vậy, tại hội nghị thượng đỉnh SCO vào đầu tháng 6/2012 tại Bắc Kinh, ông sẽ đến dự, bởi người Trung Quốc sẽ không hiểu được sự bố trí, nếu họ gắn cho ông mác “№ 2” thay vì “№ 1”.

Hoặc là Tổng thống sẽ có mặt tại các cuộc họp, mà có thể mang lại kết quả thực sự cho nước Nga” – chuyên gia Lukyanov nhấn mạnh.

Ông Lukyanov tin rằng, thêm một lý do để hủy bỏ một chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào lúc này - đó là chiến dịch bầu cử của Tổng thống Obama, vì ông không thể tiếp tục các cuộc thảo luận với lãnh đạo Nga về vấn đề quan trọng như quốc phòng.

"Bất cứ ám chỉ đến khả năng đạt thỏa thuận với Nga có thể sẽ được Obama sử dụng để chống lại đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử sắp tới" - ông Lukyanov nói.

Putin muốn làm cao?

Phản ứng chính thức của Washington có thể được đánh giá thông qua các tuyên bố của Nhà Trắng được ban hành sau cuộc điện đàm giữa hai Tổng thống Nga và Mỹ, trong đó, Putin đã thông báo với Tổng thống Obama rằng sẽ không đến dự hội nghị thượng đỉnh của G8.

Tổng thống Mỹ nói rằng, ông hiểu quyết định của Putin và cả hai nhà lãnh đạo đã đồng ý gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Mexico sẽ diễn ra từ 18-19/62012.

Tuy nhiên, nhà khoa học chính trị người Đức, Giám đốc chương trình “Nga và SNG” thuộc Hội đồng Chính sách đối ngoại Liên bang Đức Alexander Rahr không tin rằng Putin sẽ có cuộc họp với các nhà lãnh đạo G20 tại Mexico.

"Putin tham dự G20, do đó cho thấy rằng Nga coi thế giới đa cực thích hợp hơn so với đơn cực dẫn đầu bởi Hoa Kỳ, mà G8 chỉ mang tính biểu tượng hình thức", ông này nói.

"Putin sẽ chỉ tham gia những sự kiện mà tại đó ông sẽ có thể thúc đẩy lợi ích của Nga một cách rõ rang, đặc biệt là hướng châu Á. Trong bối cảnh như vậy, tôi nghĩ rằng ông sẽ thắng thế tại hội nghị thượng đỉnh APEC tại Vladivostok. Và trở về hoàn toàn trắng tay từ Trại David” – chuyên gia Rahr nhấn mạnh.

Trong đó, một số nhà phân tích Mỹ tin rằng ông Putin đã từ chối đi đến Trại David để đáp trả chính quyền Mỹ, rằng ông không hài lòng với cách người Mỹ đã ứng xử với tình hình đang diễn ra tại Moscow trong giai đoạn bầu cử tổng thống ở Nga. Mà gần đây nhất, ngày 9/5, Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ quan ngại về việc sử dụng bạo lực chống lại người biểu tình ở Moscow. Hiển nhiên, Nga cho rằng, những tuyên bố như vậy là can thiệp vào công việc nội bộ của nước Nga.

“Trong bối cảnh khác, ông Putin có thể, và đã quyết định đi đến hội nghị thượng đỉnh G8. Tuy nhiên, sau khi phản ứng như vậy (của người Mỹ), ông cảm thấy dễ bị tổn thương và không muốn bị chỉ trích tại thời điểm chuyến thăm đầu tiên trên cương vị Tổng thống mới đắc cử” - ông David Satter, chuyên viên của Viện Hudson.

“Tuy nhiên, việc vắng mặt như vậy ông Putin, có lẽ, vô tình cho thấy rằng ở Nga, tình hình không phải là hoàn toàn bình thường và không phải là rất ổn định. Vì vậy, quyết định không đi Mỹ lần này có thể dẫn đến một kết quả hoàn toàn trái ngược với những gì mà ông muốn đạt được. Cụ thể - chứng minh cho thế giới thấy rằng địa vị chính trị của ông ở Nga không hề suy yếu" – chuyên viên David Satter kết luận.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang