Vladimir Putin đã trở thành nhân vật gần như được chú ý nhất trong hội nghị thượng đỉnh G8 và NATO vừa qua, cho dù ông không tham dự các cuộc họp này. Mô phỏng hệ thống phòng thủ tên lửa Nhiều người biết chắc rằng ông có thể không tới Chicago tham dự hội nghị của NATO, nhưng việc ông từ chối xuất hiện tại Trại David lại là một bất ngờ. Việc 'không xuất hiện' này có một phần mang tính tượng trưng, nhưng cũng không quá quan trọng. Cho dù nguyên nhân là gì thì thực tế là, ông Putin cũng chẳng có nhiều nội dung để tranh luận trong các cuộc hội nghị này. Nhưng hẳn nhiên, ai cũng có thể đoán ra nguyên nhân một phần trong đó có thể là vấn đề lá chắn phòng thủ tên lửa của Mỹ và NATO ở châu Âu vẫn đang phủ bóng lên quan hệ giữa Mỹ và phương Tây. Các cuộc thảo luận diễn ra từ cuối năm 2010 và nửa đầu 2011 về chủ đề này tỏ ra khá hữu ích, nhưng lại mang lại một kết quả tiêu cực - không đưa ra có bất kỳ khả năng phòng thủ tên lửa chung nào. Kể từ sau đó, các cuộc thảo luận đã bị ngưng lại, và lúc này thì không có bất kỳ cuộc đàm phán nào mang lại kết quả khả quan. Trong một sự cố quên tắt micro, Tổng thống Barack Obama đã hứa hẹn với Thủ tướng Dmitry Medvedev (khi đó còn làm Tổng thống Nga) rằng ông sẽ 'linh hoạt hơn' sau cuộc bầu cử tới đây. Nhưng dù ông Obama có tái đắc cử đi chăng nữa, thì việc 'linh hoạt' này chắc chắn vẫn còn nhiều hạn chế - bởi hệ thống phòng thủ tên lửa này vẫn được phần lớn giới chính trị của Mỹ coi đó là một biểu tượng cho cả sức mạnh về quân sự và an ninh của Mỹ. Hầu hết các nghị sĩ ở Thượng và Hạ viện của Mỹ đều hiểu rõ vấn đề phức tạp trong tương tác giữa các yếu tố bảo phòng thủ và tấn công của hệ thống chiến lược và ảnh hưởng của nó lên sự ổn định mang tính chiến lược. (Họ chỉ không hiểu tại sao người Nga lại có thể phàn nàn bất kỳ điều gì về một hệ thống tên lửa chỉ đơn thuần mang tính 'phòng thủ'). Đối với Putin, ông có thể mềm mỏng hơn trong một số khía cạnh, nhưng riêng với vấn đề lá chắn tên lửa này thì không ai mong chờ ông sẽ có nhượng bộ. Hy vọng 'tái thiết' quan hệ Nga - Mỹ theo sáng kiến của ông Obama hồi năm 2009 vừa mới được nhen nhóm trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Medevdev. Nay, Tổng thư ký NATO tuyên bố giai đoạn đầu của hệ thống đã được lắp đặt và đưa vào hoạt động. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc quá trình 'tái thiết' này sẽ bị đẩy về không xa vạch xuất phát ban đầu, bởi giữa hai 'cựu thù' chẳng có nhiều nền tảng vững chắc để xây dựng niềm tin trên đó. Hồi tháng 11 năm ngoái, trong một nỗ lực nhằm xoa dịu đối thủ cũ thời Chiến tranh Lạnh, NATO đưa ra lời mời hợp tác với Nga về hệ thống này tại Lisbon, nhưng cả hai phía đã phải rất chật vật để tìm ra một cơ sở chung. 'Đây không phải là một dự án nhằm chống lại Nga, đó là một dự án mà chúng tôi muốn cùng Nga thúc đẩy mối quan tâm về an ninh tại châu Âu" - Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle nói. "Và do đó, cánh cửa với Nga vẫn luôn mở". Tuy nhiên, cánh cửa đó có mở đủ rộng để Nga bước vào hay không lại là việc khác. Moscow đã kêu gọi cùng kiểm soát hệ thống này với NATO và kêu gọi NATO ký một cam kết mang tính ràng buộc pháp lý rằng hệ thống không nhằm vào Nga. Nhưng NATO kiên quyết không đồng ý, và khẳng định rằng hệ thống này chỉ nhằm đánh chặn các loại tên lửa của những nước như Iran. Còn Nga lại tin rằng các tên lửa của Iran khó có thể uy hiếp được Mỹ hoặc các mục tiêu của Mỹ ở châu Âu. Sẽ chẳng còn bất kỳ cơ hội nào cho việc 'tái thiết' nếu như nhìn vào thực tế: Mỹ không bao giờ từ bỏ chương trình phòng thủ tên lửa này, lại càng không bao giờ làm việc đó vì mong muốn của Nga. Nhưng khi nhìn vào túi tiền và thực trạng kinh tế ảm đạm của cả Mỹ và NATO, Nga có khi cũng chẳng cần phải quá sốt ruột về hệ thống tên lửa phòng thủ có nguy cơ đặt sát nách của mình. Nếu không có tiền, thì hệ thống này sẽ chẳng có động lực để vận hành. Hội nghị thượng đỉnh của NATO tại Chicago bàn thảo một nội dung vô cùng quan trọng đối với lá chắn tên lửa: ai sẽ phải trả tiền cho toàn bộ kế hoạch? Sáng kiến "quốc phòng thông minh" là một trong nội dung thảo luận lần này của NATO, nhằm cắt giảm một khoản tiền đáng kể bằng việc nâng cấp độ hợp tác về việc lên kế hoạch ngân sách. Nếu đi vào chi tiết các bất đồng bên trong NATO, thì có thể tính đến một giả thiết tương đối khả thi. Washington mong châu Âu đóng góp nhiều hơn về mặt tài chính để tạo ra hệ thống phòng thủ tại châu lục này. Nhưng nếu châu Âu cảm thấy rằng họ chưa cần tới một hệ thống đắt đỏ như vậy, thì người được lợi nhất hẳn sẽ là Nga. Bởi Moscow sẽ chẳng cần phải giương rađa hay đe dọa dùng bất kỳ loại tên lửa tối tân nào để đáp trả, thì tự thân một chiếc túi rỗng cũng là 'sát thủ' đáng gờm nhất cho cả hệ thống tên lửa phòng thủ tối tân nhất thế giới này rồi. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổng thống Vladimir Putin. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổng thống Vladimir Putin. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012
>> Quan hệ Nga - Mỹ căng như dây đàn ?
Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012
>> Vì sao Putin không đi Mỹ ?
Chuyến dự hội nghị thượng đỉnh G8 được kỳ vọng là cơ hội để Moscow nhấn mạnh ý định xây dựng quan hệ đối tác với phương Tây và Washington. Nhưng Putin đã từ chối. Vì sao? Quan hệ Mỹ - Nga Vào cuối tuần này tại Mỹ sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh tám nền kinh tế lớn G8. Đại diện cho nước Nga tại hội nghị lần này, trái với truyền thống, sẽ không phải là Tổng thống mà là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng D. Medvedev. Tổng thống Vladimir Putin từ chối chuyến đi Mỹ lần này đã tạo ra rất nhiều ý kiến tranh luận. Theo thông lệ, chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tổng thống thường được tiến hành với một ý nghĩa tượng trưng, chứng minh ưu tiên chính trị. Và chuyến đi đến hội nghị thượng đỉnh G8 của Vladimir Putin được kỳ vọng sẽ là cơ hội để Moscow nhấn mạnh ý định xây dựng quan hệ đối tác với phương Tây nói chung và Washington nói riêng. Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã quyết định thay đổi thời gian và địa điểm cuộc họp của các nhà lãnh đạo “câu lạc bộ ưu tú”, địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh G8 đã được chuyển từ Chicago đến Trại David. Người ta tin rằng, điều chỉnh như vậy không mang lại bất tiện cho phía Nga. Nếu không, đoàn đại biểu Nga do Putin dẫn đầu, như đề nghị ở Washington, sẽ phải rời khỏi Chicago trước khi hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra tại đây. Nhưng 10 ngày trước khi hội nghị thượng đỉnh diễn ra, Tổng thống Nga đã từ chối thăm Mỹ, với lý do thực tế là ông cần phải dành thời gian cần thiết để thành lập nội các mới. Trong khi, người đứng đầu của nội các được hình thành Dmitry Medvedev sẽ bay tới Trại David để dự họp. Bây giờ, các chuyên gia trên cả hai bờ Đại Tây Dương đang nhẩm tính giai đoạn phát triển tương lai của mối quan hệ giữa Nga và phương Tây. Đây là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo một quốc gia từ chối không tham gia Hội nghị thượng đỉnh G8. Mô hình sách đối ngoại mới của Moscow? Theo Tổng biên tập tạp chí “Nước Nga và các vấn đề toàn cầu” Fyodor Lukyanov, động cơ thực sự cho sự vắng mặt của Putintại trại David là, "ông Putin muốn chứng minh rằng, Mỹ và phương Tây không phải là duy nhất và ông không đi để duy trì quan hệ chỉ cho mục đích quan hệ. Có vẻ như ông Putin có ý định giới thiệu một mô hình chính sách đối ngoại mới của Moscow. Ở đó, tất cả các giao tiếp chính thức sẽ được trao cho Thủ tướng Medvedev, và sẽ tiết kiệm cho Tổng thống các nghi thức ngoại giao, mà từ lâu Putin vốn đã bị làm phiền. Ông Putin không cho rằng cần phải mất thời gian dành thời gian cho những điều như thế. Trong khi đó Medvedev sẽ là gương mặt chính đáng tin cậy của ông Putin với ám chỉ rằng, những gì sẽ được thảo luận với Thủ tướng Chính phủ sẽ được tự động chuyển giao cho Tổng thống. Putin sẽ chỉ tham gia những sự kiện quan trọng nhất, nơi mà sự vắng mặt của đứng đầu quốc gia được coi là sự thách thức công khai. Như vậy, tại hội nghị thượng đỉnh SCO vào đầu tháng 6/2012 tại Bắc Kinh, ông sẽ đến dự, bởi người Trung Quốc sẽ không hiểu được sự bố trí, nếu họ gắn cho ông mác “№ 2” thay vì “№ 1”. Hoặc là Tổng thống sẽ có mặt tại các cuộc họp, mà có thể mang lại kết quả thực sự cho nước Nga” – chuyên gia Lukyanov nhấn mạnh. Ông Lukyanov tin rằng, thêm một lý do để hủy bỏ một chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào lúc này - đó là chiến dịch bầu cử của Tổng thống Obama, vì ông không thể tiếp tục các cuộc thảo luận với lãnh đạo Nga về vấn đề quan trọng như quốc phòng. "Bất cứ ám chỉ đến khả năng đạt thỏa thuận với Nga có thể sẽ được Obama sử dụng để chống lại đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử sắp tới" - ông Lukyanov nói. Putin muốn làm cao? Phản ứng chính thức của Washington có thể được đánh giá thông qua các tuyên bố của Nhà Trắng được ban hành sau cuộc điện đàm giữa hai Tổng thống Nga và Mỹ, trong đó, Putin đã thông báo với Tổng thống Obama rằng sẽ không đến dự hội nghị thượng đỉnh của G8. Tổng thống Mỹ nói rằng, ông hiểu quyết định của Putin và cả hai nhà lãnh đạo đã đồng ý gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Mexico sẽ diễn ra từ 18-19/62012. Tuy nhiên, nhà khoa học chính trị người Đức, Giám đốc chương trình “Nga và SNG” thuộc Hội đồng Chính sách đối ngoại Liên bang Đức Alexander Rahr không tin rằng Putin sẽ có cuộc họp với các nhà lãnh đạo G20 tại Mexico. "Putin tham dự G20, do đó cho thấy rằng Nga coi thế giới đa cực thích hợp hơn so với đơn cực dẫn đầu bởi Hoa Kỳ, mà G8 chỉ mang tính biểu tượng hình thức", ông này nói. "Putin sẽ chỉ tham gia những sự kiện mà tại đó ông sẽ có thể thúc đẩy lợi ích của Nga một cách rõ rang, đặc biệt là hướng châu Á. Trong bối cảnh như vậy, tôi nghĩ rằng ông sẽ thắng thế tại hội nghị thượng đỉnh APEC tại Vladivostok. Và trở về hoàn toàn trắng tay từ Trại David” – chuyên gia Rahr nhấn mạnh. Trong đó, một số nhà phân tích Mỹ tin rằng ông Putin đã từ chối đi đến Trại David để đáp trả chính quyền Mỹ, rằng ông không hài lòng với cách người Mỹ đã ứng xử với tình hình đang diễn ra tại Moscow trong giai đoạn bầu cử tổng thống ở Nga. Mà gần đây nhất, ngày 9/5, Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ quan ngại về việc sử dụng bạo lực chống lại người biểu tình ở Moscow. Hiển nhiên, Nga cho rằng, những tuyên bố như vậy là can thiệp vào công việc nội bộ của nước Nga. “Trong bối cảnh khác, ông Putin có thể, và đã quyết định đi đến hội nghị thượng đỉnh G8. Tuy nhiên, sau khi phản ứng như vậy (của người Mỹ), ông cảm thấy dễ bị tổn thương và không muốn bị chỉ trích tại thời điểm chuyến thăm đầu tiên trên cương vị Tổng thống mới đắc cử” - ông David Satter, chuyên viên của Viện Hudson. “Tuy nhiên, việc vắng mặt như vậy ông Putin, có lẽ, vô tình cho thấy rằng ở Nga, tình hình không phải là hoàn toàn bình thường và không phải là rất ổn định. Vì vậy, quyết định không đi Mỹ lần này có thể dẫn đến một kết quả hoàn toàn trái ngược với những gì mà ông muốn đạt được. Cụ thể - chứng minh cho thế giới thấy rằng địa vị chính trị của ông ở Nga không hề suy yếu" – chuyên viên David Satter kết luận. |
Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012
>> CNQP Nga tìm ánh hào quang xưa
Khi nói tới việc chấn hưng các nền sản xuất quốc phòng, ông Putin nhấn mạnh nhiều tới việc đầu tư đổi mới các tổ hợp công nghiệp nghiệp quốc phòng (OPK). Ông Putin xuất hiện tại một triển lãm vũ khí và quảng bá cho xe tăng T-90 của nước này. Ảnh: Military.net Giành lại sự dẫn đầu về công nghệ Tổ hợp công nghiệp quốc phòng từng là niềm tự hào của Liên bang Xô Viết, là nơi đây tập trung tiềm năng trí tuệ và khoa học– kỹ thuật vô cùng lớn lao. Tuy nhiên, từ sau biến cố chính trị 1991, hệ thống này đã chững lại, tích tụ nhiều vấn đề. Thậm chí, xét về tầm vĩ mô, hệ thống đã bỏ qua mấy chu trình hiện đại hoá trong 30 năm trở lại đây . Do đó, một trong những chính sách quốc phòng – an ninh ưu tiên của tân Tổng thống Nga V. Putin là phải khắc phục hoàn toàn sự tụt hậu này. Giành lại sự dẫn đầu về công nghệ đối với toàn bộ phổ công nghệ quân sự cơ bản. Theo tân Tổng thống Nga, các nhiệm vụ cần giải quyết tiên quyết là tăng lên nhiều lần việc cung cấp trang bị kỹ thuật hiện đại và thế hệ mới, hình thành việc nghiên cứu khoa học và công nghệ tiền tiến, nghiên cứu và làm chủ các công nghệ đột biến để phát triển sản xuất các sản phẩm quân sự có khả năng cạnh tranh. Và, cuối cùng, xây dựng trên cơ sở công nghệ mới việc sản xuất các mẫu vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự có triển vọng. Hợp tác quốc tế để kích thích phát triển Ngày nay nước Nga đã gắn bó chặt chẽ vào hệ thống kinh tế thế giới và luôn mở cửa đối thoại với tất cả các đối tác, kể cả về các vấn đề quốc phòng và trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự. Song nghiên cứu kinh nghiệm và xu hướng ở nước ngoài nói chung không có nghĩa là Nga chuyển sang các mô hình vay mượn và từ bỏ dựa vào sức mình. Ngược lại, để phát triển kinh tế– xã hội ổn định và đảm bảo an ninh quốc gia, theo quan điểm của ông Putin, phải vừa tiếp thu tất cả những gì tốt nhất, tăng cường và ủng hộ sự độc lập khoa học và công nghệ quân sự của nước Nga. Trong đó, mua trang bị kỹ thuật quân sự nước ngoài là “đề tài nhạy cảm”, vốn gây tranh cãi nhiều năm nay. Tuy nhiên, định hướng của nhà lãnh đạo mới của Nga là để nhanh chóng giải quyết những nhiệm vụ cấp bách trong lĩnh vực quốc phòng và, kích thích nhà sản xuất trong nước. “Không một thương vụ mua sắm vũ khí nào có thể thay cho việc sản xuất các loại vũ khí, mà chỉ có thể làm cơ sở để có được công nghệ và tri thức”, ông Putin cho biết. Điều này từng diễn ra trong lịch sử, khi mà các “họ” xe tăng của Liên Xô những năm 1930 được sản xuất ra trên cơ sở xe tăng Mỹ và Anh đưa đến sản phẩm cuối cùng là chiếc xe tăng tốt nhất của Chiến tranh thế giới lần thứ hai T– 34. OPK phải như bông hoa thu hút ong mật và tỏa hương, kết trái Dường như, ông Putin không chấp nhận được một nền công nghiệp quốc phòng không có khả năng, “cứ bình tĩnh đuổi kịp ai đó”, mà phải thực hiện cú nhẩy, trở thành những nhà phát minh và sản xuất hàng đầu. Vì vậy, Tân Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang toàn Nga tuyên bố không chấp nhận việc Quân đội trở thành thị trường tiêu thụ các mẫu vũ khí, công nghệ và công trình nghiên cứu khoa học thiết kế thử nghiệm đã lạc hậu, được nhà nước trả tiền. Đó chính là nguyên nhân vì sao gần đây, Quân đội Nga đưa ra những yêu cầu khắc nghiệt đối với các xí nghiệp quốc phòng và phòng thiết kế. Cũng giống như quan điểm xây dựng Quân đội Nga phải chăm lo cho đời sống quân nhân. Khi nói tới việc chấn hưng các nền sản xuất quốc phòng, ông Putin nhấn mạnh nhiều tới việc đầu tư đổi mới các tổ hợp công nghiệp nghiệp quốc phòng (OPK). “Nhiệm vụ của chúng ta là không phải làm khánh kiệt, mà tăng lên nhiều lần tiềm lực kinh tế của đất nước, xây dựng một Quân đội, một OPK đủ khả năng đảm bảo chủ quyền, sự tôn trọng của các đối tác và nền hoà bình bền vững cho nước Nga. Chúng ta không bao giờ được phép mắc lại thảm hoạ năm 1941, khi mà sự không sẵn sàng đối phó với chiến tranh của nhà nước và quân đội đã phải trả bằng những hi sinh mất mát hết sức to lớn về sinh mạng con người”, ông Putin tuyên bố. Theo đó, nhiệm vụ trong thời kỳ mới phải biến các OPK trở thành đầu tầu kéo theo sự phát triển của những ngành rất khác nhau: luyện kim, chế tạo máy, công nghiệp hoá chất, điện tử vô tuyến, toàn bộ các công nghệ thông tin và viễn thông, còn sự hiện diện của các tập thể này trên thị trường kết quả nghiên cứu thiết kế cho khu vực dân sự. Ông Putin bắn thử mẫu súng AK hiện đại của Nga. Ảnh: Deathandtaxesmag Thế nhưng, sự phát triển OPK chỉ bằng sức lực của nhà nước hiện đã không hiệu quả, còn trong tương lai trung hạn sẽ là không thể về mặt kinh tế. Do đó, cần phải xúc tiến sự hợp tác nhà nước – tư nhân trong công nghiệp quốc phòng, kể cả đơn giản hoá thủ tục thành lập những ngành sản xuất quốc phòng mới. Về vấn đề này, ông Putin có nhắc tới “lời giải Mỹ”, mà ở đó các nhà sản xuất vũ khí hàng đầu của Mỹ và châu Âu đều không phải là công ty nhà nước. Ông Putin kỳ vọng, việc tổ chức sản xuất mang lại cuộc sống mới, làm tăng khả năng cạnh tranh của vũ khí Nga trên các thị trường vũ khí thế giới, tuy nhiên, phải có chế độ đặc biệt đối với các xí nghiệp tư nhân trong OPK gồm các yêu cầu bảo mật. Trong hình dung của Tổng thống Nga, uy tín của các chuyên ngành kỹ thuật sẽ tăng lên dần, các xí nghiệp thuộc OPK sẽ là trung tâm thu hút thanh niên tài năng – giống như thời Xô Viết– đưa ra những khả năng rộng lớn cho việc thực hiện những ước vọng sáng tạo trong nhiên cứu thử nghiệm, trong khoa học và công nghệ. Một trong những biện pháp hồi sinh nền công nghiệp quốc phòng hùng mạnh mà ông Putin đề cập là phải kiên quyết ngăn chặn tham nhũng trong công nghiệp quân sự và trong các lực lượng vũ trang, kiên trì nguyên tắc không để thoát khỏi bị trừng phạt. “Tham nhũng trong lĩnh vực an ninh quốc gia, thực chất là phản bội tổ quốc”, ông Putin lên án mạnh mẽ. Cụ thể, phải từ bỏ việc đấu thầu kín bởi sự bí mật thái quá đã dẫn đến giảm cạnh tranh, làm tăng giá sản phẩm quân sự, tạo ra siêu lợi nhuận không phải để hiện đại hoá sản xuất, mà rơi vào túi một số thương gia và quan chức riêng lẻ. Việc mua sắm trong lĩnh vực quốc phòng phải được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của xã hội, và việc trừng phạt vì sai phạm trong lĩnh vực đặt hàng quân sự nhà nước phải được xiết chặt. |
Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012
>> Lễ nhậm chức Tổng thống của Putin
Buổi lễ nhậm chức Tổng thống Nga của ông Vladimir Putin vừa kết thúc, sau khi bắt đầu lúc 11h Moscow (tức 14h theo giờ Việt Nam), được tường thuật trực tiếp trên 6 kênh truyền hình Nga.
Buổi lễ diễn ra bên trong và xung quanh điện Kremlin và kéo dài gần hai tiếng. Các hoạt động chính của lễ nhậm chức diễn ra khá đơn giản, hoàn tất trong một giờ. Ông Putin được trao các biểu tượng cho quyền lực Tổng thống như cờ, huy hiệu và một bản Hiến pháp Nga và va ly hạt nhân.
Buổi lễ bắt đầu bằng việc duyệt đội danh dự. Sau đó, ông Putin tuyên thệ ngắn gọn rằng sẽ phục vụ tổ quốc. Ông tuyên bố: “Với quyền lực của Tổng thống Liên bang Nga, tôi xin thề tôn trọng và bảo vệ quyền lợi và sự tự do của nhân dân”. Cuối buổi lễ là 30 loạt đại bác, đánh dấu sự khởi đầu cho nhiệm kỳ mới của ông Putin. Buổi lễ ước tính tốn 26 triệu ruble (tương đương 18 tỉ đồng) với 3.000 quan khách tham dự là các lãnh đạo bộ, ngành, các thống đốc, nhà ngoại giao… Đáng chú ý là có cả sự góp mặt của cựu Thủ tướng Italy Berlusconi, cựu Tổng bí thư Gorbachev... Tham gia buổi lễ, họ được phục vụ rất nhiều cao lương mĩ vị và tất nhiên không thể thiếu rượu vodka, champagne… Tường thuật trực tiếp lễ nhậm chức. Tiểu sử tân Tổng thống Nga Ông Vladimir Putin sinh ngày 7/10/1952 trong gia đình công nhân tại Leningrad (từ năm 1991 đổi tên thành Saint-Peterburg). Từ nhỏ, ông ham thích thể thao và ưa xem những bộ phim về các chiến sĩ tình báo. Năm 1975, ông tốt nghiệp ngành Luật quốc tế tại ĐH Tổng hợp Quốc gia Leningrad. Theo sự phân công ông nhận công tác trong cơ quan an ninh quốc gia. Năm 1984, ông học tập tại Trường Cao cấp của KGB (nay là Trường Tình báo đối ngoại), theo chuyên ngành các nước nói tiếng Đức. Năm 1985, ông công tác tại CHDC Đức cho đến cuối năm 1989, làm Giám đốc Nhà Hữu nghị Xô-Đức ở Dresden. Trở lại Saint-Peterburg, ông Putin thành cố vấn của Chủ tịch Hội đồng thành phố Anatoly Sobchak, người mà ông quen biết khi còn ở trường ĐH. Từ năm 1994 ông Vladimir Putin là phó Chủ tịch chính quyền Saint-Peterburg. Ở cương vị này, ông phụ trách các vấn đề liên quan đến thu hút đầu tư, hợp tác với các công ty nước ngoài và thành lập các công ty liên doanh. Năm 1992 ông rời KGB với hàm trung tá quân dự bị. Tháng 8/1996, ông chuyển đến Moscow, trở thành Phó của ông Pavel Borodin phụ trách công việc trong Phủ Tổng thống Nga, sau đó đứng đầu Cơ quan kiểm soát chính của Phủ Tổng thống Liên bang, thay thế người tiền nhiệm Aleksei Kudrin ở chức vụ này. Tháng 7/1998, ông được chỉ định làm Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang, đồng thời từ tháng 3/1999 ông trở thành Thư ký Hội đồng An ninh Nga. Đến tháng 8/1999, ông được bổ nhiệm làm Thủ tướng Chính phủ. Ngày 31/12/1999, sau khi Tổng thống Nga đầu tiên Boris Yeltsin từ chức trước thời hạn, ông Vladimir Putin trở thành Quyền Tổng thống. Ngày 26/3/2000, nhận được sự ủng hộ của 52,94% cử tri Nga, ông Vladimir Putin được bầu làm Tổng thống LB Nga. Ông Putin nhậm chức nguyên thủ quốc gia ngày 7/5/2000. Ngày 14/3/2004 ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống Nga nhiệm kỳ thứ 2 với 71,31% số phiếu cử tri. Tháng 4/2008, ông được bầu làm Chủ tịch đảng “Nước Nga thống nhất”. Tuy nhiên ông Putin chưa bao giờ gia nhập đảng. Ngày 7/5/2008 ông kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống Nga. Từ ngày 8/5/ 2008 cho đến 6/5/2012 ông Putin là Thủ tướng Chính phủ Nga. Mùa thu 2011 ông Vladimir Putin được đảng “Nước Nga thống nhất” giới thiệu tranh cử Tổng thống. Trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 4/3/2012, ông Vladimir Putin giành chiến thắng với kết quả nhận được 63,6% phiếu bầu của cử tri Nga. Ông Vladimir Putin là Tiến sĩ Kinh tế, thông thạo tiếng Đức và tiếng Anh, Ông Putin là kiện tướng thể thao về võ Sambo và Judo, ưa thích môn trượt tuyết trên núi. Ông Putin kết hôn và có hai người con gái. Thú cưng của gia đình là chú chó labrador được đặt tên là Koni. Đây sẽ là nhiệm kỳ Tổng thống thứ ba của ông Putin trong vai trò Tổng thống. Lần này, nhiệm kỳ Tổng thống của ông Putin sẽ kéo dài 6 năm, thay vì 4 năm như trước kia. Với sự trở lại của "người đàn ông quyền lực nhất nước Nga", nhiều người đặt câu hỏi Vladimir Putin của năm 2012 có gì khác so với hồi 2000-2008? Câu hỏi này chỉ có câu trả lời xác đáng khi thế giới chứng kiến các quyết sách và hành động của ông Putin trong các động thái cụ thể. Tuy nhiên, vẫn có điểm mọi người thấy ngay đó là mối quan tâm đặc biệt của ông Putin đối với châu Á trong chính sách đối ngoại hiện nay của mình. Theo đó, trong nhiệm kỳ tới, Putin chắc chắn sẽ duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc, củng cố vị thế của Moscow tại Trung Á, thu xếp những gì còn lại ở chiến trường Afghanistan sau khi Mỹ rút quân, ngăn ngừa một cuộc chiến hoặc khủng hoảng xảy ra tại bán đảo Triều Tiên, và hòa nhập hơn nữa vào mạng lưới Đông Á đầy sôi động về kinh tế. Cùng lúc đó, ông Putin vẫn rất muốn củng cố vai trò của Nga tại châu Âu, đồng thời, ông không có vẻ gì là sẽ 'nhún nhường' Mỹ và NATO trong kế hoạch đặt hệ thống lá chắn tên lửa tại châu Âu. Loạt bài viết của ông Putin trước kỳ bầu cử có tiêu đề "Nước Nga và thế giới đang biến chuyển" đăng trên tờ Moscow News đã dội một gáo nước lạnh lên những người nào nghĩ rằng ông Putin sẽ có quan điểm mềm mỏng về một số vấn đề quốc tế then chốt trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ 3 tới đây. Hệ quả là, một số nhà phân tích tin rằng sau khi Putin trở lại một cách ngoạn mục, họ sẽ lại nhìn thấy một nhân vật vẫn cứng rắn và không thỏa hiệp như vậy trên chính trường quốc tế như hai nhiệm kỳ trước đó của ông - từ năm 2000-2008. |
Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011
>> Tình báo Nga hậu KGB
KGB vốn là một lực lượng tình báo lừng danh thế giới của Liên Xô trước đây với những điệp viên thượng hạng và những phi vụ động trời tưởng như đã lùi vào dĩ vãng. Thế nhưng, việc cách đây chưa lâu Mỹ bắt giữ và trục xuất 10 điệp viên của Nga dưới những tấm vỏ bọc đa dạng và khó phát hiện cho thấy, lực lượng tình báo Nga hậu KGB vẫn rất đặc biệt. Dưới thời Liên Xô cũ, KGB luôn là một lực lượng đáng nể đầy bí hiểm. KGB có quy mô hoạt động rất rộng với mạng lưới các điệp viên nằm vùng trong hầu hết các lĩnh vực có thể làm vỏ bọc. Các phi vụ do KGB thực hiện ở khắp nơi luôn rất ấn tượng và luôn gây những bất ngờ lớn trong làng tình báo thế giới. Thế nhưng, kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhiều người đã nghĩ rằng, sức mạnh của KGB đã không còn nữa. Trong chiến tranh Lạnh, KGB kiểm soát tất cả các hoạt động tình báo của nước này cả trong và ngoài nước. Ở nước ngoài, KGB đã có những thành công vượt trội so với các cơ quan tình báo và chính trị của Mỹ và các nước châu Âu. Cựu Tổng thống Vladimir Putin, vốn là một trung tá KGB trước đây, mong muốn củng cố FSB và đưa nó trở thành cơ quan an ninh quan trọng nhất nước Nga Giáo sư Andrei Soldatov, Tổng biên tập một trang web chính trị của Nga và tác giả cuốn “The New Nobility: The restoration of Russia‘s Security State and the enduring legacy of the KGB”. (Sự phục hồi của cơ quan an ninh Nga và di sản của KGB), cho rằng vào năm 1991, Boris Yeltsin – vị Tổng thống đầu tiên của nước Nga đã quyết định phá vỡ tổ chức KGB bằng cách chia KGB thành nhiều đơn vị an ninh nhỏ. Ông Yeltsin cũng quyết định thành lập hai cơ quan tình báo riêng biệt: SVR để kiểm soát hoạt động tình báo ở nước ngoài và FSB - cơ quan phản gián nội vụ có thẩm quyền cao nhất chuyên trách các vấn đề tình báo trong nước. Kế thừa sức mạnh Khi Liên Xô không còn, nghĩa là KGB cũng sẽ không tồn tại. Bởi thế, các quan chức hàng đầu KGB đã chuyển sang một số công việc khác, một số người thì ra nước ngoài, một số người lại viết sách và bán những hồi ức của mình. Trong khi đó, Cơ quan an ninh Liên bang Nga (FSB) mới được thành lập cũng không còn đủ hấp dẫn để thu hút những người muốn làm việc ở đây như trước. Theo giáo sư Andrei Soldatov, trước đây, nhân viên của KGB có nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp cũng như được hưởng các đặc quyền đặc lợi khác bởi tổ chức này thực sự có quyền lực rộng khắp. Tuy nhiên, sau năm 1991, tình hình hoàn toàn đổi khác bởi người dân cho rằng lĩnh vực kinh doanh trở nên hấp dẫn hơn và nó khiến FSB bắt đầu thiếu nhân viên. Hơn nữa, cơ quan này cũng bị mất đi một số ảnh hưởng trong chính trường Nga. Mặc dù mục đích của Boris Yeltsin trước đây là cố gắng kiểm soát KGB bằng cách chia nhỏ KGB và sau đó kích thích sự cạnh tranh giữa các tổ chức này nhưng cựu Tổng thống Vladimir Putin, vốn là một trung tá KGB trước đây, lại mong muốn củng cố FSB và đưa nó trở thành cơ quan an ninh quan trọng nhất nước Nga. Như vậy, tính cạnh tranh giữa các tổ chức an ninh nhỏ hoàn toàn bị xóa bỏ. Vào tháng 7/2010, Thủ tướng Nga Putin đã chào mừng sự hồi sinh của cơ quan tình báo Nga sau khi nó bị chống phá rất mạnh mẽ vào những năm 1990. Ngày nay, FSB đã thực sự trở nên vững mạnh với khả năng khôi phục hoạt động, phân tích cũng như chiến đấu không hổ danh là lực lượng kế cận KGB. Sau năm 1991, trong suy nghĩ của phương Tây, có thể họ cho rằng chiến tranh Lạnh đã kết thúc và lực lượng một thời đã làm họ mất ăn mất ngủ KGB cũng sẽ tự nhiên tan rã. Thế nhưng, phải chăng quan điểm ấy quá ngây thơ trước những cách thức hoạt động mới của tình báo Nga bởi ngay sau đó, lực lượng SVR và FSB được thành lập. Từ đây, từ “kẻ thù” trong phương châm hoạt động của KGB trước đây đã được chuyển thành một từ nghe có vẻ nhẹ nhàng nhưng lại cụ thể hơn, đó là các “mục tiêu”. Những mục tiêu mới Một điều thú vị mà Sergei - một cựu sĩ quan tình báo cao cấp của KGB và SVR, nhận thấy là với sự sụp đổ của Liên Xô, Mỹ có thể đã trở nên rất kiêu ngạo và có phần lơ đãng khi được họ tự nhiên không còn đối thủ. Sergei cho rằng đây chính lại là cơ hội tốt cho Nga bởi chỉ với giá của một bữa ăn ngon ở New York, nhiều điệp viên của họ đã có thể moi được thông tin từ cơ quan tình báo Mỹ. Ví dụ, khi Canada mua một hạm đội tàu ngầm của Mỹ, Sergei có thể thuyết phục được một quan chức cao cấp trong chính phủ Canada cung cấp tất cả các số liệu kỹ thuật mà các công ty Mỹ bàn giao cho Canada để bán tàu ngầm. Như vậy, chỉ sau một đêm, Nga có thể biết được công năng của tàu ngầm Mỹ. Điều này rất khó thực hiện được trong thời kỳ KGB tồn tại và chiến tranh Lạnh đang nóng. Tuy nhiên, khó khăn mà Sergei nêu ra về những thay đổi trong hoạt động tình báo Nga cũng là việc khó khăn nhất trong quy trình điều hành mạng lưới gián điệp. Đó là cách thức trả lương cho điệp viên. Sau khi nước Nga được thành lập, SVR đã đưa vào quy định cách thức trả lương điệp viên. Ví dụ, nếu họ có điệp viên ở Nga, họ chỉ hỏi điệp viên đó đang làm công việc gì, nếu câu trả lời là ‘tôi đang làm kinh doanh bao bì’ hoặc bất cứ ngành gì, tình báo Nga sẽ yêu cầu công ty của họ ở Mátxcơva, một bình phong cho SVR, sẽ thuê hoặc trả lương cho điệp viên với tư cách một cố vấn. Trên thực tế, khoản tiền thanh toán là cho các thông tin gián điệp nhưng dưới lớp vỏ bọc một hợp đồng hợp pháp. Cơ quan tình báo Nga hiện muốn thăm dò hai loại tin tức. Thứ nhất là tin tức tình báo về khoa học công nghệ quân sự. Thành công lớn trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh của KGB là việc họ lấy được kế hoạch chế tạo bom nguyên tử đầu tiên của Mỹ. Sau đó Nga đã chế tạo thành công mô hình bom nguyên tử đầu tiên giống hệt của Mỹ. Tình báo Nga đã hoàn thành khoảng gần 1.000 nhiệm vụ thu thập các tin tức tình báo khoa học và công nghệ, phần lớn nguồn thông tin này liên quan đến ngành công nghiệp quốc phòng. Loại tin tức tình báo thứ hai là những thông tin về kinh tế thương mại. Một ví dụ điển hình cho điều này là vụ hơn 10 điệp viên Nga mới bị Mỹ trục xuất về nước. Những người này đã vượt qua các khâu kiểm tra để trở thành người Mỹ thực thụ với những vỏ bọc thật bất ngờ để họ thuận tiện hoạt động tình báo. Tuy nhiên, không có chứng cứ nào cho thấy thông tin những người được gọi là điệp viên này thu thập có hữu ích hay không. Các phi vụ gây tranh cãi Trong giới tình báo Nga có hai vụ đầu độc nổi tiếng nhất. Vụ thứ nhất xảy ra từ hồi Chiến tranh Lạnh, một người đàn ông bị đâm bằng mũi kim có tẩm thuốc độc được gắn lên đầu một chiếc ô. Đó là một viên thuốc nhỏ có lớp sáp bọc ngoài. Khi nhiệt độ cơ thể làm tan lớp sáp, chất độc ricin được giải phóng và người điệp viên này sẽ chết. Vụ thứ hai chính là trường hợp của Litvinenko ở Luân Đôn. Điệp viên này bị đầu độc bằng chất plutonium. Tất nhiên theo tin đồn, kẻ chủ mưu vụ đầu độc là FSB nhưng sự thực thế nào, vẫn còn nằm trong vòng bí ẩn. Một vụ nữa gần đây cũng được đồn thổi và thêu dệt lên nhiều giả thuyết khi nữ nhà báo nổi tiếng Anna Politkovskaya bị cho là đã bị đầu độc trong ngôi nhà cô từng sống ở Mátxcơva. Chính nhà báo này đã có các cuộc điều tra và ghi chép lại được nhiều thông tin liên quan đến lực lượng quân đội Nga tại Chesnia và cũng chính nhà báo này đã vào Nhà hát Mátxcơva, nơi phiến quân đã bắt giữ hàng trăm con tin trong một vụ bắt giữ con tin ở Nga. FSB đã lấy lại gần như mọi quyền lực và sức mạnh trước đây, giống như KGB trong thời Liên Xô. Có người đã ví rằng FSB phần nào giống như chim phượng hoàng, một con phượng hoàng chưa bao giờ chết và đã hồi sinh trở lại. [Bee news] |
Nhãn:
Boris Yeltsin,
chiến tranh lạnh,
Cục Tình báo đối ngoại Nga,
FSB,
KGB,
liên xô,
Moscow,
Thủ tướng Nga Vladimir Putin,
Tổng thống Vladimir Putin
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)