Báo cáo hàng năm về tổng thể sức mạnh quân sự Trung Quốc của Lầu Năm Góc tháng 5/2012 được cho là sơ sài và không phong phú bằng các bản báo cáo trước. >> "Siêu tàu sân bay" Ford của Mỹ là để dành cho Trung Quốc >> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (kỳ 1) Sức mạnh TQ ngày một gia tăng Đánh giá về sự phát triển quân sự của Trung Quốc, báo cáo lưu ý, trong năm 2011, Đài Loan vẫn là đối tượng quan trọng nhất của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA). Trung Quốc tiếp tục gia tăng các cơ hội để tiến hành hoạt động quân sự chống lại hòn đảo này trong trường hợp Đài Bắc tuyên bố độc lập. Đồng thời, Bắc Kinh còn tìm cách ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ trong cuộc xung đột. Cùng với kế hoạch này, Quân đội Trung Quốc cũng đang từng bước tăng cường khả năng hoạt động của quân đội ở những vùng xa xôi của thế giới, báo cáo cho biết. Việc xây dựng các lực lượng vũ trang Trung Quốc thực hiện theo yêu cầu của "Chiến tranh thông tin cục bộ" dựa trên Học thuyết gọi là "Đường lối quân sự chiến lược trong giai đoạn mới", lần đầu tiên được công bố vào năm 1993 và sửa đổi năm 2004. Ngân sách quân sự chính thức của Trung Quốc trong giai đoạn năm 2001 - 2011 tăng trưởng với tốc độ trung bình 11,8%/năm. Theo ước tính của Lầu Năm Góc, trong năm 2012, ngân sách quân sự Trung Quốc sẽ lên tới 106,2 tỷ USD, chi tiêu quân sự của Trung Quốc vượt quá công bố tới 30 - 100%. Ví dụ, nếu ngân sách được Trung Quốc công bố cho năm 2011 lên tới 91,5 tỷ USD, thì theo Mỹ, ước tính con số này đạt tới khoảng 120 -180 tỷ USD. Báo cáo về Không quân PLA (PLAAF) chỉ ra, trước đây lưc lượng này chủ yếu tập trung cho việc bảo vệ lãnh thổ thì giờ đây dần chuyển đổi, và đã đạt được khả năng hoạt động tấn công và phòng thủ ở nước ngoài. Cụ thể, Trung Quốc đang nỗ lực tăng cường khả năng của máy bay vận tải quân sự để bảo vệ lợi ích quốc gia ở nước ngoài (4 chiếc máy bay vận tải IL-76 của PLAAF đã tham gia sơ tán công dân Trung Quốc từ Libya trong cuộc chiến tranh năm 2011). Cần lưu ý, trong năm 2011, Trung Quốc đã bắt đầu triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung mới (không nêu tên). Trong số những ưu tiên khác của PLAAF được báo cáo ghi nhận, Trung Quốc đang đầu tư mạnh cho các hệ thống phòng thủ tên lửa, cũng như hệ thống cảnh báo sớm. Báo cáo cũng đề cập đến việc trong năm 2011, PLA đã bắt đầu thực hiện một cuộc cải cách không quân quy mô lớn, đi kèm với việc giải thể các sư đoàn, trung đoàn không quân. Tuy nhiên các kết quả thông tin này được báo cáo có vẻ như chưa được cập nhật về số lượng phân chia của các lực lượng vũ trang Trung Quốc. Ví dụ, một bản đồ đánh giá về sự dịch chuyển "sức mạnh cốt lõi" của PLAAF cho thấy sự hiện diện của căn cứ Không quân ở Lan Châu, gồm 2 sư đoàn máy bay chiến đấu và một sư đoàn máy bay ném bom. Tấm bản đồ được biết đến khi đó ít nhất là một sư đoàn máy bay chiến đấu (số 37) đã không còn tồn tại vào cuối năm 2011. Thay đổi tương tự, có thể được đánh giá đã xảy ra với một số các sư đoàn khác ở những khu vực khác, ví dụ như Sư đoàn không quân tiêm kích số 30 ở Thẩm Dương đã được loại bỏ, trung đoàn được triển khai theo các đội, trực thuộc căn cứ không quân Đại Liên. Thay đổi tương tự, cũng được thực hiện đối với sư đoàn không quân tiêm kích 29 ở Nam Kinh. Về không quân, PLAAF có tổng cộng 2.120 máy bay, gồm 1.570 máy bay chiến đấu và 550 máy bay ném bom. Ngoài ra, vẫn còn có khoảng 1.450 máy bay chiến đấu lỗi thời các loại được sử dụng cho đào tạo, thử nghiệm,... Số máy bay vận tải quân sự có khoảng 300 chiếc các loại. Tàu ngầm Type 094 được quan tâm nhất của Trung Quốc đã không được báo cáo nói chi tiết. Theo báo cáo, hai loại tàu ngầm mới của Hải quân Trung Quốc (PLAN) là tàu ngầm tấn công hạt nhân (SSBN) lớp Thương (Shang, Type-093) đã đạt khả năng hoạt động ban đầu và trong vài năm tới, PLAN có thể được xây dựng thêm lên tới 5 tàu ngầm lớp này. Các tác giả của bản báo cáo trên cũng cho rằng, ICBM JL-2 có tầm bắn trên 7.400 km trang bị trên SSBN Type 093 sẽ đạt được khả năng chiến đấu ban đầu trong 2 năm tới. Tàu sân bay cũ Varyag sẽ được PLAN sử dụng chủ yếu là đào tạo và làm nền tảng thử nghiệm, đồng thời sau khi tàu sân bay này chính thức hoạt động, nó có thể được sử dụng trong phạm vi hạn chế và thực hiện các hoạt động phức tạp. Theo bản báo cáo, tàu sân bay Varyag sẽ đạt được khả năng sẵn sàng chiến đấu thực sự sau năm 2015. Để chuẩn bị cho một cuộc chiến có thể chống lại Đài Loan, Trung Quốc quan tâm đặc biệt đến việc phát triển ngư lôi và thủy lôi. Báo cáo của Mỹ cho rằng, Hải quân Trung Quốc đã đặt mua hơn 5 vạn quả thủy lôi, trong 10 năm qua, Hải quân Trung Quốc đang phát triển những thiết kế thủy lôi tiên tiến của họ. Đối với các lực lượng hạt nhân chiến lược, Trung Quốc sẽ tiếp tục tuân thủ khái niệm răn đe hạn chế và gạt bỏ cách tìm kiếm tương đương với Mỹ, sản xuất ICBM trên bệ phóng cơ động nhiên liệu rắn DF-31A, và các biến thể mới của ICBM nhiên liệu lỏng DF-5A đã được cải thiện. Số tất cả các loại ICBM của Trung Quốc được ước tính là 50-75 tên lửa, MRBM có tầm bắn từ 3.000-5.500 km là khoảng 5-20 tên lửa, MRBM tầm bắn từ 1.000-3.000 km là khoảng 75-100, tên lửa tầm ngắn (1.000 km) khoảng 1.000-1.200 quả. Ngoài ra còn có khoảng 40-55 tổ hợp tên lửa đối đất với khoảng 200-500 tên lửa có tầm bắn hơn 1.500 km. Cũng theo báo cáo, Lục quân Trung Quốc có khoảng 1,25 triệu quân, gồm 18 quân đoàn, 18 sư đoàn bộ binh, 22 lữ đoàn, 8 sư đoàn và 6 lữ đoàn cơ giới, 9 sư đoàn và 9 lữ đoàn thiết giáp, 2 sư đoàn và 17 lữ đoàn pháo binh, 3 sư đoàn phòng không (của Không quân), 2 lữ đoàn lính thủy đánh bộ hải quân (thuộc Hải quân). Tổng số các phương tiện chiến đấu đang phục vụ bao gồm 7.000 xe tăng và 8.000 hệ thống pháo. Các hạm đội với tổng số lượng 26 tàu khu trục, 53 tàu hộ tống, 48 tàu ngầm phi hạt nhân, năm tàu ngầm hạt nhân, 86 tàu tên lửa, 28 tàu chở xe cơ giới và tàu đổ bộ hạng nặng và 23 tàu đổ bộ hạng trung. Báo cáo nhấn mạnh việc tiếp tục cải cách cơ cấu trong quân đội Trung Quốc, cũng thu hút sự chú ý đến sự gia tăng các đơn vị giám sát trong năm 2011, số lượng đơn vị hoạt động đặc biệt cũng tăng lên đáng kể. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu ngầm 094. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu ngầm 094. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012
>> Báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc của Lầu Năm Góc
Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012
>> Tàu ngầm 094 - "công trình thể diện" của Trung Quốc ?
Trung Quốc có thể chủ yếu vẫn dựa vào khả năng đáp trả hạt nhân bằng tên lửa triển khai trên đất liền, chứ không phải tàu ngầm hạt nhân. >> Trận địa tàu ngầm của Trung Quốc ở Tam Á >> Thực hư về sức mạnh tàu ngầm Trung Quốc Tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược 094 của Hải quân Trung Quốc. Ngày 4/6, tờ “Thời báo Eo biển” Singapore có bài viết nhan đề “Vấn đề gai góc chi phối chiến lược tàu ngầm của Trung Quốc”. Theo bài viết, vào thập niên 1980, Quân đội Trung Quốc (PLA) đã hạ thủy tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Hạ. Nhưng, tàu ngầm lớp Hạ có tốc độ chậm chạp, tiếng ồn lớn, tính năng không ổn định, rất dễ bị tấn công. Để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc xúc tiến đưa ra tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Tấn kiểu mới và tên lửa đạn đạo JL-2. Hiện có 2 tàu ngầm lớp Tấn đã bàn giao sử dụng, ít nhất còn có 2 tàu đang chế tạo. Nhưng, muốn chuyển hóa những tài sản này thành khả năng tấn công lần hai, Bắc Kinh ít nhất còn phải đối mặt với 2 vấn đề quan trọng. Một là vấn đề công nghệ, hai là vấn đề chính trị nghiêm túc hơn. Trên phương diện công nghệ gồm có khả năng thông tin. Một bản báo cáo 2 năm trước của Lầu Năm Góc cho biết, tàu ngầm trên biển của PLA có khả năng thông tin hạn chế, đồng thời cũng không có kinh nghiệm quản lý hạm đội tàu ngầm hạt nhân thực hiện nhiệm vụ tuần tra chiến lược. Tóm lại, khi hoạt động dưới biển, tàu ngầm Trung Quốc không thể tiến hành liên hệ thông tin với Bộ tổng tư lệnh. Nó phải nổi lên mặt nước hoặc phóng phao thông tin, hai cách làm này sẽ khiến cho nó dễ bị phát hiện và tấn công. Một nguồn tin đáng tin cậy trong lĩnh vực này cho rằng, giải quyết vấn đề này không dễ dàng, nhưng cuối cùng sẽ được khắc phục. Tuy nhiên, trước đó, PLA thậm chí không thể huấn luyện hiệu quả tàu ngầm hạt nhân tiến hành tuần tra chiến lược. Mặt khác, còn tồn tại vấn đề kiểm soát mệnh lệnh, tức là sự ràng buộc chính trị. Hệ thống trên mặt đất là bộ phận chính của kho vũ khí hạt nhân Trung Quốc, đầu đạn và tên lửa được giữ tách rời. Chúng được kiểm soát bởi hệ thống tập trung rất cao, từ Quân ủy Trung ương đến Bộ Chính trị, rồi đến Bộ Tổng tham mưu và Tổng bộ Pháo binh 2, cuối cùng mới là lực lượng chiến đấu có trách nhiệm phóng. Trong khi đó, tàu ngầm hạt nhân tuần tra cần đồng thời trang bị đầu đạn và tên lửa. Quyền quyết sách quan trọng để cho chỉ huy Hải quân nắm lấy là điều mà Bắc Kinh chưa cho phép. Hans Kristensen, Giám đốc chương trình thông tin hạt nhân, Hiệp hội Nhà khoa học Mỹ cho rằng: “Nếu triển khai khả năng tấn công lần hai trên biển, Bắc Kinh phải có sự điều chỉnh quan trọng đối với chính sách và thực tiễn hạt nhân”. Ông nói: “Quân ủy Trung ương phải giải quyết các vấn đề phức tạp như làm thế nào duy trì kiểm soát mệnh lệnh đối với tàu ngầm hạt nhân trên biển. Nếu ở trong thời điểm khủng hoảng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc dành đầu đạn hạt nhân cho Hải quân, nhưng triển khai vũ khí hạt nhân sẽ gây ra rất nhiều vấn đề gai góc, nếu xảy ra tình hình tàu ngầm mất tích hoặc không thể liên lạc được thì phải ứng phó với khủng hoảng thế nào, Bắc Kinh phải chăng sẽ cho rằng tàu ngầm đã bị chìm và coi đây là tín hiệu Trung Quốc bị tấn công, theo đó sử dụng vũ khí hạt nhân?”. Tên lửa phóng từ tàu ngầm mang tên JL-2. Ngoài ra, tầm bắn dự kiến của tên lửa JL-2 là 7.400 km, tức là nó không thể bắn được tới lãnh thổ Mỹ khi triển khai ở duyên hải Trung Quốc. Tàu ngầm hạt nhân phải vượt qua thành công một vài điểm ngăn chặn, hoạt động ở khu vực Thái Bình Dương thoải mái hoàn toàn không dễ dàng. Xét tới những tính toán trên, các nguồn tin cho biết, tàu ngầm hạt nhân mới có thể nhiều nhất là Trung Quốc đưa ra sự mơ hồ chiến lược với mức độ nào đó. Hans Kristensen cho rằng, chúng là “công trình thể diện”, “Trung Quốc có thể tập trung khả năng đáp trả hạt nhân vào tên lửa mặt đất (cơ động), chúng có thể được che giấu ở trên đất liền rộng lớn của Trung Quốc”. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)