Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Vì Nga, Trung Á làm Mỹ và NATO bẽ mặt

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

>> Vì Nga, Trung Á làm Mỹ và NATO bẽ mặt

Sau Nga, Tổng thống các nước Trung Á đồng loạt từ chối lời mời đến Mỹ dự Hội nghị thượng đỉnh NATO và cử đại diện đi thay.



http://nghiadx.blogspot.com
Lãnh đạo các nước Nam Á

Tổng thống các nước Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan sẽ không đến Mỹ dự Hội nghị chuyên đề về Afghanistan được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh liên minh NATO diễn ra tại Chicago vào các ngày 20-21/5.

Thay vào đó, cũng như Nga, lãnh đạo các quốc gia Trung Á sẽ cử Bộ trưởng Ngoại giao đi thay.

Trước đó, các vị Tổng thống đã lần đầu tiên nhận được giấy mời đích danh của Tổng thư ký NATO.

Các nguyên thủ quốc gia Trung Á có cơ hội giúp đỡ cho chiến dịch tranh cử của Tổng thống Barack Obama, người muốn giới thiệu mình là chính khách đã kết thúc được hai cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan cũng như lọt vào danh sách của hơn 60 nguyên thủ thế giới được mời đến cuộc gặp, một điều chỉ riêng như vậy cũng đã rất danh dự. Nhưng các vị Tổng thống này đều đã khéo léo từ chối và cử người đi thay.

>> Vì sao Putin không đi Mỹ ?

Lý giải cho điều này, Phó giám đốc Viện Mỹ và Canada Viện Hàn lâm khoa học Nga Pavel Zolotarev cho rằng: “Nguyên thủ các nước Trung Á cảnh giác theo dõi xem Mỹ tiếp tục sử dụng NATO như thế nào để gia tăng ảnh hưởng của mình vào không gian hậu Xô Viết, đồng thời đẩy Nga ra khỏi đó”.

Thư ký nhóm hợp tác với Quốc hội Afghanistan của Hội đồng liên bang (Thượng viện Nga) Vyacheslav Nekrasov cũng cho rằng, nguỵ trang dưới lá cờ liên minh, người Mỹ cố gắng bám lấy khu vực mà họ gọi là Cận Đông Lớn. Điều này cần để duy trì ảnh hưởng đối với Afghanistan, Pakistan, Iran, cũng như ở mức độ nào đó Trung Quốc và Ấn Độ. Ngoài ra Mỹ muốn kiểm soát các chế độ ở Trung Á.

“Mỹ hành xử ở Trung Á một cách trắng trợn, không hề để ý đến tính kiêu hãnh của các nguyên thủ các nước ở đây và cách tư duy phương Đông của họ," ông Vyacheslav Nekrasov nói.


Qua phản ứng lần này của các nhà lãnh đạo Trung Á, nước Mỹ sẽ còn lâu mới nắm được khu vực này trong tay.

Cách đây vài tháng, Mỹ đã định tổ chức tại Trung Á các trung tâm chống lại buôn bán ma tuý ở Afghanistan, nhưng đã đi quá đà. Theo chuyên gia này, nhân sự của các cơ quan đại diện này là các quân nhân sẽ được rút ra từ Afghanistan và họ sẽ được trang bị kỹ thuật đầy đủ nếu nhận nhiệm vụ mới.

Mỹ đã lập kế hoạch, đại diện của họ sẽ đứng đầu các cơ quan này. Đồng thời Washington muốn các nhân viên này có thể trực tiếp khai thác ngân hàng dữ liệu của các cơ quan tình báo phản gián địa phương.

Rõ ràng các quân nhân Mỹ sẽ không chỉ quan tâm đến ma tuý. Thực chất đây là ý định xây dựng các căn cứ quân sự mà trong một tương quan nào đó có thể trở thành nguy cơ thực sự đối với các lãnh đạo địa phương.

Quá trình thiết lập quan hệ với NATO rất phức tạp không chỉ đối với Nga, mà là cả với các nước Trung Á, ông Pavel Zolotarev đánh giá.

Nếu nghiên cứu văn kiện của Hội nghị thượng đỉnh lần trước của NATO ở Lisbon, nơi đã ghi nhận lập trường thực tế là từ chối hợp tác với CSTO (Tổ chức hiệp ước an ninh tập thể), thì hoá ra từ đó đến nay chưa hề có bất cứ thay đổi gì.

Dù CSTO thực chất chịu trách nhiệm về xây dựng các biện pháp an ninh khu vực, và có trong tay các tiềm năng, kể cả về quân sự, để làm việc này.

Chuyên gia về Afghanistan Vyacheslav Nekrasov cho rằng: “NATO coi CSTO và SCO (Tổ chức hợp tác Thượng Hải) không chỉ như là các đối thủ cạnh tranh, mà, trước hết, như là các yếu tố kiềm chế gây khó khăn cho việc xây dựng các căn cứ quân sự của Mỹ và liên minh NATO ở Trung Á”.

Vấn đề là, trong khuôn khổ của các tổ chức này ghi nhận một nguyên tắc: Muốn triển khai các đơn vị quân đội nước ngoài trên lãnh thổ các nước thành viên cần sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên, nghĩa là cả Nga và Trung Quốc. Chính vì vậy mà người Mỹ cố gắng “lôi kéo” các nước tham gia CSTO và SCO, đưa ra các phương án hợp tác trực tiếp.

Tuy nhiên, Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev và các đồng nghiệp Trung Á của ông – những chính khách rất giàu kinh nghiệm đã từ lâu chèo chống thành công giữa những thế lực có ảnh hưởng có lợi ích ở khu vực Trung Á.

NATO sẽ nhận được những thông điệp về giải quyết vấn đề Afghanistan mà họ muốn chuyển trực tiếp hoặc là qua đại diện được uỷ quyền. Và sau đó, như phải là như vậy, sẽ phải suy nghĩ tiếp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang