Chuyến dự hội nghị thượng đỉnh G8 được kỳ vọng là cơ hội để Moscow nhấn mạnh ý định xây dựng quan hệ đối tác với phương Tây và Washington. Nhưng Putin đã từ chối. Vì sao? Quan hệ Mỹ - Nga Vào cuối tuần này tại Mỹ sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh tám nền kinh tế lớn G8. Đại diện cho nước Nga tại hội nghị lần này, trái với truyền thống, sẽ không phải là Tổng thống mà là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng D. Medvedev. Tổng thống Vladimir Putin từ chối chuyến đi Mỹ lần này đã tạo ra rất nhiều ý kiến tranh luận. Theo thông lệ, chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tổng thống thường được tiến hành với một ý nghĩa tượng trưng, chứng minh ưu tiên chính trị. Và chuyến đi đến hội nghị thượng đỉnh G8 của Vladimir Putin được kỳ vọng sẽ là cơ hội để Moscow nhấn mạnh ý định xây dựng quan hệ đối tác với phương Tây nói chung và Washington nói riêng. Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã quyết định thay đổi thời gian và địa điểm cuộc họp của các nhà lãnh đạo “câu lạc bộ ưu tú”, địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh G8 đã được chuyển từ Chicago đến Trại David. Người ta tin rằng, điều chỉnh như vậy không mang lại bất tiện cho phía Nga. Nếu không, đoàn đại biểu Nga do Putin dẫn đầu, như đề nghị ở Washington, sẽ phải rời khỏi Chicago trước khi hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra tại đây. Nhưng 10 ngày trước khi hội nghị thượng đỉnh diễn ra, Tổng thống Nga đã từ chối thăm Mỹ, với lý do thực tế là ông cần phải dành thời gian cần thiết để thành lập nội các mới. Trong khi, người đứng đầu của nội các được hình thành Dmitry Medvedev sẽ bay tới Trại David để dự họp. Bây giờ, các chuyên gia trên cả hai bờ Đại Tây Dương đang nhẩm tính giai đoạn phát triển tương lai của mối quan hệ giữa Nga và phương Tây. Đây là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo một quốc gia từ chối không tham gia Hội nghị thượng đỉnh G8. Mô hình sách đối ngoại mới của Moscow? Theo Tổng biên tập tạp chí “Nước Nga và các vấn đề toàn cầu” Fyodor Lukyanov, động cơ thực sự cho sự vắng mặt của Putintại trại David là, "ông Putin muốn chứng minh rằng, Mỹ và phương Tây không phải là duy nhất và ông không đi để duy trì quan hệ chỉ cho mục đích quan hệ. Có vẻ như ông Putin có ý định giới thiệu một mô hình chính sách đối ngoại mới của Moscow. Ở đó, tất cả các giao tiếp chính thức sẽ được trao cho Thủ tướng Medvedev, và sẽ tiết kiệm cho Tổng thống các nghi thức ngoại giao, mà từ lâu Putin vốn đã bị làm phiền. Ông Putin không cho rằng cần phải mất thời gian dành thời gian cho những điều như thế. Trong khi đó Medvedev sẽ là gương mặt chính đáng tin cậy của ông Putin với ám chỉ rằng, những gì sẽ được thảo luận với Thủ tướng Chính phủ sẽ được tự động chuyển giao cho Tổng thống. Putin sẽ chỉ tham gia những sự kiện quan trọng nhất, nơi mà sự vắng mặt của đứng đầu quốc gia được coi là sự thách thức công khai. Như vậy, tại hội nghị thượng đỉnh SCO vào đầu tháng 6/2012 tại Bắc Kinh, ông sẽ đến dự, bởi người Trung Quốc sẽ không hiểu được sự bố trí, nếu họ gắn cho ông mác “№ 2” thay vì “№ 1”. Hoặc là Tổng thống sẽ có mặt tại các cuộc họp, mà có thể mang lại kết quả thực sự cho nước Nga” – chuyên gia Lukyanov nhấn mạnh. Ông Lukyanov tin rằng, thêm một lý do để hủy bỏ một chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào lúc này - đó là chiến dịch bầu cử của Tổng thống Obama, vì ông không thể tiếp tục các cuộc thảo luận với lãnh đạo Nga về vấn đề quan trọng như quốc phòng. "Bất cứ ám chỉ đến khả năng đạt thỏa thuận với Nga có thể sẽ được Obama sử dụng để chống lại đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử sắp tới" - ông Lukyanov nói. Putin muốn làm cao? Phản ứng chính thức của Washington có thể được đánh giá thông qua các tuyên bố của Nhà Trắng được ban hành sau cuộc điện đàm giữa hai Tổng thống Nga và Mỹ, trong đó, Putin đã thông báo với Tổng thống Obama rằng sẽ không đến dự hội nghị thượng đỉnh của G8. Tổng thống Mỹ nói rằng, ông hiểu quyết định của Putin và cả hai nhà lãnh đạo đã đồng ý gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Mexico sẽ diễn ra từ 18-19/62012. Tuy nhiên, nhà khoa học chính trị người Đức, Giám đốc chương trình “Nga và SNG” thuộc Hội đồng Chính sách đối ngoại Liên bang Đức Alexander Rahr không tin rằng Putin sẽ có cuộc họp với các nhà lãnh đạo G20 tại Mexico. "Putin tham dự G20, do đó cho thấy rằng Nga coi thế giới đa cực thích hợp hơn so với đơn cực dẫn đầu bởi Hoa Kỳ, mà G8 chỉ mang tính biểu tượng hình thức", ông này nói. "Putin sẽ chỉ tham gia những sự kiện mà tại đó ông sẽ có thể thúc đẩy lợi ích của Nga một cách rõ rang, đặc biệt là hướng châu Á. Trong bối cảnh như vậy, tôi nghĩ rằng ông sẽ thắng thế tại hội nghị thượng đỉnh APEC tại Vladivostok. Và trở về hoàn toàn trắng tay từ Trại David” – chuyên gia Rahr nhấn mạnh. Trong đó, một số nhà phân tích Mỹ tin rằng ông Putin đã từ chối đi đến Trại David để đáp trả chính quyền Mỹ, rằng ông không hài lòng với cách người Mỹ đã ứng xử với tình hình đang diễn ra tại Moscow trong giai đoạn bầu cử tổng thống ở Nga. Mà gần đây nhất, ngày 9/5, Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ quan ngại về việc sử dụng bạo lực chống lại người biểu tình ở Moscow. Hiển nhiên, Nga cho rằng, những tuyên bố như vậy là can thiệp vào công việc nội bộ của nước Nga. “Trong bối cảnh khác, ông Putin có thể, và đã quyết định đi đến hội nghị thượng đỉnh G8. Tuy nhiên, sau khi phản ứng như vậy (của người Mỹ), ông cảm thấy dễ bị tổn thương và không muốn bị chỉ trích tại thời điểm chuyến thăm đầu tiên trên cương vị Tổng thống mới đắc cử” - ông David Satter, chuyên viên của Viện Hudson. “Tuy nhiên, việc vắng mặt như vậy ông Putin, có lẽ, vô tình cho thấy rằng ở Nga, tình hình không phải là hoàn toàn bình thường và không phải là rất ổn định. Vì vậy, quyết định không đi Mỹ lần này có thể dẫn đến một kết quả hoàn toàn trái ngược với những gì mà ông muốn đạt được. Cụ thể - chứng minh cho thế giới thấy rằng địa vị chính trị của ông ở Nga không hề suy yếu" – chuyên viên David Satter kết luận. |
Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012
>> Vì sao Putin không đi Mỹ ?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét